Giáo án môn Hoá học lớp 10 chân trời sáng tạo cả năm

Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án, kế hoạch bài dạy môn Hoá học lớp 10 chân trời sáng tạo cả năm.

Giáo án được biên soạn kĩ lưỡng, hình ảnh minh hoạ đầy đủ, bản word đẹp. Đây sẽ là tài liệu bổ ích để quý thầy cô tham khảo, biên soạn giáo án phục vụ giảng dạy chương trình thpt 2018.



BÀI DẠY: NHẬP MÔN HOÁ HỌC

Thời lượng: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực hoá học:

1.1. Nhận thức hoá học

– Nêu được đối tượng nghiên cứu của hoá học.
– Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học.

– Nêu được vai trò của hoá học đối với đời sống, sản xuất,...

1.2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học

Thông qua hoạt động khai thác vốn kiến thức, kỹ năng đã học ở môn KHTN cấp THCS, vốn kiến thức thực tế để tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của hoá học, vai trò của hoá học trong thực tiễn.

1.3. Vận dụng kiến thức kỹ năng đã học

- Vận dụng được phương pháp học tập từ môn KHTN cấp THCS để tìm hiểu về phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học.

- Vận dụng vốn tri thức đã biết về hoá học để tìm hiểu vai trò của hoá học trong thực tiễn.

2. Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể để, khắc phục hạn chế.

Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

3. Phẩm chất

Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả trong học tập.

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

GV: - Hình ảnh về đối tượng nghiên cứu của hoá học, vật lý, sinh học, khoa học Trái Đất và bầu trời…; vai trò của hoá học trong thực tiễn; Phiếu học tập, máy chiếu, máy tính.

HS: Đọc trước bài học, xem lại nội dung đã học ở môn KHTN; Báo cáo thuyết trình bằng powpoint; Nguyên liệu làm son môi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút)

a. Mục tiêu:

- Gắn kết những kiến thức, kỹ năng đã học về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực KHTN ở cấp THCS và từ những hiểu biết trong thực tế với bài học mới; Kích thích HS suy nghĩ thông qua việc nêu được vai trò, đặc điểm, đối tượng nghiên cứu của hoá học, các nhánh chính của hoá học. Từ đó, HS xác định nhiệm vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể để, khắc phục hạn chế.

b. Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hãy quan sát các hình ảnh sau và điền các hình ảnh thích hợp chỉ đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực KHTN vào phiếu học tập số 1:

Đối tượng nghiên cứu

Hình ảnh tương ứng

1. Sinh học nghiên cứu các sinh vật và sự sống trên Trái Đất

 

2. Thiên văn học nghiên cứu về vũ trụ

 

3. Hoá học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chất

 

4. Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất

 

5. Vật lý nghiên cứu về chất, năng lượng và sự vận động của chúng

 

 

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs hoạt động cá nhân trả lời phiếu học tập số 1:

Sản phẩm: Câu trả lời của HS:  1 – e; 2 – a; 3- d; 4 – b; 5 – c.

* Báo cáo thảo luận: GV mời ngẫu nhiên HS trả lời

* Kết luận nhận định, định hướng:

GV nhận xét câu trả lời của HS về phiếu học tập số 1

GV nêu ra các câu hỏi để giúp HS xác định nhiệm vụ tiếp theo của bài học:

Câu 1: Hoá học nghiên cứu cụ thể những nội dung gì?

Câu 2: Đặc điểm của hoá học là gì?

Câu 3: Hoá học có mấy nhánh nghiên cứu chính? Đó là những nhánh nào?

GV giúp HS minh hoạ bằng sơ đồ các nhánh chính của hoá học:

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (70 phút)

Hoạt động 2.1. Đối tượng nghiên cứu của hoá học (20 phút)

a. Mục tiêu: – Nêu được đối tượng nghiên cứu của hoá học.

b. Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát hình ảnh dưới đây và thảo luận nhóm để trả lời 4 câu hỏi 

Câu 1: Từ hình 1.1, hãy chỉ ra các đơn chất và hợp chất. Viết công thức hoá học của chúng.

