Skkn Phương pháp cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình ngữ văn lớp 9

 


1. Phần mở đầu.

1.1  Lí do chọn đề tài:

Ngày nay con người được sống trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được đáp ứng đầy đủ về điều kiện vật chất, được ăn no mặc đẹp, được mua sắm đủ thứ, được đi xe xịn, xài hàng hiệu...như thế đã đủ trong một cuộc sống hiện đại chưa? Xin thưa rằng đó chỉ mới đủ về điều kiện vật chất, còn đời sống tinh thần thì sao? Chính văn chương đã đưa con người đến một thế giới mới, được hòa mình vào thiên nhiên, được bay bổng cùng lời ca tiếng hát, biết thưởng thức cái đẹp, biết hưởng thụ niềm vui trong cuộc sống chính nhờ qua các áng văn chương đó là nơi kết tinh giữa cái đẹp với tình cảm của con người với thiên nhiên...Nhưng không phải ai củng biết cảm thụ văn chương, có những bài thơ người ta đọc đi đọc lại mãi không muốn thôi hoặc củng có những bài thơ người ta đọc cảm thấy hay, xúc động nhưng người khác lại thấy bình thường đó là do sức hút của tác phẩm và một điều rất quan trọng từ hứng thú cảm nhận ở người đọc mà cảm nhận văn chương mỗi người một vẻ, nó không phải có sẵn, phải qua một quá trình bồi dưỡng tụ hội, đặc biệt các em học sinh lớp 9. Để các em có thêm niềm say mê, cảm hứng khi đọc thơ tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “PHƯƠNG PHÁP CẢM THỤ MỘT TÁC PHẨM THƠ TRỮ TÌNH”

1.2  Mục đích.

Dạy học sinh cảm nhận văn học qua tác phẩm trữ tình không chỉ bồi dưỡng về tâm hồn cho các em mà còn là phương tiện để các em ứng dụng vào cuộc sống của mình, khơi dậy niềm cảm hứng đam mê từ tâm hồn của các em, người học phải thực sự hứng thú, thấy được lợi ích của việc học, biết cảm nhận văn chương thì kết quả đạt mới cao.

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Là học sinh lớp 9.

1.4   Phương pháp:

- Giúp học sinh nắm được đặc điểm của thơ trữ tình.

- Giáo viên nắm được biện pháp, hình thức dạy thơ trữ tình.

+  Đọc.

+ Bình giảng

+ Tìm hiểu về tâm trạng nhân vật trữ tình.

+ Cảm nhận của học sinh.

1.5  Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu được tiến hành như sau: .

   Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về phương pháp cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình học sinh lớp 9.

2. NỘI DUNG.

2.1 Cơ sở lý luận:

          Học thơ, hiểu thơ một việc làm không mấy khó khăn nhưng để cảm nhận được cái đẹp, có hồn, dễ đi vào lòng người lại là một vấn đề cần trăn trở, đặc biệt trong thơ trữ tình. Bởi thơ là một hình thái nghệ thuật đặc biệt. Hệ thống cảm xúc, tâm trạng, cách thể hiện tình cảm, cảm xúc được xem như là đặc trưng nổi bật của thơ trữ tình. Tình cảm, cảm xúc trong thơ trữ tình được bộc lộ một cách trực tiếp thông qua hệ thống ngôn từ. Phân tích thơ trữ tình thực chất là chỉ ra tiếng lòng sâu thẳm của chính nhà thơ. Nhưng tiếng lòng ấy lại được thể hiện rất cô đọng, hàm súc bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo - Nghệ thuật ngôn từ. Tiếp xúc với một bài thơ trữ tình trước hết ta được tiếp xúc với các hình thức nghệ thuật ngôn từ này. Tác giả gửi lòng mình qua từng con chữ, các hình thức biểu đạt độc đáo khác. Vì vậy nếu chúng ta không vượt qua được “hàng rào ngôn ngữ” để “giải mã” tác phẩm thì không cảm nhận hết cái hay, cái đẹp, cái giá trị ở trong thơ.

2.2  Cơ sở thực tiễn:

Trong cuộc sống của chúng ta con người có đủ các cung bậc tình cảm khác nhau, làm sao để chúng ta cảm nhận được những cung bậc đó, không gì ngoài việc học tìm hiểu qua văn học. Vì thế giáo dục tạo ra cho con người năng lực trí tuệ và kĩ năng nghề nghiệp. Vấn đề cốt lõi của cải cách giáo dục là đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy.

Là người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn học sinh biết tìm hiểu cảm nhận đánh giá về các tác phẩm văn học có giá trị từ đó các em rút ra những bài học để bồi dưỡng tình cảm nhận thức của riêng mình. Qua việc giảng dạy trên lớp tôi nhận thấy dạy văn, học văn một vấn đề rất khó, phức tạp đòi hỏi  người dạy, người học phải tìm hiểu, khám phá những cái hay, cái mới nhất là phải thường xuyên trau dồi ngôn ngữ cũng như năng lực cảm nhận của mình.

