Skkn dạy học văn gắn liền hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua bài “ luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn" ngữ văn 11

 


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung, đổi mới việc dạy học Ngữ văn trong trường phổ thông luôn là mục tiêu quan trọng trong giáo dục hiện nay và cả mai sau. Trong thời đại công nghệ thông tin ngàycàng hiện đại, phát triển như vũ bão, nếu chậm đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá, chúng ta không thể nâng cao chất lượng giáo dục.

Chủ đề truyền thông trong nội dung chương trình Ngữ văn THPT chiếm một nội dung không nhỏ. Bên cạnh đọc hiểu tác phẩm văn học, học sinh còn tiếp cận phân môn Tiếng Việt, Làm văn để rèn luyện ngôn ngữ như các bài Văn thuyết minh; Lập kế hoạch cá nhân; Viết Quảng cáo ( Ngữ văn 10); Phong cách ngôn ngữ báo chí; bản tin; Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn ( Ngữ văn 11)...Đây là những bài học mà nếu biết xâu chuỗi, tích hợp với nhau, kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin, ta sẽ có những giờ dạy hiệu quả, tạo hứng thú và phát huy được năng lực người học. Bởi đây là những bài học mà tính thực tế rất cao, gắn liền với đời sống xã hội hiện đại mà bất cứ học sinh nào khi thực hành cũng đều hiểu biết và vận dụng tốt.

Trong chương trình Ngữ Văn ở trường THPT, Làm văn là một trong 3 phân môn của môn Ngữ Văn, không những là công cụ quan trọng để rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh, giúp cho các em biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc mà còn là cơ sở để các em cảm thụ tác phẩm văn học, bày tỏ suy nghĩ về những vấn đề xã hội...Tuy chiếm dung lượng nhỏ so với phần đọc hiểu văn bản nhưng làm văn được dạy học trong nhà trường góp phần hình thành nhiều năng lực cho học sinh, trong đó có năng lực lĩnh hội văn bản và tạo lập văn bản. Riêng phần Làm văn lớp 11, bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn được dạy 2 tiết, trong đó 1 tiết lí thuyết, 1 tiết Luyện tập. Với thời lượng này, trên lớp giáo viên khó thể khai thác hết mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của bài học. Cần phải có thời gian dài chuẩn bị từ phía giáo viên và học sinh thì bài học mới đảm bảo chất lượng, mới tạo nên sức hấp dẫn, mới rèn luyện nhiều năng lực, phẩm chất người học...

Để học sinh phát huy năng lực học môn Ngữ Văn nói chung, bài làm văn Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nói riêng một cách hiệu quả, tôi đã cho học sinh khai thác bài này gắn liền với trải nghiệm sáng tạo thông qua hình thức hướng dẫn học sinh làm phóng sự ( dạng video clip) gắn liền với những vấn đề mang tính thực tế gần gũi trong đời sống, trọng tâm là thực hành phần phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

Từ lí do trên, tôi chọn đề tài “Dạy học văn gắn liền hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua bài “ Luyện tập Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”, Ngữ văn 11” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình, bước đầu tạo điều kiện cho học sinh học Ngữ Văn qua trải nghiệm sáng tạo, phát huy năng lực người học, góp phần nhỏ minh chứng cho dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD&ĐT.

Xây dựng sáng kiến này này, tôi hướng tới hai mục tiêu:

Thứ nhất, đổi mới dạy học Ngữ văn THPT, chuyển từ dạy nội dung của một bài, một môn, một phân môn sang dạy tích hợp liên môn, tích hợp nội môn. Đây chính là bước hiện thực hóa sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Đồng Nai, Ban Giám hiệu trường THPT Thống Nhất về đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường.

Thứ hai, sáng kiến này này hướng tới mục tiêu thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng phương pháp dạy học hiện đại, tăng cường khả năng thực hành qua trải nghiệm sáng tạo của học sinh, phát triển một cách toàn diện năng lực của người học, trong đó phát huy năng lực giao tiếp ngôn ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin..., biến những tiết học nặng về lý thuyết khô khan trở thành một quá trình học tập sinh động, gắn học với hành, gắn lí luận với thực tiễn.

II/- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

 1. Cơ sở lý luận

Ngày 04.11.2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã nêu rõ: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.Tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW đã định hướng sự đổi mới triệt để đối với ngành giáo dục. Sự thay đổi đó là chuyển từ trang bị kiến thức sang phát huy năng lực và phẩm chất của người học, cụ thể là sẽ tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Tháng 8 năm 2015) của Bộ GD&ĐT cũng đã nhấn mạnh: “Đa dạng hoá hình thức tổ chức học tập, coi trọng cả dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo, tập dượt nghiên cứu khoa học. Phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạt động giáo dục”. Như vậy, so với chương trình hiện hành, chương trình tổng thể có nhiều nội dung mới mẻ, trong đó trải nghiệm sáng tạo cũng được đề cao, xem trọng như hoạt động dạy học các môn, trở thành một trong hai loại hoạt động giáo dục chính của nhà trường. 

Đối với môn Ngữ văn, Dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng cần tập trung hình thành cho học sinh phương pháp học và học phương pháp học. Phương pháp dạy học phải tạo cho học sinh tính hiếu kỳ, tò mò (curiosity) và sự đam mê (passion) để tự họ đi tìm và tự lý giải, qua đó mà hình thành năng lực. (PGS.TS Đỗ Ngọc Thống). Đây cũng là quan điểm đổi mới trong dạy học Ngữ văn, nhấn mạnh hình thành cho học sinh phương pháp họchọc phương pháp học, qua đó mà hình thành năng lực. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn cũng là một trong những phương pháp học quan trọng nhằm phát huy năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn dành người học.

Kế hoạch số 2555/KH-SGDĐT của Sở GD &ĐT Đồng Nai ngày 21-9-2016 v/v triển khai thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 – 2017 cũng đã chỉ đạo: Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh gắn với chủ trương đổi mới thi cử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Cơ sở thực tiễn

Cơ sở thực tiễn của sáng kiến Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, áp dụng cụ thể vào bài học Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn xuất phát từ những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đã được học một tiết (tiết 60, tuần 15) trong phân phối chương trình Ngữ văn 11 học kì I. Ở tiết này, học sinh nắm được những hiểu biết về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn; bước đầu biết phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về một chủ đề liên quan mật thiết đến đời sống; biết cách sử dụng ngôn ngữ và trong thái độ giao tiếp...Vì thế, khi thực hiện tiết Luyện tập (tiết 71, tuần 18), học sinh đã có cơ sở về kiến thức, kĩ năng và thái độ để thực hiện bài học. Tuy nhiên, đây là tiết học được bố trí sau khi vừa kiểm tra học kì I (Tiết 69-70) nên có tâm lí xem nhẹ, học để biết, chứ chưa có điều kiện vận dụng vào thực tế cuộc sống vốn vô cùng gần gũi, phong phú. Vả lại, một tiết học cho phần Luyện tập mang tính thực hành cao như bài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nếu học sinh không được giáo viên hướng dẫn chuẩn bị kĩ ở nhà thì khó có thể hình thành được năng lực người học; không phát huy được sự trải nghiệm sáng tạo của học sinh. Có chăng học sinh chỉ được xem những đoạn phỏng vấn được lấy từ các nguồn trên tivi, qua internet…hoặc thực hiện đóng vai phỏng vấn một cách bị động trên lớp để thực hiện mục đích yêu cầu của giờ học. Còn việc tổ chức cho học sinh tiến hành trải nghiệm sáng tạo, đi thực tế để có những bài phỏng vấn mang tính thời sự, có giá trị, lại gặp không ít trở ngại. Chẳng hạn như tổ chức cho các em làm bài phỏng vấn về tình hình giao thông tại địa bàn cư trú thì giáo viên lại sợ các em gặp tai nạn giao thông. Hơn nữa, điều kiện kinh phí eo hẹp, nhất là đối với trường vùng sâu, vùng xa cũng tác động không nhỏ việc học theo hình thức trải nghiệm sáng tạo. Từ đó, học sinh không còn hứng thú với giờ làm văn mang tính truyền thông này. Đây là điểm khó khăn cho giáo viên khi thực hiện giờ dạy Luyện tập Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

Thứ hai, sử dụng trải nghiệm sáng tạo gắn liền với giờ Luyện tập Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn sẽ giải quyết một số vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay:

Đó là giáo viên có dịp vận dụng tích hợp liên môn trong giờ dạy Làm văn để giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi luyện tập, giáo viên có thể gợi mở những chủ đề liên quan đến đời sống hằng ngày để học sinh chuẩn bị. Chủ đề đó có thể liên quan đến khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn…Qua bài luyện tập phỏng vấn theo chủ đề học sinh tự chọn, giáo viên tích hợp kiến thức liên môn như lịch sử, địa lí địa phương, giáo dục công dân…, tích hợp kiến thức nội môn như đọc văn, tiếng Việt, các bài làm văn liên quan…trong bài dạy của mình.

Đó là học sinh không còn xa lạ với việc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống hằng ngày. Sau khi đã nắm vững phương pháp học bài này, học sinh sẽ vận dụng vào thực tế cuộc sống, đóng vai mình là người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn.

Từ cơ sở lí luận và thực tiễn như trên, bản thân tôi nhận thấy dạy học Ngữ văn gắn liền với trải nghiệm sáng tạo sẽ góp phần đổi mới trong phương pháp giảng dạy ở nhà trường. Nếu biết cách tổ chức, bỏ qua tâm lí e ngại, khắc phục những thiếu thốn về cơ sở vật chất, chúng ta sẽ có những giờ dạy học Ngữ văn đạt hiệu quả, thắp sáng niềm đam mê ở học sinh, tạo cho các em có dịp phát huy năng lực sáng tạo của mình, chuẩn bị hành trang bước vào cuộc đời một cách vững vàng.

3.Phạm vi thực hiện đề tài: Năm học 2016-2017, tôi được nhà trường phân công giảng dạy 4 lớp (1 lớp 11 và 3 lớp 12). Tôi đã chọn lớp 11A1 để làm thực nghiệm cho đề tài với 4 nội dung sau để các em thực hiện việc trải nghiệm sáng tạo:

-         Truyền thống Trường THPT Thống Nhất

-         An toàn giao thông

-         Bảo vệ môi trường

-         Fakebook với tuổi trẻ học đường

III/-TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

1. Lí thuyết dạy học gắn liền hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

          1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Hoạt động trải nghiệm sáng tạolà hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau.(Trích Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT).

Như vậy, có thể thấy hoạt động trải nghiệm sáng tạo có mục đích, ý nghĩa quan trọng trong giáo dục. Đây là hoạt động được thực hiện phối hợp một cách hợp lý cả hai khâu trải nghiệm và sáng tạo. Ở khâu trải nghiệm, hoạt động  này đã  định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn. Ở khâu sáng tạo, hoạt động đã khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh.

1.2. Quan điểm vận dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào dạy Ngữ văn Trung học phổ thông

Việc vận dụng quan điểm hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào dạy học Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này.

