Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án, bài giảng powerpoint môn Vật lí lớp 10 kết nối tri thức cả năm.
Giáo án, bài giảng được phân chia theo từng bào theo từng thư mục giúp thầy cô dễ dàng tham khảo.
TÊN BÀI DẠY: LÀM QUEN VỚI VẬT LÍ
Môn học: Vật lí; lớp:10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về năng lực:
1.1. Năng lực vật
lí:Nhận thức Vật lí:
-
Nêu được đối tượng
nghiên cứu của Vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí.
-
Trình bày được quá
trình phát triển của Vật lí
-
Phân tích được một số
vai trò và ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của
khoa học, công nghệ và kĩ thuật.
-
Nêu được ví dụ chứng
tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau.
-
Nêu được một số ví dụ
về phương pháp nghiên cứu vật lí (phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí
thuyết).
Vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học:
-
Đưa ra phán đoán và
xây dựng giả thuyết: các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của nước
-
Thiết kế phương án
thực nghiệm kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của nước.
-
Thực hiện phương án và
kết luận các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của nước.
1.2. Năng chung:
- Tự chủ và tự học:
Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận
lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập.
Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt
được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế.
Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành
cách học riêng của bản thân
- Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp; tự
tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống
trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề
trong học tập, trong cuộc sống.
2. Về phẩm chất:
- Trung thực:
Trung thực trong học tập, báo cáo thực hiện nhiệm vụ học
tập
- Trách nhiệm:
Tích cực, tự giác và nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học
tập.
- Chăm chỉ:
Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận
lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập
II. Thiết bị dạy
học và học liệu
-
Máy chiếu.
-
Dụng cụ làm thí nghiệm
về sự bay hơi.
-
Giao nhiệm vụ học sinh
tìm hiểu ảnh hưởng của Vật lí đối với một số lĩnh vực như giao thông vận tải,
thông tin liên lạc, năng lượng …
III. Tiến trình
dạy học
1. Hoạt động 1 (8
phút): Mở đầu
a) Mục tiêu: Gây hứng thú cho học sinh đối với môn Vật lí.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh một số nhà vật lí nổi
tiếng
Cột A |
Cột B |
1.
|
a.
Aristotle |
2.
|
b.
Galilei |
3.
|
c.
Newton |
4.
|
d.
Joule |
5.
|
e.
Faraday |
6.
|
f.
Flanck |
7.
|
g.
Einstein |
HS thảo
luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
+ Nhà vật lí đó là ai?
+ Những thành tựu, lĩnh vực nghiên cứu của nhà vật lí là
gì?
c) Sản phẩm: Dự kiến câu trả lời của HS
- 1-d; 2-e; 3-a …
- Lĩnh vực nghiên cứu:
Galilei: Thiên văn học
Faraday: Điện từ học
Joule: Nhiệt động lực học.
…
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, mỗi
nhóm 4 HS. GV yêu cầu HS thảo luận.
Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận thực hiện
nhiệm vụ theo trình tự:
+ Kể tên các nhà vật lí tương ứng các hình ảnh
cột A.
+ Nêu các lĩnh vực nghiên cứu của nhà vật lí
đó.
Báo cáo, thảo luận: Yêu cầu đại diện một số
nhóm học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét phần trình bày
của học sinh, xác nhận kiến thức về các nhà vật lí và những thành tựu, lĩnh vực
nghiên cứu của các nhà vật lí đó. Đồng thời GV giới thiệu cho HS đối tượng
nghiên cứu và mục tiêu của môn Vật lí.
2. Hoạt
động 2 (72 phút): Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm
hiểu về quá trình phát triển của Vật lí (12 phút)
a) Mục tiêu: Nêu được quá trình phát triển của Vật lí.
b) Nội dung: HS quan sát sơ đồ về các giai đoạn
chính trong quá trình phát triển của Vật lí
và trình bày quá trình phát triển của Vật lí
c) Sản phẩm:
Dự kiến câu trả lời của học sinh:
HS liệt kê đúng và đầy đủ các giai đoạn chính
trong quá trình phát triển của Vật lí.