Câu 2: Từ hình 1.2, hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ trật tự trong cấu trúc 3 thể của bromine.

Câu 3: từ hình 1.3, hãy cho biết đâu là quá trình biến đổi vật lý, quá trình biến đổi hoá học. Giải thích.

Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của hoá học là gì?

* Thực hiện nhiệm vụ:

Học sinh quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm hoàn thành 4 câu hỏi

Sản phẩm: Câu 1:

- Đơn chất: nhôm (aluminium): Al , nitrogen: N2;

- Hợp chất nước: H2O , muối ăn: NaCl.

Câu 2: Khí < lỏng < rắn

Câu 3: a. Biến đổi vật lý; b. Biến đổi hoá học: có dấu hiệu tạo thành chất mới

Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của hoá học là chất và sự biến đổi của chất.

* Báo cáo thảo luận:

GV mời lần lượt 4 nhóm trình bày 4 câu hỏi, nhóm khác nhận xét bổ sung.

* Kết luận nhận định, định hướng:

GV nhận xét, kết luận nội dung về đối tượng nghiên cứu của hoá học:

Hoạt động 2.2 Vai trò của hoá học trong thực tiễn (15 phút)

a. Mục tiêu: Nêu được vai trò của hoá học đối với đời sống, sản xuất.

b. Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS quan sát video: https://www.youtube.com/watch?v=of01SXf1wUE

Hãy nêu vai trò của hoá học trong đời sống và sản xuất

* Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi

Sản phẩm: câu trả lời của HS.

* Báo cáo thảo luận: GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi.

HS khác nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung thêm một số lĩnh vực có vai trò của hoá học

* Kết luận, nhận định, định hướng:

- GV kết luận nội dung.

- GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà theo nhóm bằng powpoint cho tiết học sau để trình bày báo cáo trước lớp:

Hãy tưởng tượng bạn được mời tham gia hội thảo bàn về “phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học”. Hãy trình bày báo cáo về nội dung sau:

1. Làm thế nào để học tốt môn hoá học?

2. Triển khai phương pháp nghiên cứu hoá học ở trong trường của bạn như thế nào?

- Tổ chức cho các nhóm bốc thăm 1 trong 2 nội dung trên

Hoạt động 2.3. Phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học (25 phút)

a. Mục tiêu:

– Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học.

Vận dụng được phương pháp học tập từ môn KHTN cấp THCS để tìm hiểu về phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học.

Xác định được nhiệm vụ học tập; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể để, khắc phục hạn chế.

Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả trong học tập.

 Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

b. Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu đại diện các nhóm thuyết trình báo cáo: Trình bày phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học:

Hãy tưởng tượng bạn được mời tham gia hội thảo bàn về “phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học”. Hãy trình bày báo cáo về nội dung sau:

1. Làm thế nào để học tốt môn hoá học?

2. Triển khai phương pháp nghiên cứu hoá học ở trong trường của bạn như thế nào?

- GV thông báo tiêu chí đánh giá:

1. Làm thế nào để học tốt môn hoá học?

STT

Yêu cầu về báo cáo thuyết trình

Không

1

Ôn tập và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp

 

 

2

Rèn luyện tư duy hoá học

 

 

3

Ghi chép

 

 

4

Luyện tập thường xuyên

 

 

5

Thực hành thí nghiệm

 

 

6

Sử dụng thẻ ghi nhớ

 

 

7

Hoạt động tham quan, trải nghiệm

 

 

8

Sử dụng sơ đồ tư duy

 

 

9

Thuyết trình rõ ràng lưu loát dễ hiểu

 

 

10

Hình ảnh, ví dụ rõ ràng, phù hợp

 

 

2. Triển khai phương pháp nghiên cứu hoá học ở trong trường của bạn như thế nào?

STT

Yêu cầu về báo cáo thuyết trình

Không

1

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

 

 

2

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

 

 

3

Phương pháp nghiên cứu ứng dụng

 

 

4

Thuyết trình rõ ràng lưu loát dễ hiểu

 

 

5

Hình ảnh, ví dụ rõ ràng, phù hợp

 

 

* Thực hiện nhiệm vụ:

Các HS trong nhóm thống nhất lại nội dung đã chuẩn bị, bổ sung nội dung cần thiết.

