Giáo án dạy ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn Cách làm câu đọc hiểu

 DVTUAN.COM tổng hợp và chia sẻ đến thầy cô Giáo án dạy ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn Cách làm câu đọc hiểu.

BUỔI 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về đọc hiểu văn bản.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm phần đọc hiểu trong bài thi tuyển sinh vào lớp 10.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu văn học, có hứng thú khi làm bài thi.

 4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

        a. Các phẩm chất:

         - Yêu quê hương đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm.

         - Tự lập, tự tin, tự chủ.

       b. Các năng lực chung:

       - Năng lực tự chủ và  tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực sử dụng CNTT

     c. Các năng lực chuyên môn:

       - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

       - Năng lực cảm thụ văn học.

II. CHUẨN BỊ

1. Thầy: Soạn nội dung ôn tập, máy chiếu, phiếu học tập.

2. Trò: Ôn lại bài

III. TIẾN TRÌNH

* Ổn định tổ chức

* Tổ chức dạy và học ôn tập

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý vào bài học mới.

- Phương pháp:Giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật: Động não

- Tiến trình:

Bước 1: giao nhiệm vụ : Gv chiếu cho học sinh quan sát đề thi tuyển sinh vào 10 và đặt câu hỏi : Đề thi gồm có mấy phần ? Đó là những phần nào ?

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

......................

------óó------

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP MƯỜI

NĂM HỌC: 2019 - 2020

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9

( Thời gian làm bài: 120 phút)

 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm )

 

  Đọc kĩ phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

     “ Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất.”

                                              ( Theo sách  Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2018)

Câu 1 ( 0,5 điểm)  Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?

Câu 2  ( 0,5 điểm)  Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 3 ( 0,5 điểm)   Qua câu nói của Vũ Nương với chồng, em nhận thấy nàng là con người như thế nào?

Câu 4  ( 1,5 điểm)   Có ý kiến cho rằng nếu nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc với chồng con thì kết truyện sẽ trọn vẹn hơn. Nêu suy nghĩ của em về vấn đề này (Nêu ngắn gọn không phân tích)

 

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

 Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Câu 1 (2 điểm) Trong cuộc sống, ai cũng cần có tình bạn. Nếu không có tình bạn cuộc sống thật buồn chán biết bao. Hãy viết đoạn văn (khoảng 200   chữ) phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp.

 

Câu 2 (5 điểm) Suy nghĩ về cảm xúc của Viễn Phương khi vào lăng viếng Bác được thể hiện trong đoạn thơ:

                               Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                               Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ .

                               Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

                               Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ...

                                

                               Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

                               Giữa một vầng trăng sáng  dịu hiền

                               Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

                               Mà sao nghe nhói ở trong tim !

                                                                     (Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

 

-----------------------------------Hết---------------------------------

Bước 2: HS trả lời

Bước 3: HS nhận xét về phần trả lời

Dự kiến câu trả lời : Đề gồm 2 phần: Phần Đọc- hiểu và phần Làm văn

Bước 4: GV nhận xét, dẫn vào bài : Cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp mười cũng giống như cấu trúc đề thi học kì các em đã làm quen. Như vậy cấu trúc đề thi tuyển sinh vào mười có hai phần, phần thứ nhất là phần Đọc- hiểu, phần thứ hai là phần Làm văn. Phần Đọc- hiểu gồm 2 phần( Ngữ liệu+ câu hỏi), phần làm văn cũng có hai phần ( Nghị luận xã hội + Nghị luận văn học)( Gv chiếu). Như vậy, dạng đề đọc hiểu các em chắc chắn sẽ được gặp trong đề thi tuyển sinh, đó cũng là nội dung ôn tập mà bất cứ thầy cô nào cũng dạy . Trong nội dung ôn tập buổi hôm nay, cô sẽ giúp các em củng cố kiến thức về dạng đề Đọc- hiểu, phần này chiếm 3 đ trong tổng số điểm bài thi.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Tiết 1:

 

 

- Mục tiêu : Giúp hs nhắc  lại chắc các kiến thức về kiểu văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể, và biết trả lời những câu hỏi theo cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

- Phương pháp : Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật : Động não, công đoạn

- Hình thức hoạt động : Cá nhân, nhóm

I. Các dạng câu hỏi theo mức độ tư duy.

? Phần cầu trúc đọc- hiểu gồm mấy phần?

