Skkn Một số phương pháp giải toán có lời văn ở lớp 5

 


                                                                                                                                       I.PHẦN MỞ ĐẦU :

  1. Lí do chọn đề tài:

Chương trình Toán của Tiểu học có vị trí rất quan trọng. Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng choviệc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản.

Môn toán ở Tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết, các suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo.

Mục tiêu nói trên được thông qua việc dạy học các môn học, đặc biệt là môn Toán. Môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn toán là ''chìa khoá'' mở của cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê hương đất nước.

Trong dạy - học Toán ở Tiểu học, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng. Trong giải toán, học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động tích cực các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau, trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong chừng mực nào đó, phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo. Vì vậy có thể coi giải toán có lời văn là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh.

Dạy học giải toán có lời văn ở bậc Tiểu học nhằm mục đích chủ yếu sau:

- Giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã học, rèn luyện kỹ năng tính toán bước tập dượt vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành vào thực tiễn.

- Giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

- Rèn luyện cho học sinh những đặc tính và phong cách làm việc của người lao động, như: cẩn thận, chu đáo, cụ thể.

          Ở học sinh lớp 5, kiến thức toán đối với các em không còn mới lạ, khả năng nhận thức của các em đã được hình thành và phát triển ở các lớp trước, tư duy đã bắt đầu có chiều hướng bền vững và đang ở giai đoạn phát triển. Học sinh đã có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế đã bước đầu có những hiểu biết nhất định. Tuy nhiên trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, yêu cầu đặt ra khi giải các bài toán có lời văn cao hơn những lớp trước, các em phải đọc nhiều, viết nhiều, bài làm phải trả lời chính xác với phép tính, với các yêu cầu của bài toán đưa ra, nên thường vướng mắc về vấn đề trình bày bài giải: sai sót do viết không đúng chính tả hoặc viết thiếu, viết từ thừa. Một số sai sót mà học sinh thường mắc là không chú ý phân tích theo các điều kiện của bài toán, nên đã lựa chọn sai phép tính.

          Với những lý do đó, học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, việc học toán và giải toán có lời văn là rất quan trọng và rất cần thiết. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng, hiểu sâu được bản chất của vấn đề cần tìm, mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận toán lôgic thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện. Từ đó giúp các em hứng thú, say mê học toán. Từ những căn cứ đó tôi đã lựa và thực hiện sáng kiến "Một số phương pháp giải toán có lời văn ở lớp 5”Ở học kì I lớp 5A4 trường Tiểu học, năm học 2019- 2020.

 

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

Từ thực trạng trên đề tài tìm ra những kỹ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ việc giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5. Hướng dẫn học sinh giải cụ thể một số bài toán, một số dạng toán có lời văn ở lớp 5, từ đó đúc rút kinh nghiệm, đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy - học giải toán có lời văn.

3. Đối tượng nghiên cứu:

- Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 5.

- Sách giáo khoa Toán 5 Nhà xuất bản Giáo Dục năm 2010.

- Đối tượng học sinh lớp 5a4 trường Tiểu học, học kì I năm học 2019- 2020.

4. Giới hạn của đề tài:

 Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục ở tất cả các môn học, làm sao cho học sinh nắm được mục tiêu bài học một cách nhanh và chính xác nhất. Qua trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường, bản thân tôi càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc đổi mới và vận dụng một số phương pháp giải toán có lời văn sao cho phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở lớp 5. Vì vậy đề tài tập trung nghiên cứu các dạng toán, các cách giải để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện giải toán có lời văn ở lớp 5.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện được mục đích của đề tài đặt ra, tôi mạnh dạn nghiên cứu, học hỏi tìm tòi, áp dụng những phương pháp sau:

          - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

          - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

  - Phương pháp tổng hợp, rút kinh nghiệm.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực hành.

II. PHẦN NỘI DUNG :

1. Cơ sở lý luận :

Giải toán là một phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn toán ở bậc Tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách hữu cơ với nội dung của số học, số tự nhiên, phân số, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, các yếu tố đại số và hình học có trong chương trình.

