I/ ĐẶT VẤN ĐỀ.
Dạy học môn tự nhiên xã hội ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng chiếm một vị trí khá quan trọng trong chương trình giáo dục Tiểu học. Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học.
Nội dung của môn học được lựa chọn phù hợp với học sinh về mặt nhận thức, kĩ năng, thái độ. Nó gắn với kinh nghiệm đã và đang có sẵn của học sinh. Liên quan đến nguyện vọng và sở thích của học sinh để các em sử dụng trong cuộc sống và tiếp tục học lên các lớp trên.
Để đáp ứng mục tiêu, nội dung dạy học môn TN-XH ở bậc tiêu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng, cần có những định hướng và giải pháp cụ thể về phương pháp dạy học TN-XH lớp 2.
Dựa vào những thu nhận về việc sử dụng phương pháp dạy học môn TN-XH trong năm trước đã tham gia dạy lớp 2 hướng dẫn học sinh quan sát để tự phát hiện ra kiến thức. Giáo viên phải đặt ra các câu hỏi ngắn gọn và rõ ràng để hướng học sinh vào các kiến thức cần tìm kiếm và phát hiện tạo không khí vui, sôi nổi trong khi dạy đem đến hiệu quả cao trong giờ học.
Quá trình dạy học môn TN-XH lớp 2 mỗi tiết dạy giáo viên phải nắm chắc được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của bài học, lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học cho phù hợp. Để tổ chức các hoạt động trong tiết học diễn ra một cánh nhẹ nhàng thoải mái.
II/ THỰC TRẠNG:
Lớp 2 của tôi có 30 học sinh, lực học của các em không đồng đều. Nhận thức và tiếp thu bài học trên lớp chưa nhanh, nhiều em học sinh còn yếu. Cụ thể, đầu năm chất lượng học sinh tiếp thu kiến thức đạt kết quả chưa cao. Có 8 em là học sinh yếu chiếm tỷ lệ 40%. Chính vì nguyên nhân đó đòi hỏi người giáo viên có những phương pháp dạy học thích hợp có hiệu quả hơn để nâng cao chât lương dạy và học. Phương pháp đó là “Quan sát” – “Hợp tác nhóm nhỏ” đã đạt được những kết quả cao trong học tập. Qua thực hiện sử dụng phương pháp quan sát những giờ học TN-XH thật sự diễn ra sôi nổi, nhẹ nhàng, thoải mái. Qua 3 tháng học sinh đã được học 12 tiết TN-XH. Trong lớp có 30 học sinh thì có 24 em xếp loại A và A+ đạt 80% còn 6 em xếp loại B (chưa hoàn thành) chiếm 20%..(Kết thúc năm học 30 em đều hoàn thành môn học, đạt 100%.)
III/ GIẢI PHÁP:
A – Phương pháp dạy học quan sát.
Khi sử dụng các phương pháp dạy học môn TN-XH. Giáo viên cần biết:
1. Lựa chọn phương pháp dạy học:
- Khi sử dụng phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến trong môn TN-XH. Học sinh quan sát chủ yếu là để nhận biết hình dạng đặc biệt là bên ngoài của cơ thể người, của một số cây xanh, một số động vật, hoặc để nhận biết các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sóng hàng ngày.
- Mục tiêu quan sát phải đơn giản, phù hợp với đặc điểm, nhận thức, tư duy của học sinh. Giáo viên cần đặt câu hỏi ngắn, rõ ràng để hướng dẫn học sinh tìm kiến thức.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát ở trong lớp hay ngoài lớp (sân trường, vườn trường, các địa điểm xung quanh).
Ví du: Khi dạy bài: “Một số loài vật sống trên cạn”
Mục tiêu: sau bài học học sinh biết nói tên, ích lợi của một con vật sông trên cạn, hình thành kĩ năng quan sát, mô tả, nhận xét.
Cánh tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Bước 1: Làm việc theo cặp + Chỉ và nói tên các con vật trong hình. + Con nào nuôi, con nào sống hoang dã? GV nêu một số cây hỏi tìm hiểu thêm về con vật + Con nào sống ở dưới mặt đất? + Con nào ăn cỏ? Con nào ăn thịt ? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. | Hai HS quan sát tranh trả lời câu hỏi SGK HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả - Nhóm khác bổ sung góp ý |
GV kết luận: Có rất nhiều loài vật sông trên cạn, có loại sống trên mặt đất như voi, hươu, chó gà…v.v. Có loài đào hang sống như thỏ rừng, giun, dế… Các em phải bảo vệ các loài vật trong tự nhiên nhất là thú quý hiếm. |
2. Xác định mục tiêu quan sát:
Trong bài học không phải mọi hình thức học sinh cần lĩnh hội điều rút ra từ quan sát. Vì vây, giáo viên cần xác định rõ việc tổ chức quan sát nhằm đạt mục tiêu kiến thức hay kĩ năng nào.
