Giáo án Địa lí 10 chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm bản đẹp

Chia sẻ đến quý thầy cô link tải giáo án Địa lí 10 chương trình 2018 sách Chân trời sáng tạo

Link tải file word đầy đủ ở cuối trang.

MĐU MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

(Thời gian thực hiện: 1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

-      Khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.

-      Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.

-      Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thiíc địa lí.

2. Về năng lực

-      Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, tự chủ và tự học.

-   Năng lực chuyên biệt: năng lực nhận thức khoa học Địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí đa học.

3. Về phẩm chất

-      Chăm chỉ học tập và lĩnh hội về kiến thức, kĩ năng, năng lực học tập môn Địa lí.

-   Khơi dậy cho HS niềm đam mê tìm hiểu các định hướng nghề nghiệp liên quan đến môn Địa lí.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Học liệu: SGK Địa lí 10, hình ảnh, phiếu học tập (nếu có).

III. TIÊN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu

Dẫn dắt vào bài học mới.

 b. Nộị dung

Trò chơi Ý kiến của em về Địa lí lớp 10.

c. Sản phẩm

Đáp án của HS.

d. Tổ chức thực hiện

-   Bước 1: GV cho HS chuẩn bị trả lời 3 câu hỏi sau và ghi vào một mẫu giấy nhỏ (trên mẫu giấy có tên HS):

+ Nêu một đặc điểm làm cho môn Địa lí khác biệt so với các môn học khác trong nhà trường Trung học phổ thông.

+ Cho biết một vai trò của môn Địa lí trong đời sống của chúng ta. Vì sao chúng ta phải học môn Địa lí?

+ Kể tên một nghề nghiệp cần đến kiến thức của môn Địa lí trong xã hội hiện nay.

-      Bước 2: HS ghi nhanh câu trả lời vào giấy và nộp cho GV.

-      Bước 3: GV bốc thăm HS trình bày, các HS khác bổ sung.

-      Bước 4: GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 2.1: Tim hiểu đặc điểm co bản của môn Địa lí ở cấpTrung học phổ thông

1. Mục tiêu

Trình bày được đặc điểm co bản của môn Địa lí.

b. Nội dung

HS dựa vào thông tin trong SGK, để trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm co bản của mô Địa lí ở cấpTrung học phổ thông.

c. Sản phẩm

Câu trả lời cua HS về đặc điểm co bản của môn Địa lí.

d. Tổ chức thực hiện

-      Bước 1: Các nhóm hoàn thành bảng sau:

-     

Đặc điểm cơ bản của môn Địa lí

Nội dung

Cấu trúc các mạch nội dung của SGK Địa lí lớp 10

?

Tích hợp

?

 


Bước 2: HS trao đói với nhau để hoàn thành bảng về đặc điểm co bản của môn Địa lí.

-      Bước 3: Đại diện HS trình bày, các HS khác bổ sung.

-      Bước 4: GV đánh giá sản phẩm học tạp của HS.

2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vai trò của môn Địa lí đối với đời sống

a. Mục tiêu

Trình bày vai trò của mon Địa h đối với đời sống.

b. Nội dung

HS dựa vào nội dung trong SGKđểtrả lời câu hỏi: Môn Địa lí có vai trò như thế nào đội với đời sống? Vì sao chúng ta phải học môn Địa lí?

c. Sản phẩm

Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

-      Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV sử dụng phưong pháp Nêu vấn đề nhằm kích thíc động co học tập và khả năng tư duy của HS về cau hỏi ở mục b.

-      Bước 2: HS thảo luận theo nhóm những câu hỏi GV đặt ra.

-      Bước 3: Đại diện các nhóm trả lời, các HS còn lại góp ý, bổ sung.

-      Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến thưc.

