Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô và các em học sinh cùng quý phụ huynh tài liệu Đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 3 theo từng tuần file word.
Tài liệu gồm đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 3 theo từng tuần, giúp học sinh luyện tập, ôn tập, củng cố kiến thức của tuần học để chuẩn bị sẵn sàng cho các kì thi quan trọng trong năm.
Tài liệu đầy đủ 35 tuần học theo chương trình mới. Link tải ở cuối trang.
ĐỀ 1
* ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài văn sau:
HÃY CAN ĐẢM LÊN
Hôm ấy, để
thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của
rừng. Đường núi lắm dốc hiểm trở nhưng cuối cùng tôi cũng lên được nơi mình
thích. Nửa tháng nay, toàn phải ở nhà học, bây giờ tôi chằng khác nào “ chim
được sổ lồng” cứ chạy hết góc này đến góc khác để ngắm cảnh đồi núi và mải mê
hái quả ăn.
Tôi say
sưa với cảnh đồi núi mãi đến tận trưa mới chịu về. Đang trên đà xuống dốc thì
phanh xe bỗng nhiên bị hỏng. Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên. Tim tôi
như vỡ ra làm trăm mảnh. Hai bên đường là vực thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo,
có đoạn bị cây cối che khuất. Lúc này tôi chỉ biết là mình đang gặp nguy hiểm
và có thể phải chết. Tôi định nhắm mắt buông xuôi để chiếc xe lao vào đâu cũng
được thì trong đầu bỗng lóe lên một suy nghĩ: phải cầm chắc tay lái và nghĩ tới
một điều may mắn đang chờ ở phía trước. Cố gắng cầm ghi đông thật chặt, tôi tập
trung chú ý vào đoạn đường mình sẽ qua. Thế rồi chiếc xe vẫn lao xuống vùn vụt
nhưng tôi cảm thấy an toàn hơn nhiều vì rất bình tĩnh. Cuối cùng xe cũng vượt
qua được đoạn dốc một cách an toàn. Tôi thở phào nhẹ nhõm !
Bạn ạ, dù
ở trong hoàn cảnh nào, nếu có lòng cna đảm vượt lên chính mình để chiến thăng
nỗi sợ hãi thì bạn sẽ vượt qua được hết mọi nguy hiểm , khó khăn.
( Theo Hồ Huy Sơn)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời
đúng:
1. Để giảm bớt sự căng thẳng,
mệt mỏi trong học tập, bạn nhỏ trong bài văn đã làm gì ?
a, Đi chơi công viên.
b, Đi cắm trại.
c, Lên núi ngắm cảnh và
thưởng thức hoa quả của rừng.
2. Điều gì xảy ra với bạn nhỏ
trên đường về nhà ?
a, Bạn bị ngã.
b, Phanh của bạn bị hỏng.
c, Có một cây gỗ chặn ngang
đường.
3. Những câu văn nào nói về
tình thế nguy hiểm của bạn nhỏ?
a, Đang trên đà xuống dốc thì
phanh xe bỗng nhiên bị hỏng.
b, Chiếc xe lao đi vùn vụt
như một mũi tên.
c, Tim tôi như vỡ ra làm trăm
mảnh.
d, Hai bên đường là vực thẳm,
con đường thì ngoằn ngoèo, có đoạn bị cây cối che khuất.
4. Trước sự nguy hiểm, bạn
nhỏ đã làm gì ?
a, Buông xuôi , không lái để
xe tự lao đi.
b, Nghĩ tới một điều may mắn
đang chờ phía trước, bình tĩnh, can đảm cầm chắc ghi đông để điều khiển xe
xuống dốc.
c, Tìm cách nhảy ra khỏi xe.
5. a, Hãy viết tiếp vào chỗ
trống để có câu văn nói lên bài học rút ra từ câu chuyện.
Các bạn ạ, dù trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm nào,
nếu......................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b, Hãy viết từ 2-3 câu để nêu
lên ý nghĩa câu chuyện:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Dòng nào nêu đúng các từ
chỉ sự vật trong câu văn: “Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi
ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.” ?
a, không khí, xe, núi, ngắm,
cảnh, hoa quả, rừng.
b, hôm , xe, núi, thưởng thức,
hoa, quả, rừng.
c, hôm, không khí, xe, núi,
hoa quả, rừng.
