I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Trong cuộc sống hàng ngày, để giao tiếp tốt ngoài ngôn ngữ nói còn có ngôn ngữ viết. Chính tả thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới được thuận lợi. Quacác cuộc họp Tổ và các cuộc họp Chuyên môn, nhiều giáo viên thường xuyên đưa ra ý kiến về học sinh lớp mình viết sai chính tả.Vì vậy, môn chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt. Ngay từ đầu bậc Tiểu học, cần phải cho học sinh học phân môn chính tả một cách có khoa học, cẩn thận để các em có một ngôn ngữ viết đúng, chuẩn trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường cũng như để vận dụng trong cuộc sống.
Trên thực tế hiện nay học sinh viết sai lỗi chính tả khá phổ biến. Cụ thể, qua khảo sát trên bài viết chính tả, bài tập làm văn học sinh lớp 5 ở Trường Tiểu học ..., hiện tượng học sinh viết sai chính tả rất nhiều. Thống kê lỗi chính tả của các em tôi thấy có 3 loại lỗi chính tả sau:
+ Lỗi chính tả do không nắm vững chính tự: Lỗi này thường gặp khi viết các phụ âm đầu: s/x; d/gi; ng/ngh, c/k, …
+ Lỗi do không nắm vững cấu trúc của âm tiết tiếng Việt: Loại lỗi này hay
thường viết thừa, viết thiếu, viết sai.
Ví dụ:quyét nhà, khuỷ tay, ngệnh ngoạc, ngoằn ngèo…
+ Lỗi chính tả do viết theo lỗi phát âm địa phương hoặc do không nắm vững chính âm. Đây là lỗi sai phổ biến nhất. Loại lỗi này thường gặp khi viết tiếng có phụ âm đầu s/x; tiếng chứa vần có âm cuối n/ng, t/c; thanh hỏi, thanh ngã; tiếng có âm đệm o, u, tiếng có vần au/ao …
Tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng viết sai chính tả tôi nhận thấy các em thường phát âm thế nào viết thế ấy, mặt khác một số học sinh chưa thuộc các quy tắc chính tả, chưa nắm vững chính âm. Để sửa lỗi này giáo viên cần chú trọng việc phát âm chuẩn cho học sinh trong tiết tập đọc, mặt khác giáo viên phải là một chuẩn mực để học sinh noi theo. Ngoài ra việc đổi mới, thống nhất phương pháp dạy hợp lí, cũng như xây dựng một số mẹo viết chính tả là việc làm rất cần thiết để giúp học sinh hình thành những kĩ năng, kĩ xảo chính tả, dần dần các em bỏ được thói quen phát âm sai dẫn đến viết sai.
Từ thực trạng chính tả ở địa phương như nên tôi mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề “Phương pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn chính tả”. Với chuyên đề này mong muốn việc dạy và học chính tả lớp 5 sẽ ngày càng tốt hơn.
II. MỤC TIÊU CỦA PHÂN MÔN CHÍNH TẢ:
Phân môn chính tả giúp học sinh:
- Trang bị một số kiến thức về quy tắc chính tả tiếng Việt; rèn luyện kĩ năng nghe, kĩ năng viết chính tả một đoạn văn, bài văn.
- Kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh.
- Mở rộng vốn hiểu biết trong cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới; thái độ cẩn thận và yêu cái đẹp trong giao tiếp bằng tiếng Việt.
III. NỘI DUNG DẠY HỌC CHÍNH TẢ LỚP 5:
1. Rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe:
- Loại bài tập này học sinh nghe - viết, nhớ - viết một đoạn trích từ bài tập đọc hoặc từ các văn bản khác có nội dung phù hợp với chủ điểm học tập của mỗi tuần theo quy định (Mỗi tuần viết 1 bài).
- Nội dung các bài tập chính tả âm, vần là luyện viết đúng các từ có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Các cặp âm, vần, thanh dễ lẫn được luyện viết gồm:
+ Phụ âm đầu l/n, tr/ch, s/x, r/d/gi.
+ Vần: an/ang, ăn/ăng, ân/âng, en/eng, uôn/uông, ươn/ương, iên/iêng; ăt/ăc, ât/âc, uôt/uôc, ut/uc, ươt/ươc, iêt/iêc; ên/ênh, êt/êch; im/ iêm,iu/ iêu; ch/nh o/ô.
+ Thanh: thanh hỏi/ thanh ngã.
- Về hình thức, các âm, vần, thanh dễ lẫn được luyện viết thông qua những kiểu bài tập như sau:
+ Điền âm, vần vào chổ trống hoặc đặt dấu thanh trên chữ chứa có dấu thanh trong câu, đoạn văn hoặc bài văn.