Đối với học sinh, muốn cảm nhận đúng, hay về một bài thơ trước tiên các em đọc kĩ nội dung bài thơ, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, chủ đề, tư tưởng của người viết, mỗi nhà văn có một cách viết, một tư tưởng khác nhau nên người đọc phải linh hoạt trong cách cảm nhận. Ở đây tôi muốn giúp các em cảm thụ văn học thông qua các dấu hiệu nghệ thuật qua các từ ngữ, hình ảnh thơ ta hay thường gặp trong các áng thơ văn, đó cũng là một cách hiểu được giá trị tác phẩm.

          Mỗi tác phẩm văn học thể hiện cụ thể của ngôn từ nghệ thuật. Đó là những dấu câu, cách ngắt nhịp, vần điệu, âm hưởng và nhạc tính, từ ngữ, hình ảnh. Phân tích tác phẩm văn học chúng ta phải dựa vào nội dung văn bản, có nghĩa là trước hết phải biết bám sát các hình thức biểu hiện trên của ngôn từ nghệ thuật, chỉ ra vai trò, ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện nội dung. Vì vậy “Phương pháp cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình” có thể là một đề tài góp phần có ý nghĩa thiết thực trong việc dạy học ở nhà trường hiện nay.

      Thực trạng về giảng dạy của giáo viên:

- Không phải giáo viên dạy văn nào cũng có giọng văn truyền cảm, lời nói đi vào lòng người, lôi cuốn người đọc đến với tác phẩm một cách nồng cháy, mỗi giáo viên từ nhiều vùng miền khác nhau vì vậy chất giọng của địa phương ảnh hưởng rất lớn trong quá trình giảng dạy.

 - Dạy một tác phẩm văn học điều khó cho giáo viên là cách khai thác theo mạch cảm xúc thơ bởi vì nó rất khó nếu giáo viên không biết khai thác theo đúng mạch cảm xúc của nhà thơ thì giờ học sẽ trở nên khô khan không tạo được hứng thú học tập của học sinh.

- Quá trình giảng  dạy  của giáo viên phần lớn dựa vào nội dung văn bản và các câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản rồi hướng  dẫn  học  sinh  đọc    tìm hiểu. Giáo viên chủ yếu phân tích nội dung và tư tưởng được phản ánh trong bài thơ, về nghệ thuật còn qua loa chưa đi sâu vào cảm xúc, cảm nhận qua các biện pháp nghệ thuật. Cần phải có sự lồng ghép một cách tinh tế giữa nội dung và nghệ thuật  hoặc một số giáo viên chỉ đi một cách hời hợt nội dung, máy móc, rập khuân.

- Một số giáo viên ít tìm hiểu tài liệu nên kiến thức chưa sâu, đọc diễn cảm chưa tốt, chưa chú ý đến bình thơ mà chỉ giảng thơ, dẫn đến giờ dạy khô khan, điều đó khiến cho năng lực cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm với học sinh chưa hoàn toàn đúng mức, nhàm chán…

- Một số giáo viên vẫn còn thói quen dạy học theo phương pháp cũ, chỉ chú ý đến phương pháp riêng của mình một cách máy móc mà không chú ý đến sự sáng tạo của học sinh. Vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người học.

- Do điều kiệt vật chất chưa đủ để cung cấp các tài liệu về văn học còn hạn chế nên ít nhiều ảnh hưởng đến việc học tập của các em.

- Trường THCS Lý Tự Trọng thuộc vùng núi, điều kiện kinh tế còn thiếu thốn, nhận thức của các em về văn học còn hạn hẹp nên cảm nhận văn học chỉ ở mức trung bình.

- Một số học sinh không có hứng thú với việc học văn nên ngại tìm hiểu.

- Một số học sinh chữ xấu, lỗi chính tả, đọc kém, lười đọc tác phẩm… nên không cảm thụ được  hết những cái hay trong văn học.

Để khắc phục thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Phương pháp cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình”

2.3 Các biện pháp

* Những lý luận:

- Trước hết ta giúp học sinh hiểu thơ trữ tình hiện đại Việt Nam: Là một thể loại văn học được xây dựng chủ yếu bằng hình thức ngôn từ ngắn gọn, súc tích theo niêm luật về nhịp, vần... nhằm phản ánh tâm trạng, thái độ, tình cảm,... của người nghệ sĩ về đời sống.