3. Lựa chọn đối tượng quan sát:
Đối tượng quan sát có thể là các sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ đang diễn ra trong môi trường tự nhiên hay xã hội hoặc tranh ảnh mô hình, sơ đồ diễn tả các sự vật hiện tượng đó
Ví dụ: Với thực vật giáo viên cần tổ chức cho học sinh quan sát các cây trồng trong sân trường, vườn trường, đường làng… Khi không có điều kiện tiếp xúc với vật thật thì khi đó tôi mới cho học sinh quan sát bằng tranh ảnh mô hình. Có như vậy học sinh mới sử dụng các giác quan trước hết là cơ quan thị giác để tri giác trực tiếp mẫu vật có thể sờ mó vào nó từ đó thảo luận góp ý kiến với nhau, đưa ra kết quả đúng.
Đối với động vật: Khi học về một số động vật, cơ thể người hay về cuộc sống xã hội. Giáo viên nên phối hợp hướng dẫn học sinh quan sát các con vật thật, khi dạy về cơ thể người tôi cho các em quan sát chính cơ thể các em, cơ thể bạn và cuộc sống xung quanh lẫn tranh ảnh, sơ đồ. Từ đó học sinh hình thành được biểu tượng sinh động. Đối với tranh ảnh hay sơ đồ thể hiện rõ được sự vật hiện tượng ở trạng thái tĩnh, có lợi cho sự phát triển tư duy của học sinh.
4. Tổ chức hướng dẫn cho học sinh quan sát:
a) Quan sát cá nhân:
Đối với những bài: Mặt Trời, Mặt Trăng và các Vì Sao. Khi dạy các bài này giáo viên cần nắm vũng mục tiêu của bài học để tiến hành các bước dạy cho phù hợp.
Ví dụ: Dạy bài: “Mặt Trời”
Hoạt động đầu tiên là vẽ và giới thiệu về Mặt Trời. Vì vậy, bước đầu tiên cho học sinh làm việc cá nhân. Học sinh tự vẽ và tô màu mặt trời. Muốn vẽ và tô màu được Mặt Trời thì đòi hỏi học sinh phải được quan sát trước ông Mặt Trời và nhớ lại, hình dung tưởng tượng ra để vẽ nội dung chính của hoạt động. Sau đó giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ Mặt Trời, vẽ thêm các cảnh vật xung quanh. Sau khi học sinh vẽ trang giáo viên yêu cầu học sinh tự giới thiệu tranh vẽ của mình cho cả lớp cùng nghe và nêu những gì mình biết về mặt trời co cả lớp cùng biết. Vì sao vẽ mặt trời màu đỏ? Vì sao khi đi nắng các em cần phải đội mũ, nón hay ô che?
b) Quan sát theo nhóm nho:
Trong chương trình TN-XH lớp 2 những bài về tự nhiên, thực vật chủ yếu là dạy theo phương pháp quan sát theo nhóm nhỏ hoặc theo cặp. Thông qua những bài này giáo viên phải nắm rõ mục tiêu của tưng bài cụ thể, có vật thật về một số cây để học sinh quan sát, có những cây cối trong vườn trường.
Ví du: Dạy bài: “Một số loài cây sống trên cạn”
Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết nói tên, ích lợi của một số cây sống trên cạn và hình thành được kĩ năng quan sát, mô tả, nhận xét.
Hoạt động 1: Quan sát cây cối ở sân trường ở xung quanh.
Thông qua hoạt động này học sinh hình thành được kĩ năng quan sát.
