Biện pháp tổ chức hoạt động với đồ vật nhằm phát triển tri giác cho trẻ 24 - 36 tháng

 Trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, giáo dục mầm non chính là cấp học đầu tiên, có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, đạo đức và tình cảm của trẻ ở giai đoạn đầu đời. Những kiến thức, kỹ năng trẻ được tiếp nhận trong môi trường mầm non chính là nền tảng cho việc học tập và phát triển sau này của trẻ.

Để phát triển đứa trẻ cần được hoạt động và được chơi để lĩnh hội kinh nghiệm xã hội- lịch sử. Hoạt động không chỉ là nơi tâm lý con người được bộc lộ mà chính là cái hình thành nên tâm lí của con người. Ở mỗi lứa tuổi đều có một hoạt động chủ đạo nhất định, chi phối toàn bộ đời sống tâm lí của trẻ. Và khi bước vào tuổi ấu nhi, mối quan hệ giữa trẻ với thế giới đồ vật được thay đổi đáng kể, đồ vật lúc này đối với trẻ không phải chỉ là cái để nghịch, để chơi mà còn chứa đựng trong đó một chức năng nhất định và có một phương thức sử dụng tương ứng. Chính vì thế, ở trẻ ấu nhi, hoạt động với đồ vật (HĐVĐV) trở thành hoạt động chủ đạo và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển trí tuệ, ngôn ngữ cũng như là bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ ở lứa tuổi sau.

Tri giác (TG) giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, hoạt động nhận thức và lao động. Tri giác là điểm khởi đầu của mọi quá trình nhận thức. Nội dung chủ yếu của của giáo dục trí tuệ cho trẻ dưới 3 tuổi là giáo dục và phát triển hoạt động nhận cảm (tri giác, cảm giác). Theo quan điểm của N.H. Sevanop thì lứa tuổi dưới 3 tuổi là “cơ hội vàng để phát triển hoạt động nhận cảm cho trẻ” (Nguyễn Thị Hoà, 2013). Từ khi sinh cho đến năm 2 tuổi, đứa trẻ trải qua chặng đường phát triển nhận cảm phức tạp và kỳ diệu. Từ chưa biết phân biệt, phân biệt chưa rõ ràng từ các ấn tượng biểu tượng đến biết tri giác đồ vật trọn vẹn. Tri giác của trẻ được tinh vi, đầy đủ dần chính là nhờ trẻ được hoạt động với đồ vật, nhất nhờ hành động công cụ và hành động thiết lập mối tương quan. Bên trong của quá trình hành động thực tiễn với đồ vật, đồ chơi để lĩnh hội phương thức sử dụng, đồng thời trẻ cũng TG được màu sắc, hình dạng, kích thước.

Thông qua hình thức chơi- tập, chơi tự do của hoạt động với đồ vật đó là khoảng thời gian trẻ vận dụng các cơ quan phân tích giúp cho việc TG các hình dạng, kích thước, màu sắc của đồ vật được sâu sắc và trọn vẹn, góp phần quan trọng vào việc phát triển nhận cảm cho trẻ. Trong chương trình giáo dục mầm non, luyện tập và phát triển các chuẩn cảm giác là một trong những nội dung cơ bản của lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức dành cho trẻ nhà trẻ, đặc biệt là trẻ 24-36 tháng tuổi.

Trên thực tế cho thấy còn có nhiều hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động với đồ vật với mục đích cụ thể là phát triển TG cho trẻ trong độ tuổi 24- 36 tháng có thể do nhiều nguyên nhân như ở các trường mầm non, hoạt động với đồ vật được tổ chức trong hai hình thức chơi- tập và chơi tự do. Hình thức và nội dung tổ chức các hoạt động với đồ vật chưa thật sự được giáo viên (GV) chú trọng hay nghiên cứu nhằm phát triển TG cho trẻ. Các giờ chơi chỉ đơn thuần là trẻ hành động với đồ chơi, đồ vật hoặc thực hiện các hành động như nhau với các đồ vật khác nhau. Chính vì thế làm cho các giờ HĐVĐV chưa tận dụng được hết hiệu quả, làm giảm nhiều cơ hội cho trẻ được phát triển các TG và nhận thức sau này.

Xuất pháp từ những lý do trên và để có thêm cơ sở cho việc đề xuất giúp tổ chức hoạt động với đồ vật nhằm phát triển TG cho trẻ 24- 36 tháng. Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng và tiến hành thực nghiệm một số các biện pháp một cách khoa học.

Đó là lý do của đề tài : “Biện pháp tổ chức hoạt động với đồ vật nhằm phát triển tri giác cho trẻ 24-36 tháng”

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng biện pháp tổ chức hoạt động với đồ vật nhằm phát triển TG của trẻ 24- 36 tháng ở một số trường mầm non trên cơ sở đó đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động với đồ vật nhằm phát triển TG của trẻ 24-36 tháng.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tổng hợp và hệ thống hoá các vấn đề lí luận có liên quan về hoạt động với đồ vật và biện pháp tổ chức hoạt động với đồ vật nhằm phát triển TG của trẻ 24- 36 tháng

- Khảo sát thực trạng biện pháp tổ chức hoạt động với đồ vật nhằm phát triển TG của trẻ 24- 36 tháng ở một số trường MN

- Đề xuất và thực nghiệm biện pháp tổ chức hoạt động với đồ vật nhằm phát triển TG của trẻ 24- 36 tháng.

...

Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG



Previous Post Next Post