Vì vậy, việc giải toán có lời văn có một vị trí quan trọng thể hiện ở các vấn đề sau:

Các khái niệm và các quy tắc trong sách giáo khoa nói chung đều được giảng dạy thông qua việc giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc thiếu sót của các em về kiến thức, kỹ năng và tư duy để giúp các em phát huy hoặc khắc phục.

Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống.

Việc giải toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những cơ sở ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vật biện chứng: việc giải toán với những nội dung thích hợp, có thể giới thiệu cho các em những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hộiở nước ta và các nước anh em, trong công cuộc bảo vệ hoà bình của nhân dân thế giới, góp phần giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, phát triển dân số có kế hoạch.Việc giải toán có thể giúp các em thấy được nhiều khái niệm toán học, ví dụ: các số, các phép tính, các đại lượng... đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được các mối quan hệ biện chứng giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm.

Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những phẩm chất tốt của con người lao động mới.

Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho và cái gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện giữa cái đã cho và cái phải tìm. Suy luận, nêu lên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra. Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý chí vượt khó, tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo.

2. Thực trạng của vấn đề:

Bậc Tiểu học là bậc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh. Đây là bậc cung cấp những tri thức ban đầu về tự nhiên, xã hội, trang bị những phương pháp kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn bồi dưỡng tình cảm thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Trong các môn học ở Tiểu học đều có mối quan hệ với nhau, hỗ trợ cho nhau. Cùng với những môn học khác môn Toán có vị trí rất quan trọng. Môn Toán giúp học sinh Tiểu học phát triển tư duy lô gíc, bồi dưỡng và phát triển những thao tác tư duy trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới như: khái quát hoá, trừu tượng hoá. Nó rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy học tập, linh hoạt, sáng tạo. Đặc biệt toán có lời văn có một vị trí rất quan trọng trong chương trình toán phổ thông. Ở Tiểu học, học sinh được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp 1 và liên tục những năm học tiếp theo, đến hết lớp 5. Lời văn thực chất là những câu văn nói về quan hệ tương phản và phụ thuộc, có liên quan đến cuộc sống thường xảy ra hằng ngày. Cái khó của toán có lời văn là chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa trong bài toán và nêu ra phép tính thích hợp để từ đó tìm được ra đáp số của bài toán.      

Qua thực tế giảng dạy tôi thấy: Hướng dẫn học sinh giải toán đã khó nhưng hướng dẫn học sinh giải một bài toán có lời văn lại càng khó hơn. Mặt khác do kĩ năng đọc của các em còn yếu nên kĩ năng đọc- hiểu lại càng khó khăn hơn.  

Chính vì vậy môn Toán ở Tiểu học nói chung, phần toán có lời văn ở lớp 5 nói riêng sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện và giúp học sinh học tốt ở các lớp trên.

Kết quả khảo nghiệm đầu năm của lớp tôi, cụ thể như sau:        

Thời gian kiểm tra

Tổng số học sinh

Kết quả

Điểm 1 -2

Điểm 3 - 4

Điểm 5 - 6

Điểm 7 - 8

Điểm 9 - 10

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Đầu năm

34

4

 

11,76

%

6

 

17,64

%

  9

 

26,47

%

 

10

 

29,41

%

 

5

 

14,7

%

 

3. Nội dung và hình thức của giải pháp :

Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, tôi tự lên kế hoạch cụ thể cho mình để từng bước thực hiện và đánh giá kết quả như sau:

a. Mục tiêu của giải pháp :    

          Đổi mới phương pháp dạy toán là một điều rất cần thiết, xuất phát từ những tư tưởng chỉ đạo của Đảng về công tác giáo dục, trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thể hiện qua Nghị quyết XII của Đảng về đổi mới căn bản Giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế. Qua đó tôi thấy được đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới từ cách nghĩ, cách soạn và giảng bài. Nhưng đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ những phương pháp dạy học truyền thống mà trên cơ sở đó chúng ta sử dụng những phương pháp dạy học tích cực, linh hoạt phù hợp với đặc trưng tiết dạy, thừa kế, phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống.