2.3. Hoạt động 2.3: Tim hiểu về định hướng nghề nghiệp liên quan đến kiến thúc địa lí

a. Mục tiêu: trình bày những ngành nghề có liên quan đến kiến thc địa lí.

b. Nội dung: HS dựa vào SGK để trả lời câu hỏi: Trong xã hội nước ta hiện nay, có những nghề nghiệp nào cần đến kiến thức của môn Địa lí? Khi học môn Địa lí ở cấp Trung học cơ sở, kiến thức trong các bài học giúp em chọn lựa nghề nghiệp nào cho tương lai?

Hoặc sử dụng câu hỏi trong SGK: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trao đổi với các bạn và trình bày trước lớp những nội dung theo gợi ý sau đây:

-      Những ngành nghề nào có liên quan đến kiến thức địa lí? Cho ví dụ chứng minh.

-   Môn Địa lí góp phần định hướng nghề nghiệp cho HS Trung học phổ thông như thê nào?

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS về những nghề nghiệp cần đến kiến thức của môn Địa lí.

d. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: GV sử dụng phương pháp Nêu vấn đề nhằm kích thích động cơ học tập và khả năng tư duy của HS về câu hỏi ở mục b.

- Bước 2: HS thảo luận theo nhóm những câu hỏi GV đặt ra bằng kĩ thuật Khăn trải bàn hoặc kĩ thuậtPhòng tranh.

- Bước 3: Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm còn lại góp ý, bổ sung.

- Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu

Củng cố lại kiến thức đã học về: Vai trò của môn Địa lí đối với đời sống; những ngành nghề có liên quan đến kiển thức địa lí.

b. Nội dung

HStrả lời câu hỏi luyện tập trong SGK: Em hãy vẽ sơ đó thể hiện vai trò của môn Địa lí đối với đời sống hoặc việc định hướng nghề nghiệp của HS.

c. Sản phẩm

Thông tin phản hổi câu hỏi luyện tập.

d. Tổ chức thực hiện

-      Bước 1: HS đọc yêu cầu câu hói luyện tập trong SGK.

-      Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân.

-      Bước 3: Đại diện HS trả lời câu hỏi.

-      Bước 4: GV nhận xét, đánh giá.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu

Rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày thông tin.

b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi vận dụng trong SGK.

c. Sản phẩm: đáp án của HS.

d. Tổ chức thực hiện

-      Bước 1: HS đọc yêu cầu câu hỏi vận dụng trong SGK.

-      Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân.

-      Bước 3: HS hoàn thành câu trá lời vào giấy

-      Bước 4: GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh.


 

CHƯƠNG 1. SỬ DỤNG BẰN Đ

Bài MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIÊU HIỆN CÁC  ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ

(Thi gian thực hiện: 2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đổ: kí hiệu, đường chuyển động, chấm điểm, khoanh vùng, bản đồ - biểu đổ.

2. Về năng lực

-      Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, tự chủ và tự học.

-     Năng lực chuyên biệt: năng lực nhận thc khoa học Địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thc và kĩ năng địa lí đã học.

3. Về phẩm chất

Chăm chỉ, có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia hoạt động thảo luận nhóm, hoà nhập và giúp đỡ mọi nguời trong quá trình học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: máy tính, máy chiếu (nếu có),...

2. Học liệu: SGKĐịa lí 10, mọt số loại bàn đổ có phương pháp biểu hiện khác nhau,...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu

HS biết được một số phương pháp chủ yếu để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

b. Nội dung

HS đọc nhanh các đề mục trong SGK kết hợp hiểu biết của bản thân, kể tên ít nhất 5 phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đổ.

c. Sản phẩm

HS kể tên được 5 phương pháp sau: kí hiệu, đường chuyển động, chấm điểm, khoanh vùng, bản đổ - biểu đổ.

d. T chức thực hiện

-   Bước 1: GV đặt câu hỏi: Để biểu hiện các đối tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản đồ, người ta sử dụng những phương pháp nào?

-      Bước 2: HS đọc nhanh nội dung trong SGK.

-      Bước 3: HS trình bày các phương pháp biểu hiện.

-      Bước 4: GV dan dắt vào bài mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu

-      Phân biệt được một số phương pháp biếu hiện các đối tượng địa lí trên bản đổ.