Dạy Văn là dạy người, dạy làm người. Nhờ có hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh sẽ nhận thức nhiều điều về mối quan hệ giữa văn chương và cuộc đời, giữa học gắn với hành, giữa lí luận và thực tiễn. Học sinh không còn bị động khi cảm thụ tác phẩm mà được quyền bộc lộ những suy nghĩ, trăn trở, cảm xúc thật của mình trước một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời sống, một hình tượng nghệ thuật…, miễn là những suy nghĩ ấy phải có cơ sở, không vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức. Nhờ có hoạt động sáng tạo, việc dạy học Ngữ văn không còn khô cứng, giáo điều, một chiều. Mà ở đó, người giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, khơi gợi cho học sinh những con đường để tiếp cận văn bản; học sinh chủ động vận dụng kĩ năng, phát huy năng lực của mình để thực hiện những ý tưởng mà giáo viên dẫn dắt.

Xuất phát từ đặc trưng bộ môn, hoạt động trải nghiệm sáng tạo khi dạy Ngữ văn có thể chọn một vài hình thức sau:

- Trải nghiệm thực tế cuộc sống:  Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”(Tố Hữu). Không những dạy văn gắn liền với đời sống, giáo viên còn có thể cho học sinh kiểm nghiệm lại những gì đã học được bằng những chuyến đi thực tế. Đây là hình thức trải nghiệm ở không gian rộng. Tuy tốn nhiều thời gian, công sức, kinh phí nhưng qua đó, học sinh được học thêm về kĩ năng sống, bộc lộ những năng lực của bản thân, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn. Dạy các bài thơ về chủ đề người lính ( Ngữ văn 12), để cảm nhận sự hi sinh của người lính trong cuộc chiến tranh cách mạng, có thể cho học sinh đi viếng nghĩa trang liệt sĩ địa phương, thăm gia đình thương binh, liệt sĩ. Dạy bài Việt Bắc ( Tố Hữu), học sinh có thể được đi thực tế Về nguồn như chiến khu D ở Đồng Nai để cảm nhận về cuộc sống nơi chiến khu xưa ngay trên quê hương mình. Dạy bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2013 ( Ngữ văn 12),học sinh có thể đi thực tế tìm hiểu tình hình phòng chống AIDS của địa phương nơi cư trú…Sau chuyến đi đó, giáo viên cho học sinh viết bài thu hoạch, phát biểu cảm nhận của mình. Phần này, tôi sẽ trình bày rõ hơn khi vận dụng vào bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

- Trải nghiệm qua “sân khấu hoá”: Đây là hình thức trải nghiệm sáng tạo ở không gian hẹp: lớp học, sân trường. Qua hoạt động, học sinh bộc lộ năng lực diễn xướng, đóng kịch, đạo diễn, biên đạo…đồng thời thể hiện việc tích hợp kiến thức liên môn như âm nhạc, sân khấu…cho bài đọc văn trên lớp. Hình thức này có sức thu hút mạnh mẽ học sinh. Được sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ tự biên, tự diễn những tác phẩm văn học quen thuộc sang lĩnh vực âm nhạc, kịch nói, vè…Về âm nhạc, học sinh có thể tham gia thi hát dân ca, ngâm thơ trung đại, thơ mới; thơ hiện đại; hát ca khúc cách mạng. Về kịch, các em có thể đóng trích đoạn Tấm Cám, Truyện cười; Kịch Vĩnh biệt Vũ trùng đài, kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt…Về vè, tiểu phẩm, các em có thể sáng tác những bài vè về an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, bảo vệ môi trường…để minh hoạ cho những bài nghị luận về một hiện tượng đời sống…Cũng cần lưu ý, khi học sinh chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch, giáo viên hướng dẫn các em phải tuân thủ văn bản gốc, không được “chế” thêm những tình tiết ngoài văn bản để tránh tình trạng gây phản cảm, lố bịch.

2. Vận dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo để dạy bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn ( Ngữ văn 11)

2.1. Điều kiện để thực hiện

2.1.1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo viên phải xác định mục tiêu của bài học, bao gồm những kiến thức chuẩn nào của các môn sẽ đạt được trong bài học sắp dạy, nhằm gắn kết, liên hệ các kiến thức của các bộ môn khác với môn Ngữ văn với mục đích mở rộng kiến thức. Phải tính đến đặc trưng bộ môn Ngữ văn trong giờ thực hành Làm văn là hướng dẫn học sinh làm sáng tỏ lí thuyết đã học;

- Giáo viên phải lập bảng mô tả các mức độ đánh giá của bài học với 4 mức : Nhận biết-Thông hiểu-Vận dụng thấp-Vận dụng cao theo trục dọc và trục ngang để làm cơ sở đánh giá năng lực học sinh;

- Giáo viên phải xác định được ý nghĩa của bài học trước khi thiết kế giáo án tích hợp;

- Giáo viên phải chuẩn bị học liệu, thiết bị dạy học, trong đó chú ý các bảng biểu cho học sinh trả lời. Cụ thể:

+ Máy tính, máy chiếu, bút laze..

+ clip về các nội dung, vấn đề liên quan.

+ Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử.

+ Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.

+ Phiếu học tập để học sinh thảo luận nhóm.

+ Trước và trong khi thực hiện bài học: Phiếu học tập định hướng; biên bản làm việc nhóm; Phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động nhóm; Phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động định hướng; phiếu đánh giá báo cáo.

+ Kết thúc bài học: Báo cáo tổng kết.

- Giáo viên phải hướng dẫn trước cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Cho học sinh tự chọn đề tài để thảo luận nhóm, chuẩn bị thuyết trình bằng nhiều hình thức trước lớp khi tiến hành tham gia giờ học trện lớp.

2.1.2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh trải nghiệm đi thực tế bằng hình thức làm bài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn theo chủ đề đã chọn;

- Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo các nhóm.

2.2. Xác định mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong bài Luyện tập…

- Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động.

Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mực độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị.

Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:

- Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?)

- Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động?

- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động?

Với bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn ( Ngữ văn 11), mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là:

2.2.1. Kiến thức

          Kiến thứccủa các môn học sẽ đạt được trong bài học này :

a. Môn Ngữ văn: Giúp học sinh nắm được những hiểu biết về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

- Tích hợp kiến thức Tiếng Việt, Làm Văn…(Tích hợp trong môn).

+ Học sinh sẽ tích hợp kiến thức Tiếng Việt đã học ở THCS,THPT(lớp 10,11…), tập trung vào bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, nghị luận, khoa học, Bản tin, lập kế hoạch cá nhân…để trình bày nội dung bài phỏng vấn.

+ Học sinh sẽ tích hợp phần Làm văn như Văn thuyết minh (Văn 10), thao tác lập luận phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh…( Văn 11) để thuyết minh và viết cảm nhận trong và sau khi làm bài phỏng vấn;

           b. Môn Lịch sử: Lịch sử lớp 11: Lịch sử địa phương (tiết 68) liên quan đề tài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tìm hiểu Lịch sử truyền thống Trường THPT Thống Nhất.

          c. Môn Địa lí 10: Bài Các ngành giao thông vận tải (tiết 45, tuần 27), bài Môi trường và tài nguyên thiên nhiên ( tiết 49,50 tuần 31,32) liên quan đề tài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về An toàn giao thông và bảo vệ môi trường;

 d. Môn GDCD: Học sinh có sự khắc sâu, nâng cao nội dung các bài học như Công dân với cộng đồng, Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...(Chương trình GDCD 10) để rút ra thông điệp qua các bài phỏng vấn.

e. Môn tin học: Liên quan đến đề tài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về mạng xã hội; khả năng sử dụng công nghệ thông tin để biên tập sản phẩm sau khi đã đi thực tế.

          2.2.2. Kĩ năng

Bước đầu biết phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về một chủ đề liên quan mật thiết đến đời sống mà học sinh đã được trải nghiệm qua chuyến đi thực tế.

2.2.3. Thái độ:

Tiến bộ hơn trong cách sử dụng ngôn ngữ và trong thái độ giao tiếp khi phỏng vấn và trả lời phỏng vấn;

2.2.4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

-Năng lực giải quyết vấn đề: học sinh tiếp nhận một kiểu loại văn bản mới và biết đặt ra câu hỏi phỏng vấn;

-Năng lực hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, cặp, tổ trong việc thực hành phỏng vấn.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: học sinh biết khai thác nguồn thông tin mạng để học hỏi được cách viết phóng sự và khai thác các thông tin để thực hành làm phỏng vấn.

 - Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề :

 

Nhận biết

 

Thông hiểu

Vận dụng

Thấp

Cao

Nhận diện và phân tích các nội dung, yêu cầu của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn qua các bài trài nghiệm sáng tao đã chuẩn bị khi đi thực tế.

 

Ý nghĩa các bước phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

 

Có khả năng chuẩn bị nội dung một lần phỏng vấn.

 

Thiết kế một chương trình phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về vấn đề thực tế trong đời sống.

Biết viết các câu hỏi phỏng vấn.

 

Hiểu được mục đích của phỏng vấn thực tế.

Trình bày được kế hoạch làm bài phỏng vấn thực tế.

Tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn qua bài phỏng vấn.

 

 

2.3.  Xác định ý nghĩa của bài học:

- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học và biết đồng cảm, biết chia sẻ, yêu cuộc sống hơn.

- Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, từ đó tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân.

- Việc thực hiện bài dạy sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh và hiệu quả.

- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực, tư duy sáng tạo và khả năng lí luận trong cuộc sống.

Cụ thể qua bài học này, học sinh không chỉ nắm được lí thuyết về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn mà còn thấy được vai trò phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống xã hội; khả năng hoạt động độc lập tư duy và hợp tác nhóm.

          2.4. Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lý những nội dung và hình thức của hoạt động.

Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện.

Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ trợ.

Bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, giáo viên xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:

- Nội dung: Tích hợp phần Phóng sự trong Phong cách ngôn ngữ báo chí, học sinh làm video clip về bài học với 4 nội dung: Truyền thống Trường THPT Thống Nhất- Bảo vệ môi trường- An toàn giao thông- Mạng xã hội.

- Phương pháp: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thực tế

- Phương tiện: quay video clip

- Hình thức: phỏng vấn là chính, ngoài ra còn có thuyết minh, tạo tình huống có vấn đề…

2.5. Tổ chức thực hiện ở nhà và trên lớp

Bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, hoạt động của giáo viên và học sinh thực hiện như sau:

HOẠT ĐỘNG 1: GIAO NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu

- Xây dựng được các chủ đề cần tìm hiểu;

- Thành lập được các nhóm theo sở thích;

- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm;

-  Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.

2. Thời gian: tuần 1(Tuần 16 phân phối chương trình) – học sinh làm việc ở nhà

3. Cách thức tổ chức hoạt động

    Bước 1: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định các nội dung của chủ đề

  Hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua bài “Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”.

    Bước 2: Thành lập nhóm

- GV Phát phiếu thăm dò sở thích nhóm (Phụ lục I).

- HS điền phiếu điều tra nhu cầu của học sinh

- GV Công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích.

- Các nhóm bàn bạc bầu nhóm trưởng, thư kí

Điều chỉnh các đối tượng học khác nhau

Theo trình độ học sinh

Học sinh có năng lực học tập trung bình và yếu: Tập hợp các văn bản đã xử lí, nhập các nội dung văn bản cần trình bày trên powerpoint và trang web. Tham gia tìm kiếm thông tin trong SGK, trên mạng interrnet

Học sinh có năng lực học tập khá: Tham gia tìm kiếm thông tin trên mạng internet, tóm tắt các nội dung tìm kiếm được.