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:

b1. Xây dựng các bước cơ bản khi dạy 1 bài toán có lời văn ở lớp 5.   

          Bước 1:Tìm hiểu đề

          Đây là bước rất quan trọng nó giúp học sinh nắm được các dữ liệu của bài toán đã cho yếu tố bài toán yêu cầu giải đáp. Do đó, khi đọc đề toán tôi hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề bài để nắm được các dữ liệu đã cho và yếu tố bài toán yêu cầu tìm. 

          Dựa vào đề bài tóm tắt bài toán bằng lời ngắn gọn, hoặc sơ đồ đoạn thẳng.    Tóm tắt đủ ý, chính xác, ngắn gọn và cô đọng.     

          Bước 2: Lập kế hoạch giải     

          Dựa vào phần tóm tắt, tôi lựa chọn câu hỏi  thích hợp để giúp học sinh xác định đầy đủ. Bài toán cho biết gì?  Bài toán hỏi gì?( Yêu cầu cần tìm).

          Bằng phương pháp gợi mở, tôi dẫn dắt học sinh bằng cách đưa ra những tình huống gợi mở để học sinh tìm ra cách giải bài toán: Làm thế nào? Tại sao?.

          Bước 3: Giải bài toán   

          Đây là bước rất quan trọng bởi khi học sinh đã tìm ra được phép tính đúng nhưng khi trình bày bài giải lại chưa hoàn chỉnh( câu trả lời chưa đúng). Vì vậy khi hướng dẫn học sinh trình bày bài giải tôi đã hướng dẫn học sinh cần lưu ý dựa  vào phần tóm tắt bài toán để tìm ra câu trả lời đúng và ghi đúng danh số (dựa vào đề bài).

          Bước 4: Thử lại

          Sau khi giải bài toán xong, tôi hướng dẫn học sinh thử lại.

b 2. Hướng dẫn học sinh thực hiện các bước giải một bài toán có lời văn.

          * Dạy bài toán tìm số trung bình cộng      

          Đối với dạng toán này tôi hướng dẫn học sinh giải bài toán theo các bước:
                   - Tìm tổng  

                   - Chia tổng đó cho số các số hạng

 Ví dụ: Một vòi nước chảy vào bể. Giờ đầu chảy được  bể, giờ thứ hai chảy vào được  bể. Hỏi trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào được bao nhiêu phần bể?( Bài 3 trang 32- SGK toán 5)

          Bước1: Tìm hiểu đề       

          - Cho học sinh tự đọc đề bài.    

          - Hướng dẫn học sinh nắm các dữ liệu bài toán.

           +Bài toán cho biết gì?( Giờ đầu chảy  bể, giờ thứ hai chảy được  bể.)

          + Bài toán yêu cầu tìm gì?( Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào được bao nhiêu phần bể?)

          - Tóm tắt:

               Giờ đầu: bể

                Giờ hai: bể

                 TB 1 giờ:... phần bể?

           Bước 2: Lập kế hoạch giải       

          Muốn tìm trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được bao nhiêu phần bể ta làm thế nào?( Ta lấy giờ đầu cộng giờ hai rồi chia cho 2)

Bước 3: Giải bài toán     

Bài giải

Trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được là:

 ( bể nước)

Đáp số:  bể

          Bước 4: Thử lại

          Muốn thử lại bài toán ta làm thế nào?

            Lấy  nhân với 2 rồi trừ  bằng

* Dạy bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

          Đối với bài toán này tôi đã hướng dẫn học sinh giải bài toán theo các bước giải .    

          - Xác định tổng của hai số cần tìm .    

          - Xác định tỉ số của hai số phải tìm    

          - Vẽ sơ đồ. 

          - Tìm tổng số phần bằng nhau.

          - Tìm giá trị 1 phần .

          - Tìm mỗi số phải tìm theo số phần được biểu thị.  