- Giúp học sinh tìm hiểu về đặc điểm thơ trữ tình:

1. Tính trữ tình.

2. Tính chủ thể trữ tình

3. Nội dung phản ánh trong thơ trữ tình ( thơ trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới quan của con người, thơ trữ tình thể hiện thế giới khách quan nhằm biểu hiện thế giới chủ quan của con người)

4. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình ( ngôn ngữ thơ trữ tình có tính hàm súc, cô đọng, giàu tính nhạc, họa, phải có tính biểu hiện)

* Các giải pháp:

Là một bộ phận của văn học hiện đại Việt Nam, góp phần tạo nên diện mạo, giá trị cho văn học giai đoạn này. Thơ trữ tình hiện đại Việt Nam được xác định bắt đầu từ phong trào thơ mới (1930-1945) kéo dài đến 1975. Thơ hiện đại được sáng tác với hệ thống thi pháp hoàn toàn mới so với thơ ca cổ điển. Đề tài các nhà thơ quan tâm trong thời kỳ này qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc, số phận, vận mệnh của đất nước trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Nhưng bên cạnh chủ đề tình yêu quê hương đất nước, các tác phẩm trữ tình thời kỳ này cũng đi sâu khai thác đời sống tinh thần sâu kín của con người, thể hiện những nhận thức, chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống, về thân phận cá nhân.

          Thơ hiện đại không những đem đến những cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc, nó còn đổi mới về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ, hình ảnh thơCác thể thơ xuất hiện phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu cảm xúc của các nhà thơ trong đời sống hiện đại.

Ngoài các phương pháp, các biện pháp, các bước tiến trình tổ chức dạy học như: giới thiệu tác giả, tác phẩm, phân tích bố cục, phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ nói chung…Tôi nhận thấy rằng, khi giảng dạy một tác phẩm thơ trữ tình, cần đi sâu khai thác một số các yêu tố trọng tâm sau: Nhân vật trữ tình (Chủ thể trữ tình), hình tượng trữ tình, hình tượng ngôn từ…Bản thân tôi đã vận dụng trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt, bước đầu đã có hiệu quả. Tôi mạnh dạn đề xuất biện pháp này để anh chị em đồng nghiệp cùng tham khảo.

1.     Đọc kĩ tác phẩm, tác giả, tác phẩm, thể thơ, hoàn cảnh sáng tác.

        Thông qua đọc giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng đọc, nghe, hiểu, để học sinh cảm nhận hay, đúng về bài thơ trước hết giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho học sinh đọc kĩ tác phẩm, dấu câu, cách ngắt nhịp, vần điệu, đọc đúng với tâm trạng nhà thơ qua từng câu, từng chữ, đúng giọng điệu, âm hưởng của bài thơ từ việc đọc hiểu bài thơ tạo nên ham muốn cho học sinh về một khám phá mới. Mỗi nhà thơ có một hoàn cảnh khác nhau về đời sống gia đình, xã hội. Chính cuộc sống đời tư đó ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của nhà thơ, điều này được phản ánh trong tác phẩm cụ thể.

Ngoài những thông tin trong sách giáo khoa về tác giả, tác phẩm giáo viên cung cấp thêm những tư liệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ giúp học sinh nắm chắc hơn.

2.     Xác định, phân tích chủ đề bài thơ.

        Chủ đề: vấn đề lớn được đặt ra trong tác phẩm, chủ đề tác phẩm thơ là tâm trạng của nhân vật trữ tình trước một vấn đề nào đó trong hiện thực đời sống. Hiểu được chủ đề thì việc phân tích một bài thơ hết sức dễ dàng. Chủ đề mang tâm hồn, nhịp đập trái tim của nhà thơ.

3.     Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Nội dung trữ tình được thể hiện qua nhân vật trữ tình. Cảm xúc của người viết được bộc lộ trực tiếp qua nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình là con người,  có tâm trạng, của cảm xúc... Do đó, khi phân tích nhân vật trữ tình ta cần phải tập trung khai thác thế nội tâm của nhân vật.

4.     Đọc kĩ tác phẩm, tác giả, tác phẩm, thể thơ, hoàn cảnh sáng tác.

Sau khi hướng dẫn học sinh đọc bài thơ, phần chú thích sách giáo khoa, giáo viên có thể giới thiệu về chân dung tác giả qua hình, tranh ảnh mà giáo viên sưu tầm được. Bài thơ "Bếp lửa" được viết năm 1963, lúc nhà thơ đang học năm thứ hai tại Đại học Tổng hợp quốc gia Kiev(Ukraina, hồi đó còn thuộc Liên Xô). Ông nổi tiếng từ những năm 60 với giọng thơ trầm lắng, nghĩ ngợi, thường khai thác những kỉ niệm thiếu thời, gợi ước mơ tuổi trẻ. Bếp lửa một trong những sáng tác đầu tay của ông, khi đang còn sinh viên học tập ở nước ngoài nhớ những kỉ niệm về bà, về quê hương đất nước.

5.     Xác định, phân tích chủ đề bài thơ.

- Bếp lửa một hình ảnh quen thuộc, gần gũi, bình dị, gắn với cuộc sống của mỗi gia đình người Việt.

- Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ gắn với những kỉ niệm thời thơ ấu của người cháu sống với bà tám năm ròng, với gia đình, với quê hương, đất nước.

- “Bếp lửa” hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng, hơi ấm tình người, sự yêu thương, nâng niu, sẻ chia, tình yêu con người và cuộc sống, lòng biết ơn sâu nặng của người cháu. Bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người.

