ĐỀ 1 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn ĐỊA LÍ
LỚP 12 Thời gian: 45
phút |
Câu 1: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai hệ thống sông lớn là
A. sông Cả và sông Mã. B. sông Đà và sông Lô.
C. sông Hồng và sông Mã. D. sông Hồng và sông Cả.
Câu 2: Phát biểu nào đúng khi
nói về đai ôn đới gió mùa trên núi ?
A. Có
tính chất khí hậu cận nhiệt. B. Mưa nhiều
hơn và độ ẩm tăng.
C. Nhiệt
độ mùa đông dưới 6oC. D. Quanh
năm nhiệt độ dưới 150C.
Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải
là đặc điểm của sông ngòi Duyên hải miền Trung?
A. Dòng sông ngắn và dốc. B. Lòng sông cạn và nhiều cồn cát.
C. Lũ lên, xuống chậm và kéo dài. D. Chế độ nước thất thường.
Câu 4: Hệ sinh
thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm của nước ta là
A. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. B. rừng nhiệt đới ẩm lá
rộng thường xanh.
C. rừng xích đạo gió mùa. D. rừng cận xích đạo gió mùa.
Câu 5: Điểm giống nhau của địa hình
vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là
A. nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. B. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
C. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên rộng lớn. D. có nhiều khối núi cao
đồ sộ.
Câu 6: Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất diễn ra ở
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Tây Nguyên. D. Bắc
Trung Bộ.
Câu 7: Khu vực
có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là
A. duyên hải Nam Trung Bộ. B. vịnh Thái Lan.
C. vịnh Bắc Bộ.
D. Bắc
Trung Bộ.
Câu 8: Vùng đặc quyền kinh tế
của nước ta rộng 200 hải lí được tính từ
A. đường
cơ sở trở ra. B. ngấn nước thấp nhất của thuỷ triều trở ra.
C. vùng có độ sâu 200m. D. giới hạn ngoài của vùng lãnh hải trở ra.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -
5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta vừa giáp với Lào vừa giáp với Campuchia ?
A. Gia Lai. B. Quảng
Nam. C. Sơn La. D. KonTum.
Câu 10: Các hệ sinh thái rừng
nhiệt đới gió mùa không có loại rừng nào sau đây ?
A. Rừng
thường xanh trên đá vôi. B. Rừng
lá kim trên đất feralit đỏ vàng.
C. Rừng
ngập mặn trên đất mặn ven biển. D. Rừng
tràm trên đất phèn.
Câu 11: Cho
biểu đồ:
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG Ở HÀ NỘI
Hãy
cho biết nhận xét nào sau đây đúng
về nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng ở Hà Nội?
A. Chế
độ mưa có sự phân mùa. B. Nhiệt độ các tháng trong
năm khá đều.
C. Tháng
XII có nhiệt độ dưới 150C. D. Lượng
mưa lớn nhất vào tháng VII.
Câu 12: Điểm khác chủ yếu của
Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là
A. địa
hình bị chia cắt thành nhiều ô ruộng.
B. thủy triều xâm nhập đồng bằng về mùa cạn.
C. diện tích rộng hơn đồng bằng sông Cửu Long.
D. hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam
trang 11, hãy cho biết loại đất nào chiếm diện tích nhỏ nhất ở đồng bằng sông Cửu Long ?
A. Đất
mặn. B. Đất phù sa sông.
C. Đất cát biển. D. Đất xám.
Câu 14: Thiên nhiên vùng núi nào sau đây mang sắc thái của vùng nhiệt đới gió mùa?
A. Vùng núi Đông Trường Sơn. B. Vùng núi Đông Bắc.
C. Vùng núi thấp Tây Bắc. D. Vùng núi cao Tây Bắc.
Câu 15: Dựa vào bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam
Địa điểm |
Nhiệt độ trung bình năm (o C) |
Lạng Sơn |
21,2 |
Hà Nội |
23,5 |
Vinh |
23,9 |
Huế |
25,1 |
Quy Nhơn |
26,8 |
TP. Hồ Chí Minh |
27,1 |
Để thể hiện nhiệt độ trung bình năm
từ Bắc vào Nam dạng biểu đồ thích hợp nhất là
A. kết hợp. B. cột. C. tròn. D. cột
chồng.
Câu 16: Cảnh quan tiêu biểu cho
thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A. hệ sinh thái rừng rậm thường xanh quanh năm.
B. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.
C. hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao.
D. hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van, bụi gai nhiệt đới.
Câu 17: Nhiệt
độ các tỉnh miền Bắc thấp vào mùa đông so với miền Nam vì:
A. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh. B. Miền
Bắc hay có tuyết rơi.