Ví dụ: Tổng của hai số là 80. Số thứ nhất bằng  số thứ hai. Tìm 2 số đó.

          ( BT1/a - trang 18 - SGK toán 5)       

          Bước 1: Tìm hiểu đề                

          - Tôi hướng dẫn các em đọc đề toán nhiều lần để tìm hiểu các dữ liệu tường minh của bài toán.

          + Bài toán cho biết gì?( Tổng của hai số là 80. Số thứ nhất bằng  số thứ hai)

          + Bài toán yêu cầu tìm gì? ( Tìm 2 số đó)

          - Tóm tắt bài toán

          Hãy nêu cách vẽ sơ đồ bài toán?( Dựa vào tỉ số của hai số, ta có thể vẽ sơ đồ bài toán. Tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là  , nếu số thứ nhất là 7 phần thì số thứ hai sẽ là 9 phần như thế)   

          Bước 2: Lập kế hoạch giải        

          - Làm thế nào để tìm được hai số đó?( Tính tổng số phần bằng nhau, sau đó tìm số thứ nhất số thứ hai)

          - Dựa vào sơ đồ em có thể tìm số nào trước?( Số thứ nhất hoặc số thứ hai  trước đều được).         

          - Em tìm số thứ nhất bằng cách nào?( Tính tổng số phần sau đó lấy tổng chia cho tổng số phần  rồi nhân với số phần biểu thị số đó).   

          - Tìm được số thứ nhất rồi em làm cách nào để tìm được số thứ hai?( Lấy tổng trừ đi số thứ nhất).    

          Bước 3: Giải bài toán

         Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

 

 

Cách 1: Ta có sơ đồ:      

    Số thứ nhất:

 

    Số thứ hai:

 

Theo sơ đồ,  số thứ nhất là:

80 : (7 + 9) x 7 = 35

Số thứ hai là :

80 -35 = 45

                                                                   Đáp số : Số thứ nhất: 35

                                                                                 Số thứ hai: 45   

Cách 2:        Ta có sơ đồ

                                                                                               

        Số thứ hai:

 

       Số thứ nhất:

                  

                   Theo sơ đồ, số thứ hai là:

                            80 : (9 + 7) x 9  = 45       

                   Số thứ nhất là:      

                            80 - 45 = 35 

                                     Đáp số: Số thứ hai: 45

                                                  Số thứ nhất: 35    

          Bước 3: Thử lại

          Tổng số thứ nhất và số thứ hai là: 35 + 45 = 80     

          Tỷ số giữa số thứ nhất và số thứ hai là:  

* Dạy bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó 

Đối với dạy toán này tôi cũng hướng dẫn các em làm bài toán theo      bước:

- Xác định hiệu của 2 số.

- Xác định tỉ số của hai số.       

- Tìm hiệu số phần bằng nhau.

- Tìm giá trị 1 phần.       

- Tìm mỗi số theo số phần biểu thị.    

Ví dụ: Hiệu của hai số là 55. Số thứ nhất bằng  số thứ hai. Tìm hai số đó.( Bài 1/b - trang 18- SGK toán 5)

Bước 1: Tìm hiểu đề                

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài và tìm hiểu những dữ liệu đã biết của bài, yêu cầu của bài toán.         

          + Bài toán cho biết gì?( Hiệu của hai số là 55. Số thứ nhất bằng  số thứ hai)

          + Bài toán yêu cầu tìm gì?( Tìm 2 số đó)

          - Tóm tắt bài toán

          Hãy nêu cách vẽ sơ đồ bài toán?( Dựa vào tỉ số của hai số, ta có thể vẽ sơ đồ bài toán. Tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là , nếu số thứ nhất là 9 phần thì số thứ hai sẽ là 4 phần như thế)                                                             

Bước 2: Lập kế hoạch giải        

          - Làm thế nào để tìm được hai số đó?( Tính hiệu số phần bằng nhau, sau đó tìm số thứ nhất số thứ hai)

- Làm thế nào để tìm được số thứ hai?( Em hãy đi tìm giá trị của 1 phần rồi nhân với số phần biểu thị)       

- Em tìm giá trị 1 phần bằng cách nào?( Lấy hiệu chia cho hiệu số phần)

- Tìm được số thứ hai, muốn tìm số thứ nhất em phải làm thế nào?     