+ Điền tiếng vào chổ trống (ô trống) trong câu, đoạn văn hoặc bài văn.
+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn,
+ Tìm tiếng có nghĩa trong bảng kết hợp phụ âm đầu - vần.
+ Đặt câu để phân biệt các từ có hình thức chính tả dễ lẫn
+ Giải câu đố để phân biệt các từ có hình thức chính tả dễ lẫn.
+ Tìm từ phù hợp với hình thức chính tả và nghĩa đã cho.
+ Tìm từ láy phù hợp với mô hình cấu tạo đã cho.
+ Tìm từ phù hợp với hình thức chính tả và từ loại đã cho
+ Phân biệt các chữ viết đúng chính tả với các chữ viết sai chính tả.
+ Chữa lỗi chính tả đẫ cho trong SGK hoặc có trong bài làm của bản thân.
+ Ghi vào sổ tay chính tả các lối chính tả thường mắc và cách sửa những lỗi ấy.
- Ôn luyện cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên
địa lí nước ngoài.
- Bước đầu rèn luyện để có ý thức về cách viết hoa tên riêng tổ chức, danh hiệu, giải thưởng, huy chương, …
2. Rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy:
Thông qua các bài tập chính tả, học sinh được rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy cơ bản như so sánh, liên tưởng, ghi nhớ,…
3. Mở rộng hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách con người mới:
- Thông qua nội dung các bài tập chính tả, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người cho học sinh, bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm, ...
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BIỆN PHÁP
Để hướng dẫn học sinh viết chính tả đoạn, bài có kết quả, GV áp dụng một số phương pháp, biện pháp như sau:
+ Phương pháp trực quan: Thực hiện phương pháp này giáo viên cần đọc mẫu thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh mà học sinh thường mắc lỗi. Yêu cầu học sinh phân tích tiếng mắc lỗi thành âm đầu, vần, thanh, từ đó học sinh nhớ cách ghi các bộ phận của tiếng để viết đúng, sau đó giáo viên phải cho học sinh viết, phát âm lại cho đúng các tiếng (từ) đó.
+ Phương pháp thực hành giao tiếp: Thực hiện phương pháp này GV cần
cho học sinh đọc toàn bộ đoạn văn sẽ viết, nắm được hoặc nhớ được nội dung đoạn, bài cần viết, viết trước một số từ học sinh viết dễ sai. GV thực hiện đọc bài cho học sinh viết hoặc học sinh tự nhớ viết (chính tả nhớ viết). Cho học sinh đổi vở tự soát lỗi; giáo viên chấm bài, chỉ ra các lỗi trong bài, cách sửa lỗi.
+ Phương pháp trò chơi học tập: Thực hiện phương pháp này giáo viên
cần xác định mục đích trò chơi sau đó lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích. Giáo viên nên lựa chọn các trò chơi có luật đơn giản, có thể dạy học nhiều hiện tượng chính tả, dễ thực hiện trong khoảng thời gian ngắn mà vẫn kích thích sự phấn khởi của học sinh.
Một số biện pháp cần thực hiện để dạy chính tả là tổ chức cho học sinh thành lập nhóm học tập, các nhóm này sẽ giúp đỡ nhau trong việc ôn các quy tắc chính tả, sửa phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả. Giáo viên hướng dẫn cách ghi các lỗi chính tả mà nhóm hay mắc phải trong bài viết và cách viết đúng các từ đó. Sau khi ghi các từ mắc lỗi các em cần ghi thêm các từ tương tự có âm đầu, vần, thanh, tên riêng … tương tự để giúp các em viết đúng nhiều từ (ví dụ nhóm học sinh viết sai tiếng có vần au/ao như tiếng sáu/sáo hay i/y như phải- phẩy. Với học sinh viết sai quá nhiều lỗi chính tả ngoài việc cho các em luyện viết chính tả trong nhóm giáo viên cần yêu cầu các em có vở riêng, ghi trước bài chính tả ở nhà, nếu còn sais au khi giáo viên sửa thì phải về nhà viết lại nhiều lần tiếng, từ hay viết sai để các em nhớ mặt chữ và sẽ không viết sai những chữ đó ở lần sau.
* Khi sử dụng phương pháp, biện pháp dạy chính tả trên GV cần chú ý:
- Động viên, góp ý nhẹ nhàng khi học sinh phát âm, phân tích, viết sai …, không chê trách hay tỏ ra bất mãn với những sai sót của học sinh.
- Giúp học sinh sửa chữa kịp thời những lỗi sai chính tả mà em thường mắc phải.
- Xây dựng một số mẹo chính tả để giúp học sinh sửa được những lỗi sai phổ biến.
- Kết hợp nhiều phương pháp (cả phương pháp tích cực và phương pháp tiêu cực: xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai), hình thức tổ chức dạy học để giờ chính tả không trở thành giờ học khô khan, cứng nhắc.
A. Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
Học sinh nghe - viết một số từ ngữ đã được luyện tập ở tiết trước (hoặc giáo viên nhận xét kết quả bài chính tả nghe -viết, nhớ -viết đã làm ở tiết trước).
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
2.Hướng dẫn HS viết chính tả: (8-10’)
a. Hướng dẫn chính tả (8-10’)
- GV đọc toàn bài một lượt cho HS nghe trước khi HS viết. Khi đọc GV cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho HS chú ý đến những hiện tượng chính tả cần chú ý.
- Giúp HD hiểu nội dung bài chính tả.
- Hướng dẫn HS nhận xét về các hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài.
- Tổ chức cho HS viết trước (giấy nháp, bảng con) những từ ngữ dễ viết sai chính tả (bước phát hiện và luyện viết chữ khó viết dễ sai chính tả rất quan trong giúp học sinh không mắc vào lỗi chính tả).
b. Học sinh viết bài (13-15’)
- Đọc cho HS viết từng câu hay từng cụm từ. Mỗi câu hoặc cụm từ đọc 2 lần: đọc lượt dầu chậm rãi cho HS nghe, đọc nhắc lại một lần cho HS kịp viết theo tốc độ viết theo quy định ở lớp 5.
- Đọc toàn bài lần cuối cho HS soát lại.
* Chính tả nhớ - viết: (tiến hành các bước giống chính tả nghe - viết)
- Tổ chức cho HS ôn loại đoạn, bài cần viết trước khi viết: một, hai HS đọc thuộc lòng trước lớp, các HS khác nhẩm theo.
- Hướng dẫn HS nhận xét về các hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài.
- Tổ chức HS tập viết trước (vào giấy nháp, bảng con) những từ ngữ dễ viết sai chính tả.
- Tổ chức cho HS viết theo tốc độ quy định của HS lớp 5 (được cụ thể trong từng giai đoạn).
3. Chấm và chữa bài chính tả: (4-5’)
- Mỗi giờ chính tả, GV chọn chấm một số bài của HS. Đối tượng được chọn chấm bài ở mỗi giờ là:
+ Những HS đến lượt được chấm bài.
+ Những HS hay mắc lỗi, cần được chú ý rèn luyện thường xuyên.
- Qua chấm bài, GV có điều kiện rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp.
- Trong khi chấm bài GV có thể giúp cả lớp từ kiểm tra bài và chữa lỗi theo một trong hai cách dưới đây:
+ GV viết toàn bộ bài chính tả trên bảng (có thể viết trước trên bảng phụ), hướng dẫn HS rà soát bài viết của mình hoặc đổi vở cho bạn để rà soát bài (đây cũng là bước quan trọng giúp học sinh tìm ra lỗi sai của mình và của bạn để không mắc vào lỗi sai đó nữa)
+ GV đọc từng câu, có chỉ dẫn cách viết những chữ dễ viết sai chính tả để HS từ rà soát hoặc đổi vở cho bạn để rà soát bài.
* GV có thể tổ chức cho HS soát lỗi trước sau đó GV chấm lại một số bài của HS.
4. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (6-8’)
Đây là bước giáo viên cần lưu ý giúp học sinh rèn luyện kĩ năng chính tả.
Các bước để thực hiện hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
+ Giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập.
+ Giúp HS chữa một phần của bài tập làm mẫu.
+ Tổ chức HS làm bài và báo cáo kết quả.
+ Chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò: (1-2’)
- GV nhận xét tiết học, lưu ý trường hợp dễ viết sai trong bài chính tả, yêu cầu về nhà.
VI. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ
Hiện tượng học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả phần lớn là do phát âm sai dẫn đến viết sai. Vì vậy giáo viên cần chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân biệt âm đầu, vần, thanh dễ lẫn. Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện ở tiết tập đọc mà được thực hiện thường xuyên, liên tục trong tất cả các môn học, kể cả trong sinh hoạt. Với những học sinh có vấn đề về phát âm như nói ngọng, nói lắp, … giáo viên cần đặc biệt quan tâm, hướng dẫn học sinh sửa sai phát âm từng âm, vần, tiếng, kể cả luyện uốn lưỡi, độ mở của miệng… để học sinh phát âm đúng và tiến đến viết đúng. VD: Lớp có em Minh Hoàng, Khánh Tâm hay thêm dấu huyền ở các từ có thanh ngang, giáo viên phải cho học sinh này luyện đọc thường xuyên.
- Đối với những tiếng có vần khó, tiếng dễ lẫn lộn giáo viên cần giúp học sinh phân tích cấu tạo tiếng, nhấn mạnh những điểm khác nhau giữa cách viết đúng và viết sai để học sinh thấy được những điểm khác nhau để ghi nhớ.