-      Hiểu được cách biểu hiện các đối tượng địa lí trên hình 1.2,1.3,1.4,1.5,1.6.

b. Nội dung

HS đọc SGK, kết hợp quan sát các hình 1.2,1.3,1.4,1.5,1.6, thảo luận nhóm để hoàn thành sơ đổ tư duy tóm tắt về phương pháp mà nhóm tìm hiểu, gồm: đối tượng được biểu hiện, cách thức biểu hiện và khả năng biểu hiện của phương pháp.

c. Sản phẩm

đồ tư duy về phương pháp mà nhóm được phân công.

d. Tổ chức thực hiện

-   Bước 1: GV chia lớp thành 5 nhóm và phân công mỗi nhóm tìm hiểu một phương pháp biểu hiện.

-      Bước 2: Các nhóm trao đổi, thảo luận và hoàn thành sơ đổ tư duy.

-   Bước 3: Đại diện các nhóm bác cáo sản phẩm của nhóm minh, các nhóm khác bổ sung, nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.

-      Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu

Củng cố lại kiến thức đã học về các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đổ.

b. Nội dung

HS trả lời câu hỏi luyện tập trong SGK.

c. Sản phẩm

Thông tin phản hổi câu hỏi luyện tập:

Phương pháp

Đi tượng biểu hiện

Cách thức biểu hiện

Kí hiệu

Các đối tượng phân bố theo điểm cụ thể.

Đặt các kí hiệu bản đồ vào vị trí phân bố của đối tượng.

Đường chuyển động

Các đối tượng có sự di chuyển trong không gian.

Dùng các mũi tên có độ dài, ngắn, dày, mảnh khác nhau để biểu hiện đối tượng.

Chấm điểm

Các đối tượng phân bố không đều trong không gian.

Dùng các điểm chấm có giá trị nhất định để thể hiện sự phân bố của đối tượng.

Khoanh vùng

Các đối tượng có không gian phân bố ở những khu vực nhất định.

Dùng màu sắc, nét chải, hoặc các dạng kí hiệu khác đé biểu hiện đối tượng trong vùng phân bố của chúng.

Bản đổ - biểu đồ

Giá trị tổng cộng và không gian phân bố của đối tượng.

Dùng các dạng biểu đổ khác nhau đặt vào phạm vi không gian lãnh thổ của đối tượng địa lí đó.

 

d. Tổ chức thực hiện

-      Bước 1: HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. Mỗi nhóm có một sản phẩm là bảng thống kê về năm phương pháp biểu hiện, sau đó trình bày (dán) lên bảng.

-      Bước 2: GV kiểm tra và đánh gia kết quả thực hiện của HS.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu

HS vận dụng được kiến thức đã học để lựa chọn một phương pháp biểu hiện phù hợp khi thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính trên bản đồ.

b. Nội dung

HS trả lời câu hỏi vận dụng trong SGK.

c. Sản phẩm

Nội dung trả lời câu hỏi: Phương pháp phù hợp nhất là phương pháp bản đổ - biểu đồ vì phuơng pháp này biểu hiện được giá trị cụ thể của đối tượng thông qua biểu đồ và biểu hiện được không gian phân bố theo lánh thổ của đối tượng thông qua bản đồ.

d. Tổ chức thực hiện

-      Bước 1: HS đọc yêu cẩu câu hỏi vận dụng trong SGK.

-      Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân.

-      Bước 3: GV gọi một số HS trình bày.

-      Bước 4: GV nhận xét, đánh giá.


 

Bài PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẲN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ

VÀ TRONG ĐỜI SỐNG

(Thi gian thực hiện: 1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sừ dụng được bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống.

2. Về năng lực

-    Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.

-   Năng lực chuyên biệt: năng lực nhận thUc khoa học Địa lí, tìm hiểu và sử dụng công cụ địa lí, vận dụng kiến thUc và kỉ năng địa h đã học.

