Tổ chức dạy học theo góc kiến thức quang học bậc Trung học cơ sở nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh

 DVTUAN.COM tổng hợp và chia sẻ miễn phí luận án:  Tổ chức dạy học theo góc kiến thức quang học bậc Trung học cơ sở nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh

Tác giả:

 Nguyễn Lâm Sung

 Chuyên ngành:   / Khoa học tự nhiên / Vật lý học 

Nguồn phát hành:

 Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Tóm Tắt:

Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Tổ chức dạy học theo góc kiến thức quang học bậc Trung học cơ sở nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh

Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lí

Mã số: 62.14.01.11

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Lâm Sung

Người hướng dẫn khoa học

1. PGS. TS. Tô Văn Bình

2. PGS. TS. Đỗ Hương Trà

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Việc đề xuất được quy trình cụ thể của dạy học theo góc (quy trình của giáo viên và của học sinh), cách thiết kế phiếu học tập, phiếu hỗ trợ, cách đánh giá thành tích học tập của học sinh,...là cơ sở định hướng hoạt động thiết kế bài học và hoạt động tổ chức dạy học theo góc ở bậc Trung học cơ sở đạt hiệu quả.

2. Tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học theo góc được thể hiện qua quá trình học tập tại các góc cũng như khi làm việc chung toàn lớp. Vì thế, việc phát hiện các biểu hiện của nó cùng với các biện pháp cụ thể sẽ giúp giáo viên thiết kế được các nhiệm vụ học tập đa dạng, đáp ứng phong cách học. Đây là cơ sở giúp người học phát huy tốt tính tích cực, tự lực và sáng tạo trong dạy học theo góc.

3. Có hai loại bài học trong dạy học vật lí ở Trung học cơ sở có thể tổ chức dạy học theo góc thuận lợi, đó là: loại bài học cùng một nội dung, tiếp cận với nhiều phong cách học khác nhau và loại bài học mà nội dung mang tính chủ đề, tiếp cận với nhiều phong cách học khác nhau. Với hai loại bài học này, việc đề xuất quy trình cụ thể của dạy học theo góc sẽ giúp học sinh hiểu sâu kiến thức, phát huy được tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh.

4. Việc vận dụng quy trình cụ thể của dạy học theo góc cùng với việc phân tích nội dung kiến thức cần dạy sẽ giúp giáo viên thiết kế được tiến trình dạy học theo góc một số kiến thức quang học bậc Trung học cơ sở nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh.

5. Đánh giá trong dạy học theo góc kiến thức quang học bậc Trung học cơ sở bao gồm giáo viên đánh giá các nhóm học sinh, học sinh đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá. Trên cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá, có thể thiết kế bộ công cụ đánh giá dưới dạng các Rubric. Các tiêu chí đánh giá được lượng hóa dưới dạng điểm số trong các Rubric sẽ giúp giáo viên đánh giá được tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh.

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Quy trình dạy học theo góc môn Vật lí ở bậc Trung học cơ sở, có thể vận dụng vào dạy học tại Việt Nam trong giai đoạn sau 2015 và đáp ứng mục tiêu của đổi mới giáo dục phổ thông. Đồng thời có thể vận dụng vào dạy học theo góc đối với các môn khoa học khác như: Hóa học, Sinh học,…

- Kết quả của luận án cung cấp những dẫn liệu phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu chuyên ngành ở các trường Đại học và Cao đẳng.

* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

- Nghiên cứu cách thiết kế dạy học theo góc theo hình thức góc hỗn hợp (mang tính liên môn).

- Nghiên cứu cách thiết kế dạy học theo góc cho các loại bài học ở mức “Hội thảo học tập”.

- Nghiên cứu dạy học theo góc sang các nội dung kiến thức khác của môn Vật lí (Cơ học, Điện học, Nhiệt học…) ở bậc Trung học cơ sở và ở các bậc học cao hơn.

 

Tải file đầy đủ: Tại đây hoặc Tại đây

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post