C. Miền Bắc có nhiều núi cao. D. Miền Bắc nằm xa Xích đạo
nên lạnh.
Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và
mưa vào tháng IX cho Trung Bộ là
A. gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới. B. gió Tây Nam.
C. gió Đông Bắc cùng với dải hội tụ nhiệt đới. D. gió Đông Bắc.
Câu 19: Rừng ngập mặn ở nước ta
phát triển mạnh nhất trên loại đất nào sau đây?
A. Đất
phù sa sông. B. Đất
phù sa nhiễm mặn.
C. Đất phù sa nhiễm phèn. D. Đất cát
biển.
Câu 20: Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì
phía Bắc
A. có một mùa hạ có gió fơn
Tây Nam. B. có một mùa đông lạnh.
C. nằm gần chí
tuyến. D. gần chí tuyến, có một mùa hạ nóng.
Câu 21: Căn cứ vào Atlat
Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết thung lũng sông có
hướng tây bắc - đông nam ở
nước ta là sông nào sau đây?
A. sông Lục Nam. B. sông Cầu.
C. sông Thương. D. sông Mã.
Câu 22: Sự khác nhau về thiên
nhiên giữa vùng núi Đông - Tây chủ yếu là do
A. gió mùa Đông Bắc.
B. độ
cao của núi và sự hoạt động của gió mùa.
C. kinh tuyến.
D. hướng
của các dãy núi và sự hoạt động của gió
mùa.
Câu 23: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi
A. thường xuyên được bồi đắp phù sa. B. có nhiều ô trũng ngập nước.
C. được canh tác nhiều nhất. D. không được bồi đắp phù sa
hàng năm.
Câu 24: Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền
Nam vì:
A. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ thấp hơn.
B. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ cao hơn.
C. Miền Bắc có nền nhiệt cao hơn miền Nam.
D. Miền Nam có nền nhiệt cao hơn Miền Bắc.
Câu 25: Nét nổi bật của địa
hình vùng núi Đông Bắc là
A. gồm các dảy núi song song và so le. B. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
C. có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc - Đông Nam. D. có địa hình cao nhất
cả nước.
Câu 26: Hướng của dãy núi Hoàng Liên Sơn là
A. Tây - Đông. B.
Bắc - Nam.
C. Đông Nam - Tây Bắc. D.
Tây Bắc - Đông Nam.
Câu 27: Căn cứ
vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết loại rừng nào chiếm diện tích nhỏ nhất ở nước ta ?
A. Rừng trên núi đá vôi. B. Rừng ôn
đới núi cao.
C. Rừng trồng. D. Rừng
tre nứa.
Câu 28: Đặc điểm nào sau đây
không phải của đồng bằng ven biển Miền Trung ?
A. Hẹp
ngang, được chia thành ba dải.
B. Chỉ
có một số đồng bằng được mở rộng.
C. Bị
chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. D. Được hình thành do các sông
bồi đắp.
Câu 29: Đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa
lớn cho
A. Nam Bộ và Tây Nam Bộ. B. Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. Tây Nguyên và duyên hải Miền Trung. D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 30: Gió Tây
khô nóng không có ảnh hưởng ở vùng khí hậu nào sau đây?
A. Vùng khí
hậu Tây Nguyên. B. Vùng khí
hậu Tây Bắc Bộ.
C. Vùng khí
hậu Nam Trung Bộ. D. Vùng khí
hậu Bắc Trung Bộ.
Câu 31: Phát biểu nào đúng về vai trò quan trọng của Biển Đông đối với khí hậu Việt Nam?
A. làm tăng tính nóng bức trong mùa hè. B. làm giảm độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.
C. làm tăng tính chất khắc nghiệt của thời tiết. D. gây fơn cho nhiều vùng núi nước ta.
Câu 32: Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi
Đông Bắc và Tây Bắc là
A. độ cao và hướng núi. B. sự tác động của con người.
C. giá trị về kinh tế. D. hướng nghiêng.
Câu 33: Căn cứ
vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết mỏ
khí Tiền Hải thuộc vùng kinh tế nào của nước ta?
A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu
Long. D. Nam
Trung Bộ.
Câu 34: Việt Nam có đường biên giới cả trên
đất liền và trên biển với nước nào sau đây ?
A. Lào,
Campuchia. B. Trung
Quốc, Campuchia.
C. Thái
Lan, Campuchia. D. Trung
Quốc, Lào, Campuchia.
Câu 35: Cảnh quan thiên nhiên
tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là
A. đới
rừng nhiệt đới. B. đới
rừng nhiệt đới gió mùa.
