1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống ngày càng bận rộn, mối tương tác giữa con người với con người dần ít đi, vì được thay thế bằng những công nghệ hiện đại. Trong độ tuổi mẫu giáo, trẻ cần được nhiều sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp từ người lớn đặc biệt là bố mẹ. Trẻ cần được trải nghiệm, cảm nhận mối quanhệ thân thiết, tình cảm từ thực tế cuộc sống chứ không phải từ các thiết bị côngnghệ. Trong gia đình, thời gian được tiếp xúc, trò chuyện, giao lưu với ngườithân ngày càng ít. Vì vậy làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý trẻ, nhân cách, tư duy cũng như các mặt phát triển khác. Trẻ không biết, không hiểu, không thể hiện được các mối quan hệ, mối tương tác với thế giới xung quanh. Những ảnh hưởng lâu dần làm cho đời sống cá nhân của trẻ xuất hiện những hiện tượng tiêu cực ở trẻ như hiện tượng vô cảm, rối loạn cảm xúc, không diễn đạt được cảm xúc,…
Trong tâm lý trẻ em, tình cảm rất quan trọng trong việc hình thành nhâncách trẻ sau này. So với người lớn, sự biểu hiện bên ngoài của các tình cảm ởtrẻ em mang tính chất mạnh mẽ hơn, trực tiếp và không chủ định hơn. Nhữngtình cảm của đứa trẻ bùng nổ một cách nhanh chóng, rõ ràng và cũng tắt mộtcách nhanh chóng như vậy. Tình cảm chính là động lực mạnh mẽ kích thíchtrẻ em tìm tòi, khám phá sự vật hiện tượng xung quanh trẻ trong gia đình và trong xã hội. Nguồn tình cảm mạnh nhất và quan trọng nhất của đứa trẻ lànhững mối quan hệ qua lại của nó với những người khác – những người lớnvà những đứa trẻ khác. Vì trẻ tiếp nhận một cách vô thức từ môi trường xung quanh, từ người lớn, bạn bè, các phương tiện truyền thông. Trẻ quan sát, học hỏi từ những biểu hiện tình cảm, hành vi và sự tương tác với các đối tượng khi trẻ có những biểu hiện tình cảm và có nhu cầu thể hiện tình cảm.
Trong quá trình phát triển, con người tiếp thu kiến thức từ rất nhiều nguồn để phát triển nhận thức tình cảm là cái phải được nuôi dưỡng và bồi dưỡng từ nhỏ. Tình cảm trở thành một trong các lĩnh vực được quan tâm phát triển cho trẻ, bên cạnh nhận thức, thể chất, thẫm mỹ, đạo đức. Đối với lứa tuổi mẫu giáo, tình cảm thống trị tất cả các măt hoạt động tâm lý của đứa trẻ. Giáo dục chính là chuyển tải văn hóa, giúp trẻ trở thành một con người toàn diện,thích nghi với thời đại và môi trường sống của mình. Các nhà giáo dục ViệtNam cũng xem việc giáo dục tình cảm chiếm một phần quan trọng trong việc phát triển nhân cách đứa trẻ. Giáo dục tình cảm cho trẻ được đan xen trong quá trình giáo dục. Khi trẻ có kiến thức, ý thức rõ ràng , tích cực về bản thânmình, trẻ có thể tự chủ, tự tin hơn thì sẽ biết quan tâm đến người khác trong giao tiếp, trẻ biết thông cảm và tôn trọng thế giới xung quanh và bản thân trẻ. Đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức và khả năng tham gia,chịu trách nhiệm vào các hoạt động xã hội, nhóm, tập thể.Trường mầm non đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển tình cảm cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục. Đối với trẻ, hoạt động làphương tiện cho mỗi cá nhân trẻ có sự tương tác với người lớn, bạn bè, thếgiới xung quanh. Các hoạt động này được diễn ra một cách có tổ chức, có kếhoạch, mục đích nhằm phát triển toàn diện nói chung và phát triển tình cảm,cảm xúc cho trẻ nói riêng. Những hành động tự phát, biểu hiện, cách diễn đạt,hành vi của trẻ trong quá trình giao tiếp, ứng xử đối với bạn bè, người lớn và thế giới xung quanh phần nào thể hiện được hoạt động tâm lý tình cảm diễn ratrong mỗi trẻ. Một mặt, cá nhân trẻ có sự cải tạo và sáng tạo đến thế giới xung quanh, mặt khác, trẻ cải tạo và sáng tạo, điều chỉnh tâm lý, nhân cách của mình. Vì vậy, trong hoạt động, tình cảm của trẻ được tiếp thu, thay đổi, điều chỉnh, phát triển liên tục trong các giai đoạn lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo lớn. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là lứa tuổi có tốc độ tiếp thu và phát triển tình cảm nhanh nhất. Ở độ tuổi này, trẻ đủ lớn để hiểu được hành vi của bản thân, người xung quanh; hiểu được diễn biến tình cảm trong quá trình vui chơi, học tập, giao tiếp dưới sự hướng dẫn của người lớn qua các hoạt động hàng ngày.
