Link tải file word đầy đủ hình ảnh, miễn phí ở cuối trang.
1. Tên sáng kiến: Rèn luyện một số kỹ năng sống cho học sinh thông qua bài giảng sinh học 11.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn giảng dạy môn sinh học 11.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, thế giới đang trong thời kì bùng nổ tri thức, khoa học và công nghệ. Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học được đặt lên hàng đầu nhằm đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội.
Thực tiễn dạy học nhiều năm ở trường phổ thông cho thấy nhiều học sinh còn thiếu năng lực thích nghi với môi trường sống tập thể, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu năng lực sống. Một số trường còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, năng lực ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên,….). Hơn nữa giáo viên bộ môn với 45 phút phải lo truyền tải các nội dung bài dạy. Trong nhiều năm qua nhiệm vụ này được xem là của giáo viên chủ nhiệm và hoạt động Đoàn – Đội.
Là một giáo viên Sinh học, tôi nhận thấy mỗi bài học môn Sinh đều có giá trị và ý nghĩa thực tiễn rất cao. Chính vì thế, việc lồng ghép giáo dục năng lực sống cho học sinh thông qua môn sinh học, tổ chức các hoạt động để các em chủ động nghiên cứu và khai thác kiến thức là việc làm rất cần thiết. Hình thành kĩ năng sống thông qua kiến thức đã học giúp kích thích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế mà các em sẽ gặp trong cuộc sống.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm trong việc “Rèn luyện một số kỹ năng sống cho học sinh thông qua bài giảng sinh học 11” nhằm mục đích khơi nguồn năng lực sống, năng lực tâm lý xã hội để các em được phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1 Mục đích của giải pháp
- Đào đào tạo con người Việt
- Giáo dục trí dục, giáo dục năng lực trong đó năng lực bao hàm giáo dục năng lực sống mà chúng ta nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm này.
- Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
3.2.2 Nội dung của giải pháp
Điểm mới của giải pháp
- Phương pháp tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu các hiện tượng sinh học.
- Phương pháp hướng dẫn học sinh tự lực tham gia vào các hoạt động học tập.
- Tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ khả năng nhận thức, trình bày và tự bảo vệ ý kiến của mình khi thảo luận, tranh luận.
- Khuyến khích học sinh thắc mắc, nêu tình huống có vấn đề và tham gia giải quyết vấn đề khi học sinh nghiên cứu kiến thức.
Cách thức thực hiện
a. Phân loại kiến thức năng lực sống
Chia làm 4 nhóm:
* Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, hợp tác, lắng nghe, trình bày suy nghĩ ý tưởng trước nhóm, tổ, lớp.
* Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe.
* Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành.
* Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần, sống lành mạnh, bảo vệ môi trường .
b. Phân loại các loại bài dạy trong chương trình sinh học 11 có thể lồng ghép giáo dục kỹ năng sống.
b.1 Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, hợp tác, lắng nghe, trình bày suy nghĩ ý tưởng trước nhóm, tổ, lớp.
Kĩ năng này có thể áp dụng ở hầu hết các bài trong chương trình sinh học 11 qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhóm, vấn đáp, tìm tòi.
Hình 1. Học sinh thảo luận nhóm, phân công nhiệm vụ tự học.
b.2 Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe qua các bài:
b.3 Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành qua các bài:
b.4. Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần, sống lành mạnh, bảo vệ môi trường
Tùy bài mà đưa vào cho phù hợp tránh gượng ép, miễn cưỡng.