- Hs trả lời.

Gv chiếu máy chiếu về cấu trúc của phần đọc hiểu:

 

Gồm hai phần:

+ Phần 1: Ngữ liệu ( đoạn thơ, đoạn văn, hình ảnh kèm chú thích)

+ Phần 2: Câu hỏi( nhận biết, thông hiểu, vận dụng)

 Như vậy, bài học hôm nay chúng ta có hai nội dung:

- Các dạng câu hỏi theo mức độ tư duy.

- Luyện tập

 

 

 

Hs thảo luận nhóm( 10p)

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Phiếu học tập số 1:( thời gian 5p)

Nhóm 1: Nêu các phương thức biểu đạt trong văn bản?

Nhóm 2: Nêu các thể thơ? Dựa vào đâu để xác định thể thơ?

Nhóm 3: Các kiểu câu câu chia theo cấu trúc và câu chia theo mục đích nói?

Nhóm 4: Nêu các phép tu từ thường gặp?

 

Bước 2: HS đại diện các nhóm trả lời

Bước 3: HS các nhóm nhận xét về phần trả lời

Dự kiến câu trả lời:

Nhóm 1: Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính- công vụ.

Nhóm 2:

- Các thể thơ: ngũ ngôn, lục bát, thất ngôn tứ tuyệt, bát cú đường luật, bốn chữ, song thất lục bát. 7 chữ, 8 chữ, tụ do.

- Xác định thể thơ:

+ Số câu trong từng bài

+ Số chữ trong từng câu

+ Cách gieo vần

- Các kiểu câu:

+ Câu chia theo cấu trúc: câu đơn, câu ghép, câu phức...

+ Cấu chia theo mục đích nói: câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu trần thuật.

 

Nhóm 3:  Các kiểu câu:

+ Câu chia theo cấu trúc: câu đơn, câu ghép, câu phức...

+ Cấu chia theo mục đích nói: câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu trần thuật.

Nhóm 4: Các phép tu từ thường gặp: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, đối lập, nói giảm nói tránh, liệt kê, đảo ngữ, câu hỏi tu từ...

 

Bước 4: GV nhận xét, chốt trên bảng chiếu :

 

Cấp đ

 tư duy

Dạng câu hỏi

Lưu ý

Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt, thể thơ, kiểu câu, câu chủ đề,..

 

Kiến thức  đã học

1. Câu hỏi nhận biết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính- công vụ.

- Các thể thơ: ngũ ngôn, lục bát, thất ngôn tứ tuyệt, bát cú đường luật, bốn chữ, song thất lục bát. 7 chữ, 8 chữ, tụ do.

Xác định thể thơ:

+ Số câu trong từng bài

+ Số chữ trong từng câu

+ Cách gieo vần

- Các kiểu câu:

+ Câu chia theo cấu trúc: câu đơn, câu ghép, câu phức...

+ Cấu chia theo mục đích nói: câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu trần thuật.

- Các phép tu từ thường gặp:

 So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, đối lập, nói giảm nói tránh, liệt kê, đảo ngữ, câu hỏi tu từ...

 

 

 

 

Phiếu học tập số 2( 5p):

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Hãy nêu khái niệm các phép tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Nêu ví dụ?

Nhóm 1: So sánh

Nhóm 2: Nhân hóa

Nhóm 3: Ẩn dụ

Nhóm 4: Hoán dụ

 

Bước 2: HS đại diện các nhóm trả lời

Bước 3: HS các nhóm nhận xét về phần trả lời

Dự kiến câu trả lời:

Nhóm 1: So sánh: Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gơi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành.

Nhóm 2: Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện t­ượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn đ­ược dùng đẻ gọi hoặc tả con ng­ười; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con ngư­ời, biểu thị đ­ược những suy nghĩ tình cảm của con ng­ười.