Thiên nhiên luôn mang lại cho con người sự thoải mái, thư giãn. Môi trường thiên nhiên ngoài trời là nơi hội tụ của tất cả các yếu tố vô sinh vànhân sinh quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người. Các hoạt động cùng với thiên nhiên, không khí trong lành giúp đời sống của mỗi người nói chung, trẻ em nói riêng trở nên thêm thú vị, vui tươi. Hoạt động ngoài trời không những thúc đẩy phát triển về thể chất mà còn kích thích các giác quan hoạt động tíchcực, tăng khả năng quan sát, tính ham học hỏi, đặc biệt tình cảm của trẻ cũng phát triển mạnh mẽ khi được tham giá các hoạt động với thiên nhiên. Vẻ đẹp của các hiện tượng thiên nhiên, của các phong cảnh, các cuộc diễu hành, ngàylễ gây ra những rung động mạnh mẽ ở trẻ mẫu giáo lớn. Đứa trẻ càng địnhhướng được tốt hơn trong thế giới xung quanh thì những nguyên nhân gây ratình cảm về cái đẹp trong con người nó càng trở nên muôn hình muôn vẻ hơn và càng phức tạp hơn . Khi tham gia các hoạt động ngoài trời, trẻ không chỉ học được nhiều kiến thức, thực hành được các kỹ năng mà trẻ còn thật sự được hòa mình vào môi trường chơi rộng lớn hơn, nhận được sự bảo bọc của thiên nhiên. Hoạt động trong môi trường tự do, rộng rãi, thoải mái trước hết mang lại cho trẻ những hỗn hợp cảm xúc của sự sợ hãi và niềm đam mê, giúp trẻ phát huy hết toàn bộ khả năng chơi, bộc lộ tính cách và thể hiện các mặt tình cảm của bản thân một cách trọn vẹn nhất và có thể thay đổi cuộc sống.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, một số bậc phụ huynh chưa chú ý đếnviệc phát triển tình cảm cho trẻ khi trong độ tuổi mẫu giáo. Trẻ không được nhiều cơ hội để tham gia các hoạt động ngoài trời. Vì điều kiện co sở vật chất chưa đầy đủ, nên một số trường chưa có khoảng sân rộng. Nếu có, giáo viên thường chỉ để trẻ tham gia hoạt động ngoài trời tự do hoặc chơi một số tròchơi mang tính chất hinh thức. Nhận thấy được tầm quan trọng cấp thiết củanhững vấn đề đã nêu trên, nên tôi chọn thực hiện đề tài “Biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại một số trường mầm non Phan Thiết”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất và khảo sát tính khả tgi của một số biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại một số trường mầm non ở Phan Thiết.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
3.1. Về nội dung nghiên cứu
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp giáo dục tình cảmcho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động ngoài trời ở 7 trường mầm nonTrúc Xanh, Tuổi Thơ, 1-6, Họa Mi, Ban Mai, Bông Trắng, Phan Thiết tại thành phố Phan Thiết.
3.2. Về phạm vi nghiên cứu
- Biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động ngoài trời tại trường mầm non Trúc Xanh, Tuổi Thơ, 1-6, Họa Mi, Ban Mai, Phan Thiết, Bông Trắng tại thành phố Phan Thiết.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động ngoài trời tại trường mầm non.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Quá trình giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa lý luận về giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
5.2. Khảo sát và mô tả thực trạng giáo dục tình cảm thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường mầm non Phan Thiết
5.3. Đề xuất và khảo sát tính khả thi một số biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động ngoài trời.
6. Phương pháp nghiên cứuĐề tài được thực hiện với sự phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Cách thức: nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, phân loại các thông tin khoa học thu thập được từ tài liệu, từ đó rút ra kết luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Mục đích: tìm ra cơ sở lý thuyết, hệ thống hóa nội dung và xây dựng công cụ nghiên cứu cho đề tài
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
- Quan sát biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của giáoviên.Quan sát biểu hiện tình cảm của trẻ khi tham gia hoạt động ngoài trời.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn
- Điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên mầm non nhằm thu thậpthêm thông tin về việc sử dụng các biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ.
- Điều tra giáo viên đã sử dụng những biện pháp nào đối với việc giáodục tình cảm cho trẻ khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời.
- Ban giám hiệu có những kế hoạch, định hướng như thế nào về việc giáo dục tình cảm cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời.
6.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Lập bảng điều tra với hệ thống câu hỏi phù hợp đến các đối tượng: CBQL, GVMN nhằm thu thập thông tin về các biện pháp đã và đang sử dụng để giáo dục tình cảm cho trẻ khi tham gia hoạt động ngoài trời.
- Lập bảng điều tra với hệ thống câu hỏi phù hợp đến các đối tượng: CBQL, GVMN nhằm thu thập ý kiến về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất ở chương II.7.2.4. Phương pháp thống kê toán học- Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý số liệu của đề tài. Các thuật toán thống kê và phân tích các số liệu nghiên cứu: tính tần số, giátrị trung bình (N)…
7. Đóng góp đề tài:
Về mặt lý luận: hệ thống lý luận về giáo dục tình cảm và lý luận về biệnpháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Về mặt thực tiễn: đề tài đề xuất một số biện pháp phát triển tình cảm tích cực cho trẻ và ứng dụng những biện pháp trong hoạt động ngoài trời để giáo dục tình cảm cho trẻ.
Link tải file đầy đủ: TẢI XUỐNG