1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Sử dụng trò chơi mang lại hiệu quả cao trong việc day từ vựng tiếng Anh cho học sinh tiểu học
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Giáo dục (ngoại ngữ)
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 05/09/2020
5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
Để học tốt và sử dụng thành thạo một ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng thì việc học từ vựng có thể xem là phần quan trọng nhất vì nó là phương tiện dùng để diễn đạt ý tưởng đồng thời đó cũng là cầu nối giữa các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Chúng ta không thể giao tiếp tốt nếu thiếu vốn từ.Tuy nhiên, việc dạy từ vựng lại không đơn giản chút nào, nhất là dạy cho trẻ đang ở ngưỡng cửa bắt đầu học ngoại ngữ. Dạy Tiếng Anh nói chung và dạy từ vựng nói riêng cho trẻ đòi hỏi ở người giáo viên không chỉ khả năng ngôn ngữ mà còn biết làm cách thế nào để khiến học sinh tham gia vào bài học. Nếu việc học Tiếng Anh đối với trẻ chỉ dừng lại ở việc học trong sách vở thì trẻ sẽ rất mau chán và không đạt được hiệu quả. Vốn đang trong lứa tuổi hiếu động, ham học hỏi thì việc lồng ghép các trò chơi trong khi dạy từ vựng tiếng anh cho trẻ em với những kiến thức trong sách vở sẽ tạo được cho các em có cảm giác như đang được vui chơi khám phá trong quá trình học Với suy nghĩ làm cách nào để giúp các em học từ vựng Tiếng Anh thêm hứng thú, hình thành khả năng phản xạ tự nhiên bằng Tiếng Anh, tạo động lực học tập, giúp các em ôn luyện kiến thức đồng thời thể hiện được bản thân trước đám đông. Từ những lí do nêu trên nên tôi đã chọn đề tài: “ Sử dụng trò chơi mang lại hiệu quả cao trong việc day từ vựng Tiếng Anh cho học sinh tiểu học ”. Phương pháp này hoàn toàn không có trong sách vở và đây cũng chính là tính mới của sáng kiến.
5.2. Nội dung sáng kiến:
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển vì thế việc học thạnh thạo ít nhất một ngoại ngữ nói chung là một yếu tố tất yếu. Do đó mà Bộ giáo dục Việt Nam đã thực hiện đề án ngoại ngữ Quốc gia hướng tới mục tiêu đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp , học tập làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế đa quốc gia, đa ngôn ngữ, đa văn hóa. Để đáp ứng được mục tiêu này Bộ giáo dục đưa Tiếng Anh vào các trường phổ thông và hiện nay Tiếng Anh là một môn học gần như bắt buộc ở tất cả các cấp học. Nó không còn mới mẻ và xa lạ đối với học sinh, môn học này đã dần dần thu hút được sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các em học sinh đồng thời họ đã cảm nhận được sự cần thiết của môn học khi áp dụng vào thực tế đời sống và các lĩnh vực Kinh tế - Xã hội. Bên cạnh đó vẫn còn một số ít học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học trong cuộc sống nên các em không hứng thú khi học môn học này. Để tạo ra một môi trường học tập Tiếng Anh sinh động và vui nhộn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học Tiếng Anh tại các trường phổ thông nói chung và các trường tiểu học nói riêng bởi vì không phải học sinh nào cũng yêu thích và có khả năng tự học Tiếng Anh tốt. Mục tiêu của việc dạy Tiếng Anh tiểu học là giúp học sinh giao tiếp đơn giản một cách tự tin, tạo thành thói quen học tập từ nhỏ, trở thành công dân toàn cầu tương lai trong thời kì hội nhập vì thế Tiếng Anh ở tiểu học đặc biêt chú trọng tới hai kĩ năng nghe và nói. Nhưng để thực hiện được tốt hai kĩ năng này đòi hỏi học sinh phải có được một vốn từ tương đối tốt. Dạy Tiếng Anh nói chung và dạy từ vựng nói riêng cho trẻ đòi hỏi ở người giáo viên không chỉ khả năng ngôn ngữ mà còn