Ví dụ như bài “Vai trò cuả các nguyên tố khoáng”, “Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật”, “Quang hợp và năng suất cây trồng”, “Cảm ứng ở động vật”, “Điều khiển sinh sản ở động vật”, “Sinh đẻ có kế hoạch ở người”...
c. Vận dụng rèn luyện năng lực thông qua bộ môn
Để việc lồng ghép rèn luyện năng lực thông qua bộ môn sinh học 11 đạt hiệu quả cao, tránh gò bó, đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy. Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên giành 3 phút để dặn dò các em. Có dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt và như thế tiết học mới đạt hiệu quả cao.Và khâu chuẩn bị giáo án của giáo viên cũng được đổi mới. Giáo viên phải đưa ra các câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế, gần gũi với các em thì mới giáo dục năng lực có kết quả cao.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm học nhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài về một vài kỹ năng sống. Cụ thể như:
c.1 Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe:
* Tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy:
Ví dụ: Bài “Hô hấp ở động vật” và bài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật”.
- Nêu tác hại của khói thuốc lá?
Và để lớp học sinh động hơn giáo viên đố vui: Hút thuốc lá có 3 cái lợi “không sợ ăn trộm, không sợ chó cắn, không sợ chết già”. Em nào giải thích được?
- Sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung:
Hút thuốc lá nhiều bị viêm phổi ho nên ban đêm ăn trộm nghe ho tưởng còn thức nên không vào nhà lấy trộm. Viêm phổi Lao phổi ung thư phổi người gầy yếu nên đi phải chống gậy, gặp chó xông vào lấy gậy tự vệ nên không sợ chó cắn. Và tất nhiên ung thư phổi thì sẽ chết trẻ đâu còn để già mới chết.
- Qua câu đối vui đó giáo viên giáo dục học sinh thấy được tác hại của việc hút thuốc lá. Từ đó, em sẽ không hút thuốc lá và vận động, tuyên truyền người thân, bạn bè không hút thuốc lá.
Để tăng hiệu quả của việc giáo dục, giáo viên cho học sinh đọc trang báo giáo viên sưu tầm để học sinh hiểu sâu hơn về tác hại của việc hút thuốc lá:
Hình 2. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe
Hình 3. Tỷ lệ ung thư do hút thuốc lá
* Kĩ năng về sức khỏe sinh sản:
Thông qua một số bài và nội dung như bảng dưới đây giáo viên giáo dục các em học sinh biết mình cần phải làm gì khi còn là học sinh. Sống vô tư, hồn nhiên, tập trung vào học tập, không đua đòi, bồng bột, nhất thời hồ đồ để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Chương/Bài | Mục tiêu | Nội dung tích hợp | Phương thức tích hợp và gợi ý phương pháp dạy học |
PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ Chương III : SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN B. Sinh trưởng và phát triển ở động vật Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (bài 38 sách cơ bản và nâng cao) | Kiến thức: Hiểu các cơ sở khoa học của những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì. Kĩ năng:Hệ thống hóa kiến thức, làm việc theo nhóm. Thái độ: Không yêu sớm, không quan hệ tình dục trước hôn nhân. | - Các hoocmon sinh trưởng và phát triển: + Hoocmon điều hòa sinh trưởng : GH và tirôxin. + Hoocmon điều hòa sự phát triển : ơstrôgen (ở nữ) và testosreron (ở nam). - Cung cấp kiến thức về tác dụng của các hoocmon sinh trưởng, nhấn mạnh việc thừa hay thiếu những hoocmon này gây ra ảnh hưởng về sức khỏe và trí tuệ, cách điều trị. - Cung cấp kiến thức về các hoocmon điều hòa sự phát triển ở người qua đó nhấn mạnh cho học sinh thấy được sự thay đổi của cơ thể khi bước vào tuổi dậy thì. - Đặc biệt lưu ý về hiện tượng kinh nguyệt ở nữ để qua đó giáo dục các em có hiểu biết đúng đắn về hiện tượng này, cách giữ gìn vệ sinh, chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho hiện tại và cả sức khỏe sinh sản sau này. | - Phương thức: Liên hệ. - Phương pháp: +Thảo luận nhóm. +Phát vấn, gợi mở, liên hệ thực tế. |
Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (bài 39 sách cơ bản và nâng cao) | Kiến thức: Hiểu được tác động của các yếu tố dinh dưỡng đến sức khỏe sinh sản. Kĩ năng: Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí, tuyên truyền về dân số và kế hoạch hóa gia đình. Thái độ: Nhìn nhận đúng đắn về kế hoạch hóa gia đình, không yêu sớm, không quan hệ tình dục trước hôn nhân, bài trừ tệ nạn xã hội (thuốc lá, rượu, bia; ma túy…) | - Ảnh hưởng của nhân tố thức ăn, các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, chất thải, chất độc hại lên sinh trưởng và phát triển ở người. - Cải thiện chất lượng dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Cung cấp kiến thức về ảnh hưởng của thức ăn và các nhân tố từ môi trường lên sinh trưởng và phát triển của con người để giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. - Giới thiệu các biện pháp để cải thiện chất lượng dân số như nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, tư vấn di truyền, chẩn đoán sớm các đột biến trong phát triển phôi thai, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,… đặc biệt nhấn mạnh tác hại của ma túy, thuốc lá, bia, rượu đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản sau này. - Cung cấp đầy đủ kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai để các em có ý thức và cách phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục và việc mang thai ngoài ý muốn; biết cách để kế hoạch hóa khi lập gia đình sau này. | - Phương thức: Liên hệ. - Phương pháp: +Thảo luận nhóm. +Thuyết trình. +Đóng vai. +Phát vấn, gợi mở, liên hệ thực tế. |
Chương IV : SINH SẢN B. Sinh sản ở động vật Sinh sản hữu tính ở động vật (bài 45 sách cơ bản và nâng cao) | Kiến thức: Hiểu: - Cơ chế điều hòa bằng hoocmôn trong sinh sản. - Con người có khả năng làm chủ sự sinh sản của mình qua việc thực hiện các biện pháp tránh thai. Biết: - Cơ sở khoa học, cách sử dụng và tác dụng của các biện pháp tránh thai, đặc biệt là các biện pháp tránh thai hiện đại. - Hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn, sinh con ở tuổi vị thành niên. - Hậu quả của phá thai. Thái độ: - Có ý thưc tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản vị thành niên. - Có ý thức trì hoãn, không quan hệ tình dục sớm. | - Các hình thức thụ tinh : thụ tinh trong. - Ở người quá trình thụ tinh diễn ra trong cơ quan sinh dục của nữ, từ đây nói thêm cho các em biết việc quan hệ tình dục giữa nam và nữ có thể dẫn đến thụ thai và mang thai. | -Phương thức : Tích hợp. -Phương pháp: + Thuyết trình (HS sưu tầm các thông tin về hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn, phá thai ở tuổi vi thành niên rồi thuyết trình trước lớp). + Thảo luận nhóm. + Vẽ tranh áp phích. |
Cơ chế điều hòa sinh sản (bài 46 sách cơ bản và nâng cao) | Kiến thức: - Hiểu được cơ chế điều hòa bằng hoocmôn trong sinh sản. - Biết được hậu quả của ma túy, rượu, bia…đến sức khỏe sinh sản. Thái độ: Có ý thưc tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản vị thành niên và tránh xa thuốc lá, rượu, bia, ma túy. | - Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng. - Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. - Cung cấp cho học sinh kiến thức về tác động của các hoocmon lên quá trình sinh trứng ở nữ, qua đó: Học sinh biết được việc chậm kinh hoặc tắt kinh sau khi đã có quan hệ tình dục là một trong những dấu hiệu có thể đã có thai. - Giới thiệu cho học sinh biết được ảnh hưởng của stress, lo âu, thiếu chất dinh dưỡng, nghiện thuốc lá, nghiện ma túy, nghiện rượu… sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tinh trùng và trứng, từ đó sẽ ảnh hưởng lên sức khỏe sinh sản và chức năng duy trì nòi giống sau này. | -Phương thức: Tích hợp. -Phương pháp: Thảo luận nhóm. |
Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người (bài 47 sách cơ bản và nâng cao) | Kiến thức: - Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật. - Hiểu được tại sao phải kế hoạch hóa gia đình. - Giải thích được tại sao phá thai không phải là biện pháp kế hoạch hóa gia đình, trường hợp nào không nên phá thai trường hợp nào nên phá thai. - Biết được cơ sở khoa học, ưu nhược điểm của từng biện pháp tránh thai. Kỹ năng: Thuyết trình, thu thập tư liệu vẽ tranh để tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, rèn luyện ý thức và biết cách thực hiện kế hoạch hóa gia đình trong tương lai. Thái độ: Có thái độ và cách nhìn nhận đúng về chính sách, kế hoạch hóa gia đình của nhà nước quy định. | - Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người. - Cung cấp kiến thức cho học sinh hiểu được cơ sở khoa học và cách thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm để giúp cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có thể có con. - Cơ sở khoa học, ưu nhược điểm của từng biện pháp tránh thai. | -Phương thức : Tích hợp. -Phương pháp: + Thuyết trình (Sưu tầm các thông tin và mẫu vật về các biện pháp tránh thai; về hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn, phá thai ở tuổi vi thành niên). + Thảo luận nhóm. + Vẽ tranh áp phích. + Đóng vai. |
c.2. Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành
* Kĩ năng xây dựng thói quen đúng giờ:
* Ví dụ: Bài “cảm ứng ở động vật”:
- Em hãy cho ví dụ về một số phản xạ có điều kiện?
- Nêu sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện?
-Điều đó có ý nghĩa gì?
- Sau khi học sinh cho ví dụ giáo viên điều chỉnh bổ sung từ đó cho các em thói quen: - Đi ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ.
- Đi học đúng giờ.
- Có thời gian biểu học tập.
- Ăn đúng giờ, điều độ.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
* Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trả lời, kĩ năng giới thiệu bản thân, kĩ năng diễn đạt ý kiến lắng nghe:
Kĩ năng này học sinh còn hạn chế rất nhiều. Nhiều em đứng lên phát biểu xây dựng bài nhưng không lặp lại câu hỏi, nội dung diễn đạt không rõ ràng, không thu hút người nghe. Kĩ năng này tôi luôn rèn luyện các em trong suốt quá trình dạy học trong bộ môn sinh 11 nói riêng và tất cả các khối lớp nói chung.
Hình 4. Học sinh báo cáo trước lớp
* Kĩ năng ứng xử có văn hóa:
Thời buổi hội nhập, tiếp xúc với những ngôn ngữ không văn hóa qua các trò chơi không lành mạnh và do thói quen nên các em thường xưng hô với bạn bè (tao - mày); với cha mẹ (ông - tui; bà - tui); với cô thầy (bà, cô; ông thầy) thậm chí phát ngôn tự do. Trong từng tiết dạy giáo viên luôn để ý cách trả lời hay những lúc nói chuyện của học sinh trong giờ học, ra chơi mà uốn nắn kịp thời. Giáo viên luôn để ý đến cách ăn mặc, tác phong, cử chỉ của từng em mà giáo dục. Bởi lẽ giáo viên không chỉ dạy chữ mà còn dạy người.
*Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng trong thực tế đời sống, học tập và sản xuất:
* Ví dụ 1: Bài “Cân bằng nội môi”
Vì sao khi mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?
=> Qua đó các em hiểu được cơ chế tự điều hòa thân nhiệt là trời lạnh da nổi gai ốc để giữ nhiệt, trời nóng mặt đỏ bừng vì thoát nhiệt.
Hay giáo viên đặt câu hỏi:
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu đường.
=> Qua đó các em có biện pháp ăn uống hợp lí, khoa học, không ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt...
* Ví dụ 2: Bài “Tuần hoàn máu”
- Tại sao khi bước vào phòng thi tim em đập mạnh?
