I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của Giáo dục - Đào tạo là cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu đổi mới nền kinh tế xã hội rất cần những con người có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm thích ứng được với đời sống xã hội đang từng ngày từng giờ thay đổi trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Trong
xu thế hội nhập có tính toàn cầu của đất nước, các chính sách và chủ trương của
Đảng và nhà nước đều hướng tới xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa trong
một xã hội hiện đại và văn minh cần phải có văn hoá, luôn giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc mà thế hệ ông cha ta đã dày công vun đắp.
Để
xây dựng con người mới đòi hỏi toàn xã hội phải quan tâm do đó đã đặt mục
tiêu cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về lâu dài, giúp cho học sinh
phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng môi trường
văn hóa lành mạnh.
Nhằm
đáp ứng mục tiêu trên ngành giáo dục đã và đang xây dựng văn hoá học đường ngay
từ lứa tuổi mầm non, tiểu học vì đây là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình
giáo dục của một đời người, góp phần xây dựng nền tảng ban đầu của nhân cách
con người, xây dựng 1 nền văn hóa học đường bền vững.
Trong việc xây dựng văn hoá học đường ở trường học có nội
dung giáo dục văn hoá vệ sinh là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn
diện. Nó hình thành cho học sinh tính cẩn thận, có những hành vi văn minh đối
với người xung quanh và có ý thức giữ vệ sinh thân thể, giữ gìn môi
trường xung quanh.
Giáo dục ý thức giữ gìn vệ
sinh cho học sinh là 1 trong những nội dung liên quan trực tiếp tới công tác Đội
ở trường học. Qua thực tế hoạt động công tác Đội trong những năm qua, tôi muốn được
chia sẻ với các bạn đồng nghiệp những kinh nghiệm của mình trong việc "Một
số giải pháp nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cho học sinh Trường Tiểu học xã Đồng
Bục".
II.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Góp phần làm cho hoạt động giờ giờ lên
lớp được tổ chức thực sự có hiệu quả trong trường học.
Nâng
cao ý thức, quan tâm và góp phần cải thiện vệ sinh cá nhân, sức khỏe và vệ sinh
môi trường xung quanh.
Rèn cho học sinh thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, biết giữ vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường, lớp học, gia
đình, nơi ở với những công việc vừa sức.
Làm thế nào để hoạt động “vệ sinh” trở thành hoạt động giúp học sinh rèn
kỹ năng sống, kỹ năng hợp tác, tham gia các hoạt động tập thể.
Rút
ra bài học kinh nghiệm về công tác tổ chức, tham mưu với các cấp về công tác vệ
sinh.
Đề
ra một số hình thức, biện pháp thực hiện về cách tổ chức, nâng cao chất lượng
vệ sinh trong trường học.