biết cách làm thế nào để lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học. Để tạo cho các em học sinh có tinh thần học tập say mê môn Tiếng Anh cần phải tạo cho các em một môi trường học sôi nổi phương pháp giảng dạy của giáo viên phải luôn đổi mới, khoa học và có hiệu quả. Bởi vậy, đóng vai trò là một một người thầy, người giáo viên luôn đi tìm cho mình phương pháp phù hợp nhất để áp dụng vào bài dạy, giúp cho các em tiếp thu bài nhanh, nhớ bài tốt và đặc biệt là niềm đam mê đối với môn học. Muốn giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh đòi hỏi các em phải có vốn từ vựng phong phú từ đó có thể nghe hiểu và truyền đạt được ý mình. Khi thiết kế một bài giảng dạy từ vựng cho trẻ có sử dụng trò chơi giúp trẻ có khả năng phản xạ tốt bởi vì các tiết tấu của các trò chơi đều rất mạnh kết hợp với yếu tố bất ngờ. Não bộ cần phản ứng mạnh mẽ và liên tục, từ đó sẽ hình thành kỹ năng phản xạ tiếng Anh một cách tự nhiên. Trẻ sẽ rèn luyện được khả năng nghe nói liên tục , đây chính là yếu tố quan trọng trong giao tiếp tiếng Anh và đây cũng chính là mục tiêu chính của giáo dục tiếng Anh tiểu học chủ yếu phát triển hai kĩ năng nghe nói cho các em. Nếu mỗi ngày học tiếng anh đối với trẻ đều chỉ dừng lại ở những kiến thức khô khan thì chắc chắn trẻ sẽ rất mau chán và coi việc học Tiếng Anh như một áp lực. Việc áp dụng các trò chơi trong quá trình học sẽ mang đến cho trẻ cảm giác thú vị và thoải mái, điều này giúp não bộ tiết ra hormone tạo hứng thú hơn trong học tập.. Qua khảo sát thực tế cho thấy nếu giáo viên sử dụng trò chơi để dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ một cách linh hoạt và phong phú thì sẽ giúp học sinh mở rộng kiến thức tạo niềm say mê học tập đem lại kết quả cao hơn so với những tiết học truyền thống.
¶Thực trạng dạy tiếng Anh trong trường tiểu học
Hiện nay trong nhà trường phổ thông, cũng như các môn học khác thì việc dạy Tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự thay đổi sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy mục đích nhằm làm cho phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em. Vốn từ trong sách giáo khoa Tiếng Anh chủ yếu xoay quanh chủ đề về gia đình, bạn bè, trường học và cuộc sống xung quanh các em để giúp các em lĩnh hội dễ dàng hơn.
Đối tượng giảng dạy là học sinh lứa tuổi từ 6-10 tuổi, phần lớn các em tuổi còn nhỏ các em còn rất ham chơi và khả năng tập trung vào bài học cũng có một số hạn chế nhất định, một số em thường lơ là trong những tiết học từ vựng thậm chí một số em không hợp tác tham gia bài học. Bên cạnh đó một số lớp học lại quá đông, trình độ nhận thức của các em cũng khác nhau, phương tiện hỗ trợ giảng dạy còn thiếu và chưa đồng bộ phần lớn giáo viên thường sử dụng bảng phụ, phiếu học tập, mô hình, tranh ảnh, cassette và máy hát đĩa. Kết quả của phương pháp dạy đó không khả thi, học sinh trở nên bị động trong suốt bài giảng. Học sinh không thể nhớ và sử dụng được từ mới đã học trong những ngữ cảnh khác nhau và cũng không thể sử dụng để đưa ra ý kiến của mình. Điều đó làm cho bài giảng trở nên tẻ nhạt và học sinh không có hứng thú học bài đồng thời làm phân tán khả năng tập trung của các em. Để tạo ra một tiết học từ vựng hiệu quả bằng cách sử trò chơi nêu trên nghe có vẻ rất đơn giản nhưng khi áp dụng thì đòi hỏi sự khéo léo linh hoạt và kĩ năng của người giáo viên rất cao so với cách dạy truyền thống. Nhưng để giúp các em không còn tâm lý ngại học từ vựng hay cảm thấy giờ học từ vựng khô khan khó nhớ thì việc áp dụng trò chơi trong dạy vựng tiếng là cách làm mới phương pháp dạy từ vựng mang lại hiệu quả cao.