2. Những câu văn nào có hình
ảnh so sánh?
a, Tôi chẳng khác nào “ chim
được sổ lồng”.
b, Tôi say sưa với cảnh đồi
núi mãi đến tận trưa mới chịu về
c, Chiếc xe lao đi vùn vụt
như một mũi tên
d, Tim tôi như vỡ ra làm trăm
mảnh.
3. Điền tiêp svào chỗ trống
để có hình ảnh so sánh.
a, Cảnh rừng núi đẹp như
.......................................................................................
b, Con đường ngoằn ngoèo uốn
lượn như..............................................................
4. Nối hình ảnh so sánh ở cột
trái với nghĩa thích hợp ở cột phải.
A
B
a,
như chim được sổ lồng |
|
1.
rất sợ |
b,
như một mũi tên |
|
2.
rất nhanh |
c,
tim như vỡ ra thành trăm mảnh |
|
3.
rất tự do |
5. Những từ ngữ nào có thể
điền vào chỗ trống trong câu “ Tình thế
của tôi như ....” để có hình ảnh so sánh nói về tình thế nguy hiểm của bạn
nhỏ trong bài ?
a, trứng chọi đá.
b, ngàn cân treo sợi tóc.
c, nước sôi lửa bỏng.
* LUYỆN NÓI - VIẾT
1. Dũng
cảm là một đức tính của người đội viên. Trong lịch sử có nhiều đội viên dũng
cảm đã trở thành tấm gương sáng cho nhiều thế hệ Thiếu nhi Việt Nam noi theo
như Kim Đồng, Vừ A Dính, Dương Văn Nội, Kơ-pa-kơ-lơng, Nguyễn Bá Ngọc,...
Em hãy
viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể về một đội viên dũng cảm.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
***********************************
ĐỀ 2
* ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài văn sau:
THẦY GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Giờ học
Giáo dục công dân, thầy bước vào lớp với vẻ mặt tươi cười. Cả lớp đứng dậy chào
thầy. Ở cuối lớp , Nam vẫn nằm gục trên bàn ngủ khì khì. Thầy cau mày từ từ
bước xuống. Khác với suy nghĩ của chúng tôi, thầy đặt tay lên vai Nam rồi nói
nhẹ nhàng: “ Tỉnh dậy đi em! Vào học rồi, công dân bé nhỏ ạ!”.
Thầy quay
bước đi lên trước lớp và nói: “ Hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra 15 phút. Các em
hãy nghiêm túc làm bài cho tốt nhé. Thầy rất mong các em có tính độc lập và tự
giác cao trong học tập”.
“ Thôi
chết tôi rồi! Hôm qua thằng Nam rủ tôi đi đá bóng suốt cả buổi chiều. Làm thế
nào bây giờ ?”.
Bỗng lúc
ấy có người gọi thầy ra gặp. Tôi sung sướng đến phát điên lên. Tôi mở vội sách
ra, cho vào ngăn bàn, cúi sát đầu xuống để nhìn cho rõ và chép lấy chép để.
Bỗng một giọng nói trầm ấm vang lên từ phía sau lưng tôi: “ Em ngồi như vậy sẽ vẹo
cột sống và cận thị đấy! Ngồi lại đi em!”. Tôi bối rối, đầu cúi gằm, tim đập
loạn xạ, chân tay run rẩy...
Thầy quay
bước đi lên trước lớpcứ như không hề biết tôi đã giở sách vậy. Tôi xấu hổ khi
bắt gặp cái nhìn như biết nói của thầy . Bài kiểm tra đã làm gần xong nhưng sau
một hồi suy nghĩ, tôi chỉ nọp cho thầy một tờ giấy có hai chữ “ Bài làm” và một
câu: “ Thưa thầy, em xin lỗi thầy!”. Nhận bài kiểm tra từ tay tôi, thầy lặng đi
rồi mỉm cười như muốn nói: “ Em thật dũng cảm!”.
Tôi như
thấy trong lòng mình thanh thản, nhẹ nhõm. Bầu trời hôm nay như trong xanh hơn.