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: HS trình bày các giai đoạn chính
trong quá trình phát triển của Vật lí theo đúng trình tự các mốc thời gian.
Thực hiện nhiệm vụ: HS trình bày theo hướng dẫn
của GV.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét và phản hồi
kết quả thực hiện của HS, xác nhận kiến thức về quá trình phát triển của Vật
lí.
2.2. Tìm
hiểu vai trò của Vật lí đối với khoa học, kĩ thuật và công nghệ (30 phút)
a) Mục tiêu: Phân tích được một số vai trò và ảnh hưởng của
vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ
thuật.
b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ theo kĩ
thuật mảnh ghép để tìm hiểu vai trò và ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống,
đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.
c) Sản phẩm:
Dự kiến câu trả lời của học sinh:
HS trình bày đúng và đầy đủ các vai trò và ảnh
hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công
nghệ và kĩ thuật.
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo kĩ
thuật mảnh ghép.
Vòng
chuyên gia: GV chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi
nhóm là chuyên gia của một lĩnh vực:
+ Nhóm 1: Trả lời các câu hỏi:
1.
Cơ chế của các phản
ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực nào của Vật lí?
2.
Kiến thức về từ trường
Trái đất được dùng để giải thích đặc điểm nào của loài chim di trú?
3.
Sự tương tác giữa các
thiên thể được giải thích dựa vào định luật Vật lí nào của Newton?
4.
Hãy nêu thêm ví dụ về
việc dùng kiến thức Vật lí để giải thích hiện tượng tự nhiên mà các em đã học.
Kết luận về vai trò của Vật lí đối với các
ngành khoa học.
+ Nhóm 2:
Thảo luận về các cuộc cách mạng công nghiệp và
đặc trưng cơ bản của chúng, đồng thời trả lời các câu hỏi:
1.
Hãy nêu tên một số
thiết bị có ứng dụng các kiến thức về nhiệt.
2.
Theo em, việc sử dụng
mát hơi nước nói riêng và động cơ nhiệt nói chung có những hạn chế nào?
3.
Theo em, sử dụng động
cơ điện có những ưu điểm vượt trội nào so với sử dụng máy hơi nước.
4.
Hãy kể tên một số nhà
máy tự động hóa quá trình sản xuất ở nước ta.
5.
Sưu tầm tài liệu về
thành phố thông minh, thảo luận về chủ đề “Thế nào là thành phố thông minh”.
+ Nhóm 3: Trả lời các câu hỏi
1.
Hãy nêu mối liên quan
giữa các lĩnh vực của Vật lí đối với một số dụng cụ gia đình mà em thường sử
dụng.
2.
Hãy nói về ảnh hưởng
của vật lí đối với một số lĩnh vực như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc,
năng lượng, du hành vũ trụ,…
3.
Hãy nêu ví dụ ô nhiễm
môi trường và hủy hoại hệ sinh thái mà em biết ở địa phương mình.
Kết luận về vai trò của vật lí trong sự phát
triển các công nghệ và ảnh hưởng của nó với môi trường.
Vòng mảnh ghép: Hình thành nhóm mới gồm 6 người (bao gồm 2 người từ nhóm
1; 2 từ nhóm 2; 2 người từ nhóm 3).
Thực hiện nhiệm vụ: Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1
được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
Sau đó mỗi nhóm kết luận về các vai trò và ảnh
hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công
nghệ và kĩ thuật.
Báo cáo, thảo luận: Yêu cầu chọn ngẫu nhiên 1
thành viên của nhóm bất kì trình bày các vai trò và ảnh hưởng của vật lí đối
với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết luận
quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS. Xác nhận kiến thức về các vai trò và ảnh
hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công
nghệ và kĩ thuật.
