Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 cánh diều cả năm | Kế hoạch bài dạy môn Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 cánh diều cả năm.
BÀI 1: TRUYỆN NGẮN VÀ
TIỂU THUYẾT
Đọc – hiểu văn bản (1)
NGƯỜI
ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG
(Trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam)
– Đoàn Giỏi –
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng
lực chung
- Giao tiếp và
hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].
- Phát triển khả
năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2].
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng
tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản [3].
* Năng
lực đặc thù
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản
“Người đàn ông cô độc giữa rừng” [4].
- Nhận biết được một số yếu tố hình
thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền,
…) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của văn bản “Người đàn ông cô độc
giữa rừng” [5].
- Nhận biết được từ ngữ địa phương, đặc
sắc ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học được thể hiện trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [6].
- Viết được đoạn văn khát
quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [7].
2. Về phẩm chất: Có tình yêu
thương con người, biết cảm thông và chia sẻ với người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy
tính, bảng phụ và phiếu học tập.
- Tranh ảnh về
nhà văn Đoàn Giỏi và văn
bản “Người đàn ông cô
độc giữa rừng”.
- Các phiếu học
tập (Phụ lục đi kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.
b. Nội dung:
GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS,
sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết
nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học
c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Quan sát video, chú ý hình ảnh người đàn ông sau và nêu cảm nhận ban đầu của em về người đàn ông trong ảnh qua đoạn video?
- Bật video trích đoạn bộ
phim “Đất rừng phương Nam”
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát video, lắng nghe lời trong
video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của
GV hướng dẫn HS quan sát video, có thể
tạm dừng video để HS quan sát khung cảnh
B3: Báo cáo, thảo luận:
GV chỉ
định HS trả lời câu hỏi.
HS trả
lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
- Nhận xét câu trả
lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.
- Kết nối vào nội
dung đọc – hiểu văn bản.
Các em thân mến! Miền Tây Nam Bộ là một trong
những vùng đất đã đi vào trong rất nhiều tác phẩm văn học. Ở đó ta bắt gặp
không chỉ khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình mang nét riêng của miền Tây
Nam Bộ mà người đọc còn cảm nhận được những nét đẹp tâm hồn của con người nơi
đây. Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích tiểu thuyết “Đất rừng
phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi mà hôm nay cô và các em đi tìm hiểu sẽ cho
chúng ta cảm nhận rất rõ nét đẹp đó của con người miền Tây Nam Bộ được thể hiện
qua nhân vật Võ Tòng.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)
2.1 Tri thức đọc –
hiểu |
|
Mục tiêu: [2]; [3]; [5] Nội dung: GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn
thành nhiệm vụ nhóm |
|
Tổ chức thực hiện |
Sản phẩm |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm cặp đôi - Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để
cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu
cần thiết. ? Tính cách nhân vật
thường được thể hiện ở những phương diện nào? ? Bối cảnh trong truyện
là gì? ? Nêu tác dụng của việc
thay đổi ngôi kể trong tác phẩm tự sự? B2: Thực hiện nhiệm vụ -
HS quan
sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến. B3: Báo cáo, thảo luận -
GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. -
HS đại
điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và
ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. B4: Kết luận, nhận định HS: Những cặp đôi không báo
cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). GV: - Nhận
xét thái
độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi. - Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau. |
1. Tính cách nhân vật, bối cảnh * Bối cảnh trong truyện thường chỉ hoàn cảnh xã
hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian và địa
điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng);… 2. Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể Một câu chuyện có thể linh hoạt thay đổi ngôi
kể để việc kể được linh hoạt hơn… 3. Ngôn ngữ các vùng miền - Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam,
vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng. Tính đa dạng tiếng Việt thể
hiện ở mặt ngữ âm và từ vựng: + Về ngữ âm: một từ ngữ có thể được phát âm
không giống nhau ở các vùng miền khác nhau. + Về từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có từ
ngữ mang tính địa phương. |
2.2 Đọc – hiểu văn bản (…’)
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (…’) |
|||||||||||||||||
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [4]; [5] Nội dung: GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu
chung HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn
thành nhiệm vụ nhóm |
|||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện |
Sản phẩm |
||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm cặp đôi - Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để
cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu
cần thiết. Phiếu học tập số 1 B2: Thực hiện nhiệm vụ -
HS quan
sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến. B3: Báo cáo, thảo luận -
GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. -
HS đại
điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và
ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. B4: Kết luận, nhận định HS: Những cặp đôi không báo
cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). GV: - Nhận
xét thái
độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi. - Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau 2. Tác phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) a. Đọc - Hướng dẫn
đọc nhanh. + Đọc giọng
to, rõ ràng và lưu loát. + Thể hiện
rõ giọng điệu và ngôi kể thứ nhất (lời kể của cậu bé An). - Hướng dẫn
cách đọc chậm (đọc theo thẻ). + Đọc thẻ
trước, viết dự đoán ra giấy. + Đọc văn
bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán. - Cho học
sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn. b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời
các câu hỏi còn lại: ? Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” viết về ai
và về sự việc gì? ? Văn bản được trích
dẫn từ tác phẩm nào của nhà văn Đoàn Giỏi? ? Văn
bản thuộc thể loại gì? ?
