1.1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học.
Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, thiết nghĩ đầu tiên, là người giáo viên, chúng ta nên bắt đầu việc đổi mới từ chính những giờ lên lớp của mình, từ chính những bài dạy của mình. Phải làm sao để lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá phù hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Phải làm thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn nhằm tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh. Giống như Khổng Tử đã từng nói: “Biết mà học, không bằng thích mà học; thích mà học không bằng vui mà học”.
Trong việc xây dựng một bài học theo phương pháp dạy học tích cực, tiến trình dạy học gồm 5 bước, trong đó hoạt động củng cố, luyện tập là một hoạt động không kém phần quan trọng trong một giờ học. Hoạt động này giúp học sinh nhìn nhận lại vấn đề một cách khái quát nhất hay có những cái nhìn, đánh giá khách quan hơn qua nhiều kênh thông tin đã được tiếp cận giúp học sinh có cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn.Việc thiết kế một tình huống củng cố, luyện tập phù hợp giúp cho tiết học diễn ra một cách sinh động, giúp cho việc lĩnh hội, tiếp thu kiến thức trở nên đơn giản hơn. Cũng nhờ thế đem lại sự thích thú cho tiết học, tăng thêm lòng yêu thích bộ môn, nhất là đối với một môn học xã hội như môn Địa lí, học sinh vốn đã không mấy “mặn mà”. Nhận thức được tầm quan trọng đó, là một giáo viên giảng dạy môn Địa lí, tôi luôn trăn trở về vấn đề này. Vì vậy, trong sáng kiến kinh nghiệm lần này tôi mạnh dạn chia sẻ một số suy nghĩ, ý tưởng của mình trong việc thiết kế một số các hoạt động củng cố luyện tập vào dạy học Địa lí Tự nhiên Việt Nam lớp 12 với đề tài: “Thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học Địa lí tự nhiên lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực"
1.2. Tính mới của đề tài
- Thực hiện được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức dạy học môn Địa lí trong giai đoạn hiện nay.
- Hình thành và phát triển cho học sinh phẩm chất và năng lực cốt lõi mà chương trình giáo dục phổ thông hướng tới như tự học, giao tiếp, hợp tác….
- Vận dụng và phát huy được những ưu điểm của phương pháp dạy học mới, áp dụng một số phương pháp củng cố bài học mới vào một số bài học cụ thể trong chương trình Địa lí.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tạo hứng thú học tập cho các em, tránh sự nhàm chán, để từ đó các em yêu thích môn Địa lí và đặc biệt ngày càng học tốt bộ môn này.
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng
- Học sinh lớp 12 Trung học phổ thông.
- Giáo viên giảng dạy môn Địa lí bậc trung học phổ thông.
1.4.2. Phạm vi
- Sách giáo khoa Địa lí 12 cơ bản.
- Sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng Địa lí 12.
- Các tài liệu về lí luận dạy học, đổi mới phương pháp dạy học.
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cách thiết kế hoạt động củng cố luyện tập trong dạy học.
- Thiết kế hoạt động củng cố luyện tập một số bài học cụ thể.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung các bài học Địa lí phần tự nhiên ban cơ bản.
- Đọc những tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học.
- Nghiên cứu các hình thức, phương pháp, kĩ thuật thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học.
- Rút kinh nghiệm qua các tiết dạy.
- Lấy ý kiến của đồng nghiệp về mức độ khả thi của đề tài.
- Tiến hành khảo sát học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài.
...
Link tải file đầy đủ: TẢI XUỐNG