Ví dụ: “Trâu ơi, ta bảo trâu này

Ta ra ngoài ruộng trâu cày với ta”( Ca dao)

Nhóm 3: Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tư­ợng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

                      Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                      Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”( Viễn Phương)

   Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì : lấy tên mặt trời gọi Bác. Mặt trời àBác có sự tương đồng về công lao giá trị.

Nhóm 4: Gọi tên sự vật khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

Ví dụ:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

 

 

Bước 4: GV nhận xét, chốt trên bảng chiếu :

 

 

 

Các phép tu từ thường gặp

Khái niệm

Ví dụ

 

So sánh

 

Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gơi cảm cho sự diễn đạt.

 

Trẻ em như búp trên cành.

 

Nhân hóa

Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện t­ượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn đ­ược dùng đẻ gọi hoặc tả con ng­ười; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con ngư­ời, biểu thị đ­ược những suy nghĩ tình cảm của con ng­ười.

“Trâu ơi, ta bảo trâu này

Ta ra ngoài ruộng trâu cày với ta”( Ca dao)

 

Ẩn dụ

Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tư­ợng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”( Viễn Phương)

 

Hoán dụ

Gọi tên sự vật khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

 

 

 

 

Ví dụ: đoạn thơ: Ngày Huế.....đường vàng

Những câu hỏi nhận biết:

1. Em hãy xác định những từ láy có trong đoạn thơ trên?

2. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là gì?

3. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cấp độ tư duy

Dạng câu hỏ

Lưu ý

Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt, thể thơ, kiểu câu, câu chủ đề,..

 

Kiến thức  đã học

Thông hiểu

 

- Em hãy nêu nội dung chính..?

- Em hiểu như thế nào về hình ảnh...?

- Vì sao tác giả cho rằng...?

- Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn, câu thơ...?

Lưu ý: chú ý những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, từ, ngữ, câu được nhắc đi nhắc lại trong văn bản.

Chú ý những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, từ, ngữ, câu được nhắc đi nhắc lại trong văn bản.

 

 

 

Ví dụ:  Bài thơ Hơi ấm ổ rơm( Nguyễn Duy)

? Vì sao tác giả lại cảm nhận “ ổ rơm ấm hơn nhiều chăn đệm”?

Để lí giải điều này các em phải chú ý vào các từ, ngữ được tác gỉa sử dụng trong những câu thơ.

 - Ta thấy “ rơm” là một thứ tầm thường, giản đơn, quen thuộc nhưng nó lại có hơi ấm vô cùng,  cùng với những từ ngữ chỉ ngôi nhà của mẹ như bé nhỏ bên đồng chiêm, hẹp, chiếc chăn chả đủ,

- Những từ ngữ chỉ hành động của mẹ “đón tôi trong gió đêm”, “ ôm rơm lót ổ tôi nằm” chúng ta có thể thấy dù nhà mẹ nghèo đơn sơ, bình dị nhưng trong cái nghèo khó vất vả đó là cả tình yêu thương cuả mẹ giành cho tác giả, hơi ấm ổ rơm hay đó chính là hơi ấm của tình mẹ giành cho tác giả.

2. Nêu nội dung chính của văn bản

2. Câu hỏi thông hiểu

- Em hãy nêu nội dung chính..?

- Em hiểu như thế nào về hình ảnh...?

- Vì sao tác giả cho rằng...?

- Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn, câu thơ...?

Lưu ý: chú ý những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, từ, ngữ, câu được nhắc đi nhắc lại trong văn bản.

 

 

? Ở mức độ vận dụng thường tra lời cho những câu hỏi nào?

 

 

Ví dụ:  Bài Ánh trăng( Nguyễn Duy)

? Tại sao nhà thơ lại thấy bất ngờ khi gặp lại vầng trăng?

- Vì nhà thơ quen với ánh điện của gương nên không còn để ý đến vầng trăng nên khi mất điện vầng trăng đột ngột xuất hiện vẫn tròn đầy như xưa nên nhà thơ ngỡ ngàng.