6. Nhân vật trữ tình.

Nhân vật trữ tình chính là người cháu cũng là hiện thân tác giả. Thông qua bài thơ người cháu muốn bày tỏ những tình cảm, sự biết ơn sâu nặng đối với bà đã quan tâm, lo lắng cho mình. Bây giờ ở phương trời xa nỗi nhớ về bà ngày một sâu nặng, thành kính.

7. Thể thơ, nhịp thơ và cách gieo vần:

     Việc lựa chọn thể thơ, cách gieo vần, nhịp thơ có vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thơ trữ tình. Nó giúp người viết nâng cao khả năng biểu cảm, cảm xúc. Phân tích thơ trữ tình không thể không chú ý thể thơ, nhịp điệu, cách gieo vần. Để xác định được nhịp điệu của các bài thơ ngoài việc đọc từng câu thơ cho ngân vang âm điệu làm bừng sáng hình ảnh thơ, việc nắm được đặc điểm chung về nhịp điệu của thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại, thanh thoát; nhịp thơ thất ngôn bát cú lại hài hòa, chặt chẽ; nhịp của thơ tự do, thơ hiện đại rất phóng khoáng. Còn cách gieo vần, hệ thống vần điệu, thanh điệu là những yếu tố cơ bản tạo nên tính nhạc của tiếng Việt nói chung và của ngôn từ văn học nói riêng đặc biệt trong thơ.

Khi phân tích một bài thơ trữ tình điều đầu tiên chúng ta phải chú ý vào những yếu tố ấy.

Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt về mặt hình thức nghệ thuật giá trị biểu đạt trước hết thể hiện qua thể thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đi xa nhớ về bà, nhớ về những kỉ niệm thời thơ ấu sống bên bà được yêu thương, chăm sóc.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

 

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay

Thể thơ 8 chữ này đã từng xuất hiện trong thơ ca truyền thống (thể hát nói nhưng vẫn bị những niêm luật chặt chẽ riêng, bố cục nghệ thuật đối) ở bài thơ bếp lửa và các bài thơ thuộc phong trào thơ mới như “Quê hương” của Tế Hanh, Viếng lăng Bác của Viễn Phương thể thơ 8 chữ được dùng tự do hơn phá bỏ mọi niêm luật cứng nhắc.

Bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên với thể thơ tự do phóng khoáng, bay bổng mang âm hưởng ca dao phù hợp với việc biểu lộ nhiều cung bậc cảm xúc. Lúc dịu dàng dìu dắt trong lời ru của mẹ:

Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ hát

Có cánh cò đang bay

“Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò cổng phủ,

Con cò Đồng Đăng

Cò một mình, cò phải kiếm ăn

Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ

Lúc lại thể hiện sự suy ngẫm, chứa đựng những triết lý sâu sắc:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con

Với thơ cũ cảm xúc bị gò bó trong các quy định về số câu, số chữ, niêm luật chặt chẽ. Còn thơ hiện đại, các thể thơ phong phú, đa dạng đáp ứng được nhu cầu bộc lộ cảm xúc của chủ thể trữ tình. Cách ngắt nhịp linh hoạt khi ngắn, khi dài, khi nhanh, khi chậm, lúc dồn dập, lúc dàn trải thể hiện được mạch cảm xúc tình cảm của tác giả:

Con ở miền Nam/ ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương/ hàng tre bát ngát

Ôi !/ hàng tre xanh xanh/ Việt Nam

Bão táp/mưa sa/ đứng thẳng hàng

          Hay ở khổ thơ cuối nhịp thơ có phần nhanh hơn phù hợp với sắc thái của niềm mong ước, nhà thơ muốn hóa thân vào những vật gần gũi, thân thuộc quanh lăng Bác, để được gần mãi bên Người.

Mai về miền Nam/ thương trào nước mắt

Muốn làm/ con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm/ đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm/cây tre trung hiếu chốn này.

Tất cả những yếu tố đó góp phần diễn tả một cách chân thành tình cảm của người con từ miền xa nay có dịp về thăm Bác. Được bày tỏ với vị cha già dân tộc tất cả những tình cảm trong lòng, những ước nguyện chân thành giản dị nhất.

Bằng cách chọn cho mình một thể thơ phù hợp, với cách ngắt nhịp linh hoạt nhân vật trữ tình có thể bộc lộ một cách tự do, thoái mái tình cảm, cảm xúc của lòng mình ; đó chính là bước đổi mới đầu tiên của thơ mới. Chính vì thế trong quá trình thâm nhập tác phẩm để phân tích làm nổi bật cái mới mẻ, cái hay, cái đẹp của bài thơ điều đầu tiên chúng ta cần phân tích các yếu tố trên giúp ta nắm được mạch cảm xúc của tác phẩm.

          Sau khi tìm hiểu các yếu tố bao quát của bài thơ ta đi vào phân tích chi tiết từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ.