Dựa vào tri thức Ngữ văn hãy cho biết nhân vật chính trong văn bản này là ai?
?
Văn bản sử dụng những ngôi kể nào? Nêu tác dụng của từng ngôi kể? ?
Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: 1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt. 2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: 2. Xem lại nội dung
phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời, hướng
dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: - Trả lời các câu
hỏi của GV. - HS khác nhận xét,
bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái đọc
tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi. - Chốt kiến thức,
cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau. |
1.
Tác giả - Đoàn Giỏi (1925 – 1989) -
Quê: Tiền
Giang - Ông nổi tiếng với tiểu
thuyết "Đất rừng phương Nam" viết cho lứa tuổi thiếu nhi, được tái
bản rất nhiều lần và dịch ra nhiều tiếng nước ngoài. 2. Tác phẩm a)
Đọc và tóm tắt -
Đọc -
Tóm tắt b) Tìm hiểu chung - Bối cảnh: là các tỉnh Tây Nam, vào năm 1945, sau khi
thực dân Pháp trở lại xâm chiếm miền Nam. - Xuất xứ: tiểu
thuyết “Đất rừng phương Nam”. - Thể loại: tiểu thuyết - Nhân vật chính:
Võ Tòng - Ngôi kể:
ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 (có sự chuyển đổi ngôi kể) - Bố cục: 2
phần + Phần 1: Người đàn
ông cô độc giữa rừng qua ngôi kể thứ nhất. + Phần 2: Người đàn
ông cô độc giữa rừng qua ngôi kể thứ ba. |
||||||||||||||||
Sản
phẩm tổng hợp: |
|||||||||||||||||
II. ĐỌC & TÌM HIỂU CHI TIẾT VB (…’) |
|||||||||||||||||
1. Nhan đề của văn bản |
|||||||||||||||||
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nhan đề và ý nghĩa nhan đề
của văn bản Nội dung: GV sử dụng KT tia chớp kết hợp với KT đặt câu hỏi để tìm hiểu về nhan
đề của văn bản HS suy
nghĩ và làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi của giáo viên. |
|||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện |
Sản phẩm |
||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Nhan đề của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc nhan đề văn bản và suy nghĩ cá nhân GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách đặt các câu
hỏi phụ (nếu HS không trả lời được). ? Cô độc là sống với những ai? ? Giữa rừng gợi không gian ở đâu? B3: Báo cáo thảo luận GV yêu cầu một vài HS trình bày cảm nhận của mình
về nhan đề văn bản. HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại theo
dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS - Chốt nội dung (sản phẩm). - Chuyển dẫn sang nội dung sau. |
“Người đàn ông cô độc giữa rừng” => - Người đàn ông -> nhân vật chính - Cô độc: hoàn cảnh sống một mình. - Giữa rừng: không gian sống à Gợi tả về một người đàn ông đặc biệt, gây sự
chú ý và tò mò đối với độc giả. |
||||||||||||||||
1. Võ Tòng qua lời kể của ngôi kể thứ nhất (20’) |
|||||||||||||||||
Mục tiêu: [1]; [2]; [3];
[7] Nội
dung: GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tìm hiểu về nhân vật Võ Tòng qua
điểm nhìn của ngôi kể thứ nhất. HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn
thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm. |
|||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp. - Giao nhiệm vụ: hoàn
thiện phiếu học tập số 2 bằng cách trả lời các câu hỏi 1, 2, 3. - Thời gian: 7 phút Dự kiến tình huống khó
khăn:
HS gặp khó khăn trong câu hỏi số 3. Tháo gỡ: (GV gợi ý HS bằng
cách hướng dẫn các em đọc đoạn văn: “có lẽ bố chúng nói đúng… bắt đầu mùa
sinh nở của chúng”). B2: Thực hiện nhiệm vụ HS - Quan sát những chi
tiết trong SGK (GV đã chiếu trên màn hình). - Đọc đoạn văn: “có
lẽ bố chúng nói đúng… bắt đầu mùa sinh nở của chúng”). GV hướng dẫn HS chú ý đoạn 1 (đặc biệt
là đoạn văn: “có lẽ bố chúng nói đúng… bắt đầu mùa sinh nở của chúng”.