- Dưới đây là kết quả khảo sát mức độ học sinh thích học và không thích học từ vựng tiếng Anh đầu tháng 9 năm học 2019-2020 khi chưa áp dụng trò chơi vào giảng dạy từ vựng Tiếng Anh :
Năm học | Lớp | Sĩ số | Yêu thích | % | Không yêu thích | % |
2019-2020 | Năm 1 | 34 | 15 | 44.1 | 19 | 55.9 |
Năm 2 | 40 | 18 | 45.0 | 22 | 55.0 | |
Năm 3 | 33 | 14 | 42.4 | 19 | 57.6 | |
Hai 2 | 41 | 20 | 48.8 | 21 | 51.2 | |
Một 2 | 39 | 17 | 43.6 | 22 | 56.4 |
Từ số liệu thống kê trên cho thấy số học sinh yêu thích việc học từ vựng chưa cao. Nên tôi đã nghĩ ra phương pháp để cuốn hút các em tham gia nhiệt tình vào mỗi tiết học từ vựng mới một cách tự nhiên thoải mái không gò ép.
Các biện pháp thục hiện như sau:
- Khi dạy từ vựng kết hợp sử dụng trò chơi giáo viên cần lựa chọn những trò chơi đơn giản dễ chơi
- Bản thân giáo viên khi thiết kế trò chơi cần hướng dẫn luật chơi ngắn gọn, rõ ràng nội dung trò chơi vùa có tác dụng giúp học sinh dễ thuộc và ghi nhớ được từ vựng vừa mới học vừa có tác dụng làm thay đổi không khí học tập.
- Giáo viên cần có ngân hàng dữ liệu trò chơi cho riêng mình và được cập nhật hàng năm để cho nội dung thiết kế trò chơi ngày càng phong phú và đa màu sắc hơn.
Y CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH KHI SỬ DỤNG TRÒ CHƠI ĐỂ DẠY TỪ VỰNG.
-Các giai đoạn dạy từ vựng cho trẻ:
Sử dụng trò chơi trong những tiết dạy từ vựng làm cho tiết học sinh động, vui tươi, nhẹ nhàng hơn , mang lại bầu không khí học tập , giảng dạy mới mẻ. Trong giờ dạy từ vựng mới sau khi giáo viên giới thiệu từ mới cho học sinh xem hình ảnh để đoán nội dung sau đó cho các em đọc lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhằm để giúp mọi đối tượng học sinh có thể thuộc từ ngay tại lớp, khắc sâu những từ vựng vừa mới học giáo viên sẽ thiết kế nhũng từ vựng đó thành một trò chơi nhỏ. Điều này giúp làm nóng không khí lớp học, tiết học trở nên vui nhộn nhẹ nhàng đồng thời lôi cuốn học sinh tích cực tham gia bài học, phát huy tối đa tư duy trực giác của học sinh.
a. - Giai đoạn giới thiệu:
+ Dạy từ mới thay vì giáo viên yêu cầu học sinh cứ đọc lặp đi lặp lại nhiều lần cho thuộc cách đọc từ vựng mới vừa phải mất nhiều thời gian mà tiết học còn trở nên nhàm chán. Khi sử dụng trò chơi để soạn giảng trong tiết dạy từ vựng đã thay đổi hoàn toàn thái độ học tập của học sinh, các em bị lôi cuốn vào tiết học không còn cảm thấy giờ học từ vựng khô khan nhàm chán nũa. Khi tôi dạy từ vựng về các con vật tôi sẽ cho các em xem và đọc từng tranh sau đó tôi sẽ phân vai cho các nhóm đóng vai các con vật mà các em vừa mới học và diễn tả hoạt động của chúng. Các em sẽ đặc biệt ghi nhớ những gì chúng thích và quan tâm. Kết hợp bài học với những trò chơi sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn. Như khi cho trẻ đóng vai con hổ (Tiger) thì từ Tiger sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho các em hơn khi luôn được gọi là “Tiger, Tiger, Tiger” so với việc học từ vựng như cách thông thường, chép và nhớ nghĩa.