Ví dụ: khuỷu = kh + uyu + thanh hỏi
khuỷ = kh + uy + thanh hỏi
buồng = b +uông + thanh huyền
buồn = b + uôn + thanh huyền
- Cần cho học sinh so sánh để thấy được sự khác nhau trong từng cặp từ vừa phân tích để học sinh ghi nhớ. Với cặp từ dễ lẫn lộn giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm thêm từ có âm, vần, thanh dễ lẫn vừa phân tích để các em phân biệt cụ thể hơn, các em sẽ ghi nhớ và viết sẽ không bị sai. Hoặc giáo viên thu thập những từ ngữ có âm cuối mà học sinh hay viết lẫn lộn, nói cách khác là tiến hành khảo sát, thống kê lỗi chính tả này của học sinh.
Ví dụ: gậc gù, gậc đầu, hạc lúa, hạc mưa, tác nước, to tác, tấc cả, tấc bậc, vơ véc, vức bỏ…., biếng mất, biếng đổi, châng trời, châng tay, vang lạy, vang nài, làn xóm, dân nước, buồn chuối, cửa buồn …
Trên cơ sở đó giáo viên soạn một hệ thống so sánh phân biệt cặp phụ âm cuối t/c; n/ng, tiến tới hình thành cho học sinh ý thức và thói quen viết đúng, viết phân biệt các cặp từ ngữ có hai phụ âm cuối này.
Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ, giúp giáo viên khác phục lỗi một cách hữu hiệu. Cần cho học sinh thuộc các quy tắc chính tả như: Các âm đầu k, gh, ngh chỉ đứng trước các nguyên âm: i, e, ê, iê, ie; viết yê khi đứng trước là âm đệm u và có âm cuối; khi đúng trước âm chính là nguyên âm mở (a, ă, e …) âm đệm viết là o (ví dụ: băn khoăn, tóc xoăn,…), đứng trước ơ, â, ê âm đệm viết là u (ví dụ: huơ, huệ, tuần …) Ngoài ra giáo viên cũng cần cho các em biết một số mẹo chính tả; sau đây là một số mẹo:
- Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: si, sồi, sứ, sung, sim, sao, sầu đâu, sầu riêng, sắn, su su, sa nhân, so đũa,… sâu, sư tử, sói, sò, sên, sẻ, sáo, sứa, sóc, …
- Để phân biệt vần dễ lẫn lộn (vần có âm cuối n/ng, t/c):
Mẹo 1: Hầu hết các từ tượng thanh vần có âm cuối là ng: lẻng kẻng, ăng ẳng, sang sảng, thùng thùng, đùng đoàng, leng keng, reng reng, sằng sặc, eng éc, quang quác, chập cheng, …
Mẹo 2: Trong từ láy thường theo khuôn vần: an - at (man mát, san sát, chan chát, ran rát, …), ang - ac (khang khác, nhang nhác, càng cạc,…), ôn - ôt (sồn sột, dôn dốt, tôn tốt, …), vần ông - ôc (xồng xộc, công cốc, cồng cộc, …), vần un - ut (vùn vụt, ngùn ngụt, vun vút, …), vần ung - uc (sùng sục, khùng khục, trùng trục…)
- Để phân biệt thanh hỏi/ ngã
Mẹo: Đa số các láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền, ngã,
nặng thì yếu tố sau sẽ mang thanh ngã (luật trầm), nếu yếu tố trước mang thanh ngang, sắc, hỏithì yếu tố đứng sau mang thanh hỏi hoặc ngược lại (luật bổng).
Ví dụ: Luật bổng
Ngang + hỏi: vui vẻ, trẻ trung, nho nhỏ, trong trẻo, …
Luật trầm:
Huyền + ngã: vồn vã, sững sờ, lững lờ, vùng vẫy, mỡ màng …
VII. KẾT LUẬN
Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân, từ đó tìm ra phương pháp giảng dạy cũng như biện pháp nâng cao chất lượng phân môn chính tả cho học sinh lớp 5 là hết sức quan trọng và cần thiết. Việc sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả cho học sinh không chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn mà có kết quả ngay được, đây là là một quá trình lâu dài cố gắng của thầy và trò, vì vậy giáo viên phải kiên trì, biết chờ đợi sự tiến bộ của học sinh thì mới có kết quả tốt.
Trên đây là phương pháp cũng như biện pháp để dạy phân môn chính tả lớp 5 mà chúng tôi nghiên cứu theo thực trạng ở đơn vị trường. Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề chắc không khỏi những hạn chế và sai sót, rất mong sự đóng góp, ý kiến của tổ chuyên môn và đồng nghiệp.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/