I. PHẦN MỞ ĐẦU:
Công tác tăng cường phòng chống bệnh dịch ở trường Mầm non đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong tình hình hiện nay các bệnh dịch Tay - Chân - Miệng xuất hiện không theo chu kỳ và ngày càng nguy hiểm, trong khi đó trẻ ở tuổi mầm non sức đề kháng rất yếu cộng vào đó việc nhận thức cách đề phòng chống dịch lại chưa biết.
Chúng ta cần coi trọng sức khoẻ, vì mọi người có sức khoẻ thì công tác sẽ tốt, trẻ có khoẻ thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm gửi các cháu để công tác. Trường học cần có một môi trường an toàn – trẻ sống, vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh, sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật.
Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hoá chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, vi rút biến dị Đặc biệt là các đợt dịch, tình hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng. Trong các trường học thường gặp: chân tay miệng, Sởi, quai bị, thuỷ đậu, sốt xuất huyết, sốt virut, cúm Do đó vấn đề phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng nói chung và trong trường học nói riêng là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của nhà trưởng và sức khoẻ của mọi người.
1. Lý do chọn đề tài
Do đặc thù trường mầm non chỉ tiếp nhận trẻ từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi với lứa tuổi rất cần sự chăm sóc ân cần, chu đáo . Song có nhiều phụ huynh khi đưa con đến trường lại lo ngại nơi tập trung số trẻ quá đông cũng là nơi phát sinh ra các bệnh dịch khó lường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ . Hơn nữa trẻ ở tuổi mầm non quá nhạy cảm với các bệnh như hô hấp, tiêu chảy, ngứa và các dịch , thủy đậu, quai bị, sốt xuất huyết và đặc biệt là dịch bệnh Tay – Chân – Miệng
2. Mục đích nghiên cứu
Bệnh tay chân miệng là một nhiễm trùng do vi rút xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài hướng đến là: “Một số biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng”
4/ Đối tượng khảo sát thực nghiệm
Trẻ 18 tháng - 5 tuổi Trường mầm non
5/ Phương pháp nghiên cứu:
Khảo sát, quan sát, hướng dẫn, phân tích, so sánh.
6/ Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
+ Thời gian nghiên cứu: Trong thời gian 9 tháng
+ Thời gian bắt đầu: 25/8/2019 đến 30/5/2020.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
II. PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền từ người sang người, bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
2 . Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
a. Đặc điểm tình hình bệnh
Trường mầm non Linh Hải có 5 lớp. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về sức khỏe cũng như được đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe trẻ, có thể nói đó là sự quan tâm rất lớn của ban giám hiệu đối với sức khỏe của các cháu .
*Thuận lợi
- Sư quan tâm chu đáo của ban giám hiệu nhà trường
- Có y tế đầy đủ bằng cấp và chuyên môn nghiệp vụ
- Có ý thức cao trong công tác vệ sinh phòng dịch
- Có dung dịch khử khuẩn và đồ chơi do trạm cấp
-Xủ lý nhanh cho các trường hợp bị bệnh và lớp có trẻ mắc bệnh
* Khó khăn
- Nhiều phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc vệ sinh và trửa tay bằng xà phòng.
- Trẻ còn quá nhỏ chư nhận thức được tầm nguy hiểm của bệnh
- Trẻ chưa ý thức được trong việc phòng chóng dịch
- Kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ việc cho trẻ đến trường.
- Cơ sở vật chất còn hạn chế
3. Những kết quả đạt được:
- Đã phồng chống dịch tốt
- Phát hiện trẻ mắc bệnh cho nghỉ học 10 ngày
- Vệ sinh đồ dùng ,dụng cụ học và sàn nhà bằng dung dịch cloramin B
- cách ly giữa các lớp có bệnh và lớp không có bệnh đến khi hết dịch
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng tđặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+ Ưu điểm.
Trường MN Linh Hải một ngôi trường với điều kiện cơ sở vật chất khá đầy đủ và đa dạng, thoáng mát, có đầy đủ thuốc và dụng cụ trong việc chăm sóc trẻ.
- Trường luôn tạo điều kiện cho nhân viên y tế tham gia các lớp học tập huấn về chuyên môn.
- Ban giám hiệu trường luôn sát sao trong công tác vệ sinh và chăm sóc sức khỏe .
- Có sự quan tâm của trạm y tế trong việc trẻ ở nhà vị bệnh.
- Cha mẹ học sinh luôn quan tâm tới con em, phối kết hợp với nhà trường trong quá trình chăm sóc sức khỏe .
- Bản thân tôi là người luôn yêu nghề, mến trẻ thục hiện tốt chuyên môn của mình
+ Hạn chế.
- Nhiều phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc vệ sinh và trửa tay bằng xà phòng.
- Trẻ còn quá nhỏ chư nhận thức được tầm nguy hiểm của bệnh
- Trẻ chưa ý thức được trong việc phòng chóng dịch
- Kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ việc cho trẻ đến trường.
