Skkn Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ngữ văn ở trường thpt

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY- HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT 

1.  Cơ sở lí luận

1.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được xem là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong quá trình giáo dục nói chung, quá trình dạy học nói riêng ở nhà trường phổ thông, góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường phổ thông.

Trong cuốn Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phỏ thông, NXB Giáo dục Việt Nam (Nhóm tác giả), tác giả Lê Huy Hoàng nêu ý kiến: hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động xã hội thực tiễn giúp học sinh tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện phẩm chất năng lực; nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị, nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển bản thân; bổ trợ và cùng các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục. Hoạt động này nhấn mạnh sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo của người học và được tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo.

Theo Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thì “hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kĩ năng và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kĩ năng khác nhau”.

Như vậy, dù có nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhưng có thể thấy, các tác giả đều nhấn mạnh: cần coi trải nghiệm sáng tạo là một dạng hoạt động giáo dục được tổ chức theo phương thức trải nghiệm và sáng tạo, góp phần phát triển toàn diện năng lực tư duy và nhân cách học sinh.

Trong cuốn Giáo trình Thực hành dạy học Ngữ văn ở trường THPT, NXB ĐHSP, 2018, nhóm tác giả đã lập một bảng so sánh như sau:

Đặc trưng

Môn học

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Mục đích chính

Hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực nhận thức và hành động của học sinh

Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại

Nội dung

- Kiến thức khoa học, nội dung gắn với các lĩnh vực chuyên môn

- Được thiết kế thành các phần, chương, bài, có mối liên hệ chặt chẽ hoặc các mô- đun tương đối hoàn chỉnh

- Kiến thức thực tiênx gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế.

- Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm.

Hình thức tổ chức

-Đa dạng, có quy trình chặt chẽ, hạn chế về không gian, thời gian, quy mô và đối tượng tham gia…

- Học sinh ít cơ hội trải nghiệm cá nhân

- Người chỉ đạo, tổ chức hoạt động học tập chủ yếu là giáo viên

- Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, quy mô, đối tượng và số lượng…

- Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm cá nhân

- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp…)

Tuơng tác, phương pháp

- Chủ yếu là thầy trò

- Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, trò hoạt động là chính

- Đa chiều

- Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm

Kiểm tra, đánh giá

- Nhấn mạnh đến năng lực tư duy

- Theo chuẩn chung

- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng điểm số

- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm

- Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt

- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét

1.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT

Xuất phát từ những mục tiêu chung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn có các mục tiêu được cụ thể hóa sao cho phù hợp với đặc thù và tăng cường tính khả dụng của môn học. Cụ thể:

- Giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống; tiếp tục phát triển các năng lực quan trọng và đặc thù của môn Ngữ văn như: năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thưucs và cmar thụ văn chương, năng lực sáng tạo... từ đó tham gia vào giao tiếp văn học và giao tiếp đời sống một cách có hiệu quả hơn.

- Giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình; định hướng mỗi cá nhân trở thành một chủ thể tiếp nhận và sản sinh lời nói một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, luôn có ý thức trải nghiệm hành động và trải nghiệm xúc cảm để hình thành nên động cơ, niềm tin, giá trị sống;

- Giúp học sinh nâng cao hiểu biết, khả năng cảm thụ cũng như đánh giá cái hay, cái đẹp của văn chương và nghệ thuật ngôn từ; có khả năng trải nghiệm thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học, biết kết nói những trải nghiệm ấy với trải nghiệm đời sống để thẩm thấu sâu sắc hơn giá trị tác phẩm và làm phong phú hơn vốn sống cá nhân, hiểu biết xã hội của bản thân. (Giáo trình Thực hành dạy học Ngữ văn, Phạm Thu Hương (chủ biên), nxb ĐHSP, 2018

2. Cơ sở thực tiễn

2.1. Nhu cầu từ phía người học

- Nhu cầu học tập của học sinh THPT:

Hoạt động học tập: là hoạt động đặc trưng cơ bản của con người, được điều khiển bởi mục đích tự giác là chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kĩ năng, kỹ xảo mới tương ứng và các phương thức khái quát của hoạt động học tập bằng phương pháp nhà trường.

Chủ thể hoạt động học tập là nguời học với sự giác ngộ về động cơ, mục đích của việc học đối với bản thân trở thành động lực thúc đẩy tiến hành hoạt động học tập. Chỉ khi nào nguời học say mê, tích cực học tập nhằm chiếm lĩnh đối tượng thì mới thực sự là chủ thể đích thực của hoạt động học.

