Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án, bài giảng powepoint môn Toán 10 chân trời sáng tạo cả năm.
Giáo án, bài giảng được phân chia theo từng bào theo từng thư mục giúp thầy cô dễ dàng tham khảo.
CHƯƠNG I: MỆNH ĐỀ VÀ TẬP HỢP
BÀI 1: MỆNH ĐỀ
I. MỤC TIÊU:
1.
Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HV đạt các yêu cầu sau:
·
Nhận biết
và thể hiện được các mệnh đề logic, xác định được tính đúng sai của các mệnh đề
đơn giản; nhận biết khái niệm mệnh đề chứa biến.
- Nhận biết và phát
biểu được các loại mệnh đề: mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo;
mệnh đề có chứa kí hiệu
- Nhận biết khái niệm
và sử dụng đúng các thuật ngữ: định lí, giả thiết, kết luận, điều kiện cần,
điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.
2.
Năng lực
- Năng lực chung:
·
Năng lực
tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
·
Năng lực
giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
·
Năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
- Năng lực giao tiếp
toán học: HV sử dụng các khái niệm, thuật ngữ (mệnh đề, mệnh đề đúng, mệnh
đề sai, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương
đương, với mọi, tồn tại, định li, giả thiết, kết luận, điều kiện cần, điều
kiện đủ, điều kiện cần và đủ), ki hiệu
- Tư duy và lập luận
toán học: HV phân tích, nhận thức đầy đủ hơn các thành phần cấu trúc cơ bản
trong các lập luận quen thuộc (mệnh đề, phủ định của mệnh đề, định lí, giả
thiết, kết luận, ...).
3. Phẩm chất:
·
Có ý
thức học
tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có
ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
·
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm,
chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC
LIỆU
1. Đối với GV: SGK,
Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập.
2. Đối với HV: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...),
bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a)
Mục tiêu:
-
Từ tình huống quen thuộc, kích thích HV suy nghĩ, tạo sự tò mò và tâm thế bước
vào bài học.
-
HV làm quen với mệnh đề qua việc xác định các phát biểu của một định lí.
b)
Nội dung: HV đọc tình huống mở
đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c)
Sản phẩm: HV trả lời được câu hỏi
mở đầu, bước đầu có hình dung về mệnh đề
d)
Tổ chức thực hiện:
Bước
1: Chuyển giao nhiệm vụ:
-
GV yêu cầu HV đọc tình huống mở đầu:
-
GV đặt câu hỏi: Có thể phát biểu định lí theo các cách nào khác?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HV quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HV trả lời, HV khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HV, trên cơ sở đó dẫn dắt HV vào
bài học mới: "Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về những cách
phát biểu định lí ở trên, cũng như có thêm những cách phát biểu khác nhờ sử dụng
những khái niệm mới".
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định.
a)
Mục tiêu:
- Phát biểu và nhận
biết được khái niệm mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định.
- Xác định được tính đúng sai của mệnh đề.
b)
Nội dung:
HV
đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ thực hiện các
hoạt động Khám phá, Thực hành, đọc hiểu Ví dụ, trả lời các câu hỏi.
c)
Sản phẩm: HV hình thành được kiến
thức bài học, thiết lập và phát biểu được mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề
phủ định, xác định tính đúng sai của mệnh đề.
d)
Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HV |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước
1: Chuyển giao nhiệm vụ: -
GV yêu cầu HV thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐKP 1, + GV chốt lại đáp án cho HV, giới thiệu về mệnh
đề logic. + Lưu ý: Những câu không xác đinh được tính đúng sai không phải là mệnh đề. - HV nhắc lại khung kiến thức, cho HV nêu một
vài ví dụ về mệnh đề. - GV giới thiệu kí hiệu mệnh đề. - GV cho HV đọc hiểu Ví dụ 1. - GV hỏi thêm: + Thông thường, những câu cảm thán, nghi vân, cầu khiến có phải là mệnh
đề không? (Những
câu nghĩ vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến không phải là mệnh đề). - GV giới thiệu: mệnh đề liên quan đến toán học