Lấy số bé cộng với hiệu.

- Bài nào có thể có mấy cách giải?( 2 cách giải)     

Bước 3: Giải bài toán

 

Cách 1:

Ta có sơ đồ:

                Số thứ hai:      

 

                Số thứ nhất:

                  

                    Theo sơ đồ, số thứ hai là :         

                              55 : (9 - 4) x 4 = 44       

                   Số thứ nhất là :     

                             44 + 55 = 99

                                             Đáp số: Số thứ hai: 44

                                                         Số thứ nhất: 99

             Cách 2:                                                             

             Ta có sơ đồ:

 

           Số thứ nhất:                                                        

           Số thứ hai:

 

                          

                      Theo sơ đồ, số thứ nhất là :     

                     55 : ( 9 - 4) x 9  = 99

            Số thứ hai là :     

                   99 - 55 = 44          

                             Đáp số: Số thứ nhất: 99

                                          Số thứ hai: 44

        Bước 4: Thử lại

Hướng dẫn HS thử lại bài toán.

        Hiệu giữa 2 số là : 99 - 44 = 55          

          Tỉ số của số thứ nhất bằng  số thứ hai:

* Dạy bài toán tìm tỉ số phần trăm của hai số.

          Đối với dạng toán này tôi hướng dẫn học sinh giải bài toán theo các bước:
                   - Tìm  thương của hai số đó.    

                   - Nhân thương đó với 100, viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.

 Ví dụ:        

          Một lớp học có 25 học sinh, trong đó có 13 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp đó?( Bài 3 trang 75 -  SGK toán 5)

Bước 1: Tìm hiểu đề      

          - Cho học sinh tự đọc đề bài.    

          - Hướng dẫn học sinh nắm các dữ liệu bài toán.

          + Bài toán cho biết gì?( Lớp học có 25 học sinh, trong đó có 13 học sinh nữ)

          + Bài toán yêu cầu tìm gì?( Số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp)

          - Tóm tắt bài toán

Lớp học: 25 học sinh

              Trong đó: 13 nữ

         Nữ: ...% số học sinh lớp?

           Bước 2: Lập kế hoạch giải:      

Muốn tính số học sinh nữ chiếm bao nhiêu số  phần  trăm số học sinh của  lớp ta làm thế nào?( Tìm thương của 13 và 25 sau đó nhân thương đó với 100, viết thêm kí hiệu phần trăm vào bên phải tích vừa tìm được).

          Bước 3: Giải bài toán     

Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh cả lớp là:

13: 25 = 0, 52

0,52 = 52%

                    Đáp số: 52 %

          Bước 3: Thử lại

          Muốn thử lại bài toán ta làm thế nào?( Thực hiện phép tính ngược lại để kiểm tra kết quả)        

                                            52 : 100  25 = 13

* Dạy bài toán tìm một số phần trăm của một số.

Đối với dạng toán này tôi hướng dẫn học sinh giải bài toán theo các bước:
                   - Lấy số đó chia cho 100.

                   - Nhân thương đó với số phần trăm.

Hoặc:           - Lấy số đó nhân với số phần trăm

                     - Nhân tích đó với 100.

 Ví dụ: Một lớp học có 32 học sinh, trong đó số học sinh 10 tuổi chiếm 75%, còn lại là học sinh 11 tuổi. Tính số học sinh 11 tuổi của lớp học đó.( Bài 1 - trang 77 - SGK toán 5)

          Bước 1: Tìm hiểu đề      

          - Tôi hướng dẫn học sinh đọc đề toán nhiều lần, nhấn mạnh những dữ kiện cho trước và yếu tố cần tìm.

          + Bài toán cho biết gì?( Lớp học có 32 học sinh, số học sinh 10 tuổi chiếm 75% còn lại là học sinh11 tuổi).