C. đới
rừng gió mùa cận xích đạo. D. đới
rừng xích đạo.
Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết con sông nào có diện tích lưu vực nhỏ nhất trong các sông sau?
A. Sông Kì Cùng. B. Sông Thu Bồn.
C. Sông Mê Công.
D. Sông
Ba.
Câu 37: Việt
Nam vừa gắn với lục địa vừa thông ra đại dương nào ?
A. Gắn
với lục địa Á - Âu và thông ra Ấn Độ Dương.
B. Gắn
với một phần lục địa Phi thông ra Thái
Bình Dương.
C. Gắn
với lục địa Á - Âu và thông ra Đại Tây Dương.
D. Gắn
với lục địa Á - Âu thông ra
Thái Bình Dương.
Câu 38: Căn cứ
vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết lượng mưa cao nhất của Đà Nẵng là vào tháng mấy?
A. Tháng VI. B. Tháng V.
C. Tháng
X. D. Tháng
III.
Câu 39: Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc có đặc điểm nào sau
đây?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C.
B. Có 2 - 3 tháng nhiệt độ dưới 180C.
C. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.
D. Biên độ nhiệt năm cao, không có mùa đông lạnh.
Câu 40: Cho bảng số liệu:
Lượng mưa, lượng bốc hơi và
cân bằng ẩm của một số địa điểm
Địa điểm |
Lượng mưa (mm) |
Lượng bốc
hơi
(mm) |
Cân bằng ẩm (mm) |
Hà Nội |
1667 |
989 |
+ 678 |
Huế |
2868 |
1000 |
+ 1868 |
TP.
Hồ Chí Minh |
1931 |
1686 |
+ 245 |
Nhận xét nào sau đây chính xác về lượng mưa, lượng bốc hơi và
cân bằng ẩm của một số địa điểm?
A. Cân bằng ẩm
thấp nhất ở Huế. B. Càng vào phía Nam lượng bốc hơi càng
giảm.
C. Lượng mưa tăng
dần từ Bắc vào Nam. D. Lượng mưa các nơi đều lớn.
------ HẾT ------
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
ĐA |
D |
D |
C |
A |
A |
B |
A |
A |
D |
B |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
ĐA |
A |
A |
C |
C |
B |
B |
A |
A |
B |
B |
Câu |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
ĐA |
D |
D |
A |
D |
B |
D |
B |
D |
B |
A |
Câu |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
ĐA |
B |
A |
B |
B |
B |
B |
D |
C |
B |
D |
ĐỀ 2 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn ĐỊA LÍ
LỚP 12 Thời gian: 45
phút |
Câu 1: Việt Nam có đường biên giới cả
trên đất liền và trên biển với nước nào sau đây ?
A. Trung
Quốc, Lào, Camphuchia. B. Lào, Campuchia.
C. Thái
Lan, Campuchia. D. Trung
Quốc, Campuchia.
Câu 2: Cho bảng số liệu:
Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng trong tổng diện tích rừng của
nước ta qua hai năm (đơn vị %)
Năm |
Tổng diện tích rừng trồng |
DT rừng tự nhiên |
DT rừng trồng |
1983 |
100 |
94,4 |
5,6 |
2015 |
100 |
75,6 |
24,4 |
Biểu đồ nào thích hợp nhất với bảng số liệu trên?
A. tròn. B.
đường. C. cột. D. miền.
Câu 3: Việt Nam vừa gắn với lục địa vừa
thông ra đại dương nào ?
A. Gắn
với lục địa Á - Âu và thông ra Đại Tây Dương.
B. Gắn
với một phần lục địa Phi thông ra Thái
Bình Dương.
C. Gắn
với lục địa Á - Âu và thông ra Ấn Độ Dương.
D. Gắn
với lục đại Á - Âu thông ra Thái Bình Dương.
Câu 4: Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì
phía Bắc
A. gần chí tuyến. B. gần chí tuyến, có một mùa đông lạnh.
C. có một mùa đông lạnh. D. có một mùa hạ có gió fơn
Tây Nam.
Câu 5: Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm của sông ngòi
Duyên hải miền Trung?
A. Lòng sông cạn và nhiều cồn cát. B. Chế độ nước thất thường.
C. Dòng sông ngắn và dốc. D. Lũ lên, xuống chậm và kéo dài.
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu
gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ là
A. gió Đông Bắc. B. gió Đông Bắc cùng với dải hội tụ nhiệt đới.
C. gió Tây Nam. D. gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 7: Các hệ sinh thái rừng
nhiệt đới gió mùa không có loại rừng nào sau đây ?