8. Từ ngữ, hình ảnh thơ, các biện  pháp tu từ:

a) Từ ngữ, hình ảnh thơ:

          Đây là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của hình thức chất liệu ngôn từ. Bởi vì mọi nội dung cần thể hiện của tác phẩm văn học không thể có cách nào khác nhờ vào hệ thống từ ngữ này: ‘‘Văn học là nghệ thuật ngôn từ’’. Có thể nói ngôn từ là một đặc trưng quan trọng, nổi bật của văn học, vì vậy phân tích tác phẩm văn học không bỏ qua yếu tố từ ngữ.

          Như ở bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!

          Qua những câu thơ trên đã cho chúng ta biết về cơ sở để tạo nên tình đồng chí, đồng đội. Tình đồng chí đồng đội được xây dựng trên cơ sở những người lính có cùng nguồn gốc xuất thân, họ đều xuất thân từ những người nông dân từ những miền quê khác nhau ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc: "Quê anh-nước mặn đồng chua"; "Làng tôi- đất cày lên sỏi đá". Họ còn là những người cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ, chung hoàn cảnh khó khăn nơi chiến trường: "Súng- biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu"; "Đầu- biểu tượng cho lí tưởng". Để thể hiện tư thế của người ra đi tác giả sử dụng từ ‘‘mặc kệ’’

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.

          "Mặc kệ’’ vốn là từ chỉ thái độ vô trách nhiệm, song trong bài thơ này từ mặc kệ lại mang một ý nghĩa khác hẳn, chỉ thái độ ra đi một cách dứt khoát, không vướng bận, trong mình mang bản chất một anh hùng chính nghĩa, củng thể hiện sự hi sinh lớn, một trách nhiệm lớn đối với non sông đất nước. Hay khi dựng lại một thời kỳ lịch sử gian khổ, khốc liệt nhất của chiến tranh trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ bằng những hình ảnh thơ chân thực: "áo anh rách vai- quân tôi có vài mảnh vá"; "chân không dày".

       Còn nhà thơ Thanh Hải với Mùa xuân nho nhỏ, ông đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân chỉ qua 3 hình ảnh:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.

          Dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng chim chiền chiện... những hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, điển hình của mùa xuân. Chỉ qua 3 hình ảnh thôi nhà thơ Thanh Hải đã cho ta cảm nhận về một bức tranh mùa xuân với không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng. Một sức xuân của xứ Huế. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải thật giản dị, đằm thắm. Khi phân tích ta cần lưu ý từ mọc được đặt ở đầu câu nhằm nhấn mạnh, khắc họa sự khỏe khoắn. Mọc tiềm ẩn một sức sống, sự vươn lên. Giữa dòng sông rộng lớn, không gian mênh mông, một bông hoa thôi nhưng thật đầm ấm, hạnh phúc không hề gợi lên sự lẻ loi, đơn chiếc. Trái lại bông hoa ấy hiện lên lung linh, sống động tràn đầy sức xuân. Tạo cho bức tranh thêm sống động, có điểm nhấn nổi bật.

b) Các biện pháp tu từ:

Như ta đã biết ngôn từ văn học được chắt lọc từ ngôn ngữ đời thường, được nâng cấp sữa sang, làm cho nó càng óng ả, giàu đẹp hơn. Các biện pháp tu từ chính là những phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trang điểm cho ngôn từ văn học. Có rất nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp ngữ, so sánh...Tất cả những biện pháp nghệ thuật ấy đều giúp người nói, người viết có nhiều cách diễn đạt hay hơn, đẹp hơn, phong phú hơn, do vậy hiệu quả cao hơn. Phân tích các biện pháp tu từ là chỉ ra hiệu quả của cách viết, cách nói ấy, vai trò, tác dụng của chúng trong việc miêu tả, biểu đạt chứ không chỉ đơn thuần được gọi tên, liệt kê trong bài thơ.

Bài thơ Viếng lăng Bác tác giả Viễn Phương đã sử dụng rất nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng để diễn tả tình yêu thương, lòng kính trọng của tác giả dành cho Bác.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

          Trong hai câu thơ trên có hai hình ảnh mặt trời. Mặt trời trong câu thơ thứ nhất  là mặt trời thực, mặt trời của thiên nhiên, đem ánh sáng sự sống đến cho muôn loài. Còn mặt trời trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ. Lấy mặt trời để ví với Bác thể hiện sự tôn kính của mình, cũng là sự tôn kính của toàn thể nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ vĩ đại. Sự tôn kính ấy còn được thể hiện trong hình ảnh dòng người ngày ngày vào lăng viếng Bác:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

          Là sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, tô đậm niềm tôn kính của nhân dân đối với Bác.

      Còn ở Quê hương của Tế Hanh hình ảnh so sánh rất cụ thể: “con thuyền” với con tuấn mã- ngựa đẹp phi nhanh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

      Cộng với một loạt động từ mạnh phăng, vượt, hăng đã làm nổi bật nhịp sống lao động hết sức sôi động khẩn trương của người dân chài quê ông.