?Tại sao tác gỉả viết “Ngửa mặt lên nhìn mặt” mà không viết “ ngửa mặt lên nhìn trăng”?

- Mặt ở đây là mặt trăng tròn. Trăng không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên mà lúc này nó được nhân hóa như một con người. Tác giả thấy được mặt trăng là gặp lại người  bạn thân thiết của mình.

 

 

Sau đó giáo viên chiếu bảng tổng hợp các mức độ.

 

Cấp độ tư duy

Dạng câu hỏi

Lưu ý

Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt, thể thơ, kiểu câu, câu chủ đề,..

 

Kiến thức  đã học

Thông hiểu

 

- Em hãy nêu nội dung chính..?

- Em hiểu như thế nào về hình ảnh...?

- Vì sao tác giả cho rằng...?

- Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn, câu thơ...?

Lưu ý: chú ý những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, từ, ngữ, câu được nhắc đi nhắc lại trong văn bản.

Chú ý những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, từ, ngữ, câu được nhắc đi nhắc lại trong văn bản.

Vận dụng

- Trình bày suy nghĩ....?

- Nêu cảm nhận...?

- Em có đồng ý...? Tại sao?

- Đặt câu.

 

 

3. Vận dụng

 

- Trình bày suy nghĩ....?

- Nêu cảm nhận...?

- Em có đồng ý...? Tại sao?

- Đặt câu.

 

Tiết 2+3

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học

- Phương pháp: Vấn đáp, giải quyêt vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, viết tích cực, công đoạn.

                                  PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Cho câu thơ sau: “ Ung dung buồng lái ta ngồi”

1, Hãy chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?( 0,5đ)

2. Nêu phương thức biểu đạt và nôi dung chính của khổ thơ em vừa chép?( 0,5đ)

3. Tìm biện pháp được sử dụng trong khổ thơ? Nêu tác dụng?( 0,5 d)

4. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 15 câu trình bày cảm nhận của em về nội dung khổ thơ em vừa chép có sử dụng một thành phần biệt lập?( 1,5đ)

 

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Các nhóm làm phiếu học tập trong thời gian 15p.

Thảo luận lần 1( 8p) đầu các nhóm làm ra phiếu học tập. Thảo luận lần 2( 7p) các nhóm trao đổi chéo kết quả cho nhau kiểm tra.( Sử dụng kĩ thuật công đoạn)

Bước 2: HS đại diện các nhóm trả lời

Bước 3: HS các nhóm nhận xét về phần trả lời

Bước 4: GV nhận xét , chiếu kết quả :

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

1. HS chép chính xác

2. Nội dung: Đoạn thơ thể hiện tư thế hiên ngang, ung dung của người lính.

3.

- Thủ pháp đảo ngữ, đưa từ “ung dung” đứng đầu câu gợi sự bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ của người lính.

-  Thủ pháp liệt kê: “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng” đã cho thấy tư thế vững vàng, bình thản, dũng cảm của những người lính lái xe. Họ nhìn thẳng vào bom đạn của kẻ thù, nhìn thẳng vào con đường đang bị bắn phá để lái xe vượt qua

- Điệp từ, điệp ngữ “nhìn thấy … nhìn thấy … thấy” đã gợi tả được những đoàn xe không kính nối đuôi nhau hành quân ra chiến trường

- Hình ảnh nhân hóa chuyển đổi cảm giác “vào xoa mắt đắng”, thể hiện tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn của người lính lái xe.

- Hình ảnh so sánh “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim” ,“như sa, như ùa vào buồng lái” đã diễn tả thật tài tình về tốc độ phi thường của tiểu đội xe không kính khi ra trận. Cả một bầu trời đêm như ùa vào buồng lái.

4.

- Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 10-15 câu, có sử dụng một thành phần biệt lập.

 

- Yêu cầu về nội dung: Cần làm rõ tư thế của người lính qua các nội dung cơ bản sau:

+ Thủ pháp đảo ngữ, đưa từ “ung dung” đứng đầu câu gợi sự bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ của người lính.

