1. Lý do chọn đề tài
"Một trong những hình thức gây tổn thương phổ biến và rõ ràng nhất
là không lắng nghe khi người khác đang cố nói điều gì đó với bạn."
(Karen Casey)
Nói đến môn Ngữ văn không thể không nhắc đến việc dạy và học cách sử dụng
bốn kĩ năng cho học sinh: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Nếu như Nghe và Đọc là hai kỹ
năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì Nói và Viết là hai
kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn
luyện và phát triển trong nhà trường. Luyện nói trong nhà trường là giúp học
sinh có thói quen nói trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được
thực hiện một cách hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những vấn
đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, đảm bảo những yêu cầu cơ bản về
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (lời, mạch lạc, liên kết, các nghi thức lời nói,
quy tắc hội thoại, cử chỉ, nét mặt, âm lượng, sức hấp dẫn,...). Luyện nói
tốt sẽ giúp học sinh có được một công cụ
giao tiếp hiệu quả trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Mỗi tiết “Nói và nghe” trong chương trình
Ngữ Văn THCS phản ánh khá rõ ràng về nhận thức, tư tưởng, tình cảm của học sinh
qua những vấn đề về văn chương và đời sống, góp phần trong quá trình đào tạo
nên những thế hệ học sinh khi ra trường không chỉ biết suy nghĩ, sáng tạo ý tưởng
mà còn phải biết nói ra mạch lạc những điều mình nghĩ, biết truyền đạt chính
xác thông tin, biết thuyết phục hiệu quả … để năng động nắm bắt mọi cơ hội
thành công cho bản thân.
Trong quá trình dạy học tại nhà trường,
tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất “ngại” học tiết “Nói và nghe”. Chương
trình sách giáo khoa Ngữ văn 6 mới đã tăng thời lượng số tiết “Nói và nghe” hơn
nhiều so với chương trình cũ. Đây là điều thuận lợi nhưng cũng đòi hỏi cần phải
có những kĩ năng, cách dạy, cách hướng dẫn cho học sinh thật tỉ mỉ và dễ hiểu,
dễ thực hiện. Khi được tập huấn, tiếp cận nội dung chương trình GDPT 2018, tôi
đã bắt tay vào nghiên cứu, đưa ra những giải pháp để giúp các em rèn luyện kĩ
năng nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 6
2. Mục đích nghiên cứu.
- Nâng cao chất lượng dạy và học cho môn Ngữ văn của học sinh
trong giai đoạn dạy học trực tuyến và trực tiếp tại THCS và
chương trình thay SGK mới từ năm 2021.
- Tiến tới nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên
và học sinh qua chuyển đổi số. Ứng dụng thực tiễn trong đời sống hàng ngày một
cách có hiệu quả ,
- Đưa ra những giải pháp
khắc phục, phát huy tính tích cực của bộ môn Ngữ văn trong chất lượng giáo dục
chung
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu thực
trạng việc công tác giảng dạy của nhà trường,từ đó tìm hiểu các phương pháp dạy học ứng dụng CNTT
và tích hợp liên môn.
...