      So sánh cái trìu tượng với cái cụ thể làm tăng thêm giá trị biểu cảm và cách diễn đạt mang tính sáng tạo cao, tác giả đã miêu tả cánh buồm căng rất đẹp, một vẻ đẹp lãng mạn với sự so sánh, ẩn dụ độc đáo bất ngờ:

“Cánh buồm dương to như mãnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

So sánh “cánh buồm” to như “mãnh hồn làng” rất hay, đặc sắc. Cánh buồm to biểu hiện cho hình bóng đầy sức sống quê hương. Là biểu tượng cho sức mạnh, lao động sáng tạo, ước mơ về ấm no hạnh phúc của con người. Nó còn tiêu biểu cho khí phách kiên cường, khát vọng của những chàng trai đi chinh phục biển. Câu thơ “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” một câu thơ hào hùng, ý vị mang cảm hứng vui tươi, phấn khởi, khao khát chinh phục vũ trụ. Hình ảnh cánh buồm được nhân hóa như cuộc đời con người từng trải qua nhiều mưa nắng, gắng sức quyết tâm lên đường. Một khổ thơ xuất sắc tả cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, tự hào ca ngợi sức sống của làng chài thân thương.

Tình yêu quê hương của Tế Hanh vừa có cái chân thực, cụ thể nhưng đồng thời lại mang nét đẹp lãng mạn:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Những chàng trai làng chài có “làn da ngăm rám nắng” một vẻ đẹp khỏe mạnh, can trường được tôi luyện trong gió sóng đại dương, trong mưa nắng dãi dầu. Họ mang theo hương vị biển. Hai chữ “nồng thở” rất thân ấm áp nổi bật nhịp sống lao động hăng say, phấn khởi, dũng cảm của những dân chài mang tình yêu với biển. Hình tượng thơ mang vẻ đẹp lãng mạn.

 Hình ảnh nhân hóa:

“ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”

Tác giả cảm nhận được sự mệt mỏi đang dần thấm vào từng thớ vỏ của con thuyền, một vật vô vô tri đã trở nên có hồn, một tâm hồn tinh tế. “Nghe” (chất muối thấm dần trong thớ vỏ) thể hiện sự chuyển đổi cảm giác rất tinh tế, thi vị. Bến quê trở thành một mảnh tâm hồn của đứa con li hương.

Vậy muốn thâm nhập được tác phẩm để thấy được hết giá trị nội dung, cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp mà tác giả đã kỳ công sáng tạo nên ta cần phải thông qua nghệ thuật. Từ ngữ, các biện pháp tu từ chính là cánh cửa mở ra những điều kỳ diệu đó.

9. Xây dựng mạch cảm xúc trong thơ:

Như vấn đề đã nêu ở trên vai trò của người giáo viên trong tiết dạy văn không nhỏ, giáo viên là người dẫn dắt học sinh thâm nhập tác phẩm. Muốn một giờ dạy đạt kết quả cao giáo viên phải dẫn dắt học sinh cảm nhận kiến thức theo một hệ thống liền mạch.

         Bài thơ “Viếng lăng Bác  của nhà thơ Viễn Phương.

Cái đích cần đạt: Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu. Cũng như của toàn dân tộc đối với Bác.

- Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ. Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ

    Sau khi thực hiện các bước đầu tiên của bài học ta có thể dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài thơ theo hệ thống câu hỏi sau:

 

Câu hỏi dẫn dắt học sinh

( giáo viên)

Yêu cầu trả lời ( học sinh)

 

- Nêu khái quát về tác giả, tác phẩm?

- Giáo viên bổ sung.

 

- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có gì đáng chú ý?

 

 

 

 

- Thể thơ?

 

 

- GV đọc mẫu

- Giọng điệu bài thơ có gì đáng lưu ý? (Nghiêm trang, tha thiết, đau xót lẫn tự hào, sâu lắng)

- Gọi hai học sinh đọc bài.

- Tìm bố cục bài thơ?

- Mạch cảm xúc của nhà thơ biểu hiện như thế nào? ( xúc động ).

 

 

 

- HS đọc khổ thơ 1,2

 

- Câu thơ mở đầu giới thiệu với chúng ta điều gì? Nhận xét giọng điệu câu thơ đầu?

 

- Trong niềm xúc động tác giả đã xưng hô như thế nào? Nhận xét về cách xưng hô đó?

- Tại sao nhan đề bài thơ “Viếng lăng Bác” nhưng ở câu thơ mở đầu tác giả lại dùng từ “thăm”? ý nghĩa của việc dùng từ đó?

 

 

 

- Khi đến thăm lăng Bác tác giả bắt gặp hình ảnh nào đầu tiên? Tác giả liên tưởng đến gì? Những hình ảnh đó có ý nghĩa gì?

- Lời thơ giản dị kết hợp kiểu câu cảm thán bộc lộ cảm xúc của tác giả ntn?

 

- Từ niềm xúc động ấy nhà thơ đã có suy ngẫm về Bác, điều đó được thể hiện qua những câu thơ nào?

- Ở hai câu thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó?

