Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức cả năm bản đẹp | Kế hoạch bài dạy Địa lí 10 Kết nối tri thức cả năm bản đẹp (word)

Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức cả năm bản đẹp Kế hoạch bài dạy Địa lí 10 Kết nối tri thức cả năm bản đẹp.

Giáo án gồm 295 trang, đầy đủ các tiết ôn tập, kiểm tra, file word bản đẹp.



BÀI 1: MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP( 1 TIẾT).

 

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- HS khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.

- Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.

- Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giao tiếp và hợp tác: Có kĩ năng giao tiếp làm việc nhóm hiệu quả.

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện ra vấn đề, đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp với vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt:

+Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được ý nghĩa và vai trò của môn Địa lí đối với đời sống, các ngành nghề có liên quan đến kiến thức Địa lí.

+ Tìm hiểu địa lí: Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh,…

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về đặc điểm cơ bản và vai trò của môn Địa lí đối với đời sống, các ngành nghề có liên quan đến kiến thức Địa lí.

3. Phẩm chất:

- Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Tôn trọng năng lực, phẩm chất cũng như định hướng nghề nghiệp của cá nhân.

- Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập, trung thực trong học tập.

- Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học.

Máy tính, máy chiếu.

2.Học viên

- Hình ảnh, video vể đặc điểm môn Địa lí, các ngành nghề liên quan đến môn Địa lí.

- Thông tin tham khảo về một số ngành nghề có liên quan đến kiến thức môn Địa lí.

- Các phương tiện địa lí khác: bản đổ, số liệu,...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.             Ổn định lớp:

 

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục tiêu: Biết về sở thích và năng lực địa lí của HS

b) Nội dung: HS làm phiếu khảo sát về sở trường, sở thích, năng lực địa lí.

c) Sản phẩm: phiếu khảo sát được điền đầy đủ thông tin.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ:GV phát phiếu khảo sát cho HS

PHIẾU KHẢO SÁT ĐẦU NĂM

Họ và tên HV: ……………………………………………

Lớp: ………………………………………………………

Nội dung khảo sát: (HV khoanh vào ô lựa chọn hoặc ghi rõ ý kiến khác)

Câu hỏi

Khoanh vào ô đáp án

Ý kiến khác

(nếu có)

1. Bạn có thế mạnh về nhóm môn học nào?

KH TN

KHXH

Ngoại ngữ

 

2. Bạn có học tốt môn địa lí chứ?

Tốt

Bình thường

Không tốt

 

3. Điểm môn địa của bạn trước đây thường:

Giỏi

Trên 8,0

Khá

6,5 - 8,0

Dưới 6,5đ

 

4. Bạn có yêu thích bộ môn Địa lý không?

Bình thường

Không

 

5. Bạn có thường xuyên tìm hiểu về kiến thức bộ môn địa lí không? (về tự nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế,…)

Bình thường

Không

 

6. Bạn có thể kể về 1 kỷ niệm đối với giáo viên địa lí mà bạn ấn tượng nhất?

……..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

7. Nội dung nào của môn địa lý khiến bạn cảm thấy yêu thích?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

8. Hãy chia sẻ một kinh nghiệm để học tốt môn địa lý của bạn:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

9. Bạn đã từng học đội tuyển HSG môn địa lý chưa?……………………………………

10. Bạn đã từng dự thi HSG môn địa lý cấp nào? …………………………………….…

- Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ:HS điền phiếu khảo sát.

- Bước 3:Báo cáo kết quả và thảo luận:HS hoàn thiện, thu phiếu khảo sát.

- Bước 4:Kết luận, nhận định:  GV đọc một số phiếu, sử dụng để thống kê và xây dựng kế hoạch dạy học.

Môn Địa lí ở trường phổ thông mang tính tổng hợp và có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn. Đặc điểm đó bắt nguồn từ đâu và có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống cũng như việc định hướng nghề nghiệp cho HV?

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về đặc điểm và vai trò của môn Địa lí ở trường phổ thông.

a) Mục tiêu:Biết được đặc điểm và vai trò của môn Địa lí trong trường phổ thông.

b) Nội dung: HV nghiên cứu SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HV hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

1. Đặc điểm và vai trò của môn Địa lí trong trường phổ thông.

a. Đặc điểm:

- Được học ở các cấp học PT.

+ TH và THCS thuộc môn : Lịch sử và Địa lí.

+ Ở THPT thuộc nhóm môn KHXH.

- Mang tính chất tổng hợp: KHTN và KHXH.

b. Vai trò:

- Ứng dụng kiến thức Địa lí trong đời sống; Củng cố và mở rộng tri thức, kĩ năng....

- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần quốc tế, có trách nhiệm với MT...

- Làm phong phú thêm kho  tàng kiến thức cho HV về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất, biết về quá khứ , hiện tại và tương lai của toàn cầu...

- Hình thành các kĩ năng, năng lực...

- Có vai trò đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế, ANQP. Xây dựng nền KTXH phát triển và bền vững.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào mục 1 SGK nêu đặc điểm và vai trò của môn Địa lí trong trường phổ thông.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HV làm việc theo cặp trong khoảng thời gian: 5 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.

 + Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp.

a) Mục tiêu:Biết được các nghề nghiệp có thể vận dụng kiến thức địa lí hiện nay.

b) Nội dung: HS nghiên cứu SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

2. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

- Là môn học phong phú, đa dạng có thể hỗ trợ tốt các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như:

+ Nông nghiệp.

+ Thương mại, tài chính, dịch vụ, đặc biệt là du lịch.

+ Kĩ sư bản đồ, trắc địa, địa chất..

+ Nhà nghiên cứu các vấn đề KTXH, quản lí đô thị, quản lí xã hội.

+ Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục....

 

Nhóm nghề nghiệp liên quan đến thành phần tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng học,…)

 

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

 

Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp (môi trường, tài nguyên thiên nhiên,…)

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí dân cư (dân số học, đô thị học,…)

 

ĐỊA LÍ KINH TẾ-XÃ HỘI

 

Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí các ngành kinh tế (nông nghiệp, du lịch,…)

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí tổng hợp (quy hoạch, GIS,…)

 

KIẾN THỨC TỔNG HỢP

 

Nhóm nghề nghiệp đào tạo giáo viên địa lí và các nghề nghiệp khác.

 

 

 

d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chia lớp làm 4 nhóm, dùng kỹ thuật khăn trải bàn. Yêu cầu HS dựa vào mục 2 SGK + hiểu biết:  cho biết kiến thức địa lí hỗ trợ cho các ngành nào.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HV hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1: Môn Địa lí phổ thông có kiến thức bắt nguồn từ

          A. Địa lí tự nhiên.                                                       B. Địa lí kinh tế - xã hội.

          C. Địa lí dân cư.                                                          D. Địa lí.

Câu 2:Khoa học nào sau đây thuộc vào Địa lí học?

          A. Địa chất học.                                                          B. Địa lí nhân văn.

          C. Thủy văn học.                                                        D.Nhân chủng học.

Câu 3:Môn Địa lí phổ thông được gọi là

          A. Địa lí tự nhiên.                                                       B. Địa lí kinh tế - xã hội.

          C. Địa lí dân cư.                                                          D. Địa lí.

Câu 4:Địa lí học là khoa học nghiên cứu về

          A. thể tổng hợp lãnh thổ.                                           B. trạng thái của vật chất.

          C. tính chất lí học các chất.                                       D. nguyên lí chung tự nhiên.

Câu 5:Khoa học Địa lí cần cho những người hoạt động

          A. ở tất cả các lĩnh vực sản xuất.                             

B. chỉ ở phạm vi ngoài thiên nhiên.

          C. chỉ ở lĩnh vực công tác xã hội.                            

D. chỉ thuộc phạm vi ở biển đảo.

d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

HV hoàn thành câu hỏi: Tại sao một trong những yêu cầu của hướng dẫn viên du lịch phải hiểu biết về địa lí và lịch sử?

Gợi ý trả lời:Vì:

Đây là phần kiến thức bắt buộc mà các hướng dẫn viên du lịch cần phải biết và am hiểu kỹ càng. Đó là những thông tin về quá trình hình thành, lịch sử phát triển của quốc gia, điểm du lịch; những đặc trưng văn hóa; những lễ hội nổi bật; những yếu tố địa lý khác biệt,( đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên...) Khi xâu chuỗi được những kiến thức này, sẽ giúp các HDV du lịch có được cái nhìn hệ thống, toàn cảnh về quốc gia, địa phương… để từ đó dễ dàng trả lời được những câu hỏi thắc mắc của khách du lịch.

d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và viết ra giấy note.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Kế hoạch đánh giá

 

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HV,

HV đánh giá HV)

-     Vấnđáp.

-     Kiểm traviết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

 

4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học qua việc nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

5. Hướng dẫn về nhà:

 - Học bài cũ. Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

- Chuẩn bị bài 2.

6. Rút kinh nghiệm:

....

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Bản 1


Previous Post Next Post