1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Cấp thị xã năm học 2020-2021.
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở Tiểu học.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Môn Âm nhạc)
4. Ngày sáng kiến đươc áp dụng lần đầu:15.8.2020
5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
Giáo viên Tiểu học là người hình thành ở các em những cơ sở ban đầu cho sự tiếp thu nghệ thuật âm nhạc và phát hiện những mầm non có năng khiếu âm nhạc để sớm có điều kiện bồi dưỡng các em thành nhân tài của đất nước. Muốn vậy, giáo viêndạy bộ môn Âm nhạc phải có hiểu biết cơ bản về lý thuyết âm nhạc, phải rèn luyện để có những kĩ năng thực hành giúp các em hát kết hợp gõ đệm đúng với tất cả sắc thái biểu cảm và hình thành ở các em cảm xúc và thị hiếu lành mạnh. Khi mới bước vào công tác giảng dạy môn âm nhạc cấp Tiểu học thì tôi có không ít trăn trở là làm sao để học sinh có thể hát tốt, đọc nhạc tốt, cũng như có một kiến thức nhạc lí căn bản. Tuy nhiên, qua nhiều năm giảng dạy chuyên môn nhạc từ khối lớp 1 đến khối lớp 5, tôi đã tích lũy được ít nhiều sáng kiến để hướng dẫn học tốt các phân môn như: Học hát, Âm nhạc thường thức...Chính vì điều đó mà linh động áp dụng các biện pháp vào giảng dạy đặc biệt là giảng dạy bộ môn âm nhạc sẽ giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn so với cách dạy thông thường rất nhiều. Phương pháp này hoàn toàn mới, không có trong sách vở...Và đây cũng chính là “Tính mới “của sáng kiến.
5.2. Nội dung sáng kiến:
Học Âm nhạc các em cảm thụ và cảm nhận được cái hay cái đẹp của âm thanh qua các bài hát các bài tập đọc nhạc mà các em được học trực tiếp làm cho các em thêm yêu quý và trân trọng các sản phẩm văn hóa tinh thần của cha ông để lại như các bài hát bài dân ca bài đồng dao….
Tuổi thơ hiếu động sống bằng tình cảm nên rất dễ tiếp cận với Âm nhạc. Một bài hát hay với nội dung giáo dục tốt chắc chắn sẽ được các em tiếp thu dễ dàng hơn, chính vì vậy mà các em cần được giáo dục Âm nhạc càng sớm càng tốt.
Tuy bản thân tôi đã có sự cố gắng nhiều để dạy tốt phân môn này nhưng do một số nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan như: trong các tiết dạy giáo viên còn làm việc nhiều hơn học sinh, phân phối thời lượng cho phân môn này chưa hợp lí, cân đối, cộng với điều kiện cơ sở vật chất của trường vẫn còn thiếu, chưa đủ để hỗ trợ cho tiết dạy. Từ đó, làm giảm đi nhu cầu và hứng thú học cũng như những cảm xúc nghệ thuật của học sinh đối với phân môn này. Chính vì kết quả đem lại chưa đáp ứng được mục tiêu chung của môn học là góp phần phát triển toàn diện năng lực thẩm mĩ cho học sinh trong âm nhạc.
...
Link tải file word đầy đủ, miễn phí
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/