- Cơ sở vật chất còn hạn chế
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
4.Các triệu chứng của bệnh
Biểu hiện ban đầu của trẻ là sốt nhẹ kèm theo triệu chứng đau miệng, đau họng, chảy nước bọt và trẻ biếng ăn hơn ngày bình thường. Đối với trẻ nhỏ, khi mắc bệnh trẻ thường hay khóc do đau, bỏ bú, miệng trẻ xuất hiện các vết loét đỏ như bị lở miệng, xuất hiện nhiều ở môi trong, vòm miệng, lưỡi, lợi,…
Quan sát kĩ sẽ thấy có những nốt phát ban dạng bị phỏng nước hoặc vết nổi cộm trên da trong lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông trẻ.
Bệnh tay, chân, miệng mối nguy cho sức khoẻ của trẻ
Đối với căn bệnh này, phụ huynh cần phải quan sát và theo dõi trẻ thật kĩ, trường hợp trẻ bị sốt trên 39 độ C và có kèm thêm nhiều triệu chứng khác như:
Khó ngủ
Quấy khóc
Bứt rứt trong người
Ngủ li bì
Thỉnh thoảng trẻ hay bị giật mình và giơ hai tay lên thì có khả năng trẻ bị biến chứng của bệnh và cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
Nếu chậm chạp trong tình huống này từ 6-12 tiếng, bệnh sẽ nhanh chóng trở nặng, xuất hiện biểu hiện lừ đừ, trợn mắt, co giật tim, run tứ chi, tim mạch nhanh, thở gấp, viêm não, viêm cơ tim, sưng phù phổi và thậm chí là tử vong.
Bệnh cần phải được phát hiện sớm, tiến hành cách ly trẻ với môi trường tập thể vì khả năng lây lan và bùng phát thành dịch rất cao. Nếu được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời bệnh sẽ nhanh chóng khỏi, dù có biến chứng nặng thế nào và không để lại bất kì di chứng nguy hiểm nào cho sự phát triển về sau của trẻ.
5.Chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng
Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt kèm theo nổi bóng nước ở bàn chân, bàn tay thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Nếu bác sĩ chẩn đoán trẻ bị tay chân miệng, nhanh chóng cách ly trẻ và thông báo với gia đình, địa phương để có những biện pháp can thiệp, vệ sinh sạch sẽ khu vực trẻ sống, hạn chế sự lây lan hình thành ổ dịch.
Nếu trẻ đang đi học thì cần thông báo ngay cho nhà trường và các bậc cha mẹ có con học chung lớp, chung trường theo dõi con của mình và vệ sinh sạch sẽ trường lớp.
6. Các biện pháp
Để góp phần tích cực vào những hạn chế bệnh Tay - Chân - Miệng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, các biện pháp đạt hiệu quả như sau:
1.Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2.Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
3.Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
4.Thu gom và xử lý chất thải của trẻ: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
5.Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
6.Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
7. Bài học kinh nghiệm
- Hiểu và nắm chắc ý nghĩa, tầm quan trọng của bệnh Tay –Chân – Miệng
- Sử dụng hiệu quả hơn trong khi truyền thụ kiến thức cho phụ huynh
- Tạo môi trường sạch sẽ,lớp học sạch sẽ thoáng mát
- Làm tốt công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong nhà trường, tuyên truyền vận động cha mẹ vệ sạch sẽ cho trẻ.
- Việc tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao nghiệp vụ của y tế là biện pháp thúc đẩy, nâng cao chất lượng chăm sóc .
- Phát hiện bệnh kịp thời để phòng chóng chữa trị hiệu quả.
- Giáo viên vệ sich tốt lớp ,đồ dùng, đồ chơi ,chăn.gối,…..
-Tạo cho trẻ thói quen rửa tay khi bẩn ,trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
III. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Sau một năm nghiên cứu và ứng dụng bản sáng kiến: “Một số biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng” đã mang lại hiệu quả rất lớn trong việc chăm sóc sức khỏe và phòng chóng bệnh Tay - Chân - Miệng
Đối với giáo viên vệ sich tốt lớp ,đồ dùng, đồ chơi ,chăn.gối,…. -Tạo cho trẻ thói quen rửa tay khi bẩn ,trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Làm tốt công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong nhà trường, tuyên truyền vận động cha mẹ vệ sạch sẽ cho trẻ.
- Việc tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao nghiệp vụ của y tế là biện pháp thúc đẩy, nâng cao chất lượng chăm sóc .
- Phát hiện bệnh kịp thời để phòng chóng chữa trị hiệu quả
2. Kiến nghị
- Được tham quan học hỏi trường bạn
- Tham gia các buổi tập huấn do nghành tổ chức
- Trao đổi kinh nghiêm cùng chị em đồng nghiệp
Trên đây là đề tài “Một số biện pháp phòng chống bệnh Tay - Chân -Miệng”. Tôi rất mong được sự góp ý, nhận xét của các cấp để bản thân tôi được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn trong quá trình công tác.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/