3. Về phẩm chất

Chăm chỉ, có tinh thần tự học, hoà nhập và giúp đỡ mọi người trong quá trình học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: máy tính, máy chiếu (nếu có),...

2. Học liệu: SGK Địa li 10, bản đổ địa hình Việt Nam, thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có), phiếu học tập,...

III. TIN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu

HS xác định được những gì đã biết và những gì muốn biết về vai trò của bản đổ, cách sử dụng bản đổ trong học tập và trong đời sống, tu đó các em xác định nhiệm vụ học tập của mình trong tiết học.

b. Nội dung

HS vận dụng những kiến thc đã học và hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi về vai trò của bản đổ và phương pháp sử dụng bản đồ.

c. Sản phẩm

Phiếu học tập số 1: KWL của HS.

a.     Tổ chức thực hiện

-    Bước 1: Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cẩn đạt của bài học, GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu các nhóm HS viết vào cột K những gì đã biết, viết vào cột w những gì muốn biết về vai trò của bản đổ và cách sử dụng bản đồ.

Phiêu học tập số 1

K

(Những điều đã biết)

w

(Những điều muốn biết)

L

(Những điều đã học được sau bài học)

?

?

 ?

 

-      Bước 2: Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và điền thông tin vào cột K và cột w.

-      Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày.

-      Bước 4: GV dẫn dắt vào bài và lưu ý các em hoàn thành cột L sau khi học xong bài học.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 2.1: Tim hiểu phưong pháp sử dụng bản đồ trong học tập Địa lí

a. Mục tiêu

HS sử dụng được bản đồ trong học tập Địa lí để tìm hiểu về tự nhiên, kinh tế - xã hội trên thế giới.

b. Nội dung

-      HS đọc SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân hoàn thành phiếu học tập số 2.

Phiếu học tập số 2

Các bước tiến hành khi tìm hiểu về địa hình của nước ta trên bản đồ

Bước 1

?

Bước 2

?

Bước 3

?

 

- Quan sát hình 2 trong SGK để trả lời các câu hỏi trong nhiệm vụ học tập ở mục I: + Kể tên một số dãy núi có hướng tây bắc - đông nam ở nước ta.

+ Xác định các khu vực địa hình có độ cao dưới 50 m.

c. Sản phẩm

-Thông tin phản hổi trong phiếu học tập số 2.

Các bước tiến hành khi tìm hiểu về địa hình của nước ta trên bản đổ

Bước 1

Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đổ.

Bước 2

Lựa chọn bản đổ phù hợp với nội dung hay mục đích cẩn tìm hiểu.

Bước 3

Định hướng những nội dung cần khai thác từ bản đổ, sau đó lần lượt khai thác từng nội dung.

 

-      Câu trả lời của HS.

Gợi ý trả lời câu hỏi:

+ Một số dãy núi có hướng tây bắc - đông nam ở nước ta: dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Con Voi,...

+ Các khu vực địa hình có độ cao dưới 50 m là các đổng bằng...............

d. Tổ chức thực hiện

-      Bước 1: Các nhóm đọc SGK, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 2.

-      Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập.

-      Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm học tập.

-      Bước 4: GV đánh giá và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hieu phương pháp sử dụng bán đổ trong đời sống

a. Mục tiêu

-   HS sử dụng được bản đổ trong đời sống để xác định vị trí của một người, một vật hay một địa điểm; tìm đường đi và tính khoảng cách địa lí giữa các địa điểm.

-   Hiểu được mối quan hệ giữa cácyéu tố địa lí trên bản đồ từ đó biết sử dụng một hay nhiều bản đổ khi giải thích các sự vật, hiện tượng và các vấn đé địa lí.

b. Nộị dung

HS thực hiện chuỗi nhiệm vụ học tập sau theo nhóm:

-   Sử dụng bản đồ số trên thiết bị điện tử có kết nối internet để xác định vị trí hiện tại của bản thân và chia sẻ vị trí đó với bạn của em.

-Trình bày cách tìm đường đi trên bản đổ số hoặc bản đồ truyền thống.