Khi tổ chức trò chơi giáo viên chia học sinh thành bốn nhóm mỗi nhóm đóng vai một con vật gồm: tiger, crocolile, elephant, giraffe. Các em tự thảo luận trong nhóm để thống nhất và sử dụng “ body language” để diễn tả con vật cua nhóm mình. Trẻ em ban đầu có thể sẽ sẽ cảm thấy sợ hãi không dám mạnh dạn đóng vai các con vật, nhưng khi các bạn mình cũng đều chơi và cùng tham gia thì trẻ sẽ cảm thấy an toàn và tự tin hơn. Đó là tâm lý chung không chỉ của trẻ em mà còn ở tất cả mọi người. Vì sao khi áp dụng trò chơi để dạy từ vựng cho các em dễ thuộc dễ nhớ hơn đơn giản bởi vì thông qua những trò chơi vui nhộn sẽ giúp trẻ không bị cảm thấy căng thẳng hay gò bó, bởi những bài học. Các em cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn không còn mang nặng áp lực học hành nữa.
+ Sử dụng trò chơi trong dạy từ vựng tiếng Anh là phương pháp hiệu quả nhất để trẻ có thể chủ động tư hòa mình vào các hoạt động chung. Ngay cả những đứa trẻ nhút nhát cũng sẽ cởi mở, chủ động hơn khi được tham gia vào các trò chơi cùng các bạn. Vì tâm lý trẻ em luôn thích vui chơi và vận động, bạn bè cùng trang lứa cũng tạo động lực để trẻ tự tin hơn. Vừa học, vừa chơi giúp trẻ tiếp thu bài một cách chủ động tích cực.
b. – Giai đoạn luyện tập:
Để giờ luyện tập từ vựng mới học không còn cứng nhắc, đơn điệu mà mang tính trực quan sinh động và lôi cuốn nhằm giúp học sinh nhớ được lâu những từ vừa mới học tôi thường thiết kế những từ vựng mới học dưới bằng những trò chơi nhỏ. vừa có tác dụng rèn kỹ năng nhớ lâu cho học sinh vừa kiểm tra được khả năng tiếp thu bài của học sinh , đồng thời tạo ra một sân chơi nho nhỏ để thư giãn để cho giờ học thêm phần lí thú hơn. Chắc chắn các em sẽ nghĩ rằng mình đang tham gia trò chơi vui nhộn chứ không phải đang học chính vì điều này mà tiết học trở nên nhẹ nhàng thoải mái và thành công hơn. Ví dụ khi tôi thiết kế phần luyện tập cho học sinh các từ về con vật ( có thể gọi đây là trò chơi “charades” nhưng tôi đã thay đổi một chút để các em cảm thấy đây là một trò chơi mới ) tôi sẽ chia lớp thành hai đội và cử đại diện mỗi đội bốn em, tôi sẽ đặt dưới đất trước mỗi đội bốn bức tranh về con vật các em vừa mới học. Học sinh của hai đội xếp thành hai hàng, từng học sinh nhảy lò cò về phía các bức tranh , từng em cầm một tranh lên rồi diễn tả về con vật trong tranh để đồng đội gọi tên được các con vật, sau đó chạy về chỗ của mình. Học sinh lặp lại hoạt động cho đến khi bốn học sinh đều thực hiện xong bốn bức tranh. Đội nào lò cò nhanh hơn , diễn tả đúng đễ đồng đội gọi tên đúng các con vật sẽ giành chiến thắng và được giáo viên tuyên dương. Có thể từ trò chơi “ charades “ này giáo viên có thể sáng tạo ra nhiều hình thức chơi khác nhau thì nó sẽ trở thành một trò chơi mới đối với học sinh Giờ học từ vựng được học một cách thoải mái nhẹ nhàng và vui tươi giúp mọi