Cánh tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ ngoài sân trường. GV phân công khu vực quan sát. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu tên cây, đặc điểm và ích lợi của cây được quan sát. GV phát phiếu hướng dẫn quan sát: 1. Tên cây ? 2. Đó là loại cây cao cho bóng mát hay cây hoa, cây cỏ… ? 3. Thân cây và cành lá có gì đặc biệt? 1. Cây đó có hoa hay không? 2. Có thể nhìn thấy phần rễ cây không ? Tại sao ? 3. Đối với những cây mọc trên cạn rễ cây có vai trò đặc điểm gì? 4. Vẽ lại cây đã quan sát | Mỗi nhóm 3 – 5 em + Nhóm 1: Quan sát cây cối sân trường. + Nhóm 2: Quan sát cây cối vườn trường. + Nhóm 3: Quan sát cây cối xung quanh. HS thảo luận câu hỏi giáo viên đưa ra theo nhóm và cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận. |
Thông qua hoạt động này học sinh hầu hết nắm được mục tiêu, yêu cầu các thông tin mà giáo viên đưa ra cho học sinh quan sát. Ngoài ra học sinh còn biết được cái cây đó to – nhỏ – cứng… Nêu đượcc cánh bảo vệ và ích lợi của từng loại cây. Tiết học diễn ra rất nhẹ nhàng, vui tươi có hiệu quả hơn nhiều so với trước đây tôi chỉ cho học sinh quan sát cây trong SGK. Vì vậy, học sinh miêu tả về cây chưa chính xác một số bộ phận. Quan sát qua tranh trìu tượng khó mô tả thành lời nhiều khi các em vẫn biết.
B – Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ.
1. Tổ chức cho học sinh học nhóm nhỏ là quan trọng. Có nhiều lí do trước tiên cho phép học sinh có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết và hoàn thành kĩ năng nói cho học sinh, học hỏi từ bạn, phát huy vai trò trách nhiệm từ đó phát triển những kĩ năng xã hội và hành thành tính cách của trẻ.
2. Cánh tổ chức học sinh học nhóm:
Mỗi bài học của môn TN-XH thường được chia làm 3 giai đoạn chính:
- Giới thiệu bài: Hoạt động cả lớp hoặc cá nhân.
- Phát triển bài: ( có thể từ 2 đến 3 hoạt động) từng cá nhân, theo cặp (2 học sinh), theo nhóm nhỏ ( 3 – 6 học sinh).
- Kết luận, củng cố: Từng cá nhân hoặc cả lớp.
+ Sử dụng phương pháp dạy học này, giáo viên cần nắm vững cách chia nhóm (ngẫu nhiên, theo sở thích, theo trình độ… ).
+ Học sinh cần biết vai trò, công việc của mình khi làm việc theo nhóm.
3. Các bước dạy học nhóm nhỏ:
- Chuẩn bị: giáo viên chia nhóm giao việc, hướng dẫn cánh làm việc.
* Làm việc theo nhóm:
- Từng cá nhân làm việc độc lập, tập hợp kết quả làm việc của từng cá nhân để thành kết quả chung của nhóm.
- Việc thảo luận các em phải bàn bạc trao đổi ý kiến với nhau. Đáp lại với nhau, đưa ra ý kiến riêng của mình (giáo viên cần theo dõi uốn nắm kịp thời).
* Làm việc chung cả lớp:
- Đại diện nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung góp ý.
- Giáo viên kết luận.
IV/ KẾT LUẬN:
Đổi mới phương pháp dạy học môn TN-XH lớp 2 là một yêu cầu cấp bách trong xu thế đổi mới dạy học ở tiểu học, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh. Việc đổi mới dạy học môn TN-XH lớp 2 đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn và sử dọng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học khác nhau, nhằm đạt được mục đích quan trọng nhất là làm cho học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, tạo ra sự phát triển nhân cánh một cách toàn diện...
Qua quá trình thực hiện giải pháp trên với sự cố gắng của bản thân tôi đã nắm bắt được tâm sinh lí của các em nên tôi thường kết hợp 2 phương pháp trên trong học tập ở các giờ học TN-XH học sinh tiếp thu bài theo hướng pháp huy tính tích cực của học sinh. So với chất lượng đầu năm của lớp kiến thức giờ dây được nâng lên rõ rệt. Một mặt cũng nhờ sự phấn đấu vươn lên của các em mặt khác giáo viên áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với từng bài, làm cho học sinh ngày càng mạnh dạn tự tin và tự giác trong học tập và đạt hiệu quả giáo dục.
Đó là những kết quả mà tôi áp dụng về sử dụng nhóm phương pháp “quan sát” – “Hợp tác nhóm nhỏ”, khi dạy học môn TN-XH lớp 2 có nhiều biến chuyển. Mong sao ngành giáo dục ngày càng phát triển và có nhiều phương pháp mới hơn nữa được áp dụng vào dạy học để nâng cao chất lượng và hiệu quả.