Tài liệu giáo dục an toàn giao thông trong trường mầm non

 

  1. Trình bày được nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung và phương pháp thực hiện nội dung GDATGT cho trẻ trong trường MN 
  2. Nắm bắt được những nội dung cơ bản trong một số văn bản của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT liên quan đến ATGT và GDATGT. 
  3. Lập được kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt nội dung GDATGT cho trẻ trong trường mầm non theo hướng tích hợp 
  4. Tự giác thực hiện và là tấm gương tốt về chấp hành Luật ATGT. 

Nhiệm vụ giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non:

  • Triển khai nội dung giáo dục an toàn giao thông theo văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
  • Phát triển nội dung giáo dục an toàn giao thông trong thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ em có nhận thức ban đầu về các phương tiện giao thông thông dụng,  một số quy định của Luật Giao thông; Hình thành và củng cố ở trẻ các hành vi đúng khi tham gia giao thông; Giáo dục trẻ có ý thức và hình thành thói quen tham gia giao thông an toàn. 
  • Thực hiện tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông trong các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không nhằm nâng cao KT, ý thức trách nhiệm và hành vi ứng xử có văn hoá khi tham gia GT cho toàn thể CB, GV, CNV và cha mẹ trẻ.

Ngoài việc củng cố các nội dung đã học ở lớp 3 – 4 tuổi và 4 − 5 tuổi, lớp 5 − 6 tuổi cần được hướng dẫn thêm: 

  • Làm quen với một số biển báo hiệu giao thông đường bộ: về màu sắc, hình dạng và quy định - Biển báo cấm - Biển báo nguy hiểm - Biển hiệu lệnh - Biển chỉ dẫn 
  • Nơi qua đường an toàn : Nhận biết những nơi qua đường an toàn : nơi có vạch kẻ đường ; cầu vượt hoặc hầm qua đường dành cho người đi bộ 
  • Cách đội mũ bảo hiểm đúng cách 
  • Hậu quả của việc không tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông

Phương pháp giáo dục ATGT cho trẻ mẫu giáo:

  • Trò chơi 
  • Trải nghiệm thực tế 
  • Xem video, phim, tranh ảnh, quan sát các tình huống thực tế về an toàn giao thông 
  • Đọc thơ, kể các câu chuyện, hát bài hát về giao thông 
  • Tổ chức các buổi nói chuyện về PTGT và ATGT 
  • Trò chuyện / đàm thoại với trẻ về các PTGT và về ATGT 
  • Sân khấu hoá 
  • Tổ chức các cuộc thi về an toàn giao thông

...

Tải file đầy đủ: Tại đây hoặc Tại đây

Nguồn: ST
Previous Post Next Post