 

 

- Ngoài hình ảnh hàng tre, tác giả còn cảm nhận được điều gì ?

 

- Ngoài hình ảnh mặt trời còn có hình ảnh nào gây ấn tượng? Hình ảnh ấy thể hiện điều gì?

 

 

 

-  Khi vào lăng viếng Bác tác giả có cảm nhận như thế nào? Nhận xét về cách dùng từ của tác giả?

- Từ hình ảnh Bác nằm trong giấc ngủ bình yên tác giả liên tưởng đến hình ảnh nào? Hình ảnh ấy có ý nghĩa gì?

 

 

 

- Trước cảnh tượng ấy cảm xúc của tác giả được diễn tả như thế nào?

 

 

 

 

 

- Khi rời lăng Bác nghĩ đến ngày trở về miền Nam nhà thơ đã thốt lên điều gì?

- Cùng với “nước mắt dâng trào” khi rời lăng, Vễn Phương đã nguyện ước những điều gì? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 3 câu thơ cuối?

- Những ước nguyện đó thể hiện tình cảm đối với Bác như thế nào?

 

 

- Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật, nội dung của bài thơ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nêu ý nghĩa của bài thơ?

I . Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.

1 . Tác giả:

2 . Tác phẩm :

a) Hoàn cảnh sáng tác:

- Năm 1976 sau ngày đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch HCM cũng vừa khoàn thành, tác giả ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác, ông đã sáng tác bài thơ.

b) Thể thơ:

- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do.

3. Đọc tìm hiểu chú thích, bố cục

*Bố cục: 3 phần

- P1: Khổ 1,2: Cảm xúc khi đứng trước lăng Bác.

P2: Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng viếng Bác.

P3: Khổ 4: Cảm xúc khi rời lăng Bác

*Mạch cảm xúc:

=> Theo dòng tâm trạng của tác giả, theo bước chân viếng lăng Bác. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần.

II. Đọc-  hiểu văn bản:

1. Cảm xúc khi đứng trước lăng Bác.

- Giới thiệu việc nhà thơ từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Giọng mang tính tự sự, giản dị như câu nói bình thường.

- Xưng hô: Con – Bác: thể hiện sự gần gũi, thân thương, kính trọng.

 

- Viếng: Chia buồn với thân nhân người đã mất.

- Thăm: Gặp gỡ trò chuyện với người đang sống.

- Dùng từ “thăm” thay từ “viếng” để nói giảm: Bác như còn sống mãi với nhân dân.

- Hàng tre bát ngát: liên tưởng đến hàng tre xanh Việt Nam đã nhân hóa để nói sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc VN.

-> Xúc động trước hình ảnh hàng tre đứng thẳng hàng, pha lẫn tâm trạng náo nức xếp hàng chờ mong vào thăm lăng Bác.

- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

  Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

 

- ẩn dụ: sự vĩ đại của Bác

- Dòng người, kết tràng hoa: ẩn dụ  =>Thể hiện lòng thành kính của  nhân dân đối với Bác.

2.  Cảm xúc của tác giả khi vào lăng viếng Bác:

- Bác đang ngủ, giấc ngủ bình yên.

- Nói giảm, nói tránh: Làm giảm bớt nổi đau lòng.

- Vầng trăng dịu hiền: Gợi nhớ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác.

-> Vừa tả thực vừa bày tỏ tấm lòng kính yêu vô hạn của tác giả đối với Bác.

- Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

- Hình ảnh ẩn dụ: khẳng định sự trường tồn, hoá thân vào thiên nhiên đất nước ... như trời xanh còn mãi.

- Cảm xúc đau xót được bộc lộ trực tiếp: Đau đột ngột, quặn thắt vì sự ra đi của Bác.

- Nỗi đau tinh thần, tác giả tự cảm nhận nỗi đau mất mát trong đáy sâu tâm hồn mình về sự ra đi của Bác.

 =>Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Người; nỗi đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa.

3 . Cảm xúc khi rời xa lăng Bác:

- Mai về miền Nam thương trào nước mắt.

 

- Muốn làm con chim, đoá hoa, cây tre: điệp ngữ, nhịp điệu nhanh dồn dập.

- Giản dị, bé nhỏ, chân thành.

=> Tâm trạng lưu luyến, mong muốn được ở mãi bên Bác.

III  . Tổng kết:

1 . Nghệ thuật:

- Bài thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài.

- Viết theo thể thơ tám chữ cổ đại cho biến thể, cách gieo vần, nhịp điệu thơ linh hoạt.

- Sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ.

 - Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm...

2 . Nội dung:

- Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.

 

Với mạch hệ thống cảm xúc như vậy giáo viên đã kết hợp được phương pháp mới đồng thời đảm bảo được chất văn chương trong những văn bản nghệ thuật thơ. Giúp cho học sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn trên con đường đi đến cái đích và vẫn đảm bảo được yêu cầu kiến thức của bài thơ.   