B3: Báo cáo, thảo luận GV: -
Yêu cầu HS trình bày. -
Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm. - HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn
(nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) -
Nhận xét
câu trả lời của HS. -
Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau. |
|
||||||||||||||||
3. Võ Tòng qua lời kể của ngôi thứ ba (…’) |
|||||||||||||||||
Mục tiêu: [1]; [2]; [3];
[8] Nội dung: GV
sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu về cuộc trò
chuyện giữa Mên và Mon ở phần 2. HS
làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và
báo cáo sản phẩm. |
|||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện |
Sản phẩm |
||||||||||||||||
B1:
Chuyển giao nhiệm vụ (GV) 1. Chỉ ra dấu hiệu chuyển đổi ngôi kể của đoạn
3? 2. Vì sao người đàn ông sống cô độc
trong rừng lại có tên gọi Võ Tòng? 3. Vì sao Võ Tòng lại đến ở một mình trong khu
rừng? 5. Trao đổi và chia sẻ để hoàn thiện phiếu bài
tập số 3 Phiếu học tập số 3 B2:
Thực hiện nhiệm vụ HS: đọc
ngữ liệu trong SGK (đoạn 3), suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi. GV: - Dự kiến KK:
HS khó trả
lời câu hỏi số 1 - Tháo gỡ KK: GV nói thêm về nhân
vật Võ Tòng trong truyên. B3:
Báo cáo, thảo luận GV: -
Yêu cầu HS trình bày. -
Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS -
Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4:
Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái
độ làm việc,
ý kiến nhận xét và sản phẩm của các nhóm. - Chốt kiến thức
lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau. |
a. Nguồn gốc tên gọi “Võ Tòng” - Do giết hổ chúa trong rừng. - Trên mặt có vết sẹo bởi cái tát của con hổ
chúa trước khi chết. b. Lai lịch của Võ Tòng. - Là một gã đàn ông hiền lành và vô cùng yêu
vợ. - Từng có một gia đình (vợ gã là người đàn bà
xinh đẹp). - Vì chiều vợ, đào măng cho vợ ăn khi vợ mang
bầu nên bị tên địa chủ đánh vào đầu (đầu là nơi thờ phụng ông bà thì mày tới
số rồi). - Vung dao chém vào mặt tên địa chủ. à NT: kể, tả, sử dụng ngôi kể thứ ba để tạo điểm
nhìn khách quan. ð Võ Tòng là một người
đàn ông khỏe mạnh, tính tình ngay thẳng, gan dạ và rất tự trọng. |
||||||||||||||||
III. TỔNG KẾT (…’) |
|||||||||||||||||
Mục tiêu: [1]; [2]; [8] Nội dung: -
GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để khái quát giá trị nghệ
thuật và nội dung của văn bản… - HS
làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm. |
|||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện |
Sản phẩm |
||||||||||||||||
B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm theo bàn. -
Giao nhiệm vụ cho các nhóm: ? Nêu những
biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? ? Nội dung
chính của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”? ? Qua giờ học, em rút ra bài học
gì khi khám phá một tác phẩm tự sự?
