1.
Lý do chọn đề tài
Tại Điều 28 của luật giáo dục
đã quy định: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng
làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Với
phương hướng đổi mới phương pháp trên, trong dạy học nói chung và dạy địa lý
nói riêng, giáo viên không chỉ chú ý đến việc truyền thụ kiến thức mà phải rèn
luyện được kĩ năng và các năng lực hoạt động cho học sinh, đặc biệt kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn.
Địa lí là bộ môn khoa học thực nghiệm, có
nhiều nội dung kiến thức gắn liền với thực tiễn đời sống. Vì vậy trong dạy học
việc rèn luyện và nâng cao cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết
một số vấn đề thực tiễn là rất thiết thực và cần phải đặc biệt quan tâm. Việc học bộ môn
Địa lí 10
của học sinh vẫn còn nặng về lí thuyết, khả năng vận dụng vào thực tế của các
em còn rất hạn chế. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Địa lí,
riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng một trong những biện pháp đó là vận dụng
kiến thức địa lí địa phương để dạy học.
Do đó thay vì chỉ nói những
nội dung cơ bản trong chương trình và sách giáo khoa thì giáo viên liên hệ trực
tiếp ngay ở địa phương học sinh giúp các em vừa nhanh hiểu bài vừa có thể vận
dụng kiến thức bài học vào thực tế quanh mình.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Vận dụng kiến thức địa lí địa
phương trong dạy học Địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh” để
nghiên cứu.
2. Mục đích
và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.
Mục đích
- Nghiên cứu đề xuất, tìm ra những phương pháp vận dụng kiến thức địa lí địa phương vào dạy học địa lí lớp 10 nhằm tạo hứng thú học tập môn Địa lí.
- Góp phần giáo dục tình
yêu quê hương, đất nước cho học sinh.
2.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, chọn lọc, hệ thống hoá cơ sở lý luận của vấn đề vận dụng
kiến thức thực tiễn dạy học địa lý.
- Điều tra, phân tích hiện trạng
giảng dạy của giáo viên địa lý ở trường THPT.
- Nghiên cứu xây dựng các phương
pháp vận dụng thực tiễn địa phương.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm
chứng những kết quả đã nghiên cứu.