2.4  Kết quả nghiên cứu:

Sau khi áp dụng đề tài vào thực tế công việc giảng dạy văn học, cảm nhận văn học của các em có tiến bộ rõ rệt đặc biệt là trong thơ trữ tình các em rất có hứng thú khi tìm hiểu một bài thơ.

          Qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi đưa ra một điều tra nhỏ và đạt kết quả như sau:

-         Trước khi chưa làm đề tài:

Lớp

Hứng thú

Rất hứng thú

Không hứng thú

 

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

9D3(32hs)

5

15,6%

6

18,8%

21

65,6%

9D4(33hs)

6

18,2%

7

21,2%

20

60,6

-         Sau khi đã áp dụng đề tài:

Lớp

Hứng thú

Rất hứng thú

Không hứng thú

 

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

9D3(32hs)

10

31,2%

15

46,9%

7

21,9%

9D4(33hs)

10

30,3%

12

36,4%

11

33,3%

 

             Như vậy, từ việc điều tra kết quả học tập của học sinh, tôi nhận thấy đến giờ học văn các em rất hứng thú với phương pháp mới, các em tích cực học bài, hăng say phát biểu, nhiều em có những phát hiện mới, cảm nhận hay nội dung  tư tưởng trong bài thơ nên các em thích được học giờ văn, một điều tôi nhận thấy rất rõ chính là tỉ lệ học sinh không hứng thú trong giờ văn giảm với con số rõ rệt đó là một kết quả đáng mừng.

Từ việc cảm nhận bài thơ, phân tích được các biện pháp tu từ giúp các em vận dụng, cảm thụ một tác phẩm hoặc viết văn hay hơn có tính thuyết phục hơn.

Khi chưa có sáng kiến kinh nghiệm này tôi nhận thấy khi dạy các em phân tích cảm thụ một tác phẩm việc các em học, hiểu tiếp thu giá trị tác phẩm gặp rất nhiều khó khăn, bản thân giáo viên phải gợi ý nhiều lần các em mới phát hiện ra nên các em không mấy hứng thú khi học môn  ngữ văn. Sau khi áp dụng phương pháp mới tôi nhận thấy trong các giờ dạy văn các em tích cực chủ động, hứng thú trong khi làm bài tập. Chính vì vậy kết quả các bài kiểm tra khá cao, đặc biệt trong kì kiểm tra cuối học HKI vừa qua kết quả môn ngữ văn 9 lớp tôi phụ trách điểm khá, tốt rất cao.

 3. Kết luận kiến nghị

3.1 Kết luận:

Học văn làm văn là một năng lực tổng hợp, quá trình bền bỉ dày công học tập trao dồi lâu ngày, đó chưa nói đến năng khiếu. Song dù có năng khiếu ít hay nhiều, sự nhẫn nại kiên trì nhiệt tình công phu thường xuyên rèn luyện trong học tập dẫn đến con đường thành công. Với cách phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong văn thơ cũng chỉ là một cách trong rất nhiều cách để khám phá ra vẻ đẹp và giá trị cao đầy tính nhân văn mà các tác giả gửi gắm qua từng trang viết. Giúp các em có hứng thú hơn với môn văn, cả trong quá trình học văn.

Trên đây là kinh nghiệm tôi rút ra trong quá trình giảng dạy đạt kết quả cao. Với mục đích trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tôi muốn được học hỏi nhiều hơn của bạn bè từ đó trau dồi thêm kiến thức, tìm ra phương pháp dạy tốt nhất đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy.

3.2   Kiến nghị:

- Đối với Sở GD&ĐT:

Chỉ đạo sát sao việc thực hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học bộ môn. Tổ chức các Hội thảo về chuyên đề về phương pháp dạy học Văn trong nhà trường Phổ thông.

- Đối với Phòng GD&ĐT: Tổ chức các lớp tập huấn về chuyên đề văn học,  chỉ đạo tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn, để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.

          - Đối với nhà trường:

+ Giáo viên giảng dạy cần được cung cấp nhiều hơn tài liệu tham khảo về cảm thụ thơ văn.

+ Tổ chức các câu lạc bộ về bình thơ.

          - Đối với giáo viên:

+ GV cần thay đổi phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình phân tích, hiểu và cảm thụ tác phẩm.

+ Cần làm phong phú giờ học, đa dạng hình thức dạy học.

+ Đưa những vấn đề từ đề tài áp dụng vào thực tế dạy học.

iHHHh

Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện. Để đề tài được thực thi hơn rất mong nhận được sự góp ý từ đồng nghiệp, từ các cấp.

        Xin chân thành cảm ơn.              

Tài liệu tham khảo.

1. Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 tập 1 của nhà xuất bản giáo dục.

2. Sách học tốt Ngữ Văn lớp 9 tập 1 của nhà xuất bản giáo dục.

3. Sách giáo viên Ngữ Văn lớp 9 tập 1 của nhà xuất bản giáo dục.

4. Một trăm bài văn hay của nhà xuất bản thanh niên.

5. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn văn THCS của bộ giáo dục.

6. Bình, giảng thơ của nhà xuất bản giáo dục

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post