Ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam

 Đề tài: Ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng           
Mã số: 9.34.02.01
Nghiên cứu sinh: Phạm Đức Anh
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Đức Trung
                                              2. PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh
 
Cơ sở đào tạo: Học viện Ngân hàng
Bản luận án đã có những đóng góp mới sau đây:
1. Về khía cạnh lý luận
- Luận án trình bày và phân tích vai trò của CSTT trong việc kiểm soát lạm phát dựa trên ba cơ chế đặc trưng: chính sách cố định tỷ giá, chính sách hướng vào cung tiền và chính sách mục tiêu lạm phát.
- Luận án làm rõ khái niệm, mục tiêu của dự báo lạm phát, phân tích vai trò của nó trong điều hành CSTT và đề xuất quy trình dự báo với 8 bước. Tiếp theo đó, luận án đã giới thiệu lý thuyết nền tảng về các lớp mô hình dự báo lạm phát đang được sử dụng phổ biến gồm ARIMA, VAR và VECM.
- Luận án phân tích kinh nghiệm của các NHTW trên thế giới về ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
2. Về khía cạnh thực tiễn
- Luận án phân tích toàn diện diễn biến lạm phát tại Việt Nam trong vòng 20 năm (2000 – 2019), phân thành 3 giai đoạn lát cắt với đặc trưng riêng. Với từng lát cắt, luận án phân tích cụ thể cơ chế điều hành CSTT nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô.
- Luận án phân tích toàn diện thực trạng phát triển mô hình dự báo lạm phát tại NHNN Việt Nam và ứng dụng chúng trong điều hành CSTT.
- Luận án phát triển thực nghiệm mô hình ARIMA và VECM dự báo lạm phát tại Việt Nam xuất phát từ lý thuyết lạm phát, quá trình khảo lược tài liệu, kết quả đánh giá thực trạng phát triển mô hình dự báo tại NHNN và thực tiễn vận hành nền kinh tế Việt Nam.
- Từ cấu trúc VECM được cải tiến, luận án dự báo diễn biến CPI dựa theo các kịch bản chi phối của đại dịch Covid-19 đối với biến ngoại sinh. Kết quả cho thấy Việt Nam có thể trải qua một cuộc giảm phát trong năm 2020.
- Luận án đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm thúc đẩy ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT tại Việt Nam đến năm 2025.
 
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DOCTORAL THESIS
 
Thesis title: Application of inflation forecasting models to central bank's monetary policy
implementation: The case of Vietnam
Major: Banking - Finance Code: 9.34.02.01
PhD candidate: Pham Duc Anh
Academic supervisors: 1/ Assoc. Prof., Dr. Nguyen Duc Trung
2/ Assoc. Prof., Dr. Pham Thi Hoang Anh
 
Training institution: Banking Academy of Vietnam
1. Theoretical contributions of the thesis
- The thesis analyzes the role of monetary policy in controlling inflation based on three distinct regimes:
fixed exchange rate policy, money supply-oriented policy and inflation targeting policy.
- The thesis discusses the concept and objectives of inflation forecast, analyzes its role in the conduct of monetary policy and proposes an 8-step process to inflation forecasting. Besides, theoretical framework of the most commonly used inflation forecasting models, namely ARIMA, VAR and VEC is also presented.
- The thesis reviews the experience of central banks worldwide on the application of inflation forecasting models in operating monetary policy, thereby drawing lessons for Vietnam.
2 Practical contributions of the thesis
- The thesis analyses the evolution of Vietnam's inflation over the past 20 years (2000 - 2019), split into 3 sub-periods with specific characteristics. For every single sub-period, the thesis explores the State Bank of Vietnam (SBV)'s monetary policy management mechanisms to ensure inflation within the targeted level and macroeconomic stability.
- The thesis offers a comprehensive review of the development of inflation forecasting models in Vietnam and their applications in the conduct of monetary policy.
- The thesis upgrades ARIMA and VEC modeling approaches for forecasting Vietnam's inflation on thebasis of the theoretical background of inflation, review of existing literature, assessment of the development situation of the forecasting models at the SBV and the operating context of Vietnam's economy.
- Employing the upgraded VEC structure, the thesis produces forecasts of Vietnam's CPI movementsbased on the potential scenarios for Covid-19 pandemic for exogenous variables. The results suggest that Vietnam's economy may experience a deflation in 2020.
- The thesis proposes policy recommendations for advancing the application of inflation forecasting models in the implementation of monetary policy in Vietnam towards 2025.
Tải file đầy đủ: Tại đây 

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post