Đặc biệt là khi đi tìm hiểu nhân vật? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn
thành nhiệm vụ. GV hướng theo
dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ
(nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần). GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh
giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét thái độ
và kết quả làm việc của từng nhóm. - Nhận
xét và chốt sản phẩm lên Slide |
1. Nghệ thuật - Đan xen và lồng ghép 2 ngôi kể (ngôi kể thứ
nhất và ngôi kể thứ ba. - Sử dụng ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ. 2. Nội dung - Kể về cuộc gặp gỡ của
cậu bé An với chú Võ Tòng – một người đàn ông cô độc giữa rừng U Minh vùng
Tây Nam Bộ. Qua đó người đọc cảm nhận được chú Võ Tòng không chỉ là người
giản dị, mộc mạc, chân thành mà còn là người thẳng thắn, bộc trực, giàu lòng
yêu nước, căm thù giặc. Đây cũng chính là nét đẹp của người dân miền Tây Nam
Bộ thời bấy giờ. 3. Khi phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự a)
Về ngôi kể - Vai trò của từng ngôi
kể đặc biệt là sự chuyển đổi ngôi kể trong tác phẩm đem đến khả năng di
chuyển điểm nhìn nghệ thuật đồng thời mang đến sự linh hoạt trong lời kể. b)
Khi tìm hiểu về nhân vật Chú ý các phương diện sau: - Ngoại hình - Tính cách - Ngôn ngữ (lời nói) - Hành động - Suy nghĩ - Lai lịch… |
||||||||||||||||
3. HĐ 3: Luyện tập
(16’)
a) Mục tiêu: Vận dụng
kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
b) Nội dung: HS hoạt
động cá nhân làm bài tập của GV giao.
c) Sản
phẩm: Câu 1: A; Câu 2: D; Câu 3: D; Câu 4: C
d) Tổ chức thực hiện
B1:
Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Câu 1: Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa
rừng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Đất rừng phương Nam B. Ngọn tầm vông
C. Từ đất Tiền Giang D. Sông
nước Cà Mau
Câu 2: Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa
rừng” sử dụng ngôi kể nào?
A. Ngôi kể thứ nhất B. Ngôi
kể thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi kể thứ nhất và thứ ba
Câu 3: Qua ngôi kể thứ nhất, Võ Tòng hiện
lên là một nhân vật như thế nào?
A. Là một người đàn ông hiền lành,
thật thà.
B. Là một người cởi mở, hiếu khách.
C. Là một người chân thành, mộc mạc
D. Là một người mộc mạc, giản dị,
chân thành, cởi mở và yêu nước, căm thù giặc
Câu 4: Qua ngôi kể thứ ba, Võ Tòng hiện
lên là một nhân vật như thế nào?
A. Là một người đàn ông hiền lành,
thật thà.
B. Là một người cởi mở, hiếu khách.
C. Là người đàn ông hiền
lành, khỏe mạnh, tính tình bộc trực, có chí khí nhưng số phận lại vô cùng bất hạnh.
D. Là một người yêu nước, căm thù giặc.
B2: Thực
hiện nhiệm vụ
GV: Chiếu bài tập
HS: Đọc yêu cầu của bài và lựa chọn đáp
án
B3: Báo
cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu HS lựa chọn đáp án.
- HS trả lời, các em còn lại theo dõi, nhận
xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS
bằng điểm số hoặc bằng
cách chốt đáp án đúng.
4. HĐ 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận
dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.
b) Nội dung: GV giao
nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản
phẩm: Đoạn văn của học sinh (Sau khi đã
được GV góp ý, nhận xét và chỉnh sửa).
d) Tổ chức thực hiện
B1:
Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em
về nhân vật Võ Tòng?
B2: Thực
hiện nhiệm vụ
GV gợi ý cho HS bằng việc bám sát văn
bản (đặc biệt là những chi tiết kể/tả về Võ Tòng…
HS đọc lại văn bản, suy nghĩ cá nhân và
viết đoạn văn.
B3: Báo
cáo, thảo luận
GV hướng
dẫn các em cách nộp sản phẩm trên zalo nhóm hoặc trên Padlet
HS nộp sản
phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết
luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý
thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có) trên zalo nhóm lớp/môn…
* Dặn dò: Về học kĩ nội dung
của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài “Buổi học cuối cùng”