* Báo cáo thảo luận:

GV mời đại diện lần lượt các nhóm lên trình bày báo cáo của nhóm mình.

Các nhóm khác bổ sung, phản biện, đặt câu hỏi cho việc thực hiện của nhóm trình bày.

* Kết luận, nhận định, định hướng:

GV kết luận, nhận xét đánh giá phần thuyết tình của các nhóm theo tiêu chí đánh giá đã công bố.

Hoạt động 3. Luyện tập (10 phút)

a. Mục tiêu: Luyện tập lại những nội dung đã được học

b. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp để hoàn thành các câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hoá học?

a. Thành phần, cấu trúc của chất

b. Tính chất và sự biến đổi của chất

c. Ứng dụng của chất

d. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

Câu 2: Cho các bước trong phương pháp nghiên cứu hoá học như sau:

a. Thực hiện nghiên cứu

b. Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết nghiên cứu.

c. Lập kế hoạch thực hiện quá trình nghiên cứu.

d. Đề xuất vấn đề nghiên cứu.

e. Viết, trình bày báo cáo, thảo luận, phản biện và kết luận về kết quả nghiên cứu.

Hãy sắp xếp các bước trên vào sơ đồ dưới đây để có quy trình nghiên cứu phù hợp:

* Thực hiện nhiệm vụ:  

HS thảo luận theo cặp hoàn thành 2 câu hỏi

Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Báo cáo và thảo luận:

GV mời đại diện 2 cặp trả lời 2 câu hỏi

Các HS khác nhận xét bổ sung

* Kết luận, nhận định, định hướng:

GV kết luận, nhận xét phần trả lời của HS.

Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)

a. Mục tiêu:

- Vận dụng được phương pháp học tập từ môn KHTN cấp THCS để tìm hiểu về phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học.

b. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS về nguyên liệu và các bước làm son môi:

Thực hành: chế tạo son môi từ dầu gấc:

* Nguyên liệu: 1 thìa dầu dừa, 1 thìa sáp ong trắng, 1 thìa bơ trắng, 1 vài giọt tinh dầu yêu thích để tạo hương, ½ thìa dầu gấc (có thể điều chỉnh tăng giảm), 1 viên vitamin E

* Thực hiện:

Cho dầu dừa, sáp ong, bơ và vitamin E vào cốc thuỷ tinh rồi đun cách thuỷ. Khuấy đều đến khi hỗn hợp đồng nhất. Tắt bếp rồi thêm dầu gấc và tinh dầu, trộn đều. Đổ hỗn hợp khi còn đang nóng vào khuôn đựng son.

Lưu ý: có thể thay thế bằng các nguyên liệu khác tương tự: thay dầu dừa bằng dầu oliu, thay bơ trắng bằng bơ thực vật, thay dầu gấc bằng dầu thực vật khác, có thể cho hoa dâm bụt, thanh long, củ dền, cà rốt để tạo màu, tinh dầu thay bằng hương vani…

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hành làm son môi và nộp sản phẩm sau 1 tuần

* Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hành theo nhóm tại phòng bộ môn.

* Báo cáo thảo luận:

HS nộp sản phẩm vào tiết học của tuần sau

GV chấm điểm sản phẩm cho nhóm

* Kết luận, nhận định, định hướng:

GV nhận xét về sản phẩm của nhóm, kết luận về phương pháp nghiên cứu.

...

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

BẢN 1


Previous Post Next Post