Nắng và gió cũng líu ríu theo chân tôi
về nhà.
( Theo Nguyễn Thị Mỹ Hiền)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời
đúng:
1. Thầy giáo làm khi thấy Nam
ngủ gật trong lớp ?
a, Thầy giáo gọi Nam dậy và
nhắc nhở.
b, Thầy yêu cầu bạn ngồi bên
cạnh gọi Nam dậy.
c, Thầy đặt tay lên vai Nam
rồi nói nhẹ nhàng: “ Tỉnh dậy đi em! Vào học rồi, công dân bé nhỏ ạ!”.
2. Vì sao bạn nhỏ trong câu
chuyện không làm được bài kiểm tra ?
a, Vì bạn bị mệt.
b, Vì hôm trước bạn mải chơi đá bóng suốt cả buổi
chiều, không học bài.
c, Vì bạn không hiểu đề bài.
3. Nhìn thấy bạn nhỏ cúi sát
đầu vào ngăn bàn chép bài, thầy giáo đã làm gì ?
a, Thầy lờ đi như không biết.
b, Thầy nhẹ nhàng nói: “ Em
ngồi như vậy sẽ vẹo cột sống và cận thị đấy! Ngồi lại đi em!”.
c, Thầy thu vở không cho bạn
chép tiếp.
4. Vì sao bạn nhỏ không nộp
bài kiểm tra mặc dầu đã chép gần xong?
a, Vì bạn thấy có lỗi trước
lòng vị tha, độ lượng của thầy.
b, Vì bạn sợ các bạn trong
lớp đã biết việc mình chép bài.
c, Vì bạn sợ bị thầy phạt.
5. Hành động nào của bạn nhỏ
khiến em thấy bất ngờ, thú vị nhất? Vì sao?
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b, Hành động nào của thấy
giáo dục công dân khiến em thấy cảm phục nhất? Vì sao?
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Nối “thiếu”, “ nhi” với
những tiếng chúng có thể kết hợp để tạo từ.
niên |
|
|
|
niên |
khoa |
|
thiếu |
|
đồng |
bệnh |
|
|
|
gia |
hài |
|
nhi |
|
phụ |
2. Dòng nào nêu đúng những từ
có ở trong bài chỉ đức tính tốt mà người học sinh cần có?
a, độc lập, tự giác, nhẹ
nhàng.
b, nghiêm túc, chép bài, dũng
cảm.
c, độc lập, tự giác , dũng
cảm.
3. Nối từng từ ( có trong bài
văn “ Thầy giáo dục công dân”) ở cột trái với lời giải nghĩa thích hợp ở cột
phải.
a,
độc lập |
|
1.
không sợ khó khăn, nguy hiểm, dám chịu trách nhiệm |
b,
tự giác |
|
2.
tự mình thực hiện nhiệm vụ, không cần dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. |
c,
dũng cảm |
|
3.
tự mình thực hiện những việc cần làm, không cần có ai nhắc nhở kiểm soát. |
4. Điền bộ phận còn thiếu vào
chỗ trống để tạo câu có mẫu Ai là gì ?
a,
Nam................................................................................................
b, Bạn nhỏ trong
bài................................................................................................
c,.................................................................là
người thầy độ lượng bao, bao dung.
5. Nối từng ô ở cột trái với
ô thích hợp ở cột phải để tạo câu theo mẫu Ai
là gì ?
a,
Trường học |
|
1.
là tấm gương sáng cho học sinh noi theo |
b,
Thiếu nhi |
|
2. là ngôi nhà thứ hai của em. |
c,
Thầy cô |
|
3. là tương lai của đất nước. |
* LUYỆN NÓI - VIẾT
1. Đặt mình vào vai người học
sinh trong câu chuyện “Thầy giáo dục công dân”, em hãy nói lên suy nghĩ của
mình khi quyết định không nộp bài kiểm tra đã chép.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
ĐỀ 3
* ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài văn sau:
HOA TẶNG MẸ
Một người
dàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện.
Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng hơn trăm ki-lô-mét. Vừa bước ra khỏi ô tô, anh
thấy một bé gái đang lặng lẽ khóc bên vỉa hè. Anh đến gần hỏi cô bé vì sao cô
khóc . Cô bé nức nở:
- Cháu
muốn mua tặng mẹ cháu một bông hồng. Nhưng cháu chỉ có 75 xu mà giá một bông
hồng những 2 đô la.
Người dàn
ông mỉm cười nói:
- Đừng
khóc nữa! Chú sẽ mua cho cháu một bông.
Người đàn
ông chọn mua một bông hồng cho cô bé và đặt một bó hồng gửi tặng mẹ qua dịch
vụ. Xong, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé cảm ơn, rồi chỉ
đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một ngôi mộ mới đắp. Cô bé chỉ
ngôi mộ và nói:
- Đây là
nhà của mẹ cháu.
Nói xong,
cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên mộ mẹ.
Ngay sau
đó, người đàn ông quay lại cửa hàng hoa. Anh hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một
bó hồng thật đẹp. Anh lái xe một mạch về nhà để trao tận tay bà bó hoa.
( Theo Ca dao)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời
đúng:
1. Người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để làm gì ?
a, Mua hoa về nhà tặng mẹ.
b, Mua hoa gửi tặng mẹ mình
qua dịch vụ bưu điện.
c, Hỏi han cô bé đang khóc
bên vỉa hè.
2. Vì sao cô bé khóc ?
a, Vì cô bé bị lạc mẹ.
b, Vì mẹ cô bé không mua cho
cô bé một bông hồng.
c. Vì cô bé không đủ tiền mua
một bông hồng tặng mẹ.
3. Người đàn ông đã làm gì để giúp cô bé ?
a, Mua cho cô một bông hồng
để tặng mẹ.
b, Chở cô bé đi tìm mẹ.
c, Giúp cô tìm đường về nhà.
4. Việc làm nào của cô bé khiến người đàn ông quyết định không gửi
hoa qua dịch vụ bưu điện mà lái xe về nhà, trao tận tay mẹ bó hoa ?
a, Ngồi khóc vì không đủ tiền
mua hoa cho mẹ.
b, Đi một quãng đường dài đến
gặp mẹ để tặng hoa.
c, Đặt một bông hoa lên ngôi
mộ để tặng để tặng cho người mẹ đã mất.
5. Em có suy nghĩ gì về những việc làm của cô bé trong câu chuyện ?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
* LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ người , sự vật trong câu văn: “ Một người dàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa
để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện.” ?
a, người, đàn ông, xe, mua,
tặng, hoa, dịch vụ, bưu điện.
b, người, đàn ông, dừng, cửa
hàng, hoa, mẹ, dịch vụ, bưu điện.
c, người, đàn ông, xe, cửa
hàng, hoa, mẹ, dịch vụ, bưu điện.
2. Điền tiếp vào chỗ trống để có câu theo mẫu Ai là gì ?
a, Cô
bé trong câu chuyện là
...........................................................................................
b,
Người đàn ông trong câu chuyện là
..................................................................................................................................................................................................................................................................
c, Bông hồng đó là
...........................................................................................
3. Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm vào từng chỗ trống
trong đoạn văn sau cho thích hợp và viết lại đoạn văn cho đúng chính tả.
Cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên mộ
mẹ Thấy thế người đàn ông rất xúc động Anh nhớ tới mẹ của mình Không chút chần chừ anh mua một bó hoa thật đẹp lái xe một mạch về nhà đẻ gặp mẹ
4. Dòng nào nêu đúng câu hỏi cho bộ phận được in
đậm trong các câu văn sau:
a, Cô bé ấy là một người con hiếu thảo .
a1. Cô bé ấy là ai ?
a2. Cô bé ấy như thế nào ?
a3. Cô bé ấy là một người con như thế nào ?
b, Người đàn ông dừng xe trước cửa hàng để mua hoa tặng mẹ.
b1. Người đàn ông làm gì ?
b2. Người đàn ông dừng xe trước cửa hàng để làm
gì ?
b3. Người đàn ông dừng xe ở đâu ?
* LUYỆN NÓI - VIẾT
Đặt mình
vào vai người đàn ông, em hãy kể tóm tắt câu chuyện trên.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................