Từ khóa: Kế hoạch bài dạy lịch sử 10 chân trời sáng tạo, Kế hoạch bài dạy lịch sử 10, Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo, Giáo án lịch sử 10.
Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Kế hoạch bài dạy lịch sử 10 chân trời sáng tạo học kì 1 file word.
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC VAI TRÒ
CỦA SỬ HỌC
Bài 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC
LỊCH SỬ (T1)
I. MỤC TIÊU
- Giúp
HS làm quen với lịch sử với tư cách là một môn khoa học thực sự, rất cần thiết
và hữu ích cho cuộc sống con người. Là một khoa học, sử học có đối tượng nghiên
cứu, nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu riêng và có chức năng nhiệm vụ quan
trọng trong đời sống con người.
- HS
khắc phục những sai lầm, nhất là cách tư duy một chiều về lịch sử, coi lịch sử
là môn học thuộc lòng những kiến thức có sẵn, không cần khám phá gì thêm và
cũng không vận dụng được gì trong cuộc sống. Qua đó giúp HS phát triển toàn
diện ba nhóm năng lực cơ bản của môn học, bao gồm năng lực tìm hiểu, năng lực
nhận thức, tư duy lịch sử và năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trên
cơ sở những kiến thức cơ bản, gần gũi hữu ích.
- Giúp
HS phát triển những phẩm chất cốt lõi như: trung thực, khách quan, trách nhiệm,
chăm chỉ và sáng tạo trong cuộc sống.
1. Về kiến thức:
- Trình
bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch
sử thông qua ví dụ cụ thể.
- Giải
thích được khái niệm Sử học.
- Nêu
được chức năng nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học
- Nêu
được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức
độ đơn giản)
- Phân
biệt được các nguồn sử liệu, biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử
liệu để học tập, khám phá lịch sử.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: Năng
lực giao tiếp và hợp tác; tự
học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng:
+ Rèn luyện
cho học sinh kĩ năng sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập
lịch sử , trình bày, giải thích, phân tích...sự kiện, quá trình lịch sử liên
quan đến bài học, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết những tình
huống/bài tập nhận thức mới.
+ Trên
cơ sở đó góp phần hình thành và phát triển các năng lực: Tìm hiểu lịch sử, nhận
thức lịch sử, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.
3. Về phẩm chất:
- Bồi
dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức
tìm tòi khám phá lịch sử
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
-
Giáo án (kế hoạch dạy học): Dựa vào nội dung của
Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và
phẩm chất của HS.
-
Một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu
lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
-
Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.
-
Máy tính, máy chiếu (nếu có) .
2. Học sinh:
-
Sách giáo khoa
-
Tranh ảnh tư liệu sưu tầm
liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV
III. TIẾN TRÌNH DẠY
-HỌC:
1 .HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của HS, giúp HS nhận thức được đây
là một sự kiện lịch sử. Tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới
b. Nội dung : Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả
lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm:
Đây là sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV
chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Giáo viên cho
HS xem một đoạn video về sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Xem video
và cho biết sự kiện lịch sử nào đang được
nhắc tới trong video?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3:
Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét,
bổ sung.
Bước 4:
Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội
dung mới.
Lịch sử là một dòng chảy liên tục
theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại, diễn ra một lần và không lặp lại.
Lịch sử được hậu thế nhận thức dựa vào những mảnh vỡ của sự kiện (Tức sử
liệu) và bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của con người. Vậy làm thế nào để
tiếp cận lịch sử một cách khách quan, trung thực gần với sự thật nhất? Để trả
lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu vào bài học hôm nay. |
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Lịch sử
a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử
và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể
- Góp phần hình
thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.
b. Nội dung : Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm trả lời
các câu hỏi của giáo viên
c. Sản phẩm: Khái niệm lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1: Thảo luận cặp đôi
GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi
sau:
? Lịch
sử là gì?
?
Hiện thực lịch sử là gì?
?
Nhận thức lịch sử là gì?