Học sinh có năng lực học tập tốt: Tóm tắt, chắt lọc và chỉnh sửa các thông tin tìm kiếm được

Theo năng lực sử dụng CNTT của học sinh

Học sinh có năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng: Tìm kiếm các thông tin trên mạng

Học sinh có năng lực sử dụng Powerpoint và các ứng dụng khác: Chuyển các nội dung lên bản trình bày trên Powerpoint…

 

Bước 3: Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm

 

Nhóm

Nội dung nhiệm vụ

Điều chỉnh nhiệm vụ

I

-Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về Bảo vệ môi trường ở nơi cư trú

 

II

 -Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về truyền thống trường THPT Thống Nhất

 

III

-Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về An toàn giao thông ở nơi cư trú

 

IV

-Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về Tuổi trẻ và mạng xã hội

 

 Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Bước 4: Gợi ý cho học sinh tích hợp kiến thức liên môn để làm video clip về phỏng vấn, giúp hoàn thành nhiệm vụ

- Nghiên cứu nội dung bài học

- Lắng nghe, ghi chép, hỏi giáo viên những nội dung chưa hiểu

4. Sản phẩm:

Thành lập được 04 nhóm học sinh, mỗi nhóm có 8 – 10  học sinh. Các nhóm đã bầu được các nhóm trưởng.

HOẠT ĐỘNG 2:  NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

1. Mục tiêu:

- Các nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ thảo luận về chủ đề được giao, xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện nội dung;

- Các nhóm xác định được những việc cần làm, thời gian dự kiến, phương pháp tiến hành;

- Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, dự trù câu hỏi phỏng vấn, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, video về các nội dung được phân công;

- Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm;

- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế,…

- Kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo.

2. Thời gian:  Tuần 2( Tuần 17 phân phối chương trình), học sinh tự làm việc ở nhà

3. Cách thức tổ chức hoạt động:

Bước 1: Giáo viên định hướng cho học sinh và các nhóm trong quá trình xây dựng kế hoạch làm việc.

Bước 2: Giải đáp thắc mắc cho học sinh. Giúp đỡ học sinh khi các em yêu cầu.

Bước 3: Các nhóm dựa trên phiếu định hướng hoạt động phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Viết biên bản làm việc nhóm.

- Sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu nghiên cứu được.

4. Sản phẩm

- Bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và thời gian cho việc hoàn thành nhiệm vụ.

   HOẠT ĐỘNG 3: BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ NHIỆM VỤ THỰC HIỆN

I/ Báo cáo

1. Mục tiêu

Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra:

- Thu thập thông tin: Học sinh có thể tìm kiếm thông tin, tranh ảnh qua sách, báo, Internet…

-Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng đến việc làm rõ các vấn đề đặt ra trong nội dung nghiên cứu

- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp

2. Cách thức tổ chức hoạt động

Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm mình, đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các chủ đề.

Giáo viên giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu gợi ý để học sinh có thể giải quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình.

Các thành viên thông qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo cáo của nhóm.

Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện báo cáo của nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau.

3. Sản phẩm

        - Bài thuyết trình về: 4 video clip về Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

5. Các nhóm hoàn thành sản phẩm: chuyển đến tất cả các bạn trong lớp để xem, đọc trước và chuẩn bị các câu hỏi (có thể chuyển qua email, copy hoặc in sẵn). Học sinh nhận được bài trình bày của các nhóm, nghiên cứu và chuẩn bị các câu hỏi.

II. Đánh giá

1. Mục tiêu

- Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thông qua thuyết trình, thảo luận;

- Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác;

- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết;

- Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn;

- Bồi dưỡng năng lực giao tiếp ngôn ngữ, quan tâm đến những vấn đề thời sự trong cuộc sống.

2. Thời gian: Tuần 3( Tuần 18 phân phối chương trình) - tiết Luyện tập trên lớp

3. Thành phần tham dự:

- Giáo viên môn Ngữ văn

- Học sinh lớp 11.

4. Nhiệm vụ của học sinh

- Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.

- Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác.

- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.

5. Nhiệm vụ của giáo viên

- Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận

- Quan sát, đánh giá

- Hỗ trợ, cố vấn.

- Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm

- Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh

Cụ thể: Tổ chức các hoạt động dạy giờ luyện tập:

Bước 1: Giáo viên phát cho học sinh phiếu đánh giá và tự đánh giá sản phẩm của các nhóm.

- Dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo và thảo luận

Do thời gian hạn hẹp (45 phút) nên giáo viên đề nghị đại diện nhóm trình bày sản phẩm, trích trình chiếu video clip mỗi nhóm là 5 phút, chọn chỗ có phần phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để trình bày. Tiếp theo, giáo viên tổ chức học sinh thảo luận theo gợi ý các câu hỏi sau:

          1. Để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, nhóm anh/chị đã xác định những nội dung gì?

          2. Để thực hiện cuộc phỏng vấn, sau khi xem video clip của nhóm bạn, anh/chị phát biểu ý kiến về các nội dung sau:

- Đóng vai người phỏng vấn, hãy thảo luận về nội dung, phương pháp, phương tiện, thái độ ?

- Đóng vai trò người trả lời phỏng vấn, hãy thảo luận về nội dung, thái độ ?

Bước 2. Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.

        Nhóm 1: Báo cáo sản phẩm Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về chủ đề Bảo vệ môi trường ở địa bàn cư trú (Tích hợp kiến thức địa lý, văn thuyết minh, sinh học, …liên quan  chủ đề)

(Hình thức báo cáo: Thuyết trình + Clip+ thảo luận; Sản phẩm: Bản báo cáo + Clip)

(1) Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình

        (2) Học sinh các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.

(3) Sau khi nhóm 1 thuyết trình xong, giáo viên yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi 

(4) Học sinh nhóm 1 ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời

(5) Học sinh các nhóm khác phản biện phần trình bày của nhóm 1

(6) Giáo viên nhận xét, kết luận về bài thuyết trình của nhóm 1

+ Nội dung

+ Hình thức

+ Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn nhóm khác.

      * Học sinh trao đổi và thống nhất kết quả làm việc báo cáo với thầy/cô giáo.

      Kết quả mong đợi:

Phần thảo luận

1. Chuẩn bị

  Cuộc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về Bảo vệ môi trường ở địa bàn cư trú              

 - Xác định chủ đề : Phỏng vấn (Trả lời phỏng vấn ) vấn đề bảo vệ môi trường

 - Xác định mục đích: phỏng vấn ( Trả lời phỏng vấn) để nắm được thực trạng bảo vệ môi trường ở khu dân cư ( khu vực Gia Kiệm, Thống Nhất, Đồng Nai).

  - Xác định hệ thống câu hỏi phỏng vấn: Số lượng trung bình, mức độ vừa dễ, vừa khó.

2. Thực hiện cuộc phỏng vấn

a. Đóng vai người phỏng vấn

 - Nội dung: Người phỏng vấn nắm chắc chủ đề, mục đích, đối tượng phỏng vấn ( Người dân, giáo viên, học sinh…)

 - Phương pháp: Hỏi các câu hỏi chuẩn bị sẵn kết hợp các câu hỏi đưa đẩy, đan xen.

  - Thái độ: Người phỏng vấn phải tỏ ra khiêm tốn, nhã nhặn, tôn trọng.

 b. Đóng vai trò người trả lời phỏng vấn

  - Nội dung: Trả lời đầy đủ những thông tin về chủ đề phỏng vấn, phải trả lời trung thực, có nét riêng.

   - Thái độ: Cần có thái độ thẳng thắn, khiêm tốn, nhã nhặn.

3. Rút kinh nghiệm.

- Đối với người phỏng vấn: lập hệ thống câu hỏi, cách hỏi, cách ghi chép và biên tập kết quả phỏng vấn.

- Đối với người trả lời phỏng vấn: xác định nội dung trả lời câu hỏi, cách diễn đạt, trình bày các ý kiến của bản thân.

 Chú ý thái độ, tác phong khi hỏi đáp, chuyện trò, giao tiếp.

- Biên tập và chỉnh sửa lại bản phỏng vấn

+ Cần đảm bảo nội dung chính

          + Có thể sửa qua về cử chỉ, điệu bộ…

 

Phần minh hoạ trả lời phỏng vấn ( trích)

Bác Nguyễn Văn Phưởng (Người dân) chia sẻ :“thực sự người dân gần đây cũng rất bức xúc về những con suối nước đen này. Nhiều lần đã kiến nghị chính quyền địa phương nhưng cũng chỉ được một thời gian là đâu lại vào đó. Điều đầu tiên ảnh hưởng đến môi trường là do những người dân lân cận chăn nuôi rồi lợi dụng nguồn suối để xả nước thải ra. Tắm rửa heo hay nguồn nước sinh hoạt họ cũng đều thải ra đây cả; rồi ban đêm nhiều người dân vô ý thức ở nơi xa cũng đem các bao rác, xác chết động vật quẳng xuống đây…

 

Cô Đỗ Thị Kim Oanh – giáo viên trường THCS Đông Du – khi được hỏi về tình

 trạng môi trường hiện nay cũng nhận xét: “ Địa phương ta hiện nay cũng đã tiến bộ rất nhiều rồi, về vấn đề ý thức môi trường, nhất là người dân ở mặt đường, thậm chí cả những người sống trong hẻm, trong dong, cũng đã có ý thức bỏ rác vào đúng nơi quy định, sau đó đưa ra đường để có các xe chuyên chở rác để họ chuyển đến những nơi xử lí chất thải. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh vẫn chưa ý thức, xả rác bừa bãi ra môi trường. Đó đã trở thành 1 vấn nạn ở học sinh, đặc biệt là học sinh cấp 2. Việc các em mang quà bánh vào trong lớp, mang nước ngọt vào uống sau đó để trong hộc bàn rất là mất vệ sinh. Và cứ sau mỗi giờ ra chơi thì các dãy hành lang lớp học lại tràn ngập rác”.

             Bạn Phạm Anh Duy – một học sinh cấp 3 trường THPT Thống Nhất - chia sẻ: “Trên đường đi học thì mình nhận thấy có nhiều người dân đi đường vất rác bừa bãi. Ở các khu chợ có rất nhiều rác thải mà nhiều người vô ý thức xả bừa bãi, tạo nên những bãi rác lớn trên đường quốc lộ”…

 

     * GV nhận xét và đánh giá kết quả.

                Nhóm 2: Báo cáo sản phẩm Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về chủ đề Truyền thống trường THPT Thống Nhất (Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý, văn thuyết minh, …liên quan chủ đề)

(Hình thức báo cáo: Thuyết trình + Clip+ thảo luận; Sản phẩm: Bản báo cáo + Clip)

(1) Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình

(2) Học sinh các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.

   (3) Sau khi nhóm 2 thuyết trình xong, giáo viên yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi

   (4) Học sinh nhóm 2 ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời

(5) Học sinh các nhóm khác phản biện phần trình bày của nhóm 2

(6) Giáo viên nhận xét, kết luận về bài thuyết trình của nhóm 2

+ Nội dung

+ Hình thức

+ Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn

      * Học sinh trao đổi và thống nhất kết quả làm việc báo cáo với thầy/cô giáo.