          + Bài toán yêu cầu tìm gì?( Tính số học sinh 11 tuổi của lớp học đó)  

- Tóm tắt bài toán:

Lớp học: 32 học sinh

Học sinh 10 tuổi: 75%

Học sinh 11 tuổi:... học sinh?

Bước 2: Lập kế hoạch giải:      

          -  Làm thế nào để tính được số học sinh 11 tuổi?( Ta lấy tổng số học sinh cả lớp trừ đi số học sinh 10 tuổi)

          -  Vậy trước hết ta phải tìm gì?( Tìm số học sinh 10 tuổi)

          Bước 3: Giải bài toán     

Bài giải

                 Cách 1:    Số học sinh 10 tuổi là:

     32  75: 100 = 24 (học sinh)

                                 Số học sinh 11 tuổi là:

                                           32 - 24 = 8 (học sinh)

                  Đáp số: 8 học sinh

              Cách 2:     Số học sinh 10 tuổi là:

32 : 100  75  = 24 (học sinh )

                             Số học sinh 11 tuổi là:

32 - 24 = 8 (học sinh)

                     Đáp số: 8 học sinh

          Bước 4: Thử lại

          Hướng dẫn học sinh thử lại: 8 + 24 = 32

* Dạy bài toán tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó

          Đối với bài toán này tôi đã hướng dẫn học sinh giải bài toán theo các bước giải:

          - Lấy giá trị phần trăm chia cho số phần trăm.

          - Nhân thương đó với 100.

Hoặc: - Lấy giá trị phần trăm nhân với 100.

           - Lấy tích chia cho số phần trăm.

* Ví dụ: Số học sinh khá của trường Vạn Thịnh là 552 em, chiếm 92% số học sinh toàn trường. Hỏi trường Vạn Thịnh có bao nhiêu học sinh?( BT1 - trang 78 - SGK toán 5)

          Bước 1: Tìm hiểu đề       

          - Tôi hướng dẫn các em đọc đề toán nhiều lần để tìm hiểu các dữ liệu tường minh của bài toán. 

          + Bài toán cho biết gì?( Số học sinh khá 552 em chiếm 92% số học sinh cả trường)

          + Bài toán yêu cầu tìm gì?( Trường đó có bao nhiêu học sinh)

          - Tóm tắt bài toán:

Học sinh khá trường 552 em: chiếm 92% số học sinh toàn trường.

Trường:... học sinh?

          Bước 2 : Lập kế hoạch giải       

          - Làm thế nào để tính được số học sinh của trường Vạn Thịnh?( Tìm 1% số học sinh của trường là bao nhiêu em)

          - Số HS khá chiếm 92% số học sinh toàn trường. Vậy số học sinh toàn trường là bao nhiêu phần trăm?( 100%)

          - Tìm số học sinh toàn trường ta làm thế nào?( Lấy số học sinh của 1% nhân với 100)

          Bước 3: Giải bài toán

Bài giải

Trường Vạn Thịnh có số học sinh là:

           552 100: 92 = 600( học sinh)

                                             Đáp số: 600 học sinh

          Bước 4: Thử lại

          - Hướng dẫn học sinh thử lại bài toán( Lấy số học sinh toàn trường chia cho 100 rồi nhân với 92):  

                                      600 : 100  92 = 552( em)

   c. Kết quả khảo nghiệm :

          Qua quá trình hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn theo hướng đi trên. Tôi nhận thấy năm học 2019 – 2020 ở học kì Ihọc sinh ở lớp 5A4 đã nắm chắc được trình tự giải bài toán về: Tìm số trung bình cộng; Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó; Bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó; Bài toán về tỉ số phần trăm. Các em đã biết tóm tắt bài toán, biết tìm lời giải và phép tính đúng theo yêu cầu của mỗi bài tập theo các dạng toán đã học. Kết quả học tập môn Toán được nâng lên đáng kể. Cụ thể như sau:

Thời gian kiểm tra

Tổng số học sinh

Kết quả

Điểm 1 -2

Điểm 3 - 4

Điểm 5 - 6

Điểm 7 - 8

Điểm 9 - 10

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Giữa kỳ I

34

2

 