Nhiệm vụ 2: Làm bài tập
- GV
lấy ví dụ cho HS về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
+ Sự
kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 là Hiện thực lịch sử
+ Câu
chuyện Con ngựa thành Tơ-roa là
Nhận thức lịch sử
- Bài tập 1: xác định hiện thực lịch sử và nhận thức lịch
sử:
GV
đưa ra 1 số bài tập về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử để HS thực hiện
+ Sự kiện 1: Tại nơi đây, ngày 27/4/1521 La-pu-la-pu
và người dân địa phương đã đẩy lùi quân xâm lược Tây Ban Nha và giết chết tên
chỉ huy Ma-gien-lăng. Do đó, La-pu-la-pu đã trở thành người Phi-lip-pin đầu
tiên đánh đuổi được quân xâm lược Châu Âu. (Bia tưởng niệm thủ lĩnh
La-pu-la-pu)
+Sự kiện 2: Di tích bãi cọc Bạch Đằng
+ Sự
kiện 3: Mũi tên bằng Đồng tìm thấy ở Cổ Loa (1959)
+Sự
kiện 4: Chuyện nỏ thần
- Bài tập 2: Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai tư liệu (tư liệu 3 SGK)?
Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
Tư
liệu a |
Tư
liệu b |
Tại
nơi đây, ngày 27/4/1521 La-pu-la-pu và người dân địa phương đã đẩy lùi quân
xâm lược Tây Ban Nha và giết chết tên chỉ huy Ma-gien-lăng. Do đó,
La-pu-la-pu đã trở thành người Phi-lip-pin đầu tiên đánh đuổi được quân xâm
lược Châu Âu. |
Tại
nơi đây trong cuộc đụng độ với các chiến binh của La-pu-la-pu - thủ lĩnh đảo
Mác-tan, Ma-gien-lăng đã chết vào ngày 27/4/1521. Vich-to-ri-a
một trong những con tàu của đoàn thám hiểm do Gioan Xê-bát-ti-an chỉ huy đã
rời Xê-bu vào ngày 1/5/1521 trở về Tây Ban Nha. Hoàn thành chuyến đi vòng
quanh thế giới đầu tiên bằng đường biển. |
Bước 2. Thực hiện
nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi
thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- Nhóm HS
lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập
HS phân
tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
Dự kiến
sản phẩm
Bài tập 1:
+ Sự kiện 1: Nhận thức lịch sử
+Sự kiện 2: Hiện thực lịch sử
+ Sự
kiện 3: Hiện thực lịch sử
+ Sự
kiện 4: Nhận thức lịch sử
Bài tập 2:
- Giống nhau
+ Cùng phản ánh về một sự kiện: Cuộc hành trình đi
vòng quan thế giới bằng đường biển
+ Cùng đề cập đến một nhân vật lịch sử:
Phéc-đi-Ma-gien-lăng (Chỉ huy đoàn thủy thủ) và La-pu-la-pu (Thủ lĩnh địa
phương)
- Khác nhau
Tư
liệu a |
Tư
liệu b |
-Ma-gien-lăng
tiếp tục chỉ huy đội quân xâm lược |
-
Ma-gien-lăng chỉ huy đoàn thủy thủ thực hiện cuộc phát kiến địa lí |
Sự
kiện đó là cuộc xâm lược đầu tiên của thực dân châu Âu đến Phi-líp-pin |
Sự
kiện đó là cuộc phát kiến địa lí vĩ đại: Lần đầu tiên con người đi vòng quanh
thế giới bằng đường biển |
GV bổ
sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của
học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
I.