            Kết quả mong đợi:

Phần thảo luận

1. Chuẩn bị

  Cuộc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về Truyền thống trường THPT Thống Nhất

- Xác định chủ đề : Phỏng văn (Trả lời phỏng vấn ) vấn đề Truyền thống trường THPT Thống Nhất- 40 năm hình thành và phát triển

 - Xác định mục đích: phỏng vấn ( Trả lời phỏng vấn) để nắm được lịch sử, thành tích của nhà trường, nguyện vọng của thế hệ hiện tại…

  - Xác định hệ thống câu hỏi phỏng vấn: Số lượng trung bình, mức độ vừa dễ, vừa khó.

            2. Thực hiện cuộc phỏng vấn ( Thống nhất như nhóm 1)

 

Phần minh hoạ Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn ( trích)

PHỎNG VẤN THẦY HẠ VĂN QUANG (Tổ trưởng Toán- THPT THống Nhất)

           Nguyên và Vi: Chúng em chào thầy.

Thầy Quang:  Chào các em.

Vi: Chúng em là những học sinh đại diện cho lớp 11A1, hôm nay chúng em có một số câu hỏi về truyền thống 40 năm của trường chúng ta thì thầy dành cho chúng em một chút thời gian nha thầy.

Thầy Quang: Được rồi.

Nguyên: Dạ thưa thầy chúng em được biết là thầy đã có kinh nghiệm giảng dạy ở trường Thống Nhất này 35 năm rồi. Vậy thì thầy đã chính kiến những thay đổi của trường chúng ta, vầy thì thầy có thể cho tụi em biết được những năm đầu trường có những khó khăn gì không ạ?

Thầy Quang: Thầy cảm ơn các em, thầy ra trường năm 1981, giảng dạy tại trường THPT Thống Nhất B, nay là trường THPT Thống Nhất được 35 năm. Năm nay là bước vào năm thứ 36. Thời gian đầu thầy về trường thì trường THPT Thống Nhất B chỉ có 9 lớp: 2 lớp 12, 3 lớp 11, 4 lớp 10 và cả học sinh ở Dầu Giây về trường chúng ta học. Bây giờ nếu tính tổng cộng cả trường Kiệm Tân, trường Thống Nhất, trường Dầu Giây là hơn 100 lớp. Thời gian đầu về thì cơ sở vật chất thiếu thốn, phòng học nhỏ bé, thầy cô và học sinh đều ít. Tất cả đều gặp khó khăn, từ cơ sở vật chất, điều kiện giảng day, kinh tế của các thầy cô và của các em học sinh. Trải qua bao nhiêu khó khăn đó, thầy và trò trường THPT TNB nay là trường THPT Thống Nhất đã vượt qua tất cả khó khăn đó và đã đào tạo ra rất nhiều các em học sinh bây giờ ra trường các em rất thành đạt. Đó là sự nỗ lực của cả thầy cô giáo và các em học sinh toàn trường cùng với sự cố gắng của học sinh và sự hỗ trợ động viên khuyến khích của gia đình. Đến nay trường chúng ta đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia và đã đào tạo ra rất nhiều các em học sinh giỏi, đạt học sinh giỏi trong các kì thi cả tỉnh và cả của quốc gia. Nhiều em đã trưởng thành, giữ những chức vụ quan trọng trong các ngành công tác của xã hội. Thầy rất mừng là trường chúng ta mỗi ngày mỗi tiến bộ hơn, thầy trò đoàn kết, học sinh chăm ngoan hơn, học giỏi hơn và càng ngày càng có nhiều tiến bộ, có nhiều đóng góp cho xã hội hơn.

Vi: Chúng em rất cám ơn những lời chia sẻ của thầy và chúng em cũng chúc thầy là sẽ có nhiều thành công trong cuộc sống cũng như trên con đường giảng dạy của mình, ....

         Thầy Quang: Thầy cám ơn các bạn, chúc các bạn được vui khỏe, tươi trẻ học mỗi ngày giỏi hơn thành đạt hơn và chúc toàn trường chúng ta là cái gì cũng tốt đẹp cả...

TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA HỌC SINH LỚP 12 ( Lược trích)


( HS Phương Anh và Hữu Trọng-12A1-vị trí thứ 2 và 3 trả lời phỏng vấn)

          Vi: Dạ chào 2 anh chị. Năm này là năm cuối cấp của chị rồi, là năm cuối của đời học sinh thì chị có cảm nhận gì về trường THPT Thống Nhất hiện nay?

Phương Anh ( HS 12A1): Thì thời gian trôi qua rất là nhanh, còn khoảng 200 ngày nữa là đến kì thì Quốc Gia, cũng còn 200 ngày nữa là ở bên bạn bè và thầy cô và cũng còn 200 ngày nữa để chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức cũng như về tinh thần. Cũng trong thời gian khó khăn này, bạn bè và nhà trường luôn bên cạnh ủng hộ và giúp đỡ chị và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho chị.

Nguyên: Còn anh Trọng, cho em được hỏi là trước khi thi THPT Quốc Gia của năm này thì anh đã có những định hướng những mục tiêu nào cho mình để góp sức phát triển tương lai của anh và cũng một phần góp vào truyền thống học tập vẻ vang của trường không ạ?

          Hữu Trọng(HS12A1): Cũng không lâu nữa đâu là anh chị bước vào kì thi rồi. Hiện tại thì anh chị đang chịu áp lực từ 2 phía đó là ôn thi đại học và duy trì việc học tập ở trên lớp. Vậy nếu mình không có một kế hoạch cụ thể và minh bạch thì chắc chắn  anh chị sẽ bỏ lỡ mục tiêu của mình...

 

* GV nhận xét và đánh giá kết quả.

Nhóm 3: Báo cáo sản phẩmPhỏng vấn và trả lời phỏng vấn về chủ đề An toàn giao thông ở nơi cư trú  (Tích hợp kiến thức địa lý, văn thuyết minh, …liên quan chủ đề)

(Hình thức báo cáo: Thuyết trình + Clip+ thảo luận; Sản phẩm: Bản báo cáo + Clip)

 (1) Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình

 (2) Giáo viên yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi

(3) Học sinh nhóm 3 ghi nhận câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời.

(4) Giáo viên nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 3

- Nội dung

- Hình thức

- Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn

      * Học sinh trao đổi và thống nhất kết quả làm việc báo cáo với thầy/cô giáo.

            Kết quả mong đợi:

Phần thảo luận

1. Chuẩn bị

  Cuộc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về An toàn giao thông ở nơi cư trú

- Xác định chủ đề : Phỏng vấn (Trả lời phỏng vấn ) vấn đề an toàn giao thông ở Huyện Thống Nhất

 - Xác định mục đích: phỏng vấn ( Trả lời phỏng vấn) để nắm được thực trạng giao thông và giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông.

  - Xác định hệ thống câu hỏi phỏng vấn: Số lượng trung bình, mức độ vừa dễ, vừa khó.

           2. Thực hiện cuộc phỏng vấn ( thống nhất như nhóm 1,2)

 

Trích phần minh hoạ Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn( Tích hợp kiến thức địa lí địa phương)

            Lời bình giới thiệu: Tuyến đường quốc lộ 20 dài 260km, là trục đường bộ đi từ Ngã Ba Dầu Giây thuộc thị trấn Dầu Giây huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai lên tới Thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Được xây dựng vào năm 1933, đoạn thuộc tỉnh Đồng Nai dài 75km, đi qua các huyện lớn trong địa bàn, trong đó có huyện Thống Nhất. Sau khi được xây dựng nhiều năm, nhận thấy tuyến đường đã có những dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng, Nhà nước đã quyết định dự án tu sửa, trùng tu tuyến đường này. Đến ngày 28/4/2015 dự án tu sửa quốc lộ 20 đi qua huyện nhà do nguyên Bộ trưởng Bộ giao thông Đinh La Thăng lãnh đạo chính thức được hoàn thành, đã góp phần cải thiện tình trạng giao thông của khu vực. Giờ đây tuyến đường đã được mở rộng…

( Hình ảnh trích xuất từ sản phẩm trải nghiệm của nhóm 3)

  

     ( Một nhóm của lớp 11A1 đi thực tế)                 ( Phỏng vấn thầy Cao Thế Anh)

Phỏng vấn chị Tường Vy ( người dân ở xã Quang Trung, Thống Nhất)

+ HỎI:  Em chào chị. Theo như em được biết gia đình chị hiện sống ở khu vực ngã ba Tam Hưng này đã lâu. Đây là khu vực có tình hình giao thông khá là phức tạp. Vậy chị có thể cho biết tình hình giao thông ở tuyến đường này chuyển biến như thế nào từ khi tuyến đường này được sửa lại không ạ?

+ Chị Tường Vy: Chào em, theo như chị được biết từ khi tuyến đường giao thông này được sửa sang lại thì tình trạng ổ gà, ổ vịt  được khắc phục rất là nhiều. Và Khu vực ngã ba Tam Hưng này hiện nay đang được đặt những trụ đèn giao thông, những trụ đèn giao thông này có thể giúp điều tiết được quá trình giao thông rất là ổn định, hạn chế được những vụ va chạm giao thông. Có thể như ngày 26-11-2016 vừa rồi  có sự kiện là cúp điện toàn tỉnh, cùng lúc đó hệ thống đèn giao thông ở khu vực


này cũng tắt đi, nên chỉ tính riêng ngày hôm đó đã xảy ra 3 vụ va chạm giao thông. Vì những người tham gia, điều khiển phương tiện giao thông không thực hiện theo đúng luật an toàn giao thông, họ cứ chạy theo cái ý của họ thành ra xảy ra những vụ va chạm đó. Chị nghĩ là những trụ đèn giao thông hiện nay rất là cần thiết. Ý thức của người tham gia giao thông hiện nay còn rất là kém, nhiều khi đèn giao thông đặt ở ngay đây, đèn đỏ, họ vẫn vượt như thường. Đó là ý kiến của chị…

 

* GV nhận xét và đánh giá kết quả.

 

Nhóm 4: Báo cáo sản phẩmPhỏng vấn và trả lời phỏng vấn về chủ đề Mạng xã hội: Fakebook-con dao hai lưỡi (Tích hợp kiến thức tin học, văn thuyết minh, …liên quan chủ đề)

(Hình thức báo cáo: Thuyết trình + Clip+ thảo luận; Sản phẩm: Bản báo cáo + Clip

 (1) Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình

 (2) Giáo viên yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi

(3) Học sinh nhóm 4 ghi nhận câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời.

(4) Giáo viên nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 4

- Nội dung

- Hình thức

- Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn

      * Học sinh trao đổi và thống nhất kết quả làm việc báo cáo với thầy/cô giáo.

            Kết quả mong đợi:

1. Chuẩn bị

  Cuộc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về Mạng xã hội: Fakebook-con dao hai lưỡi.

- Xác định chủ đề : Phỏng vấn (Trả lời phỏng vấn ) vấn đề Mạng xã hội

 - Xác định mục đích: phỏng vấn ( Trả lời phỏng vấn) để nắm được việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay.

  - Xác định hệ thống câu hỏi phỏng vấn: Số lượng trung bình, mức độ vừa dễ, vừa khó.