- Đặc điểm về cường độ của nhu cầu học tập:

Cường độ nhu cầu học tập là độ mạnh, độ gay gắt của những đòi hỏi về thông tin, về sự hiểu biết của con người, học sinh sẽ xuất hiện tình cảm ham muốn (tình cảm trí tuệ). Tình cảm này do những trải nghiệm trước đây kết hợp với biểu tượng về sự thỏa mãn nhu cầu này gây ra. Sự ước ao, mong mỏi được tiếp nhận thông tin; từ đó học sinh xác định được đối tượng và phương thức thoả mãn nhu cầu học tập; có ý định tức là đã sẵn sàng tham gia một hành động học tập nhất định. Đến lúc này, nhu cầu học tập trở thành động cơ học tập đích thực. Biểu hiện cụ thể của động cơ này là học sinh say sưa, hứng thú tìm tòi, tiếp nhận, lĩnh hội, khám phá tri thức mới vì sức hấp dẫn của bản thân tri thức, của phương pháp và quá trình giành lấy tri thức ấy.

- Nhu cầu được học tập thông qua trải nghiệm sáng tạo:

Hơn một trăm năm trước, Hermann Ebbinghaus đã thiết lập con đường học tập, mô tả mối quan hệ giữa trí nhớ và thời gian. Tóm lại, nó cho thấy trong một bài giảng, nếu tỷ lệ tiếp thu của bạn là 100% vào ngày thứ nhất, 50-80% sẽ mất đi kể từ ngày thứ hai và giảm đến một tỷ lệ duy trì chỉ 2-3% vào ngày cuối cùng của tháng. Lý thuyết này thậm chí còn có liên quan nhiều hơn trong thế giới ngày nay, khi mà sự chú ý đã giảm xuống và đôi khi việc học tập bị giảm xuống còn 140 ký tự! Học tập thông qua trải nghiệm có thể giúp khắc phục tình trạng này bởi có  rất nhiều lý do tại sao học tập thông qua trải nghiệm là tương lai của việc học, chẳng hạn như:

Thúc đẩy việc học:  Học đi học lại hoặc học tập thông qua việc lặp lại thói quen từ lâu đã được thay thế bằng ‘học thông qua thực hành’. Phương pháp học thực nghiệm sử dụng tư duy phê phán, giải quyết vấn đề và ra quyết định để cung cấp một mô-đun rèn luyện. Điều này đã trở thành một phương pháp nhằm thúc đẩy việc học.

+ Cung cấp một môi trường học tập an toàn: Mô phỏng các tình huống thực tế đời sống tạo ra một số thách thức mà người tham gia cuối cùng sẽ phải đối mặt sau khi hoàn thành khóa học. Những sai lầm là chuyện tất yếu trong quá trình học. Việc mô phỏng giống như đưa trẻ em đến một sân chơi, cho chúng vui chơi, thử những điều mới và học hỏi, trong một môi trường được kiểm soát an toàn.

+ Khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành: Bằng cách vượt qua lý thuyết đến lĩnh vực “học thông qua thực hành”, người học lần đầu tiên trải nghiệm thực hành những gì đã được dạy, điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ các khái niệm và ý tưởng.

+ Tạo ra những thay đổi tư duy rõ rệt: Có rất ít phương pháp học tập có thể tác động đáng kể đến tư duy của người tham gia. Học tập trải nghiệm là một trong số đó. Chuyên gia quản lí Henry Mintzberg đã chỉ ra từ lâu rằng: “Tài lãnh đạo, giống như việc bơi, không thể học được bằng cách đọc về nó”.

+ Tăng mức độ tương tác: Sự tập trung cao độ vào việc cộng tác và học tập lẫn nhau sẽ mang lại lợi ích cho người tham gia vì nó làm tăng mức độ tương tác. Mặt khác, vì người tham gia ngay lập tức bắt tay vào hoạt động giải quyết vấn đề hoặc sự kiện, mức độ nắm bắt vấn đề sẽ cao hơn.

+ Mang lại lợi ích vượt trội: Học tập thông qua trải nghiệm có tính cá nhân và hiệu quả trong tự nhiên, ảnh hưởng đến cả cảm giác và cảm xúc cũng như nâng cao kiến ​​thức và kỹ năng. Nó vượt ra ngoài việc học trên lớp và đảm bảo rằng có mức độ lưu trữ cao, qua đó cung cấp lợi ích vượt trội hơn một chương trình học truyền thống.