đối tượng học sinh ngày càng tích cực tham gia vào tiết học từ vựng. Bên cạnh việc sử dụng trò chơi để dạy từ vựng giáo viên cũng có thể linh hoạt sử dụng trò chơi để dạy cấu trúc câu mới hoặc ôn luyện cấu trúc câu cũ cũ, kết hợp với ngôn ngữ thể hình, cử chỉ điệu bộ. Ví dụ khi dạy cấu trúc “ I can..../ we can....” , sau khi cho các em quan sát tranh và ghi nhớ các từ trong tranh như: “ sing, dance, cook, swim”. Giáo viên chia lớp thành hai đội mỗi đội lần lượt cử đại diện mỗi đội hai bạn lên tham gia chơi. Giáo viên đặt bốn vòng tròn trên sàn lớp học và đặt bên cạnh mỗi vòng tròn một tranh sau đó mở nhạc cho các em nhảy múa một vòng và yêu cầu khi giáo viên bấm nhạc tạm dừng học sinh phải bước vào trong vòng tròn , nhìn tranh và sử dụng mẫu câu và cử chỉ điệu bộ để diễn đạt. Nếu một học sinh bước vào một vòng tròn có tranh “ run” tự chạy tại chỗ và nói “ I can run”. Các học sinh ở các vòng tròn còn lại làm tương tự. Nếu hai học sinh bước vào cùng một vòng tròn thì cả hai cùng nói “ We can run”. Sau khi lần lượt từng học sinh ở trong các vòng tròn đã diễn đạt được các câu thì giáo viên mời các học sinh khác và tiếp tục thực hiện lại hoạt động như trên. Tùy theo bài học mà giáo viên tạo ra những trò chơi sinh động và vui nhộn phù hợp với từng bài học va phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Dạy từ vựng bằng cách sử dụng trò chơi làm cho tiết học nhẹ nhàng không khí lớp học trở nên vui tươi thoải mái, điều này đã kích thích sự tham gia nhiệt tình vào quá trình học của mọi đối tượng học sinh. Các hoạt động vui chơi luôn yêu cầu phải có sự kết hợp giữa các kỹ năng khác như vận động, suy luận, tư duy logic, giao tiếp, khả năng làm việc nhóm,… Việc các em học từ vựng tiếng Anh thông qua các trò chơi góp phần không nhỏ vào việc cải thiện các kỹ năng cần thiết trên. Để các em vô tư hòa mình vào những trò chơi vui nhộn và cùng khám phá những điều thú vi về bài học, về cuộc sống xung quanh các em, đây chính là điều thành công của mỗi tiết học mà người giáo viên mang đến cho những học sinh của mình.
Trong phạm vi đề tài tài tôi không thể liệt kê hết tất cả những trò chơi mà tôi đã từng tạo ra trong quá trình dạy từ vựng mới cho các em học sinh ở tiểu học. Tôi xin phép đưa ra một vài ví dụ sử dụng trò chơi để dạy từ vựng nhằm mục đích nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như hiệu quả của việc sử dụng trò chơi trong dạy từ vựng cho các bạn đồng nghiệp tham khảo. và các bạn sẽ cùng tôi tìm ra nhiều trò chơi khác nhau, hình thức chơi khác nhau ngày càng đa dạng hơn để tạo cho học sinh ngày càng hứng thú say mê hơn với giờ học từ vựng.
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Phương pháp này đã được áp dụng tại các khối lớp của Trường Tiểu học An Lộc A và trong cụm Tiếng Anh của Thị xã Bình Long đã thu được những hiệu quả thiết thực.