2. Thực hiện cuộc phỏng vấn ( Thống nhất như các nhóm 1,2,3)

 

 Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Minh hoạ quá trình thực hiện bài Trải nghiệm sáng tạo( Tóm tắt)

 

TỔ 4- 11A1(2016-2017)

*Thành viên:_Trương Thanh Nhật_Trương Thị Phương Uyên_Đỗ Phương Đài_Nguyễn Thùy Linh_Nguyễn Như Ngân_Trần Thị Bích Liên_Nguyễn Thị Thanh Trúc_Vũ Minh Triết_Trần Vũ Hoàng Huân_Hoàng Thanh Long.

*Đặt vấn đề: Trong một xã hội mà khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng, thì việc giao tiếp, trao đổi thông tin với những người xung quanh cũng trở nên vô cùng quan trọng. Và cũng từ đó, các trang mạng xã hội dần dần trở nên phổ biến, đặc biệt là đối với giới trẻ, đối tượng luôn mong muốn được chia sẻ thông tin với người thân và bạn bè. Nhưng liệu các bạn ấy đã sử dụng đúng những lợi ích mà những trang mạng ấy đem lại, hay lại có những suy nghĩ và hành động đi ngược lại với mục đích ban đầu của người sản xuất ra các trang mạng ấy? Và để tìm hiểu vấn đề này, chúng em đã làm một chương trình phóng sự về trang mạng xã hội gần như là phổ biến nhất hiện nay, FACEBOOK.

*Mục đích:

-Nêu lên một thực trạng xã hội: Căn bệnh nghiện Facebook

-Truyền tải một thông điệp đến với mọi người: Hãy sử dụng Facebook, đừng để Facebook sử dụng bạn

-Tiếp thu thêm nhiều kiến thức qua việc trải nghiệm thực tế sáng tạo trong bài “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” (Ngữ Văn 11)

-Tạo một tinh thần đoàn kết, tích cực cho nhóm làm việc

*Quá trình phóng sự:

-Chuẩn bị:

+Phân công:

·        Đạo diễn: Vũ Minh Triết

·        Trợ lý đạo diễn: Nguyễn Như Ngân

·        Kịch bản: Trần Thị Bích Liên, Đỗ Thị Phương Đài, Trương Thanh Nhật

·        Biên tập viên: Trần Thị Bích Liên

·        Quay phim: Trần Vũ Hoàng Huân

·        Xử lý video: Nguyễn Thị Thanh Trúc, Hoàng Thanh Long

+Kịch bản:

·        Phần giới thiệu video (24NEWS)

·        Chủ đề: Bài tập trải nghiệm sáng tạo-Môn Ngữ Văn 11

·        Đề tài: FACEBOOK – CON DAO HAI LƯỠI

Thực hiện: Tổ 4 – 11A1 (2016-2017) – THPT Thống Nhất

·        BTV Bích Liên (11A1): “Các bạn thân mến, chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, một thế giới phẳng khi mà Internet nói chúng và mạng xã hội nói riêng đã dần chiếm một ưu thế nhất định trong cuộc sống. Facebook, mặc dù ra đời muộn nhưng đã trở thành một mạng xã hội khổng lồ, số một thế giới, thu hút hàng tỉ người tham gia. Tại Việt Nam, cứ 3 giây lại có một người đăng kí sử dụng Facebook. Vài năm gần đây, con số này đã lên đến gần 22 triệu người, trong đó, học sinh sinh viên là chiếm số lượng đông đảo nhất, dần hình thành nên “Hội chứng nghiện Facebook”. Tôi, Bích Liên, hôm nay sẽ cùng các bạn tìm hiểu về chủ đề đang rất nóng bỏng này, và chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi “Liệu bạn có phải là một người nghiện Facebook?”.

·        Biểu hiện của Facebook:

·        Cuộc sống gắn chặt với Facebook của em Trần Hùng Khoa Trường (10A1)

·        Phỏng vấn em Trần Hùng Khoa Trường (10A1)

·        Đặt ra câu hỏi: “Vậy lợi ích của Facebook là gì?”

·        Lợi ích của Facebook:

·         Phỏng vấn bạn Bùi Quang Danh (11A7)

·        Phỏng vấn thầy Ian (Trung tâm Anh Ngữ Thái Bình Dương)


·        Đặt ra câu hỏi: “Vậy Facebook có tác hại hay không? Nếu có, chúng là gì?”.

·        Tác hại của Facebook:

·        Phỏng vấn bạn Vũ Kim Nhật (11A7)

·        Những tác hại mà Facebook mang đến cho cô người mẫu nổi tiếng Essena Oneil

·        Từ đó, đưa ra vấn đề: “Vì nguyên nhân gì mà giới trẻ hiện nay lại nghiện Facebook nhiều đến vậy?”

·        Nguyên nhân nghiện Facebook:

·        Phỏng vấn cô Trần Thị Như Duyên (THPT Thống Nhất)

         ·        Vấn đề cuối cùng được đặt ra: “Trước những nguyên nhân như thế thì chúng ta cần có những giải pháp nào để có thể giải quyết căn bệnh “nghiện Facebook” này?”

·        Những giải pháp cho căn bệnh “Nghiện Facebook”:

·        Phỏng vấn thầy Vũ Nhật Đăng Khoa (THPT Thống Nhất)

·        Lời kết dành cho bài phóng sự:

          BTV Bích Liên: “Các bạn thân mến, qua đoạn phóng sự vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu về tính hai mặt của Facebook. Song song với những mặt tích cực, Facebook cũng còn đó những hạn chế. Vậy tất cả chúng ta hãy cùng trở thành những người sử dụng Facebook một cách thông minh nhất. Chúng ta hãy từ bỏ mạng xã hội ảo, đi nhiều nơi, khám phá thế giới và, sống một cuộc sống thực, cuộc sống của chính mình, các bạn nhé. Thân ái chào các bạn!”

·        Phần kết cho video: Giới thiệu các thành viên trong nhóm phóng sự.

+Quay phim:

-Thuận lợi: Sau lần một quay thử thì tiếng bị rè, nhưng may mắn đã kiếm được cái micro, từ đó là khỏi lo về âm thanh nữa. Có những người hợp tác năng động, thân thiện.

           -Khó khăn: Do là làm lần đầu nên chưa có kinh nghiệm, xảy ra nhiều sai sót khi quay, phải quay đi quay lại nhiều lần. Mất nhiều thời gian chỉnh sửa ảnh và video.

 

* GV nhận xét và đánh giá kết quả.

 

Bước 3. Tổng kết giờ Luyện tập

Giáo viên sử dụng hình thức phỏng vấn cá nhân để tổng kết bài học:

1. Qua phần thực hành Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn của các nhóm, anh/chị rút ra bài học kinh nghiệm gì?

2. Anh/chị có hứng thú với bài tập thực hành này không? Tại sao?

3. Anh/chị  hãy chia sẻ những khó khăn và thuận lợi hoặc các kinh nghiệm của nhóm khi làm bài tập này?

4. Qua sản phẩm của mình, Anh/chị muốn gửi đến mọi người thông điệp gì?

5. Thầy (cô) có nhận xét gì về khả năng của lớp chúng em? Liệu tương lai chúng em có thể trở thành những phóng viên hay không?

 

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

1. Kết quả đạt được đối với học sinh

          Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Dạy học văn gắn liền hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua bài “ Luyện tập Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”, Ngữ văn 11được áp dụng ở các lớp 11A1(năm học 2016-2017) tại trường THPT Thống Nhất do tôi được nhà trường phân công đứng lớp. Sau khi dạy học Ngữ văn có gắn liền vời hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thông qua khảo sát, tôi nhận thấy ý thức học tập của học sinh có sự thay đổi đối với môn Ngữ văn.

Thống kê kết quả khảo sát mức độ hứng thú của học sinh khi học theo hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua bài học

 

Lớp

Sĩ số

Hứng thú học tập

Không hứng thú học tâp

Số lượng

%

Số lượng

%

11A1

41

38

92.68

3

7.32

Kết quả thực nghiệm như đã trình bày trong bảng cho thấy học sinh có hứng thú khi học Ngữ văn gắn liền với hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Thông qua bài thu hoạch trải nghiệm sáng tạo bằng những chuyến đi thực tế địa phương, tìm hiểu về truyền thống trường, qua những bài cảm nhận sau chuyến đi của học sinh như đã minh chứng ở trên, tôi nhận thấy đa số học sinh rất có ý thức trong học tập bộ môn Ngữ văn. Tuy là bài Luyện tập thuộc phân môn làm văn nhưng các em đã thực sự được trải nghiệm và sáng tạo, tích hợp kiến thức liên môn để có những sản phẩm đạt chất lượng. Qua bài học, những gì lí thuyết sách vở mà các em tiếp thu trên lớp không còn khô cứng, mà đã trở thành những bài thực hành gắn liền với đời sống xã hội vô cùng phong phú. Đồng thời, qua trải nghiệm sáng tạo, các em còn được rèn luyện nhiều kĩ năng sống như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tự tin khi giao tiếp phỏng vấn, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng giải quyết vần đề, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin…

                                                  

2. Kết quả đạt được đối với giáo viên

- Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn cho học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy Ngữ văn ở trường THPT. Để có những bài trải nghiệm thực tế đạt hiệu quả, giáo viên phải tính toán thời gian, chọn lựa đề tài…để hỗ trợ học sinh chủ động thực hiện sản phẩm của mình. Qua bài trải nghiệm sáng tạo, việc dạy học văn sẽ tạo hứng thú cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học theo nghiên cứu bài học và đánh giá năng lực người học;

- Gắn liền hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn không chỉ là vấn đề lí luận mà còn mang tính thực tiễn. Nhờ có hoạt động này, giáo viên sẽ đánh giá được năng lực, phẩm chất của từng học sinh trong lớp, để từ đó có hướng điều chỉnh những sai sót, hạn chế, khắc phục những khó khăn, phát huy mặt tích cực, tiến bộ của người học. Đồng thời, việc vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết những vấn đề thực tiễn cũng được đặt ra qua cách dạy trải nghiệm sáng tạo.

 

V.  ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

1. Phạm vi áp dụng sáng kiến

          Việc dạy học Ngữ văn gắn liền hoạt động trải nghiệm sáng tạo tuy còn gặp nhiều khó khăn do hạn hẹp về thời gian, tốn nhiều công sức, …nhưng đem lại nhiều hiệu quả giáo dục. Do đó, giáo viên có thể vận dụng hoạt động này trong điều kiện thực tế nhà trường, địa phương để dạy Ngữ văn cho mọi đối tượng học sinh,  chuẩn bị áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD&ĐT từ năm 2018 trở đi.

2. Những kiến nghị, đề xuất

a. Đối với Sở Giáo dục:

- Sở tiếp tục tổ chức hội nghị chuyên đề môn Ngữ văn, phối kết hợp với các môn khác để thống nhất việc dạy liên môn trong nhà trường.