A. Rừng
tràm trên đất phèn. B. Rừng
thường xanh trên đá vôi.
C. Rừng
lá kim trên đất feralit đỏ vàng. D. Rừng
ngập mặn trên đất mặn ven biển.
Câu 8: Cho bảng số liệu:
Sự biến động diện tích rừng qua một số năm
Năm |
Tổng diện tích có rừng
(triệu ha) |
Diện tích rừng tự nhiên
(triệu ha) |
Diện tích rừng trồng (triệu
ha) |
Độ che phủ (%) |
1943 |
14,3 |
14,3 |
0 |
43,0 |
1983 |
7,2 |
6,8 |
0,4 |
22,0 |
2005 |
12,7 |
10,2 |
2,5 |
38,0 |
Để thể hiện sự biến động của diện tích rừng qua một số năm vẽ biểu
nào thích hợp nhất ?
A. đường. B. cột. C. tròn. D. kết hợp.
Câu 9: Điểm giống nhau của
địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là
A. đồi núi thấp chiếm ưu thế. B. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên rộng lớn.
C. có nhiều khối núi cao đồ sộ. D. nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Câu 10: Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền
Nam vì:
A. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ thấp hơn.
B. Miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền
Nam.
C. Miền Bắc có nền nhiệt cao hơn miền Nam.
D. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ cao hơn.
Câu 11: Phát biểu nào không
đúng khi nói về đai ôn đới gió mùa trên núi ?
A. Mưa
nhiều độ ẩm tăng. B. Có
tính chất khí hậu ôn đới.
C. Quanh
năm nhiệt độ dưới 150C. D. Nhiệt
độ mùa đông dưới 5oC.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam
trang 10, hãy
cho biết thung lũng sông có hướng vòng cung theo
hướng núi là
A. sông Chu. B. sông Cầu.
C. sông Mã. D. sông Đà.
Câu 13: Hai
bể dầu lớn nhất ở thềm lục địa nước ta là
A. bể Cửu Long Bể Sông Hồng. B. bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long.
C. bể Sông Hồng và Bể Trung Bộ. D. bể Thổ Chu - Mã Lai.
Câu 14: Miền Tây Bắc và Bắc
Trung Bộ không có đặc điểm nào sau đây ?
A. Có
các thung lũng sông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
B. Địa
hình cao, các dãy núi xen kẽ, dải đồng bằng thu hẹp.
C. Ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm, tính chất nhiệt đới tăng.
D. Khí
hậu cận xích đạo gió mùa, có hai mùa rõ rệt khô và mưa.
Câu 15: Theo công ước quốc tế về Luật Biển
năm 1982 thì vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lí được tính từ
A. đường
cơ sở trở ra. B. giới hạn ngoài của vùng lãnh hải trở ra.
C. vùng có độ sâu 200m. D. ngấn nước thấp nhất của thuỷ triều trở ra.
Câu 16: Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là
A. sự tác động của con người. B. giá trị về kinh tế.
C. độ cao và hướng núi. D. hướng nghiêng.
Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam
trang 9, hãy cho biết lượng mưa cao nhất của TP. Hồ Chí Minh là vào tháng mấy?
A. Tháng III. B. Tháng
V. C. Tháng VI. D.
Tháng IX.
Câu 18: Thiên nhiên vùng núi nào sau đây mang sắc thái cận nhiệt
đới gió mùa?
A. Vùng núi Trường Sơn. B. Vùng núi thấp Tây Bắc.
C. Vùng núi cao Tây Bắc. D. Vùng núi Đông Bắc.
Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam
trang 11, hãy cho biết loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông
Cửu Long ?
A. Đất phèn. B. Đất
xám. C. Đất phù sa sông. D. Đất mặn.
Câu 20: Sự khác nhau về thiên
nhiên giữa vùng núi Đông -Tây chủ yếu là do
A. kinh tuyến.
B. gió mùa Đông Bắc.
C. độ
cao của núi và sự hoạt động của gió mùa.
D. tác
động của gió mùa và hướng của các dãy núi.
Câu 21: Rừng ngập mặn ven biển
ở nước ta phát triển mạnh nhất ở ?
A. Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C.
Bắc Bộ. D. Nam
Bộ.
Câu 22: Căn cứ vào Atlat trang
10, hãy cho biết con sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta?
A. Sông Thái Bình. B. Sông
Đồng Nai.
C. Sông Hồng. D. Sông
Mê Công.
Câu 23: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông lớn nào sau đây?
A. Sông Hồng
với sông Chảy. B. Sông Đà với sông Lô.