+ Cung cấp kết quả đánh giá chính xác: Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo về lợi ích cho người học và tổ chức là yếu tố quan trọng của bất kỳ chương trình học tập nào. Hầu hết các đánh giá là dữ liệu có định hướng và các công cụ truyền thống sử dụng bài kiểm tra để đo lường hiệu quả. Khi nói đến các chương trình học tập thông qua trải nghiệm, rất khó thu thập dữ liệu có thể đánh giá được. Khi kết hợp với mô phỏng và trò chơi, các sản phẩm đào tạo trải nghiệm trở thành một siêu dữ liệu, có thể được sử dụng để cung cấp kết quả đánh giá một cách chính xác qua học tập nhận thức, kỹ năng ảnh hưởng và kết quả khách quan. Các công cụ phân tích trong các mô phỏng này ghi lại, phân tích và cung cấp báo cáo chi tiết về tương tác của người tham gia trong suốt quá trình mô phỏng.

+ Cho phép cá nhân hóa việc học: Để việc học được cá nhân hóa, mọi chương trình đều phải trải qua một tiến trình gồm các giai đoạn sau: Đánh giá, dạy học và các chiến thuật dạy học, lựa chọn chương trình giảng dạy. Phương pháp học thực nghiệm có hiệu quả cao trong việc đáp ứng các yêu cầu này để cá nhân hóa việc học. Đó là một sự khởi đầu triệt để từ các phương pháp học tập truyền thống và học hỏi ngoài lớp học. Những người tham gia có lộ trình học tập riêng. Bằng cách kết hợp công nghệ và mô phỏng với việc học tập thực nghiệm, các tổ chức đang khiến khái niệm này có sẵn mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều thiết bị. Điều này đã dẫn đến các khái niệm về lớp học lấy học sinh làm trung tâm, nơi mà việc học tập hướng đến học sinh chứ không phải ai khác.

2.2. Tiềm năng thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT Khoái Châu

- Nhiều năm qua BGH luôn quan tâm, đẩy mạnh, nâng cao việc dạy và học của nhà trường, nhằm phát huy năng lực và phẩm chất của người học trong đó có hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở các khối học

- Hội PHHS luôn quan tâm, ủng hộ các hoạt động của nhà trường đặc biệt là hoạt động trải nghiệm sáng tạo hàng năm của con em.

- GV Ngữ văn trong nhà trường luôn nhiệt tình, tâm huyết và nỗ lực áp dụng các PPDH mới và đặc biệt chú trọng đến hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các bộ môn nhằm đưa kiến thức của môn học gắn liền với thực tiễn đời sống hơn.

 II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG THPT  

1. Thực trạng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT 

- Nhiều năm gần đây hoạt động trải nghiệm sáng tạo luôn được BGH nhà trường quan tâm, chú trọng

- PHHS và HS luôn hào hứng tham gia hoạt động trải nghiệm do nhà trường tổ chức

- Tuy nhiên năm vừa qua do dịch Cô-vid nên hoạt động này bị hoãn lại

2. Thực trạng dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT 

- Đại đa số GV đề tích cực đổi mới PPDH nhầm phát triểm năng lực và phẩm chất của người học.

- Tuy nhiên hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong bộ môn Ngữ văn còn nhiều hạn chế do thời lượng môn học cần nhiều thời gian, kiến thức quá lớn.

III: THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU 

1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2. SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC

3. “TÁC PHẨM VĂN HỌC TÔI YÊU”

4. CHUYỂN THỂ “TÁC PHẨM VĂN HỌC TÔI YÊU”

5. VĂN HỌC VÀ CUỘC SỐNG

6. TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA “VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT”

Tuy nhiên để thu được kết quả tốt trong quá trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh thì bản thân giáo viên phải có lượng kiến thức thực tế phong phú. Nhà trường và các tổ chuyên môn cần có nhiều chuyến đi trải nghiệm thực tế để thu lượm được nhiều kiến thức.

Giáo viên tổ Văn trường THPT năm đã tổ chức chuyến đi trải nghiệm thực tế ở Thung Nham (Ninh Bình). Chuyến đi đã đem đến nhiều trải nghiệm thú vị. Giáo viên có thêm nhiều kiến thức bổ ích về nhiều cảnh đẹp của quê hương đất nước, những kì quan do thiên nhiên ban tặng cho con người. Đồng thời cũng thấy rõ mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong sứ mệnh phải bảo tồn và phát triển các cảnh quan, sản vật quý hiếm, cũng như việc giữ gìn về sinh môi trường, cảnh quan du lịch. Chuyến đi sẽ giúp ích cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, tích hợp tình yêu quê hương đất nước và vấn đề môi trường.

Previous Post Next Post