- Biên soạn tài liệu chuyên đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho môn Ngữ văn để tập huấn, hướng dẫn các trường thực hiện;

- Chọn những trường có điều kiện còn khó khăn nhưng vẫn thực hiện tốt việc dạy học Ngữ văn gắn liền hoạt động trải nghiệm sáng tạo để minh chứng hoạt động này không chỉ ở trường có điều kiện mới thực hiện được;

- Tổ chức các cuộc thi trong học sinh liên quan đến hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn để mở rộng phong trào học đi đôi với hành, để phát hiện những tài năng sáng tạo của giới trẻ hiện nay;

- Các trường cập nhật những thông tin, những trang video clip của hoạt động trải nghiệm sáng tạo lên trang TRƯỜNG HỌC TRỰC TUYẾN để các trường học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

b. Đối với các trường THPT:

- Cử đại diện của tổ chuyên môn tham gia các lớp tập huấn về chuyên đề dạy học trải nghiệm sáng tạo theo đặc trưng bộ môn để về triển khai và thực hiện đồng bộ trong nhà trường;

- Phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể và tổ chuyên môn để thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục;

- Cung cấp đầy đủ tài liệu, sách hướng dẫn của Bộ Giáo dục về hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên và học sinh;

- Khảo sát, thống kê tìm hiểu ý kiến của giáo viên, học sinh về việc dạy học gắn với trải nghiệm sáng tạo để có thông tin hai chiều, vận dụng phù hợp với điều kiện nhà trường.

c. Đối với giáo viên:

- Nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn của Bộ GD, của Sở GD về hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo đặc trưng bộ môn để có kế hoạch thực hiện kịp thời, chất lượng khi có yêu cầu;

- Cùng với tổ chuyên môn tổ chức chuyên đề liên quan đến hoạt động trải nghiệm sáng tạo để học hỏi kinh nghiệm.

 

VI. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-29-NQ-TW-nam-2013-doi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc-dao-tao-hoi-nhap-quoc-te-212441.aspx

2.http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/cong-bo-du-thao-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-tong-the-254711.html, đăng ngày 5/8/2015

3. Trần Đình Sử, Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn,  trandinhsu.wordpress.com, đăng ngày 9/9/2013

4. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN SAU 2015 <http://nico-paris.com/tin-tuc-304/chuong-trinh-ngu-van-trong-nha-truong--pho-thong-viet-nam-va-huong-phat-trien-sau-2015.vhtm>đăng ngày 1/12/2012

5. http://gdtrhdongnai.edu.vn/List.aspx?Ncat=21, Sở giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017.

6. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, 2015.

7. Nguyễn Thị Liên,Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải và cộng sự (2016),  Tổ chức học động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

8. Bộ giáo dục và đào tạo, Ngữ văn 10,11,12 tập I,II (Sách giáo khoa, Sách Giáo viên), NXB Giáo dục, 2008.

9.Vũ Quốc Anh- Nguyễn Hải Châu - Nguyễn Khắc Đàm, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn Lớp 10,11,12, NXB Giáo dục Việt Nam,  2010.

 

VII. PHỤ LỤC

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP ( Bài tập về nhà)

 

1. VIẾT BÀI CẢM NHẬN SAU KHI LÀM BÀI TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

NHÓM 1

Tên: ……………………………………..             

 Nhóm, lớp:  ..............................................   

 

Yêu cầu: Viết bài cảm nhận của em sau khi thực hiện video clip Phỏng vấn về chủ đề Bảo vệ môi trường

Trích bài làm của học sinh:

Có lẽ chuyến đi thực tế vừa rồi là một kỉ niệm cũng như bài học cho mỗi người người chúng tôi trong quãng đời học sinh. Vốn tưởng chừng như mọi thứ sẽ quá khó khăn, nặng nhọc với những người con chưa bao giờ biết đến điều là “trải nghiệm”, thì giờ đây nó lại đem đến cho chúng tôi những niềm vui chưa bao giờ gặp và cả những hạnh phúc không bao giờ quên.

Ngay từ khi thầy đưa ra nhiều yêu cầu, nhiệm vụ, chúng tôi cảm thấy thật áp lực, nặng nề như muốn buông xuôi hết tất cả. Bởi vốn dĩ chúng tôi chẳng phải là những đạo diễn, những phóng viên thực thụ,…mà có thể làm được một phóng sự phức tạp được, một phóng sự nói lên thực trạng “ô nhiễm môi trường” hiện nay.

Nhưng đó cũng chỉ là những suy nghĩ nhất thời xuất hiện trong đầu của chúng tôi lúc bấy giờ. Trải qua những chuyến đi, thì giờ đây, chúng tôi đã có thể cảm nhận được những điều thầy gửi gắm, đó chính là sự gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên, là ý thức với các vấn đề về môi trường và nhiều hơn thế nữa…

Chuyến đi của chúng tôi là những tháng ngày nắng mưa thất thường, là những lúc một vài ba đứa trong tổ bị cho “leo cây” 5, 10 phút hay cả tiếng đồng hồ. Đôi khi còn là “những đứa ngớ ngẩn” trong suy nghĩ của người khác khi cứ luẩn quẩn, lò mò ở vài ba bãi rác mà chụp hình, quay phim… Chẳng hiểu sao, thường ngày chúng tôi vẫn bắt gặp những con suối bẩn, những bãi rác lớn nhưng đến lúc ấy lại cứ đi tìm lung tung, hay thậm chí còn “đèo nhau” đi xa lên tới tận Phú Cường, Phú Túc nữa. Những lúc ấy thì chỉ những đứa đi xe đạp điện mới cảm thấy khổ sở, chỉ sợ hết điện mà phải đạp xe. Hay còn là những lúc đi vào con đường lầy lội, đá nhô gập ghềnh thì cả đám chỉ biết đứng sựng lại nhìn nhau mà cười… Ôi! Có lẽ vất vả thật nhưng giờ nghĩ lại thấy vui, khó khăn thật nhưng lại hạnh phúc .

Chuyến đi còn là lúc, là cơ hội cho mỗi người trong chúng tôi nhận ra được xung quanh luôn có những con người rộng lượng, cởi mở và chân thành. Mặc dù vẫn còn đó những ngại ngùng, e dè nhưng họ, những con người luôn tất bật với công việc hàng ngày cũng vui vẻ chấp nhận. Họ chấp nhận là bởi chính sự nhiệt tình của họ hay còn là vì sự thông cảm cho những học sinh chúng tôi nữa. Như một bác từng nói: “Thôi, vì tụi con đội nắng đến đây thì bác chấp nhận vậy”. Chúng tôi, vốn là những người luôn nghĩ sẽ chẳng có ai rãnh rỗi hay đủ “can đảm” mà chấp nhận phỏng vấn, nhưng đó lại một suy nghĩ hoàn toàn sai . Suy nghĩ đó đã bị dập tắt bởi những câu nói giản dị nhưng đầy tình thương của những người xa lạ, vốn không quen biết.

Và sau tất cả, sau mỗi chuyến đi thực tế, chúng tôi đã có được cái nhìn khác về một sự việc, về mọi người xung quanh, về thực trạng cũng như nhận thức của người dân về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Hơn hết, điều chúng tôi nghĩ sẽ không bao giờ làm được nay cũng đã hoàn thành. Chắc tại chúng tôi bi quan quá? Có lẽ rằng, tương lai mai sau tổ chúng tôi sẽ có những phóng viên hoạt bát, đạo diễn tài năng,… hay những nhân viên kĩ thuật cừ khôi thì sao? Quá trình làm việc đã khơi dậy sự tò mò, khám phá của chúng tôi. Măc dù chỉ vỏn vẹn mươi phút nhưng đằng sau đó lại là cả một chặng đường dài, là bao công sức của những thành viên thức khuya làm việc. Đó sẽ là một video kỉ niệm tình bạn giữa chúng tôi về một khoảng thời gian đẹp đẽ của tuổi học trò, là thành quả sau những khó khăn, vất vả; là những bài học ý nghĩa không quên; và cũng là lời cám ơn chân thành đến thầy, đến với những người hy sinh, sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi khi gặp khó khăn.

 

NHÓM 2

Tên: ……………………………………..             

 Nhóm, lớp:  ..............................................   

 

Yêu cầu: Viết bài cảm nhận của em sau khi thực hiện video clip Phỏng vấn về Truyền thống trường THPT Thống Nhất

Trích bài làm của học sinh:

LỚP 11A1- TỔ 2-TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT

Phía sau một trải nghiệm (văn học)

Tuổi học trò suốt những năm tháng miệt mài với sách vở trường lớp ai cũng thêu dệt trong kí ức biết bao kỉ niệm sâu lắng: là buồn, là vui, là giận hờn, là cùng nhau mỉm cười vượt qua tất cả. Chúng tôi -những đứa nhóc đã lên đến lớp 11 và chỉ còn hai mùa phượng thay lá là đã bước sang trang mới của cuộc đời. Chúng tôi -những  đứa nhóc suốt bao năm trời cắp sách vẫn luôn nghĩ rằng học văn là ngồi hàng giờ để hiểu và cảm thụ tác phẩm là chăm chút từng câu từng chữ. Ấy vậy mà- một bài trải nghiệm thực tế qua đi, để lại trong lòng mỗi người bao suy nghĩ thì ra học văn là để đi vào cuộc sống, là để nhìn thấu cuộc đời.

“40 năm 1 chặng đường trồng người”, “40 năm một trang sử huy hoàng của trường THPT Thống nhất” . Một bài trải nghiệm sáng tạo làm video với chủ đề nghe sao mà thân thương và sâu lắng ! Nếu trải dài suốt 4 thập kỉ, trang sử của trường được viết lên bằng mồ hôi và nước mắt thì suốt một quá trình thực  hiện chúng tôi đã để lại trong nhau, để lai nơi bài video thành quả ấy là bao khó khăn, những lúc mệt mỏi tưởng chừng muốn buông bỏ, những giọt mồ hôi và cả những nụ cười tiếp thêm cho nhau ý chí để thực hiện  đến cùng.

Thùy  Dương: Các thành viên trong tổ đã cố gắng nỗ lực hết sức trong suốt thời gian làm bài tập trải nghiệm, dù phải gặp những khó khăn về việc tìm tư liệu, quay phim,... nhưng mọi thành viên vẫn luôn đoàn kết với nhau để hoàn thành bài tập trải nghiệm một cách tốt nhất! Sau những ngày tháng được cùng nhau tìm hiểu về lịch sử truyền thống 40 năm của trường chúng ta, mỗi người chúng em lại càng thêm tự hào và rất hãnh diện vì có thể giúp cho các bạn học sinh thêm hiểu biết hơn về mái trường cấp 3 của mình

Ngọc  Điệp: Nhớ giây phút đầu tiên bốc thăm được chủ đề, có đứa mặt méo xệch, có đứa cười không ra cười khóc không ra khóc, để dàn dựng một video về trang sử tới 40 năm đối với những đứa nhóc nghe sao mà “hãi hùng đến thế”. Những trưa nắng ngồi chụm đầu lại, mỗi đứa mỗi ý, những cái ngáp dài của mệt mỏi nhưng vẫn cố mỉm cười “ cố lên sắp xong rồi”.

Nụ cười ấy, câu nói ây như cứ âm vang mãi, chúng tôi đã làm được, đã đi đến cùng một hành trình gian lao, đã cùng nhau để lại cho lớp cho trường, cho đời và để lại cho nhau những kí ức tuổi hoc trò thật đẹp.


Nhật Vi: Đối với tôi, bài tập trải nghiệm này đã không còn đơn thuần chỉ là con điểm khô khan trong sổ, nó đã trở thành chiếc cầu nối các thành viên trong tổ lại với nhau, và với truyền thống lịch sử 40 năm vẻ vang của ngôi nhà cấp 3 thân thương này.Tôi tự hào vì được là 1 mẩu trong tổ 2 chúng tôi, tự hào vì được là học sinh trường Thống Nhất.

Thanh Nguyên: Một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ sau hơn mười năm "trên ghế nhà trường". Bài tập này đã giúp tôi hiểu được câu nói: "Tôi không thể, bạn không thể, nhưng chúng ta có thể". Sau những giờ được đóng góp sáng kiến, chia sẻ và cùng nhau thực hiện, tôi thấy mình nhận được rất nhiều thứ: kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết thêm về ngôi trường đang gắn bó, sự gắn kết của 11 thành viên, dù cũng có nhiều lúc xảy ra cãi cọ, bất đồng ý kiến, nhưng cũng không thiếu những giây phút vui vẻ cười đùa với nhau. Đây sẽ là một kỉ niệm khó có thể nào quên trong quãng đời cắp sách đến trường của tôi, cũng như của mỗi thành viên trong gia đình “A1” này!

Khánh Ngân: Dù gặp nhiều khó khăn trong khi thực hiện bài thực hành nhóm này nhưng Ngân vẫn cảm thấy rất vui vì được dành nhiều thời gian bên các bạn trong tổ, để lại những kỉ niệm vô cùng đáng nhớ và hơn hết đây cũng là dịp giúp các thành viên đến gần nhau hơn. Cám ơn mọi người đã cùng nhau hết sức, cùng nhau cố gắng để hoàn thành bài tập này.Yêu mọi người.

Huỳnh Khương: bài tập thực tế này đã để lại cho tôi rất nhiều kỉ niệm và cảm xúc cùng với tổ cũng như những bài học quý giá về sự hợp tác và làm việc tập thể. Nhớ nhất là những lúc cùng tổ quay tài liệu, những lúc bông đùa, những khi mắc lỗi phải làm lại từ đầu, hay là những khi ngồi vật lộn với đống phần mềm chỉnh sửa. Những kỉ niệm đó còn đi kèm với những khó khăn, mệt mỏi, không chỉ riêng cho ban biên tập mà còn cho cả tổ.  Đó là khi phải ngồi vắt óc suy nghĩ ý tưởng làm bài, là khi phải thức đến 12h đêm, thậm chí là 3h sáng để chỉnh sửa video. Còn nhớ có lúc khi sắp hoàn thành cả một công trình, thì lại phát hiện một lỗi nhỏ của bài. Thế là phải bắt đầu lại từ đầu. Khó khăn như thế, mệt mỏi như thế, nhưng đó lại là niềm tự hào của cả tổ tôi. Đó là kết tinh của sự đoàn kết, hết mình làm việc của từng thành viên trong tổ. Tôi thật sự rất vui khi được lần đầu tiên cùng tổ làm một bài tập thật mới lạ ấy. Một trải nghiệm tuy khó khăn, mệt mỏi, nhưng thật đáng nhớ.

Trần.T.P.Uyên: Thời gian hơn một  tháng là không hề ngắn đối với cuộc sống tất bật ngày nay. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, chúng tôi đã phải trải qua rất nhiều thử thách và gian truân, nhưng những cản trở ấy vẫn không thể khỏa lấp đi những niềm vui, những tiếng cười và những tình cảm chúng tôi dành cho nhau- các thành viên trong tổ 2 thân yêu này. Mong rằng, những nhiệm vụ mà chúng tôi nhận được sẽ là cầu nối kết nối những tâm tư, suy nghĩ của mọi người lại với nhau trong tình đoàn kết và yêu thương.

 Ngọc Lâm:  Nhắc đến bài video là nhắc đến những đêm liền ngồi trước máy tính, loay hoay với một mớ những chương trình rắc rối đến nhức não, đôi khi thật nản, thật muốn bỏ mặc nhưng rồi lại thôi bởi nơi video này có tâm huyết của thầy cô, của bạn bè. Một bài tập đầy thử thách nhưng vượt qua thử thách ấy khi nhìn ngắm lại sản phẩm, trong lòng mỗi đứa lại dâng lên cảm xúc khó tả.

 

Thúy Hiền:  Suốt những ngày làm bài tập trải nghiệm là một chuỗi những ngày “đám lâu la” mượn nhà ăn ngủ nghỉ,  khoảng cách như bỗng chốc bị xóa nhòa khi tất cả cùng hòa chung cho một mục tiêu, một công việc. Một video nho nhỏ nhưng một tình bạn thật đẹp .

Lan Anh: Tuy không có đóng góp lớn lao cho bài trải nghiệm sáng tạo của tổ, nhưng mỗi lúc đi cùng thấy các bạn dù đảm nhiệm vai trò chính hay phụ, đều hòa đồng, làm việc vừa nghiêm túc vừa hài hước (thật sự không biết diễn tả như thế nào), ăn mỳ tôm nhưng lại thấy ngon đến lạ, là do niềm vui luôn kề sát ngay cạnh. Cùng nhau hy sinh thời gian công sức của cá nhân để đóng góp cho tập thể như thế, cảm thấy thật ý nghĩa. Người ta nói, sống không phải quan trọng ở kết quả, mà là trong suốt quá trình đó, mình đã trải qua như thế nào. Không một máy ảnh, máy quay nào có thể ghi lại rõ nét từng khoảnh khắc bằng trí não và con tim chúng ta. Và, từng mảnh ghép của mỗi thành viên tổ 2 luôn hiện diện trong tim tôi.

N.T.Hoài Thương: Khoảnh khắc chúng ta nhìn nhau 1 cách bối rối khi biết được chủ đề bài phóng sự của tổ mình là Truyền thống 40 của trường THPT Thống Nhất. Chủ đề đó đã mở đầu những ngày tháng cùng nhau đi quay, đi tìm hiểu và đặc biệt là giúp chúng ta hiểu hơn về nhau và về ngôi trường dấu yêu chúng ta đang học. Và điều ấn tượng nhất để lại trong suy nghĩ của em đó chính là câu nói của cô Hà: “Muốn chinh phục được nấc thang cao nhất thì phải bước từ nấc thang thấp nhất”.

Khó khăn như thế, vất vả như thế nhưng sau tất cả cái còn đọng lại là tình thương và sẻ chia, là bài học quý giá về tình bạn, về sự hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Trang sử 40 năm của trường THPT Thống nhất đang dần khép lại, để lật sang một trang sử mới sáng tươi hơn, vinh quang hơn cùng nhau tìm hiểu về những kí ức đã qua ngày ấy chúng em mới hiểu mới thấu những khó khăn gian lao và tình thương trời bể ẩn sâu trong những người thầy người cô, để từ đó tự hứa với lòng sẽ học thật tốt, sống thật có ích cùng nhau viết lên cuộc đời những trang sử thật tươi sáng.

Cảm ơn thầy Nguyễn Hiếu - dạy Văn lớp 11A1- người đã cho chúng em được xích lại gần nhau hơn, được hiểu nhau hơn,  hiểu trường hơn và hiểu đời hơn. Cảm ơn thầy đã để lại trong lòng  những đứa hoc trò một kỉ niệm thật đẹp. Mai này đây, khi không còn khoác lên mình tà áo trắng tinh khôi, khi đường đời chia mỗi người mỗi ngả, những kỉ niệm ấy sẽ mãi còn đọng lại, nơi bạn nơi tôi, nơi chúng ta.

                                             

NHÓM 3

Tên: ……………………………………..             

 Nhóm, lớp:  ..............................................   

 

Yêu cầu: Viết bài cảm nhận của em sau khi thực hiện video clip An toàn giao thông ở địa bàn cư trú

Trích bài làm của học sinh:

Đây là lần đầu tiên chúng em được trải nghiệm thực tế. Chúng em thực sự rất bỡ ngỡ và không biết mình phải bắt đầu từ đâu mặc dù đã có kế hoạch chi tiết rồi. Và sau đó, cả tổ bắt đầu suy nghĩ và bắt tay vào thực hiện, mặc dù ai cũng còn ngại ngùng về việc phải đi làm quen và tìm người tham gia vào bài phỏng vấn của mình. Tuy rằng chúng em đã lên kế hoạch trước, sẽ phỏng vấn ai, nhưng vì một số chuyện xảy ra nên chúng em phải thay đổi kế hoạch của mình và tìm người thay thế. Và mọi người bắt đầu phát huy năng lực của mỗi bản thân. Có lẽ, điều làm em nhớ nhất về những ngày quay phỏng vấn đó chính là những sự cố hậu trường mà chúng em gặp phải. Đề tài được giao đó chính là về an toàn giao thông. Chính vì thế, những địa điểm chúng em ghi hình thường là ở những nơi đông người và nhiều xe qua lại. Chúng em hy vọng có thể quay được những hình ảnh chân thực và sống động nhất cho mọi người. Đây cũng chính là sự khó khăn, cản trở của tổ. Địa điểm quay khá nguy hiểm cho tính mạng của những người đi quay. Em nhớ nhất chính là mỗi khi MC quay 1 phân cảnh. Lần đầu tiên luôn là lần thuộc bài và tốt nhất. Nhưng những tác nhân bên ngoài lại ảnh hưởng đến phần quay, nào là có người qua lại bóp còi xe, nào là những chú chó của nhà người dân chạy ra đường,... khiến chúng em phải quay đi quay lại rất nhiều lần. Nhớ nhất là những lần đi ghi hình tại 2 trụ đèn giao thông. Khi chúng em bắt đầu cầm máy lên quay, những người đi đường họ lại không vi phạm vì họ thấy chúng em. Và khi chúng em đi, thì những trường hợp vi phạm diễn ra khá nhiều và rõ ràng. Thật trớ trêu! Và nhóm quay chúng em phải chọn những nơi kín đáo, không ai thấy nhưng vẫn đảm bảo được rằng hình ảnh cung cấp chân thực, rõ ràng và đẹp nhất.

Trong suốt quá trình làm việc, chúng em đã xảy ra khá nhiều mâu thuẫn,vì đây là lần đầu tiên chúng em cùng phải làm việc và hỗ trợ hết mình. Mỗi người một ý kiến, mỗi người 1 quan điểm, và ai cũng có cái tôi riêng của mình, khiến cho sự căng thẳng trong tổ ngày càng lớn hơn. Hình ảnh bạn hậu cần, chuyên lo việc ăn uống, rồi cả những người quay phim, cật lực tìm địa điểm ghi hình đẹp, và quay được những đoạn clip đẹp và chuẩn nhất, cả người MC,… tất cả đều phải cố gắng hết sức để hoàn thành ngày ghi hình trong vỏn vẹn 1 ngày. Vì tất cả thành viên trong tổ đều khá bận và không xếp thêm giờ đi quay được.

Bài học quan trọng nhất mà chúng em rút ra được từ những ngày đi quay đó chính là bài học về sự hợp tác và cách làm việc nhóm. Mỗi cá nhân phải biết hạ thấp cái tôi của bản thân mình và lắng nghe ý kiến của mọi người. Và hãy bình tĩnh để cùng nhau đưa ra quyết định cuối cùng tốt đẹp và sáng suốt nhất. Đồng thời, qua bài trải nghiệm sáng tạo này, chúng em có cơ hội hiều nhau hơn, thông cảm với nhau hơn, và tình bạn ngày càng gắn bó hơn.

NHÓM 4

Tên: ……………………………………..             

 Nhóm, lớp:  ..............................................   

 

       Yêu cầu: Viết bài cảm nhận của em sau khi thực hiện video clip Phỏng vấn về mạng xã hội.

Trích bài làm của học sinh:

Bài phỏng vấn- Cây cầu đưa đến những trải nghiệm mới lạ

Tổ 4- LỚP 11A1 ( 2016-2017)

Bài phỏng vấn, tất cả bắt đầu vào một ngày thứ năm đầu tháng 11 năm 2016, khi mà thầy tuyên bố trước lớp rằng ngày 15 tháng 11 sẽ phải nộp sản phẩm. Tất cả từ  ngày đó mà bao gian lao, khổ cực cũng như những kỉ niệm, niềm háo hức về bài “trải nghiệm thực tế sáng tạo này” bắt đầu hiện diện trong tâm trí mỗi thành viên tổ 4.

Thoạt đầu cứ ngỡ rằng sẽ phải diễn kịch trước nên cả tổ tập trung viết kịch bản cũng như học lời thoại. Nhưng đến ngày thầy thông báo như thế thì ôi thôi, cả tổ nhốn nhào cả lên, không biết phải làm thế nào nữa, vì rốt cuộc cũng chỉ có hai tuần. Vậy là cả nhóm cật lực viết kịch bản, lời giới thiệu…v.v. Nhưng thế mà vui, mọi người đều trở nên tích cực và hăng hái vô cùng khi biết rằng mình sẽ bị điểm thấp nếu không hoàn thành bài phóng sự trong hai tuần. Đó chỉ là bề nổi cho bài trải nghiệm này khi quá coi trọng điểm số như vậy. Thực chất, bề chìm hay nói khác đi là mục đích thực sự của hoạt động này chính là gửi gắm một thông điệp đến với mọi người, tích lũy thêm cho bản thân những trải nghiệm thực tế, khả năng làm việc nhóm, kĩ năng tổ chức và phân chia công việc cũng như tạo một tinh thần đoàn kết, tích cực làm việc trong nhóm. Và có lẽ sau khi đã trải qua những gian lao trong khi làm phóng sự thì những mục đích ấy đã trở thành hiện thực.

Vậy với bài phóng sự này, tất cả chúng em đã có được những bài học gì? Đầu tiên chính là những kiến thức thực tế trong cuộc sống, trong xã hội. Nếu không có bài phóng sự này thì chúng ta có biết được thực trạng nghiện Facebook hiện nay trở nên nghiêm trọng như thế nào? Chúng ta có biết được những tác hại khôn lường của Facebook, tác nhân ngốn hàng nghìn giờ của người sử dụng? Và liệu chúng ta có thể tự mình nhận ra mình đang là một “con nghiện Facebook” để rồi có những giải pháp hợp lý cho căn bệnh này? Đó là những thực tế mà bài phóng sự đem lại cho chúng em. Từ đó, chúng em hiểu được những suy nghĩ, quan niệm hay những đánh giá, phê bình của mọi người về trang mạng xã hội này. Thế còn những kiến thức về văn học thì sao? Chúng em đã tiếp thu được những gì? Có thể nói là vô cùng quý giá. Tất cả chúng em đều được rèn luyện những kĩ năng về phỏng vấn, đặt vấn đề, biên soạn kịch bản, đặt câu hỏi và những ví dụ điển hình cho thực trạng này. Và cũng vì thế mà chúng ta như trở thành những nhà biên soạn, phóng viên, những nhà báo tương lai… được tiếp xúc trực tiếp với thực tế cuộc sống và xã hội, để rồi tiếp thu được bài học một cách trực quan và đúng đắn nhất. Không chỉ có thế, chúng em còn được rèn luyện thêm những kĩ năng sống thiết yếu như là giao tiếp, sắp xếp thời gian, khả năng làm việc nhóm cũng như tổ chức công việc cách tốt nhất. Tất cả những điều đó đã được chúng em tích lũy từng ngày từng ngày qua bài tập thực hành này.

Bài phóng sự còn đem lại cho chúng em những tình cảm, những kỉ niệm khó quên của những tháng ngày đi thực tế. Những tình nghĩa mà chúng em nhận được từ mọi người trong quá trình làm phóng sự đều vượt ngoài sức tưởng tượng của chúng em. Đó là sự giúp đỡ tận tình từ những người bạn mới. Dù không hề quen biết, dù không ngồi chung một lớp, dù biết rằng sẽ chẳng hề có sự trả công nào dành cho mình nhưng những bạn ấy vẫn vô cùng hăng hái, năng động, sự nhiệt tình luôn ở trong tâm trí của các bạn và được truyền lại cho tất cả chúng em. Những nụ cười bởi những lần quay lỗi phải quay lại, hay thậm chí là nhờ đi từ trường đến tận nhà thờ Bạch Lâm vào lúc trưa để có góc quay đẹp nhất cho bài phóng sự. Thế mà vẫn còn sung sức lắm. Không chỉ làm những việc được chúng em nhờ vả, thậm chí còn góp ý và làm thêm những điều khác nữa. Có lẽ những việc ấy đều xuất phát từ một tấm lòng muốn giúp đỡ người khác. Đúng là cái tình nghĩa tuổi học trò! Và cũng tình nghĩa ấy, cũng những tình cảm quý hóa ấy lại xuất hiện ở những con người khác, ở người giáo viên tận tụy. Thật là một cuộc hành trình nhiều cảm xúc, thẫm đẫm những tình cảm bao la của những “người lái đò”. Thầy Khoa và cô Duyên, có lẽ chắc chúng em sẽ không bao giờ quên được. Có thể nói rằng, thầy Khoa chính là người được quay nhiều lần nhất của chúng em. Với 4 lần quay, 4 địa điểm, 4 thời gian khác nhau, cứ ngỡ rằng thầy sẽ vô cùng mệt mỏi . Nhưng suy nghĩ ấy không hề đúng, 4 lần quay là 4 lần thầy làm chúng em ngạc nhiên với nụ cười tươi và sự nhiệt tình gần như không kể xiết. Và có lẽ tình cảm ấy cũng hiện diện trong tấm lòng của cô Duyên. Nhà cô thì ở xa lắm, phải đợi lúc cô có ở trường mới quay được. Vì thế mà xuất hiện một trục trặc trong giờ giấc khi có được một cuộc hẹn 3 tiếng để chờ cô. Công việc bộn bề cũng như khó khăn về khoảng cách, nhưng cô vẫn ưu ái dành chút thời gian cho chúng em có được đoạn phim phỏng vấn cô rất thành công. Sự tận tụy đã làm nên vẻ đẹp tâm hồn của người nhà giáo. Đâu chỉ ở trên lớp, đâu chỉ trong những tiết học mà còn ở những giây phút đời thường, người thầy, người cô vẫn luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất dành cho người học sinh của mình. Nhưng khó tin hơn nữa khi sự nhiệt tình cũng đã lan sang những “người vô tình gặp được”. Chỉ là một thoáng qua khi chúng em nghỉ ngơi chút ít, con người ấy đi qua. Vậy là tranh chấp một hồi, cuối cùng phóng lên xe rượt theo “người bất ngờ” ấy. Nhưng cứ ngỡ rằng sẽ bị mắng hay phải nhận một sự từ chối thì chúng em lạ có được sự giúp đỡ tận tình của họ, dù chỉ là lần gặp mặt đầu tiên. .

Cũng chính vì những điều trên mà ở ngay trong nhóm của chúng em cũng xuất hiện những tình cảm chân thật, những kỉ niệm khó quên của tuổi cắp sách đến trường. Bài phóng sự như sợi dây mắc từng thành viên trong tổ xích lại gần nhau, từng người từng người một đều cảm nhận được sự giúp đỡ và tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau. Trong quá trình làm việc vẫn xuất hiện những xung đột, cãi vã, giận hờn lẫn nhau, nhưng sau đó lại là những nụ cười vang, những tình cảm chân thật giữa những người bạn ngồi chung bàn, chung lớp, chung một mái trường với nhau. Sau đó lại là những tình cảm yêu thương, tương trợ lẫn nhau. Khi mà giờ giấc đã bị xê dịch, có những người phải ở lại trường từ sáng đến chiều, thì lúc này, những hộp cơm “chữa cháy” lại trở nên vô cùng quý giá, hiện diện một tình bạn trong sáng và chân thật, một tấm lòng quan tâm và lo lắng cho người bạn của mình.

Và cuối cùng, một lời kết dành cho những tháng ngày khó khăn, vất vả nhưng lại đầy ắp những tình cảm quý báu và những kiến thức về đời sống xã hội hiện nay. Chúng em gửi lời cảm ơn đến tất cả những bạn bè, thầy cô, và cả “người bất ngờ” nữa đã cùng chúng em đi qua “cây cầu” phóng sự này để đến được với những kiến thức mới, cũng như những suy nghĩ mới và trưởng thành về cuộc sống hiện nay. Và đặc biệt, chúng em vô cùng biết ơn thầy Nguyễn Hiếu, giáo viên bộ môn Ngữ Văn lớp 11A1, đã cho chúng em một cơ hội để có được những điều vô cùng quý giá và những kỉ niệm không thể nào quên của một tuổi học trò.

2. Kết quả điểm kiểm tra hệ số 1 cho 4 sản phẩm Phỏng vấn:

- Điểm 9: Nhóm 2,4;

- Điểm 8: Nhóm 1,2.

 

PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CỦA HỌC SINH

(Trước khi thực hiện chủ đề)

Họ và tên: ……………………………………………………

Lớp: ………………………….………………………………

Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em.

1. Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào của chủ đề?

Nội dung

Không

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về Bảo vệ môi trường ở nơi cư trú

 

 

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về truyền thống trường THPT Thống Nhất

 

 

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về An toàn giao thông ở nơi cư trú

 

 

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về Tuổi trẻ và mạng xã hội

 

 

 

2. Khả năng của học sinh  Đánh dấu (x) vào ô trả lời

Stt

Nội dung điều tra

Trả lời

Không

1

Khả năng thiết kế bản trình chiếu trên Powerpoint

 

 

2

Khả năng hội họa

 

 

3

Khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng internet

 

 

4

Khả năng thiết kế bản thuyết trình trên các ứng dụng khác như: Proshow, Fezi, Mindmap…..

 

 

5

Khả năng phân tích và tổng hợp thông tin

 

 

6

Khả năng vẽ biểu đồ trên Excel

 

 

7

Khả năng thuyết trình

 

 

 

3. Mức độ quan tâm đến các sản phẩm dự kiến sẽ thực hiện

Học sinh đánh số theo mức độ như sau: 1 – Rất thích, 2 – Thích, 3 – Có thể tham gia vào ô “Mức độ quan tâm”

Stt

Sản phẩm mong muốn thực hiện

Mức độ quan tâm

1

Poster trên giấy A0

 

2

Bài trình bày bằng Powerpoint

 

3

Bài trình bày bằng các ứng dụng khác như: Proshow, Fezi, Mindmap…..

 

 

4. Mong muốn của học sinh khi tham gia vào chủ đề

Đánh dấu (x) vào ô trả lời

Stt

Mong muốn của học sinh

Trả lời

1

Phát triển năng lực hợp tác

 

2

Phát triển năng lực sử dụng công nghệ

 

3

Phát triển năng lực giao tiếp

 

4

Phát triển năng lực thu thập và xử lý thông tin

 

5

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề

 

6

Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu

 

7

Các năng lực khác………………………………………..

 

 Nguồn: ST


Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post