C. Sông Đà
và sông Mã. D. Sông Hồng và sông Đà.
Câu 24: Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất diễn ra ở
A. Tây Nguyên. B. Bắc
Trung Bộ. C. Tây Bắc. D. Đông Bắc.
Câu 25: Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc không có đặc điểm nào sau đây?
A. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn. B. Có 2 - 3 tháng nhiệt độ dưới 180C.
C. Biên độ nhiệt năm thấp, có mùa đông lạnh. D. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
Câu 26: Điểm khác chủ yếu của
Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là
A. địa
hình bị chia cắt thành nhiều ô ruộng. B. diện tích rộng hơn đồng bằng sông Cửu Long.
C. thủy triều xâm nhập đồng bằng về mùa cạn. D. hệ thống kênh rạch
chằng chịt.
Câu 27: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc
trưng cho khí hậu nóng ẩm là
A. rừng cận xích đạo gió mùa. B. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
C. rừng xích đạo gió mùa. D. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
Câu 28: So với các nước cùng một vĩ độ,
nước ta có nhiều lợi thế hơn hẳn về
A. trồng được lúa, ngô, khoai.
B. phát triển cây cà phê, cao su.
C. trồng các loại cây lương thực và cây công
nghiệp nhiệt đới.
D. trồng được nho, cam, ô liu, chà là, thuốc lá… như Tây Á.
Câu 29: Nhiệt
độ các tỉnh miền Bắc thấp vào mùa đông so với miền Nam vì:
A. Miền Bắc có nhiều núi cao. B. Miền Bắc nằm xa Xích đạo
nên lạnh.
C. Miền Bắc hay có tuyết rơi. D. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.
Câu 30: Khu
vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là
A. vịnh Bắc Bộ.
B. duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc
Trung Bộ. D. vịnh Thái Lan.
Câu 31: Vai trò quan trọng của
Biển Đông đối với khí hậu Việt Nam là
A. làm tăng tính nóng bức trong mùa hè. B. làm giảm tính chất
khắc nghiệt của thời tiết.
C. làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc. D. gây fơn cho nhiều vùng núi nước ta.
Câu 32: Cảnh quan thiên nhiên
tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là
A. đới
rừng nhiệt đới. B. đới
rừng xích đạo.
C. đới
rừng nhiệt đới gió mùa. D. đới
rừng gió mùa cận xích đạo.
Câu 33: Nét nổi bật của địa
hình vùng núi Đông Bắc là
A. có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc - Đông Nam. B.
có địa hình cao nhất cả
nước.
C. gồm các dảy núi song song và so le. D. địa hình núi thấp chiếm
phần lớn diện tích.
Câu 34: Gió phơn Tây Nam chủ
yếu hoạt động ở khu vực nào sau đây ?
A. Bắc
Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc. B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
C. Đồng
bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. D. Duyên
hải Nam Trung Bộ.
Câu 35: Đặc điểm nào sau đây
không phải của đồng bằng ven biển Miền Trung ?
A. Chỉ
có một số đồng bằng được mở rộng. B. Bị
chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
C. Được
hình thành do các sông bồi đắp. D. Hẹp
ngang, được chia thành ba dải.
Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam
trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta vừa giáp với Lào vừa
giáp với Trung Quốc ?
A. Điên Biên. B. Nghệ
An. C. Hòa
Bình. D. Sơn La.
Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam
trang 12, hãy cho biết loại rừng nào chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta ?
A. Rừng tre nứa. B. Rừng
kín thường xanh.
C. Rừng trồng. D. Rừng
trên núi đá vôi.
Câu 38: Cảnh quan tiêu biểu
cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A. hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van, bụi gai nhiệt đới.
B. hệ sinh thái rừng rậm thường xanh quanh năm.
C. hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao.
D. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.
Câu 39: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi
A. thường xuyên được bồi đắp phù sa. B. có nhiều ô trũng ngập nước.
C. không được bồi đắp phù sa hàng năm. D. được canh tác nhiều nhất.
Câu 40: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai hệ thống sông lớn là
A. sông Hồng và sông Cả. B. sông Cả và sông Mã.
C. sông Hồng và sông Mã. D. sông Đà và sông Lô.
------ HẾT ------
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
ĐA |
D |
A |
D |
C |
D |
D |
C |
D |
D |
B |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
ĐA |
A |
B |
B |
D |
A |
C |
D |
D |
A |
D |
Câu |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
ĐA |
D |
C |
D |
D |
C |
A |
B |
C |
D |
B |
Câu |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
ĐA |
B |
C |
D |
A |
C |
A |
B |
D |
A |
A |