Lịch sử 1. Hiện thực lịch sử - Lịch sử: là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người
là toàn bộ hoạt động của con người từ khi xuất hiện tới nay. - Hiện thực lịch sử: Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn
tại 1 cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người 2. Nhận thức lịch sử - Nhận thức lịch sử: là những hiểu biết của con người với hiện thực
lịch sử được trình bày theo những cách khác nhau. |
Hoạt động 2. Sử học
a. Mục tiêu: Học sinh giải thích được khái niệm sử học; trình bày được đối tượng nghiên
cứu của Sử học thông qua ví dụ cụ thể; nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
- Nêu được một số
phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản)
- HS phân biệt được
các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm,thu thập,
xử lí thông tin sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
b. Nội dung : Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm trả lời
các câu hỏi của giáo viên
c. Sản phẩm: Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng và nhiệm vụ của Sử học
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS làm việc nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhóm 1: Khái niệm, đối tượng nghiên cứu của Sử học
+
Nhóm 2: Chức năng của Sử học
+
Nhóm 3: Nhiệm vụ của Sử học
+ Nhóm 4: Nguyên
tắc cơ bản của Sử học
Bước 2. Thực hiện
nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm
vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- Nhóm HS
lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập
GV bổ
sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của
học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
II. Sử học. 1. Khái niệm Sử học - Sử học là khoa học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung
hoặc của một quốc gia, dân tộc, địa phươn, con người nói riêng. 2. Đối tượng nghiên cứu của Sử học - Là quá trình phát trình, phát triển của xã hội loài người trong quá
khứ. Như vậy, đối tượng của Sử học mang tính toàn diện. 3. Chức năng, nhiệm vụ của Sử học a. Chức
năng - Chức năng khoa học: lịch sử cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi
phục, miêu tả giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan - Chức năng xã hội: lịch sử giúp con người tìm hiểu các quy luật phát
triển của xã hội loài người trong quá khứ. - Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch
sử. b. Nhiệm
vụ + Rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử phục vụ cuộc sống hiện tại. + Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao
trình độ nhận thức của con người. + Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách
con người. 4. Nguyên
tắc cơ bản của Sử học - Khách quan, trung thực, tiến bộ, toàn diện và cụ thể |
3.HOẠT ĐỘNG LUYÊN TẬP
a. Mục tiêu: Nhằm
củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt
động hình thành kiến thức về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
b. Nội dung: GV giao
nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi thông qua trò chơi “Tây Du Kí”. Trong quá
trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c. Sản phẩm: Câu trả lời
của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS:
- Giáo viên mời HS
tham gia trò chơi “Tây Du Kí” và phổ
biến luật chơi cho HS: Trong rừng có rất nhiều yêu quái xuất hiện để cản đường
thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh, em hãy giúp thầy trò Đường Tăng bằng cách vượt
qua các câu hỏi của yêu quái.
Câu hỏi 1: : Hiện thực lịch sử là gì?
A. Là tất cả
những gì diễn ra trong quá khứ
B. Là tất cả
những gì diễn ra trong quá khứ của loài người
C. Là tất cả
những gì diễn ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.
D Là khoa
học tìm hiểu về quá khứ
Câu hỏi 2: Nhận thức lịch sử là
gì?
A.
Là những mô tả của con người về quá
khứ đã qua
B. Là những công trình nghiên cứu lịch sử
C. Là những hiểu biết của con người về quá khứ,
được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau
D. Là những lễ hội lịch sử văn hóa được
phục dựng
Câu hỏi 3: Ý nào sau đây KHÔNG
phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử?
A. Tiến bộ
B. Vì người
lao động
C. Trung
thực
D. Khách
quan
Câu hỏi 4: Câu 4. Ý nào sau đây
KHÔNG phải là đối tượng nghiên cứu của Sử học
A. Quá khứ
của toàn thể nhân loại
B. Quá khứ
của một quốc gia hoặc khu vực trên thế giới
C. Quá khứ
của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người
D. Những
hiện tượng tự nhiên xảy ra trong quá khứ
Câu hỏi 5: So với hiện thức lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?
A. Nhận thức
lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử
B . Nhận
thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử
C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử
D. Nhận thức
lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử
Bước 2: HS tiếp nhận,
thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo thảo luận
Hs trả lời câu hỏi
Bước 4: GV nhận
xét, chuẩn kiến thức
Sản phẩm dự kiến
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
A |
C |
B |
D |
B |
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông
qua đó HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lí thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lwujc tự tìm hiểu lịch
sử, tự học lịch sử.
b. Nội dung: GV
giao cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp.
c. Sản phẩm: Bài trả lời theo câu hỏi của giáo
viên
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiêm vụ 1 cho HS:
Giáo viên giao nhiệm vụ
cho HS : Tìm
kiếm thông tin để tái hiện và khôi phục lại sự kiên chiến thắng Điện Biên Phủ
1954 bằng 1 đoạn văn ngắn từ 7-10 dòng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: HS trình bày
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Học bài, hoàn thành các bài tập và
câu hỏi trong sách giáo khoa.
Nguồn: ST