2.3 Tìm
hiểu các phương pháp nghiên cứu vật lí (30 phút)
a) Mục tiêu: Trình bày được các phương pháp nghiên cứu Vật
lí.
b) Nội dung: HS vẽ sơ đồ về khái niệm, đặc
điểm, quy trình và nêu một số ví dụ về phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô
hình.
c) Sản phẩm:
Sơ đồ tư duy của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 4 nhóm. HS thảo
luận và vẽ sơ đồ tư duy:
+ Nhóm 1: Phương pháp thực nghiệm.
+ Nhóm 2: Phương pháp mô hình.
+ Nhóm 3: Phương pháp thực nghiệm.
+ Nhóm 4: Phương pháp mô hình.
Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và vẽ sơ đồ tư
duy.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét và phản hồi về
kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
Bảng đánh giá quá trình hoạt động nhóm của HS
Tiêu chí |
Nhóm 1 |
Nhóm 2 |
Nhóm 3 |
Nhóm 4 |
Có sự hợp tác tốt giữa các
thành viên trong nhóm (2) |
|
|
|
|
Đảm bảo thời gian (1) |
|
|
|
|
Đầy đủ nội dung (5) |
|
|
|
|
Hình thức trình bày đẹp, khoa học (2) |
|
|
|
|
Tổng điểm (10) |
|
|
|
|
3. Hoạt
động 3 (5 phút): Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi của GV.
b) Nội dung: HS trả lời các câu hỏi củng cố kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Đáp án của các câu hỏi: 1-C ; 2-B ;3-B
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: HS trả lời các câu hỏi bằng thẻ
Plickers.
1.
Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có
vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai?
A.
Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn.
B.
Nghiên cứu về nhiệt động lực học.
C.
Nghiên cứu về cảm ứng điện từ .
D.
Nghiên cứu về thuyết tương đối.
2.
Galilei sử dụng phương pháp nào để nghiên cứu Vật lý?
A.
Phương pháp thống kê.
B.
Phương pháp thực nghiệm.
C.
Phương pháp quan sát và suy luận.
D.
Phương pháp mô hình.
3.
Sắp xếp các bước của phương pháp mô hình theo thứ tự đúng?
Kết luận
(1), kiểm tra sự phù hợp (2), xác định đối tượng (3), xây dựng mô hình(4).
A.
(1), (2), (3), (4).
B.
(3), (4), (2), (1).
C.
(4), (3), (2), (1).
D.
(2), (3), (4), (1).
Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời các câu hỏi của
GV bằng cách dùng thẻ Plickers.
Báo cáo, thảo luận: Sau khi trả lời 3 câu hỏi.
GV gọi một HS bất kì trả lời câu hỏi.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời
của HS. Chú ý những nội dung kiến thức HS dễ nhầm lẫn. Đồng thời chiếu kết quả
thống kê câu trả lời của cả lớp.
4. Hoạt
động 4 (5 phút): Vận dụng (Giao nhiệm vụ về nhà).
a) Mục tiêu: Dự đoán về tốc độ bay hơi của nước
phụ thuộc vào các yếu tố nào?
b) Nội dung: Đưa ra giả thuyết và thiết kế
phương án thí nghiệm để kiểm tra các giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc
độ bay hơi.
c) Sản phẩm: Trình bày được các yếu tố ảnh
hưởng đến sự bay hơi của nước.
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm. GV yêu
cầu HS thảo luận.
Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhiệm vụ theo
trình tự:
-
Dự đoán các yếu tố ảnh
hưởng đến sự bay hơi của nước
-
Thực nghiệm kiểm tra.
-
Kết luận các yếu tố
ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của nước.
Báo cáo, thảo luận: Yêu cầu đại diện một số
nhóm học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ (bố trí thời gian đầu tiết
tiếp theo hoặc thời gian khác thích hợp)
Kết luận, nhận định: GV nhận xét phần trình bày
của học sinh, xác nhận kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của
nước.