5,88%

4

 

11,76%

   7

 

20,58%

 

10

 

 

29,41%

 

11

 

32,35%

Cuối kỳ I

34

1

 

2,94%

2

5,88%

8

 

23,52%

12

 

35,29%

 

11

 

 

32,35%

          Như vậy, với việc áp dụng kinh nghiệm "Một số phương pháp giải toán có lời văn ở lớp 5". Bản thân tôi đã lựa chọn phương pháp và sử dụng các hình thức dạy học phù hợp với đặc điểm, đối tượng học sinh gắn với từng nội dung của từng bài cụ thể. Nhờ đó mà kết quả học tập môn toán của lớp tôi được nâng lên rõ rệt so với đầu năm học.

III.  PHẦN KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ:

1. Kết luận:

          Trong hoạt động dạy - học, người giáo viên ngoài việc tìm tòi phương pháp học đúng để lĩnh hội tri thức mới hình thành nên kỹ năng, kỹ xảo từ đó hoàn thành nhiệm vụ dạy học.

Muốn học tốt môn Toán nhưng lại không có phương pháp học đúng thì

kết quả học toán sẽ không cao. Do vậy, muốn có phương pháp học tốt phù hợp với môn Toán là rất cần thiết. Đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh Tiểu học. Có kết quả môn Toán cao là nhờ biết kết hợp các phương pháp học đúng, giúp học sinh hiểu bài nhanh và nhớ lâu. Do vậy, việc dạy toán có lời văn một cách hiệu quả giúp các em trở thành những con người linh hoạt, sáng tạo, làm chủ trong mọi lĩnh vực và trong cuộc sống thực tế hàng ngày.

Những kết quả mà tôi đã tiếp thu được trong quá trình nghiên cứu không phải là cái mới so với kiến thức chung về môn Toán ở bậc Tiểu học, song lại là cái mới đối với bản thân tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phát hiện và rút ra nhiều điều lý thú về phương pháp dạy học giải toán có lời văn ở bậc Tiểu học. Tôi tự cảm thấy mình được bồi dưỡng thêm các kiến thức và kĩ năng sư phạm, sự ham muốn, say sưa với việc nghiên cứu. Tuy nhiên sáng kiến này của tôi không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, của các bạn đồng nghiệp và những ai quan tâm đến vấn đề giải toán có lời văn cho học sinh ở bậc Tiểu học nói chung và giải Toán có lời văn ở lớp 5 nói riêng.

2. Khuyến nghị:

- Đối với nhà trường:

          Nhà trường cần có đủ sách tham khảo cho giáo viên và học sinh về môn Toán.

Sách ở Thư viện có đủ.

- Đối với tổ chuyên môn:

          Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về giải toán Toán. Giáo viên trong khối đưa ra các đề bài toán để các thành viên thảo luận, đưa ra các cách giải và tìm ra một cách giải ngắn gọn, dễ hiểu đối với học sinh.

- Đối với giáo viên:

          Trước khi lên lớp phải nghiên cứu kỹ bài giảng, tìm ra phương pháp dạy phù hợp với từng bài học. Tạo không khí học tập sôi nổi, lôi cuốn học sinh tập trung chú ý nghe giảng, kích thích học sinh tư duy, suy nghĩ, sáng tạo làm cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả.

- Đối với phụ huynh:

          Mua đủ sách giáo khoa cho học sinh và các loại sách tham khảo về môn Toán.

- Đối với học sinh:

          + Chăm chỉ học tập.

+ Cần rèn luyện tốt phương pháp suy luận lôgic.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Văn kiện đại hội Đảng XII Đảng cộng sản Việt Nam.

2. Luật giáo dục năm 2019.

3. Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học.

4. Nhiệm vụ năm học 2019- 2020.     

5. Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 5.

6. Sách giáo khoa Toán 5.        

7. Sách hướng dẫn giảng dạy Toán 5, NXB Giáo dục năm 2010.

8. Thiết kế bài giảng Toán 5.   

9. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post