+ “Nhìn thẳng” là cái nhìn đầy tự chủ, trang nghiêm, bất khuất, không thẹn với trời đất, nhìn thẳng vào gian khổ, hi sinh không run sợ.

+ Điệp từ “nhìn” được nhắc lại ba lần, cộng với nhịp thơ dồn dập, giọng thơ mạnh mẽ đã thể hiện cái nhìn thoáng đạt, bao la giữa chiến trường của người lính

+ Thủ pháp liệt kê: “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng” đã cho thấy tư thế vững vàng, bình thản, dũng cảm của những người lính lái xe. Họ nhìn thẳng vào bom đạn của kẻ thù, nhìn thẳng vào con đường đang bị bắn phá để lái xe vượt qua .

- Tư thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe ra trận được khắc họa thêm đậm nét qua những hình ảnh hòa nhập vào thiên nhiên

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

  Đọc kĩ phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

     “ Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất.”

                                     ( Theo sách  Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2018)

Câu 1 ( 0,5 điểm)  Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?

Câu 2  ( 0,5 điểm)  Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 3 ( 0,5 điểm)   Qua câu nói của Vũ Nương với chồng, em nhận thấy nàng là con người như thế nào?

Câu 4  ( 1,5 điểm)   Có ý kiến cho rằng nếu nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc với chồng con thì kết truyện sẽ trọn vẹn hơn. Nêu suy nghĩ của em về vấn đề này (Nêu ngắn gọn không phân tích)

 

 

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Các nhóm làm phiếu học tập trong thời gian 15p.

Thảo luận lần 1( 8p) đầu các nhóm làm ra phiếu học tập. Thảo luận lần 2( 7p) các nhóm trao đổi chéo kết quả cho nhau kiểm tra.( Sử dụng kĩ thuật công đoạn)

Bước 2: HS đại diện các nhóm trả lời

Bước 3: HS các nhóm nhận xét về phần trả lời

Bước 4: GV nhận xét , chiếu kết quả :

Gợi ý:

Câu 1 :

-         Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “ Người con gái Nam Xương”.

Tác giả: Nguyễn Dữ.(0,5đ)

Câu 2

- Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên: "Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa."(0,25)

- Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp:

Chàng vội gọi, nàng vẫn dứng giữa dòng mà nói vọng vào rằng nàng cảm ơn đức của Linh Phi đã thề sống chết không bỏ. Nàng đa tạ tình chàng nhưng nàng chẳng thể trở về nhân gian được nữa".(0,25)

Câu 3: Qua câu nói của Vũ Nương với chồng, em nhận thấy nàng là con người

-   Vũ Nương là người sống nặng nghĩa nặng tình, luôn biết ơn người đã có công giúp mình, sống có trước có sau(với Linh Phi)(0,5đ)

-   Nàng cũng là người bao dung nhận hậu (hiểu tấm lòng, ghi nhận sự ân hận của Trương Sinh)( 0,5đ)
=> Đó là một người phụ nữ tốt đẹp đáng được trân trọng, ngợi ca

Câu 4:  

-  Về ý kiến được nêu trong đề: Để Vũ Nương trở lại trần gian sống hạnh phúc bên chồng con là cách kết thúc quen thuộc trong truyện dân gian thể hiện mong ước ở hiền gặp lành, người tốt được đáp dền xứng đáng. ....(0,5đ)

-> Cách kết thúc đó cũng có thể chấp nhận được. vì không trái với tinh thần truyện.

-  Tuy nhiên, cách kết thúc câu chuyện của Nguyễn Dữ mang lại những ý nghĩa sâu xa hơn:

+  Kết thúc đó phần nào vẫn thể hiện được quan niệm của người xưa: người tốt đẹp như Vũ Nương đã được trở về trần gian để giải oan, khẳng định sự trong sạch, thủy chung. (0,5đ)

+ Tính bi kịch của truyện :  Khi xã hội phong kiến còn tồn tại bao bất công ngang trái, chiến tranh phi nghĩa vẫn còn Vũ Nương có trở lại  thì hạnh phúc của nàng cũng khó bền lâu. Xã hội đó không cho những người như Vũ Nương cơ hội hạnh phúc. (0,25đ)

+ Đồng thời thể hiện niềm thương cảm cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa (0,25đ)

              PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3( Giao về nhà cho hs làm.)

Đọc văn bản sau và thực hiên các yêu cầu :

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một)

Câu 1. (0,5 đ) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào, của tác giả nào? Nêu thể loại và thể thơ của tác phẩm đó.

Câu 2. (0,5 đ) : Ghi lại các từ láy trong những câu thơ đó và nêu tác dụng của ít nhất ba từ láy em vừa tìm được?

Câu 3. (1 đ) Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn thơ trên.

Câu 4( 1đ):  Viết một đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp cảm nhận của em về cảnh ngộ và tâm trạng của nàng Kiều trong đoạn thơ.

 

Hướng dẫn trả lời

Câu 1:

- Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Du.

- Thể loại: Truyện thơ Nôm

- Thể thơ: Lục bát

Câu 2:

-         Các từ láy “ thấp thoáng”, “ xa xa”, ‘man mác”, “rầu rầu”,” xanh xanh”, “ầm ầm”

-         Các từ láy ‘man mác”, “rầu rầu”,” xanh xanh”, “ầm ầm” không chỉ tả cảnh mà diễn tả tâm trạng, nỗi lòng của Kiều: buồn tủi, kinh hãi, lo sợ khi nghĩ về tương lai đầy trắc trở.

Câu 3: Điệp ngữ “buồn trông" được lặp lại 4 lần trong đoạn thơ trên. Buồn trông có nghĩa là buồn nhìn ra xa, trông ngóng điều gì đó vô vọng.

=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc.

Câu 4: 

 * Mở đoạn: Cần nêu được các ý sau:

- Nêu tác giả, đoạn trích.

- Nêu được nội dung đoạn trích.

 Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thuộc tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nói về cảnh ngộ và tâm trạng của nàng Kiều.

* Thân đoạn: Gồm những nội dung chính sau:

Tám câu thơ là bốn bức tranh thiên nhiên gợi liên tưởng đến thận phận và tâm trạng nàng Kiều. Mỗi cảnh vật là một ẩn dụ về cảnh ngộ và tâm trạng của Kiều.

          + Cảnh “ cửa bể chiều hôm” gợi nỗi buồn hoang vắng, đơn côi của Kiều. Nên khi nhìn thấy cánh buồm thấp thoáng trong lòng Kiều sáng lên hi vọng; nàng sẽ có  ngay trở lại quê hương. Nhưng khi “ Cánh buồm” vụt biến mất, hi vọng trở thành thất vọng.

          + Nhìn “ dòng nước”, nàng liên tưởng tới dòng đời. Và cuộc đời mình như một cánh hoa trôi giạt, vô định và tâm trạng xót xa, bơ vơ của Kiều.

          + Nhìn ra “ nội cỏ” tri tới chân trời, trong tâm cm “ rầu rầu”, Kiều chỉ thấy một màu xanh xanh, lạnh lùng, ảm đạm búa vây lấy nàng.

          + Trông cảnh “ gió cuốn mặt duềnh” nàng nghe thấy “ ầm ầm tiếng sóng” kêu quanh như dự báo những điều khủng khiếp sắp xảy ra với nàng. Kiều đã rơi vào sự hoảng loạn sợ hãi,…

* Kết đoạn: Khẳng định lại tâm trạng của Kiều.

 Tóm lại, với cảnh ngộ và tâm trạng của Kiều như vậy cho thấy nàng là người con gái thật đáng thương.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            

 

 

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp

- Kĩ thuật: Động não, trình bày một phút

+ Gv khái quát lại nội dung bài học. Yc hs nhắc lại các dạng câu hỏi theo cấp độ tư duy?

+ Về nhà làm phiếu học tập số 3- hôm sau nộp để cô giáo chấm.

*** RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post