ví dự như ở câu a và b trong Ví dụ 1 là các mệnh đề toán học. HV cho thêm Ví dụ về mệnh đề toán học. - GV cho HV làm Thực hành 1, 2 theo nhóm đôi và giải thích. - HV làm HĐKP 2. - GV
lấy ví dụ về mệnh đề chứa biến và phân tích về mệnh đề "n chia hết cho
5" (với n là số tự nhiên). + Ta chưa khẳng định được tính đúng sai, tuy nhiên với mỗi giá trị của
n thuộc tập số tự nhiên ta lại thu được một mệnh đề đúng hoặc sai. + Một mệnh đề chứa biến có thể chứa một biến hoặc nhiều biến. -
GV cho HV lấy ví dụ về một mệnh đề chứa biến. - HV
đọc hiểu Ví
dụ 2, xác định biến và
tính đúng sai của mệnh đề. - HV
làm Thực hành 3. -
GV yêu cầu HV làm HĐKP
3. -
GV giới thiệu về mệnh đề phủ định. + Mệnh đề P và + Để phủ định mệnh đề P, người ta thường thêm hoặc bớt từ
"không" hoặc "không phải" vào trước vị ngữ của mệnh đề P
hoặc cách diễn đạt khác như: a > b thì phủ định của nó là + Nếu P đúng thì - HV
đọc Ví dụ 3, gọi 3 HV phát biểu mệnh đề phủ định của P, Q, R. - HV
áp dụng làm Thực
hành 4. Bước
2: Thực hiện nhiệm vụ: - HV
theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu. - HV
suy nghĩ trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm thực hiện các hoạt động. Bước
3: Báo cáo, thảo luận: - HV
giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày. -
Một số HV khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu
cầu HV ghi chép đầy đủ vào vở, nhấn mạnh các ý chính của bài về: + Mệnh đề + Mệnh đề toán học, mệnh đề
chứa biến + Mệnh đề phủ định. |
1. Mệnh đề HĐKP 1: (1), (2) là các khẳng định
đúng. Dân ca Quan họ được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại
diện của nhân loại vào năm 2009. (3) là khẳng định sai. Dơi là
một loài thú. (4) và (6) đều không phải lả
khẳng định (lần lượt là câu hỏi, câu cảm thán). (5) là câu khẳng định, tuy
nhiên, không thể xác định khẳng định này đúng hay sai (không có tiêu chí rõ
ràng, phụ thuộc chủ quan từng người). Kết luận: Mệnh đề là một khẳng định
đúng hoặc sai. Một khẳng định đúng gọi là mệnh
đề đúng. Một khẳng định sai gọi là mệnh
đề sai. Một mệnh đề không thể vừa
đúng vừa sai. Chú ý: Người ta thường sử dụng các chữ cái in hoa P, Q,
R, ... để biểu thị các mệnh đề. Ví dụ 1 (SGK – tr8) Chú ý: - Những mệnh đề liên quan đến
toán học được gọi là mệnh đề toán học. Ví dụ: Phương trình x2 + 2x + 1 = 0 có nghiệm nguyên. Thực hành 1: a) Là mệnh đề (đúng). Ở cấp Trung học cơ sở, HV đã
biết " b) Là mệnh đề. Khó kiểm tra là khẳng định đúng hay
sai, nhưng chắc chắn khẳng định này chỉ có thể hoặc đúng hoặc sai. c) Không phải là mệnh đề. Mặc dù đó là một khẳng định,
nhưng không thể xác định khẳng định đó đúng hay sai, vi chưa có tiêu chí để đối
chiếu. Trong thực tế, tuỳ theo hoàn cảnh mà người ta coi đó là khẳng định
đúng hay sai. d) Là câu cảm thán, không phải mệnh đề. Thực hành 2: a) Là mệnh đề đúng. Vịnh Hạ Long được UNESCO công
nhận là di sản thiên nhiên thế giới lần thứ nhất vào năm 1994 và lần thứ hai
vào năm 2000 . b) Là mệnh đề sai. c) Là mệnh đề đúng. 2. Mệnh đề chứa biến HĐKP 2: a) Không thể, vì câu này khi đúng khi sai, tùy
theo giá trị của n. b) HV có thể đưa ra nhiều giá trị khác nhau. Ví dụ: P(n): "n chia hết cho 5" (n là số tự
nhiên) là một mệnh đề chứa biến. Ví dụ 2 (SGK – tr9) Thực hành 3: a) Khi Ví dụ: n = 1 thì R(1) đúng. n = 2 thì R(2) sai. 3. Mệnh đề phủ định HĐKP 3: Hai mệnh đề cùng cặp có tính đúng sai trái ngược nhau
(mệnh đề này đúng thì mệnh đề kia sai và ngược lại). Kết luận: Mỗi mệnh đề có mệnh đề phủ định, kí hiệu là Mệnh đề P và mệnh đề phủ định Ví dụ 3 (SGK – tr 10) Thực hành 4: (Kí hiệu |
Hoạt
động 2: Mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương.
a)
Mục tiêu:
-
Nhận biết và thể hiện được khái niệm mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề
tương đương.
-
Xác định được các điều kiện cần, điều kiện đủ của định lí.
-
Xác định tính đúng sai của mệnh đề.
b) Nội dung: HV đọc SGK tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV, chú ý nghe giảng, làm các hoạt động Khám phá 4, 5, Thực hành 5, 6, Ví dụ.
c)
Sản phẩm: HV hình thành được kiến
thức bài học, thiết lập và phát biểu được mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề
tương đương.