-   Tính khoảng cách từ địa điểm A đến địa điểm B (theo đường chim bay), biết khoảng cách đo được trên bản đổ là 5 cm và bản đổ có tỉ lệ 1: 200 000.

c. Sản phẩm

Kết quả thực hiện chuỗi nhiệm vụ học tập trên.

d. Tổ chức thực hiện

-   Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ học tập về xác định vị trí, tìm đường đi, tính khoảng cách.

-      Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

-      Bước 3: Đại diện nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

-      Bước 3: GV cùng với HS nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu

-Trình bày được cách tìm đường đi từ nhà đến trường bằng bản đổ truyền thống hoặc bằng bản đổ số.

-      Củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học được sau bài học để hoàn thành cột I- trong phiếu học tập số 1.

b. Nội dung

-      HS sử dụng bản đồ số hoặc bản đồ truyền thống để tìm đường đi.

-      HS trả lời được câu hỏi về những điều đã học được sau bài học.

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của HS.

-      Phiếu học tập số 1 phần nội dung ớ cột L.

d. Tổ chức thực hiện

-      Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời câu hỏi luyện tập trong SGK, đồng thợi yêu cầu các em hoàn thành cột L trong phiếu học tập KWL.

-      Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

-      Bước 3: GV nhận xét và đánh giá kết quả thực hiện của HS, nhấn mạnh một s ứng dụng phổ biến của bản đồ trong đời sống.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu

HS vận dụng được kiến thức đã học để tìm đường đi và vẽ lại một bản đồ mô phỏn

b. Nội dung

HS làm bài tập vận dụng: Em hãy SƯU tầm một bản đồ du lịch Việt Nam, xác địn quang đường đi từ bãi biển Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đến có đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huân và vẽ lại thành một bản đồ mô phỏng thể hiện một số điểm du lịch trên đường đi.

a.     Sản phẩm

Bản đồ mô phỏng thể hiện một số điểm du lịch từ bãi biển Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đế Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế).

b.    Tổ chức thực hiện

-      Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện nhà.

-      Bước 2: HS vẽ bản đổ mô phỏng.

-      Bước 3: GV nhận xét và đánh giá sản phẩm của HS.

Bài MỘT SỐ ỨNG DUNG CỦA GPS

3 VÀ BẢN ĐỒ SỐ TRONG ĐỜI SỐNG

(Thoi gian thực hiện: 1 tiết)

I.    MỤC TIÊU

1.    Về kiến thức

Xác định và sử dụng được một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.

2.     Về năng lực

-   Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.

-   Năng lực chuyên biệt: năng lực nhận thức khoa học Địa lí, tìm hiểu và sửdụng công cụ địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí đá học.

3.     Về phẩm chất

Chăm chỉ, có tinh thần tụ học, nhiệt tình tham gia hoạt động thảo luận nhóm, có tinh thần trách nhiệm.

II.     THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.     Thiết bị: máy tính, máy chiếu, điện thoại thông minh hoặc thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có),...

2.     Học liệu: SGK Địa lí 10, bản đồ số,...

III. TIN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu

Giới thiệu cho HS một số ứng dụng của GPS và bản đổ số trong đời sống hiện đại.

b. Nội dung

HS xem hình ảnh, video và liệt kê được một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.

c. Sản phẩm

Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số được HS liệt kê từ những hình ành và video GV giới thiệu.

d. Tổ chức thực hiện

-   Bước 1: GV giới thiệu các hình ảnh hoặc video ngắn về ứng dụng định vị vị trí, tìm đường đi trên điện thoại di động,... và yêu cầu HSđoán nhanh:Đây là ứng dụng gì?

-      Bước 2: HS trả lời nhanh câu hỏi của GV.

-      Bước 3: GV tổng hợp lại những ứng dụng được thể hiện trong hình ảnh, video đã giới thiệu và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 2.1: Tim hiểu về hệ thống định vị toàn cầu (GPS)

a. Mục tiêu

-      HS hiểu được khái niệm về GPS.