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để có được vốn từ vựng dồi dào, đòi hỏi các em phải có một sự nỗ lực rất lớn, một sự quyết tâm học tập hết khả năng của bản thân mình. Chính vì vậy, việc được trang bị thêm về cơ sở vật chất, sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường, gia đình và giáo viên là rất cần thiết. Nhận thức rõ điều đó, mỗi giáo viên cần phải dành một sự quan tâm thường xuyên đến các em, động viên, uốn nắn kịp thời để tạo điều kiện tốt nhất giúp các em phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo trong học tập.
8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:
8.1. Kết quả đạt được
Sử dụng trò chơi trong giờ dạy từ vựng Tiếng Anh, tôi thấy các em cảm thấy giờ học Tiếng Anh nhẹ nhàng và thoải mái hơn và tự tin hơn vì các em vừa được học vừa được chơi và có nhiều phần thực hành phong phú nhớ được nhiều từ vựng hơn, dần dần vốn từ của các em cũng tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó các em cảm thấy giảm bớt áp lực và cảm thấy bớt nhàm chán khi học từ vựng Tiếng Anh, điều này giúp các em yêu thích việc học từ vựng hơn và học tập ngày càng tiến bộ hơn. Chính điều này giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp với bạn bè thầy cô và mọi người xung quanh khi vốn từ vựng của mình ngày một tăng lên.
Với tinh thần thực hiện theo sáng kiến trên trong HKI năm học 2020-2021 đạt được những kết quả như sau:
Năm học | Lớp | Sĩ số | Yêu thích | % | Không yêu thích | % |
2020-2021 | Năm 1 | 34 | 26 | 76.5 | 8 | 23.5 |
Năm 2 | 40 | 30 | 75.0 | 10 | 25.0 | |
Năm 3 | 33 | 25 | 75.8 | 8 | 24.2 | |
Hai 2 | 41 | 32 | 78.9 | 9 | 21.1 | |
Một 2 | 39 | 30 | 76.9 | 9 | 23.1 |
Nhờ áp dụng phương pháp trên mà số lượng học sinh yêu thích học từ vựng môn Tiếng Anh đã tăng lên khá rõ rệt. Chính vì vậy năm học 2020-2021 chất lượng kiểm tra cuối kì I cũng đạt được những kết quả nhất định như sau:
Năm học | Lớp | Sĩ số | HTT | % | HT | % | CHT | % |
2020-2021 | Năm 1 | 34 | 25 | 73.5 | 9 | 26.5 | 0 | 0 |
Năm 2 | 40 | 30 | 75.0 | 10 | 25.0 | 0 | 0 | |
Năm 3 | 33 | 19 | 57.6 | 14 | 42.4 | 0 | 0 | |
Hai 2 | 41 | 34 | 82.9 | 7 | 17.1 | 0 | 0 | |
Một 2 | 39 | 29 | 74.4 | 10 | 25.6 | 0 | 0 |
8.2. Bài học kinh nghiệm:
Để việc giảng dạy từ vựng đạt kết quả tốt thì người giáo viên cần:
- Phải tự học tập, tìm tòi và nghiên cứu về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả giờ dạy để giúp cho tiết học ngày càng nhẹ nhàng vui tươi và thoải mái hơn, đồng thời ngày càng thu hút càng nhiều mọi đối tượng học sinh tham gia nhiệt tình trong giờ học từ vựng tiếng Anh.
- Tạo ra được giờ học sôi nổi nhẹ nhàng, các em sẽ chú ý hứng thú nghe. Học sinh hiểu nhanh nắm bắt được vấn đề một cách chắc chắn linh hoạt mang tính khoa học. Các em được thực hành từ vựng nhiều thì khả năng ghi nhớ từ đã học sẽ được lâu và bền vững. Các được em lĩnh hội tri thức bằng chính khả năng của mình.
- Phải nắm rõ trình độ, năng lực, sở thích và tâm lí lứa tuổi các em. Phân loại được học sinh thì giáo viên mới có thể áp dụng những phương pháp dạy học phù hợp với các em. Đồng thời thường xuyên tuyên dương khen ngợi các em trước lớp để động viên khích lệ các em.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/