- Để hạn chế điều đó em cần phải làm gì?
Sau khi giải thích xong, giáo viên giáo dục học sinh phải học bài thật tốt thì khi thi mới đạt kết quả cao.
- Tại sao ăn quá mặn hay ăn nhiều dầu mỡ dễ bị huyết áp cao? Khi bị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp thí ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe ?
=> Qua đó giáo viên giáo dục học sinh về chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lí.
* Kĩ năng thực hành thông qua bộ môn:
Môn sinh học là môn học thực nghiệm, trực quan. Trong các tiết thực hành giáo viên phải dạy chính xác, khoa học, không cắt xén chương trình để thông qua bộ môn này rèn cho học sinh kĩ năng thực hành, quan sát.
Hình 5. Học sinh tham gia các tiết thực hành
c.3 Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần, sống lành mạnh, bảo vệ môi trường .
Trong cuộc sống ai cũng muốn mình khỏe mạnh, hạnh phúc nhưng không ai cũng có được điều đó. Bệnh tật, tai nạn luôn rình rập hoặc do thiếu hiểu biết hay một chút nông nổi đã mắc phải căn bệnh quái ác. Thông qua chương trình sinh học 11 giáo dục các em biết cách bảo vệ mình và quan tâm, giúp đỡ mọi người chẳng may rơi vào các hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật hay lầm lỡ. Biết giúp đỡ bạn bè và kiềm chế..
* Ví dụ 1: Bài “Quang hợp ở thực vật”.
- Trồng cây xanh có lợi gì trong việc làm sạch bầu khí quyển xung quanh ta?
Giáo dục học sinh trồng cây xanh.
Hình 7. Hoạt động trồng cây xanh bảo vệ môi trường
* Ví dụ 2: Qua bài “Tiêu hóa ở động vật”
=> Giáo dục học sinh: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt là các mắt xích trong chuỗi và lưới thức ăn đảm bảo dòng tuần hoàn vật chất và năng lượng, sự cân bằng sinh thái cần bảo vệ động thực vật, bảo tồn đa dạng sinh học.
*Ví dụ 3: Bài “Hướng động” và “Ứng động” dạy học sịnh trồng cây với mật độ phù hợp, không lạm dụng hóa chất độc hại với cây trồng. Hạn chế thải chất độc hại vào môi trường không khí. Khả năng biến đổi của thực vật để thích nghi với môi trường là có mức độ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống ổn định tránh tác động mạnh gây thay đổi lớn trong môi trường.
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp
- Không phải tất cả các giờ Sinh học đều lồng ghép giáo dục kĩ, chỉ áp dụng khi nào giáo viên thấy hợp lý về mặt thời gian và nội dung kiến thức.
- Tùy nội dung bài mà giáo viên lồng ghép giáo dục kĩ năng sống sao cho phù hợp, tránh tình trạng ôm đồm lo xoáy vào giáo dục kĩ năng sống mà quên đi truyền thụ nội dung chính của bài học.
3.4 Kết quả nghiên cứu
Nhờ rèn luyện kĩ năng sống thông qua bộ môn mà học sinh nắm được những kĩ năng sống cơ bản. Trong từng tiết dạy nhờ giáo dục, uốn nắn, động viên, nhắc nhở mà các em tiến bộ rõ rệt về kĩ năng giao tiếp. Cách xưng hô với bạn bè có cải thiện, thân mật hơn. Mối quan hệ giữa thầy cô, bạn bè gần gũi hơn, thân thiết hơn.
Kĩ năng nói của các em cũng tiến bộ rõ nét, mạnh dạn thuyết trình trước đám đông, tự tin nghiên cứu và tham gia vào các cuộc thi khoa học kĩ thuật kết quả trong năm 2017-2018 này các em đã đạt được 1 giải nhất - 1 giải nhì cấp Huyện và 2 giải khuyến kích cấp Tỉnh.
Hình 8. