Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp để hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua bài Địa lí dân cư– Địa lí 12

 

 Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp để hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua bài Địa lí dân cư– Địa lí 12.

Phần I: Đặt vấn đề:

          Dạy học hiện đại đặt ra hàng loạt các yêu cầu đối với các thành tố của hoạt động dạy học, trong đó đặc biệt lưu tâm đến phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho người học.Xu thế này đặt người giáo viên trước yêu cầu đổi mới toàn diện, từ việc lựa chọn nội dung trọng tâm, xác định mục tiêu bài học đến việc lựa chọn phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học …phù hợp đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực người học, trong đó quan trọng nhất là việc lựa chọn được phương pháp và kĩ thuật phù hợp cho từng hoạt động học, từng chủ đề bài học.

Trên thực tế việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất,năng lực ở trường phổ thông nói chung và môn Địa lý nói riêng còn là vấn đề mới và chưa đồng bộ.Quan điểm dạy học tiếp cận nội dung, chú trọng hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ, lấy mục tiêu học để thi, học để hiểu vẫn là chủ đạo trong quá trình dạy học hiện nay. Cách dạy học này không quan tâm nhiều đến việc vận dụng kiến thức đã biết, đã hiểu vào thực hành, liên hệ vào các tình huống thực tế. Hệ quả, học sinh có thể biết rất nhiều nhưng khi thực hành để giải quyết các vấn đề lại lúng túng, vụng về. Để khắc phục những hạn chế này, giáo viên cần lựa chọn và vận dụng hệ thống phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chât, năng lực người học.

Từ năm học 2020-2021, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành một loạt các văn bản mới như Thông tư 26 về đổi mới kiểm tra, đánh giá; Thông tư 32 điều lệ trường trung học; Công văn 2384, 3280 về điều chỉnh nội dung dạy học,… thúc đẩy cho việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Bên cạnh đó, khi việc tuyển sinh đại học do các trường tự chủ thì nhiều trường Đại học đã, đang và sẽ thực hiện tuyển sinh theo bài thi đánh giá năng lực, tư duy học sinh. Vì vậy tôi nghĩ, bản thân mỗi giáo viên cần phải đẩy mạnh việc dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh để nâng cao chất lượng bộ môn trong đó trước hết là lựa chọn phương pháp và kĩ thuật phù hợp.

Phần II. Giải quyết vấn đề:

1. Xu hướng hiện đại về phương pháp và kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.

a. Khái niệm về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học:

- PPDH và giáo dục được hiểu là cách thức hoạt động chung của cả thầy và trò trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt tới mục tiêu dạy học và giáo dục đã được xác định trước.

- KTDH là cách thức hành động của cả thầy và trò trong những tình huống nhỏ nhằm thực hiện và điều chỉnh quá trình dạy học

-  Xu hướng hiện đại về PP, KTDH  là phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu về mô hình nhân cách của học sinh hiện nay. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Việt Nam là nhằm giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông , biết vận hiệu quả vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có cuộc sống ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. Để đạt được mục tiêu đó thì lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ PP, KTDH phải rèn luyện được phương pháp học và tự học, bồi dưỡng hứng thú và lòng say mê học, nghiên cứu khoa học

+ PP, KTDH phải phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức, phát triển tư duy sáng tạo.

+ PP, KTDH phải hình thành và phát triển kĩ năng thực hành, khả năng giải quyết vấn đề trong thực tế.

+ PP, KTDH phải gắn liền với phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là ƯDCNTT-TT.

+ Lựa chọn PP, KTDH phải phù hợp với khả năng của HS và GV, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường.

b. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn Địa lý.

PP, KTDH thì rất đa dạng, sau đây tôi đề cập đến một số PP, KT có ưu thế trong hình thành phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học môn địa lý.

-         DH Hợp tác.

-         DH Khám phá.

-         DH Giải quyết vấn đề.

-         DH Dự án

-         DH Trực quan.

-         Dạy học trên thực địa.

-         Kĩ thuật tranh luận

-         Kĩ thuật khan trải bàn.

-         Kĩ thuật mảnh ghép.

-         Kĩ thuật sơ đồ tư duy

2. Cơ sở để lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp.

-         Mục tiêu bài học được cụ thể trong yêu cầu cần đạt.

-         Khả năng của GV và HS.

-         Cơ sở vật chất nhà trường, lớp học.

3.      Lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp cho bài 16 – Địa lý 12.

Tiết 18 - Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta.

I.     MỤC TIÊU DẠY HỌC:

 

TT

Yêu cầu cần đạt

Mã hóa

1.    Về năng lực đặc thù:Bài học góp phần phát triển các năng lực địa lý sau:

Nhận thức địa lý.

- Trình bày đượcnhững đặc điểm cơ bản của dân số và sự phân bố dân cư nước ta.

1

- Phân tích được thế mạnh và hạn chế của dân cư nước ta.

2

-Nêu và giải thích các chiến lược phát triển dân số và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta hiện nay.

3

Tìm hiểu địa lý.

-Phân tích bảng, biểu, atlat, hình ảnh để thấy rõ các đặc điểm dân cư nước ta.

-Tìm kiếm tài liệu trên mạng và học qua thực tế.

- Vẽ được biểu đồ dân số

 

4

Vận dụng kiến thức-kĩ năng đã học

-Đề xuất các phương hướng phát huy thế mạnh và khắc phục khó khăn của dân số nước ta, liên hệ vấn đề dân số ở địa phương.

 

5

2. Năng lực chung:

 

Tự chủ tự học

Chủ động thực hiện nhiệm vụ theo tổ chức của GV và của nhóm trưởng.

6

Giao tiếp hợp tác

Sử dụng ngôn ngữ phù hợp để thảo luận và trình bày báo cáo, nêu ý kiến

7

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

 

8

3. Phẩm chất chủ yếu:

Chăm chỉ

Tích cực tìm câu trả lời và hứng thú với việc học.

9

Trung thực và trách nhiệm

Tích cực từ khâu chuẩn bị bài: tìm số liệu mới và cung cấp số liệu chính xác. Có trách nhiệm với bản than trong hoạt động cá nhân và với tập thể thông qua hoạt động nhóm.

Biết tuyên truyền người dân thực hiện pháp lệnh dân số.

10

           

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên :

- KHDH, bài trình chiếu powerpoint.

- Ảnh chụp màn hình các trang báo cập nhật tình hình mới.

- Bảng số liệu mới từ năm 2006 đến nay.

- Bản đồ dân cư Việt Nam.

            - At lát địa lí 12.

            - Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của trò:

            - Át lát địa lí 12, sgk địa 12.

            - Cập nhật số liệu dân số mới.

            - Nghiên cứu bài trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.    Tiến trình:

TT

Đáp ứng MT

Nội dung TT

PP/KTDH

Phương án đánh giá

Hoạt động 1. Khởi động (5 phút)

4

9

-Dẫn dắt vào bài

-Có số liệu để sử dụng cho các hoạt động sau.

Trò chơi/ cá nhân

Câu trả lời của HS.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư nước ta

 

1

4

6

     7

     10

-Các đặc điểm dân cư nước ta

DH khám phá

DH trực quan

KT: mảnh ghép

Kết quả báo cáo của các nhóm

Hoạt động 3: Tìm hiểu về thế mạnh và hạn chế đặc điểm dân cư nước ta

 

2

5

7

8

-Thế mạnh và hạn chế của dân cư nước ta

Tranh luận/ Câu hỏi mở

GV nhận xét đánh giá kết quả và định hướng HS rút ra kết luận đúng.

Hoạt động 4: Tìm hiểu chiến lược phát triển dân số nước ta hiện nay.

3

         8

         10

-Chiến lược phát triển dân số hợp lý.

giải quyết vấn đề /tranh luận

GV nhận xét đánh giá kết quả và định hướng HS rút ra kết luận đúng.

B. Các hoạt động học:

Hoạt động 1. Khởi động(5 phút)

a.Mục tiêu:

         - Kiểm tra thái độ hợp tác của HS trong việc thực hiện nhiệm vụ đã giao về nhà từ tiết trước.

            - Kết nối kiến thức đã học ở lớp 10: Theo em, có các chỉ số để đánh giá đặc điểm dân số của một quốc gia.

b. Nội dung:

         Giới thiệu bài học.

c. Sản phẩm:

            - Câu trả lời miệng.

d. Tổ chức hoạt động:

Cách 1:Tổ chức trò chơi Thử tài hiểu biết Chủ đề dân số.Luật chơi: GV cho cả lớp cùng chơi GV đọc/chiếu lần lượt từng câu hỏi lên, học sinh giơ tay đầu tiên sẽ được trả lời, rồi GV chiếu đáp án để HS đối chiếu.

Câu hỏi ngắn như sau:

CH1: Quy mô dân số thế giới và Việt Nam năm 2017 là?

Đ/A: 7536 và  93,7triệu người.

CH2: Mật độ dân số thế giới và Việt Nam năm 2017?

Đ/A: 58 và 283 người/ km2.

CH3: Cho biết tên 3 nước đông dân nhất khu vực Đông Nam Á.

Đ/A: In đô nê xi a, Phi lip pin và Việt Nam.

CH4: Quy mô dân số nước ta đứng thứ mấy trên thế giới năm 2017.

Đ/A: 14.

CH5: Hiện nay cơ cấu dân số nước ta đang ở giai đoạn nào?

Đ/A: Chuyển tiếp (Cơ cấu dân số vàng)

Kết thúc trò chơi GV nhận xét thái độ học sinh khi tham gia chơi và việc chuẩn bị bài trước ở nhà. Cho điểm với học sinh trả lời nhiều nhất, đúng nhất. Dẫn dắt vào bài.

Cách 2:

- Bước 1:GV đặt CH: Để đánh giá đặc điểm dân số của một quốc gia người ta dựa trên những tiêu chí nào?

- Bước 2: HS trả lời: Có thể đầy đủ và có thể thiếu thì GV bổ sung:

+ Tổng số dân (Quy mô dân số), dân tộc.

+ Gia tăng dân số.

+ Cơ cấu dân số theo tuổi, theo thành thị và nông thôn.

+ Phân bố dân cư.

-Bước 3: GV chuẩn xác và dẫn  vào bài mới: Vậy các tiêu chí đó của dân số nước ta như thế nào và nó ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế - xã hội chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư nước ta(15 phút):

a.    Mục tiêu:

Nhận thức địa lý.

Trình bày đượcnhững đặc điểm cơ bản của dân số và sự phân bố dân cư nước ta.

1

Tìm hiểu địa lý.

Phân tích bảng, biểu, atlat trang 15, 16, hình ảnh để thấy rõ các đặc điểm dân cư nước ta. Tìm kiếm tài liệu trên mạng và học qua thực tế.Vẽ được biểu đồ dân số

 

           4

Tự chủ tự học

Chủ động thực hiện nhiệm vụ theo tổ chức của GV và của nhóm trưởng.

6

Giao tiếp hợp tác

Sử dụng ngôn ngữ phù hợp để thảo luận và trình bày báo cáo, nêu ý kiến

7

 

b.    Nội dung:

Đặc điểm dân số nước ta.

c.    Sản phẩm:

Báo cáo các nhóm.

d.    Tổ chức hoạt động:

         -Bước 1:GV chia lớp thành 6 nhóm chuyên gia (mỗi nhóm 6 người được đánh số từ 1 – 6, nếu thừa thì ghép vào bất kì nhóm nào)và giao nhiệm vụ: Các nhóm nghiên cứu tài liệu, SGK, Atlat trang 15, 16hình ảnh, thảo luận trong 7 phút và làm các yêu cầu trong phiếu học tập.

            +Nhóm chuyên gia 1: ChoBSL 1: Dân số và mật độ dân số của Việt Nam, Đông Nam Á và thế giới năm 2017:

 

Việt Nam

Đông Nam Á

Thế giới

Dân số (triệu người)

93,7

644

7536

Mật độ dân số

(người/km2)

283

149

58

 

Cho BSL 2: Ba nước đông dân nhất khu vực Đông Nam Á năm 2017:

Quốc gia

Inđônêxia

Philippin

Việt Nam

Dân sô(triệu người)

264

105

93,7

Yêu cầu :Từ các BSL 1, 2 kết hợp n/c SGK, atlat trang 16, và hình ảnh các dân tộc, các em rút ra được đặc điểm gì của dân số nước ta, dẫn chứng.

Trả lời:…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………...

+ Nhóm  chuyên gia 2:Cho BSL3:Tốc độ tăng DS của nước ta qua các giai đoạn. Yêu cầu: - Vẽ biểu đồ cột đơn thể hiện tỷ lệ gia tăng dân số nước ta qua các thời kỳ dựa vào BSL .

 

Giai đoạn

1921-1926

1939-1943

1943-1951

1954-1960

1979-1989

2014-2017

TLGTDS(%)

1,86

3,06

0,50

3,93

2,10

1,07

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..... .

 

+ Nhóm chuyên gia 3:Cho BSL 4: Tỷ lệ gia tăng dân số thế giới và Đông Nam Á qua các năm. Yêu cầu: Kết hợp với BSL 3, so sánh để rút ra nhận xét tốc độ tăng dân số nước ta qua các thời kỳ và hiện nay.

Năm

2002

2015

2017

Việt Nam

1,2

1,09

1,07

Đông Nam Á

1,5

1,3

1,10

Thế giới

1,3

1,2

1,09

+ Nhóm chuyên gia 4:Cho BSL 5:Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta qua các năm(%). Yêu cầu:Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số Việt Nam trong 2 năm 1999 và 2017.

Năm

1999

2010

2017

Nhóm 0-14 tuổi

33,5

24,4

23,7

Nhóm 15-59 tuổi

58,4

66,9

63,6

Nhóm trên 59 tuổi

8,1

8,7

12,7

+ Cho BSL 6: Tiêu chí xếp loại cơ cấu dân số theo nhóm tuổi trên thế giới(%),

Nhóm tuổi

Cơ cấu dân số già

Cơ cấu dân số trẻ

Nhóm 0-14 tuổi

< 25

>35

Nhóm 15-59 tuổi

60

55

Nhóm trên 59 tuổi

>15

<10

Nhóm chuyên gia 5:Yêu cầu : Từ các BSL5  và BSL6,các em rút ra nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân sô nước ta từ 1999->nay và hiện nay cơ câu dân số nước ta có thể gọi tên là gì?

+ Nhóm chuyên gia 6:cho BSL 7: Mật độ dân số của các vùng nước ta năm 2006 và 2017 ( người/km2)

Vùng

2006

2017

Đồng Bằng Sông Hồng

1225

1333

TDMNPB

118

132

Đông Bắc

148

161

Tây Bắc

69

83

Bắc Trung Bộ

207

208

Duyên Hải Nam Trung Bộ

200

209

Tây Nguyên

89

106

Đông Nam Bộ

511

711

Đông Bằng SCL

429

435

Toàn quốc

265

283

 Cho BSL 8: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn( %)

Năm

1990

2005

2017

Thành thị

19,5

26,9

35,0

Nông thôn

80,5

73,1

65,0

Yêu cầu :Từ các BSL 7, 8 kết hợp n/c SGK, atlat trang 15, các em rút ra được đặc điểm gì của dân số nước ta?

Bước 2:  HS tiếp nhận nhiệm vụ, bầu nhóm trưởng và thư kí.

Bước 3: HS thảo luận theo yêu cầu trong vòng 5 đến 7 phút.

Vòng 2: Mảnh ghép:

Bước 4: GV yêu cầu các học sinh cùng số trong nhóm chuyên gia về với nhóm mới hình thành 6 nhóm mảnh ghép và tiếp tục chia sẻ thảo luận về tất cả các đặc điểm của dân cư nước ta trong 3 đến 5 phút.

Bước 5: GV gọi bất kì thành viên nào của bất kì nhóm nào báo cáo kết quả. Các thành viên nhóm khác nhận xét, đặt ra các câu hỏi nếu còn thắc mắc để cùng giải quyết.

Bước 6: GV nhận xét về thái độ làm việc nhóm, kết quả báo cáo thảo luận và chuẩn kiến thức.

           

1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta:

a.Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

Năm

Số dân

( triệu người)

Vị trí trong KV ĐNA và thế giới

Mật độ

( người/ km2)

2006

84,1

3-13

254

2017

93,7

3-14

283

2019

96,2

3-15

290

* Số dân đông, mật độ dân số nước ta luôn cao hơn trung bình thế giới (58 người/km2) và trung bình khu vực ĐNA(149 người/km2).

* Nước ta là nước đa dân tộc: có 54 dân tộc, dân tộc kinh chiếm 86,2% dân số, ngoài ra hiện nay còn trên 4 triệu người Việt sống ở nước ngoài

b. Tỷ lệ gia tăng dân số đã chững lại, cơ cấu dân số đang ở giai đoạn chuyển tiếp ( còn gọi là giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”).

* Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt vào nửa cuối thế kỉ XX=> bùng nổ dân số nhưng hiện nay tốc độ tăng đã chững lại thấp hơn trung bình thế giới và khu vực.

- Tỉ suất gia tăng ds không ổn định qua các thời kì.

- Hiện nay mức gia tăng ds có giảm, mỗi năm ds tăng thêm gần1 triệu người.

* Nước ta có cơ cấu ds trẻ đang chuyển đổi nhanh sang cơ cấu dân số già.

- Tỷ lệ dân 0-14 tuổi và 15-59 tuổi thì nước ta đã đáp ứng tiêu chí dân số già từ năm 2009 nhưng tiêu chí tỷ lệ dân trên 59 tuổi thì nước ta chưa đủ.

- Hiện tại các nhà dân số học gọi là “cơ cấu dân số vàng”: Người lao động chiếm hơn 60% ds ( từ năm 2010 đến nay con số này luôn trên 60%, đạt 63,6 % năm 2017), hàng năm tăng thêm khoảng 1,1 triệu người.

c. Phân bố dân cư chưa hợp lí.

* Giữa đồng bằng với trung du, miền núi.

- Ở đồng bằng tập trung 75% dân số, mật độ ds cao: ĐBSH cao nhất -1333 người/ km2,….

- Ở trung du, miền núichỉ 25% ds, mật độ ds thấp: Tây Bắc thấp nhất - 83 người/ km2,…

- DS phân bố không đều trong nội bộ vùng đ=, trung du-miền núi

* Giữa thành thị và nông thôn.

- Tỉ lệ dân TT và NT đang có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng dân nông thôn giảm, dân TT tăng tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm.

- Tỉ lệ dân TT còn thấp (35% - 2017 trong khi tỉ lệ đó trung bình thế giới là 54,7%).

Chú ý : GV trong quá trình quan sát HS thảo luận nhóm thì chỉnh luôn cho HS kĩ năng vẽ biểu đồ nếu các em còn chưa biết vẽ hoặc còn thiếu kĩ năng.

        

         Hoạt động 3: Ảnh hưởng của dân cư đến phát triển KT-XH và MT (10 phút)

a.Mục tiêu:

Nhận thức địa lý.

Phân tích được thế mạnh và hạn chế của dân cư nước ta.

2

Vận dụng kiến thức-kĩ năng đã học

Đề xuất các phương hướng phát huy thế mạnh và khắc phục khó khăn của dân số nước ta, liên hệ vấn đề dân số ở địa phương.

 

5

Giao tiếp hợp tác

Sử dụng ngôn ngữ phù hợp trình bày ý kiến của mình, bảo vệ ý kiến của mình hay phản đối ý kiến của bạn.

7

 

b. Nội dung:

Thế mạnh và hạn chế của dân cư nước ta.

c. Sản phẩm:

Câu trả lời miệng, ý kiến của học sinh trong quá trình tranh luận.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV nêu vấn đề:Năm 2017, một bài báo đã viết về cơ cấu dân số nước ta như sau:

 

1, Vậy theo em, dân đông, cơ cấu dân số vàng tạo cơ hội,thách thức đối với phát triển KT-XH và môi trường nước ta?Việt Nam cần có giải pháp nào để phát huy cơ hội và vượt qua thách thức đó?

2, Phân bố dân cư chưa hợp lý gây ra thách thức gì? Em có giải pháp nào để góp phần phân bố dân cư cho hợp lý hơn.

Bước 2: GV hoặc 1 thành viên trong lớp tự đăng ký làm người điều khiển cho buổi tranh luận.

Bước 3: Tổ chức tranh luận từng vấn đề: Người điều khiển sẽ gọi bất kỳ bạn nào đưa ra 1 ý kiến của mình về vấn đề cô giáo đưa ra, lập luận để bảo vệ ý kiến của mình; tiếp tục người điều khiển gọi bạn khác,….

Bước 4: Khi kết thúc tranh luận, giáo viên đưa ra nhận xét đánh giá kết quả qua việc theo dõi quá trình tranh luận và gợi ý HS rút ra kết luận đúng như sau:( lưu ý tùy chất lượng học sinh để mình tổ chức tranh luận đến mức độ kiến thức nào)

           

2.Ảnh hưởng của dân cư đối với sự phát triển KT-XH và MT:

a.Thuận lợi:

- Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ - > Hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài

- Tạo ra nguồn của cải vật chất lớn tích lũy cho tương lai (đây là cơ hội có 1 không hai sinh ra bởi quá trình quá độ dân số)

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

-  Các dân tộc đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, nếp sống tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

Tuyệt đại bộ phận người Việt luôn hướng về Tổ Quốc và đang đóng góp cho xây dựng, phát triển quê hương.

b. Khó khăn:

+ Cơ cấu dân số vàng sẽ là thách thức lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vì thực tế thì số việc làm của nên kinh tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu làm việc của lao động, chất lượng lao động còn thấp, kỹ năng quản lý kém nên tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp.

+ Tỷ lệ dân nông thôn cao làm chậm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế

+ Dân đông làm cho môi trường ô nhiễm, TNTN suy giảm

+ Khó khăn cho việc sử dụng hợp lí TN và sức lao động từng vùng

c. Giải pháp:

- Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Tăng cơ hội việc làm, thu hút đầu tư, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn…

- Thúc đẩy hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư cho khu vực miền núi để tạo cơ sở thu hút lao động miền đồng bằng lên định cư sinh sống, phát triển kih tế miền núi.

- Đầu tư mở rộng quy mô và số lượng các thành phố để tăng tỷ lệ thị dân.

         Hoạt động 4: Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta(7 phút)

a.Mục tiêu:

        

 

Nhận thức địa lý.

 

Nêu và giải thích các chiến lược phát triển dân số và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta hiện nay.

3

 

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

 

8

 

 

b. Nội dung:

            - Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động.

c. Sản phẩm:

Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

         GV cho HS n/c SGK và hỏi hiện nay ở nước ta áp dụng chiến lược theo nội dung phần III – SGK, thì ý nào còn hợp lý, ý nào không còn hợp lý để phát triển DS hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động? Vì sao?

            HS trả lời, HS khác bổ sung, GV chuẩn xác như sau:

3. Chiến lược phát triển DS hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta:

- Tiếp tục kế hoạch hóa gia đình-> ko còn hợp lý mà phải thay đổi: vùng nào mức sinh ko đủ thay thế thì khuyến khích sinh còn vùng nào mức sinh đã đủ thay thế thì giữ nguyên và vùng nào mức sinh thừa thay thế thì tiếp tục thực hiện KHHGĐ.

- Xây dựng kế hoạch chuyển cư phù hợp -> hợp lý vì dân cư nước ta vẫn còn phân bố chưa hợp lý.

- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu DS nông thôn và thành thị -> hợp lý vì tỷ lệ dân thành thị vẫn còn thấp.

- Đẩy mạnh XK lao động và đưa XK lao động thành một chương trình lớn -> còn hợp lý nhưng cần phải tích cực hơn trong hoạt động giáo dục để nâng cao CLLĐ…

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển CN ở TDMN, phát triển CN ở nông thôn -> hợp lý vì để tạo sự phát triển đồng đều cho dân cư và giảm sức ép MT cho các đô thị.

 

Hoạt động 5.Luyện tập và củng cố.(3 phút)

a.    Mục tiêu:

Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh sau tiết học.

b.      Phương pháp/kĩ thuật: cá nhân/ cả lớp.

c.      Tổ chức: Phát đề cho cá nhân làm trong 3 phút, GV thu bài về chấm, nhận xét ở giờ học sau.

Nhận biết:

Câu 1. Năm 2017, trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, dân số nước ta đứng thứ

A. 14. B. 11. C. 12. D. 13

Câu 2. Hai quốc gia Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta là :

A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.            B. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.

C. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.         D. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.

Câu 3. Dân số nước ta tăng nhanh dẫn tới “bùng nổ” ở giai đoạn

A. nửa cuối thế kỷ XX.

B. đầu thế kỷ XX.

C. đầu thế kỷ XXI.

D. cuối thế kỷ XIX.

Câu 4. Dân số nước ta năm 2006 và 2017….(triệu người)

A. 84,1 và 93,7.                                             B. 84,1 và 97,3.

C. 84,3 và 93,7.                                             D. 84,2 và 93,7

Thông hiểu

Câu 5. Mật độ trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2006 được giải thích bằng nhân tố:

A. Điều kiện tự nhiên.                                   B. Trình độ phát triển kinh tế.

C. Tính chất của nền kinh tế.                       D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Câu 6. Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ và cơ cấu dân số vàng là:

A. Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.      

B. Những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn.

C. Gánh nặng phụ thuộc lớn.

D. Khó hạ tỉ lệ tăng dân.

Câu 7. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do:

A. Kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước.

B. Trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.

C. Dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp.

D. Nước ta không có nhiều thành phố lớn.

Câu 8. Vùng có mật độ dân số thấp nhất là:

A. Tây Nguyên. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Cực Nam Trung Bộ.

Vận dụng:

Câu 9. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm:

A. Hạ tỉ lệ tăng dân ở khu vực này.

B. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.

C. Tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.

D. Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người.

Câu 10. Để phát huy lợi thế nguồn lao động đông trẻ của nước ta hiện nay, giải pháp quan trọng nhất là:

A. Đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng lao động và hiệu suất lao động.

B. Mở rộng sản xuất ra khu vực nông thôn, miền núi để tạo thêm việc làm.

C. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

D. Thu hút đầu tư nước ngoài vào mở rộng sản xuất.                                  

Hoạt động 6:Vận dụng mở rộng ( 5 phút)

          GV cho HS liên hệ tìm hiểu đặc điểm dân cư ở Nam Định và đề xuất các giải pháp phát triển DS ở Nam Định, nêu trách nhiệm của bản thân về việc tham gia tuyên truyền c/s dân số ở địa phương nơi em sinh sống

- Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: HS có thể đưa các lí do tại

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ

 

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ TỈNH NAM ĐỊNH

ĐÔNG

CƠ CẤU DÂN SỐ ………………………………….

DÂN TỘC ……………………………………………………………

GIA TĂNG ……………….

………………..

PHÂN BỐ ……………………

-       Năm 2017: …. triệu người

-       Đứng thứ…../63 tỉnh thành nước ta.

-       Mỗi năm tăng khoảng …. triu người

-       Tỉ lệ gia tăng………………..

-       Bùng nổ dân số vào cuối thế kỉ ….

-       dân tộc

-       ….% dân tộc Kinh

 

-       Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao

-       Đang thay đổi theo hướng ……….

 

-       Phân bố không đều giữa

…………………..

-       Phân bố không đều giữa thành thị và …………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


C. Nhắc nhở:

 

 

- Trả lời các câu hỏi 1,2,3 sgk.

-Tìm hiểu vấn đề lao động và việc làm:

+  Tìm kiếm số liệu mới về nguồn lao động, cơ cấu nguồn lao động theo trình độ chuyên môn, theo khu vực kinh tế và theo thành phần kinh tế của nước ta trong 5 năm gần đây.( Vào trang của Tổng cục thống kê để tìm theo từ khóa nguồn và cơ cấu lao động nước ta từ năm 2015 đến nay). Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn lao động phân theo trình độ, theo ngành, thành phần, theo thành thị và nông thôn nước ta trong 2 năm 2005 và 2017.

+ Nêu vấn đề việc làm và đề xuất hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.

D. Rút kinh nghiệm:       

 

PHỤ LỤC:

GV in cho HS phiếu học tập toàn bài để tiện cho việc thảo luận và ghi chép bài.

Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư  nước ta

I.       Đặc điểm dân số:

+ Nhóm chuyên gia 1: Cho BSL 1: Dân số và mật độ dân số của Việt Nam, Đông Nam Á và thế giới năm 2017:

 

Việt Nam

Đông Nam Á

Thế giới

Dân số (triệu người)

93,7

644

7536

Mật độ dân số

(người/km2)

283

149

58

 

Cho BSL 2: Ba nước đông dân nhất khu vực Đông Nam Á năm 2017:

Quốc gia

Inđônêxia

Philippin

Việt Nam

Dân sô(triệu người)

264

105

93,7

Yêu cầu :Từ các BSL 1, 2 kết hợp n/c SGK, atlat trang 16, và hình ảnh các dân tộc, các em rút ra được đặc điểm gì của dân số nước ta, dẫn chứng.

Trả lời:…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………...

+ Nhóm  chuyên gia 2:Cho BSL3:Tốc độ tăng DS của nước ta qua các giai đoạn. Yêu cầu: - Vẽ biểu đồ cột đơn thể hiện tốc độ gia tăng dân số nước ta qua các thời kỳ dựa vào BSL .

 

Giai đoạn

1921-1926

1939-1943

1943-1951

1954-1960

1979-1989

2014-2017

TĐTDS(%)

1,86

3,06

0,50

3,93

2,10

1,07

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..... .

 

+ Nhóm chuyên gia 3:Cho BSL 4: Tốc độ tăng dân số thế giới và Đông Nam Á qua các năm. Yêu cầu: Kết hợp với BSL 3, so sánh để rút ra nhận xét tốc độ tăng dân số nước ta qua các thời kỳ và hiện nay.

Năm

2002

2015

2017

Việt Nam

1,2

1,09

1,07

Đông Nam Á

1,5

1,3

1,10

Thế giới

1,3

1,2

1,09

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....

+  Nhóm chuyên gia 4:Cho BSL 5:Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta qua các năm(%). Yêu cầu:Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số Việt Nam trong 2 năm 1999 và 2017.

Năm

1999

2010

2017

Nhóm 0-14 tuổi

33,5

24,4

23,7

Nhóm 15-59 tuổi

58,4

66,9

63,6

Nhóm trên 59 tuổi

8,1

8,7

12,7

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....

+ Cho BSL 6: Tiêu chí xếp loại cơ cấu dân số theo nhóm tuổi trên thế giới(%),

Nhóm tuổi

Cơ cấu dân số già

Cơ cấu dân số trẻ

Nhóm 0-14 tuổi

< 25

>35

Nhóm 15-59 tuổi

60

55

Nhóm trên 59 tuổi

>15

<10

Nhóm chuyên gia 5:Yêu cầu : Từ các BSL5  và BSL6,các em rút ra nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân sô nước ta từ 1999->nay và hiện nay cơ câu dân số nước ta có thể gọi tên là gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....

+ Nhóm chuyên gia 6:cho BSL 7: Mật độ dân số của các vùng nước ta năm 2006 và 2017 ( người/km2)

Vùng

2006

2017

Đồng Bằng Sông Hồng

1225

1333

TDMNPB

118

132

Đông Bắc

148

161

Tây Bắc

69

83

Bắc Trung Bộ

207

208

Duyên Hải Nam Trung Bộ

200

209

Tây Nguyên

89

106

Đông Nam Bộ

511

711

Đông Bằng SCL

429

435

Toàn quốc

265

283

 Cho BSL 8: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn( %)

Năm

1990

2005

2017

Thành thị

19,5

26,9

35,0

Nông thôn

80,5

73,1

65,0

Yêu cầu :Từ các BSL 7, 8 kết hợp n/c SGK, atlat trang 15, các em rút ra được đặc điểm gì của dân số nước ta?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....

II.    Thế mạnh và hạn chế của dân số nước ta:

1.     Thế mạnh:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2.     Hạn chế:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3.     Giải pháp:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

III.  Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

MỘT SỐ CÂU HỎI LUYỆN THÊM Ở NHÀ CHO CÁC LỚP KHỐI XÃ HỘI - ATLAT ĐỊA LÍ TRANG 15

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đâu là đô thị đặc biệt của nước ta?

A.Hà Nội,HảiPhòng.                                                  B.Hà Nội, ĐàNẵng.

C.Hà Nội, Thành phố HồChíMinh.                           D.Cần Thơ, Thành phố Hồ ChíMinh.

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào có mật dân số cao nhất nước ta ?

A.Đồng bằng sôngCửuLong.                                    B.Duyên hải Nam TrungBộ.

C.Đồng bằngsôngHồng. D. TâyNguyên.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương?

A.ĐàNẵng.                        B.CầnThơ.                         C.HảiPhòng.                D.Huế.

Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị có quy mô dân số từ 200.001 – 500.000 người ở vùng Tây Nguyên là đô thị nào?

A.Đà lạt.                            B.BuônMaThuột.            C.Pleiku.                       D. KonTum.

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị có quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là đô thị nào?

A.Đà Nẵng,QuyNhơn.                                               B.Quy Nhơn, NhaTrang.

C. Nha Trang,PhanThiết. D. Phan Thiết, ĐàNẵng.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào ở Đồng bằng sông Cửu Long có số dân từ 500 000 – 1 000 000 người?

A.LongXuyên.                   B.CàMau.                          C.CầnThơ.                    D.MỹTho.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào ở vùng Đông Nam Bộ có số dân dưới 100 000 người?

A.BàRịa.                            B. ThủDầuMột.                 C. TâyNinh.                  D. BiênHòa.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết cơ cấu dân thành thị và nông thôn năm 2007 lần lượt là (đơn vị: %)

A.27,472,6.                 B. 72,627,4.                  C. 28,171,9.             D.71,9 28,1.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế công nghiệp (KVII) từ năm 1995 – 2007 có sự chuyển dịch theo hướng nào?

A. Giảmliêntục.                B.Tăngliêntục.                 C.Khôngổnđịnh.         D. Biếnđộng.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỷ lệ dân nông thôn ở nước ta năm 2007 là (đơn vị: %)

A.71,9.                              B.72,6.                              C.75,8.                         D. 76,4.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào có quy mô dân số lớn nhất trong các đô thị dưới đây

A.ThanhHóa.                   B.QuyNhơn.                     C.NhaTrang.                D. ĐàNẵng.

Câu 12. Căn cư vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ  100 000 – 200 000ngươi?

A.NhaTrang.                     B. BuônMaThuột.            C. BiênHòa                   D. ĐàLạt.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thi ̣nào sau đây không phải là đô thi ̣loại 2  (năm 2007)?

A.MỹTho                           B.Bảolộc.                          C.BuônMaThuột.        D. ĐàLạt.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhâṇ xét nào đây là không đúng về dân số phân theo thành thị - nông thôn ở nước ta?

A. Dân số nông thôn luôn cao hơn dân số thànhthị.

B.Dân số nông thôn có tỉ trọng lớn ngày càngtăng.

C. Dân số thành thị chiếm tỉ trọng thấp ngày càngtăng.

D. Dân số nông thôn và dân số thành thị đều tăng.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 (tháp dân số), nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu dân số phân theo các nhóm tuổi ở nước ta?

A. Tỉ lệ dân số nữ cao hơn tỉ lệ dân sốnam.            B. Nước ta có cơ cấu dân sốgià.

C. Cơ cấu dân sốnước ta có xu hướng già đi.         D. Tỉ lê ̣nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi giảm.

CÂU HỎI SỬ DỤNG BẢNG SỐ LIỆU :

Câu 1: Cho bảng số liệu 

DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM (đơn vị: triệu người)

Năm

1999

2000

2005

2010

2014

2019

Dân số nông thôn

58,5

58,8

60,8

60,4

60,7

63,1

Dân số thành thị

18,1

18,8

22,3

26,5

30,0

33,1

Tổng số dân

76,6

77,6

83,1

86,9

90,7

96,2

Qua bảng số liệu trên em hãy

a. Nhận xét và giải thích sự thay đổi quy mô dân số Việt Nam qua các năm?

b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn qua các năm ?

 

Câu 2: Cho bảng số liệu 

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (đơn vị: %)

Năm

2005

2009

2019

Từ 0 – 14 tuổi

27,0

24,5

24,3

Từ 15 – 59 tuổi

64,0

69,1

63,8

Trên 60 tuổi

9,0

6,4

11,9

Qua bảng số liệu trên em hãy

a. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta ?

b. Những thay đổi đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta ?

 

Câu 3: Cho bảng số liệu 

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (đơn vị: %)

Năm

1999

2009

2019

 

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Từ 0 – 14 tuổi

17,4

16,1

12,6

11,8

12,7

11,6

Từ 15 – 59 tuổi

28,4

30

33,3

33,6

32,1

31,7

Trên 60 tuổi

3,4

4,7

3,5

5,2

5,0

6,9

Tổng

48,7

50,8

49,4

50,6

49,8

50,2

Qua bảng số liệu trên em hãy

a. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số giới tính tuổi ở nước ta ?

b. Những thay đổi đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta ?

Phần III. Kết luận chung:

            Trên đây là ý tưởng của tôi trong việc lựa chọn PPDH và KTDH  nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho HS lớp 12 qua bài 16, vì chỉ là ý kiến mang tính cá nhân và vấn đề mới tiếp cận nên không tránh khỏi những hạn chế, nên rất mong các đồng nghiệp góp ý cho tôi để cùng hoàn thiện.

            Cũng đề xuất với lãnh đạo sang năm học mới để đáp ứng yêu cầu cần đạt trong CTGDPT 2018 thì bài này cần dạy trong 2 tiết.

 Nguồn: ST


Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/


Previous Post Next Post