-      HS biết sử dụng các ứng dụng của GPS vào việc định vị vị trí hoặc vào những mục đích khác trong đời sống hằng ngày.

b. Nội dung

-      HS xem hình 3.1 trong SGK, mô tả được cấu tạo của GPS và trình bày được vai trò của từng bộ phận trong hình vẽ.

   HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân hoặc tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau để trình bày được những ứng dụng của GPS trong đời sống.

c. Sản phẩm

-      Bài thuyết trình ngắn về cấu tạo và ứng dụng của GPS.

-      Bảng hướng dẫn cách định vị và chia sẻ vị trí tại một địa điểm nhất định.

d. Tổ chức thực hiện

-      Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ:

+ HS đọc thông tin trong SGK kết hợp quan sát hmh 3.1 và hoàn thành bài thuyết trình ngắn về cấu tạo và ứng dụng của GPS.

+ Thực hành sử dụng một ứng dụng GPS: mở thiết bị điện tủ có kết nối internet; bật chế độ cài đặt định vị; đăng nhập vào một ứng dụng trên mạng xã hội; chọn biểu tượng chia sẻ vị trí và thực hành chia sẻ vị trí với người thân, bạn bè của mình.

-      Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

-      Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày bài thuyết trình và chia sé vị trí.

-      Bước 4: GV hỗ trợ (nếu cần) và nhận xét.

2.2. Hoạt động 2.2: Tim hiểu về bản đổ số

a. Mục tiêu

HS hiểu được khái niệm về bản đồ số và biết sử dụng các ứng dụng có bản đổ số vào việc tìm đường đi cũng như một số hoạt động khác trong đời sống hằng ngày.

b. Nội dung

   HS đọc SGK và trả lời câu hỏi vè khái niệm bản đổ số.

-      HS thực hành tìm đường đi trên một ứng dụng của bản đổ số.

c. Sản phẩm

-      Câu trả lời của HS về khái niệm bản đổ số.

-      Ảnh chụp màn hình một tuyến đường bất kì được tìm kiếm trên Google Maps.

d. T chức thực hiện

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

+ HS đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: Bản đồ số là gì? Kể tên một số ứng dụng của bản đồ số mà em biết.

+ HS mở thiết bị điện tửcó kết nối internet; tải ứng dụng Google Maps; mở ứng dụng và tìm kiếm tuyến đường tư trường học về nhà và chụp lại ảnh màn hình của thiết bị.

-      Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

-      Bước 3: HS trả lời câu hỏi và chia sẻ cách tìm đường trên bản đồ số.

-      Bước 4: GV nhận xét và hỗ trợ nếu cần.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu

Củng cố kiến thức đã học về GPS và bản đổ số.

b. Nội dung

HS hoàn thành câu hỏi luyện tập trong SGK.

c. Sản phẩm

Bảng thống kê các ứng dụng của GPS và bản đồ số.

d. Tổ chức thực hiện

-      Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm để hoàn thành câu hói luyện tâp.

-      Bước 2: Các nhóm hoàn thành bảng thổng kê.

-      Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm.

-      Bước 4: GV nhận xét, đánh giá.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu

HS sử dụng Google Maps để lập kế hoạch cho việc di chuyển từ nhà đến trường: định tuyến đường, dự kiến thời gian, dự kiến phương tiện đi lại, lưu lại bản đổ tìm kiếm.

b. Nội dung

HS sử dụng Google Maps trên điện thoại thông minh hoặc thiết bị điện tử có kết nói, internet để tìm đường đi.

c. Sản phẩm                                                                                         I

Ảnh chụp màn hình bản đồ tìm kiếm tuyến đường từ nhà đến trường của HS kèi theo các dự kiến về thời gian và phương tiện di chuyển.

d. Tổ chức thực hiện

-      Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà.

-      Bước 2: HS sử dụng công cụ Google Maps để thực hiện nhiệm vụ.

-      Bước 3: HS nộp sản phẩm của mình cho GV.

- Bước 4: GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.

...

Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG

Previous Post Next Post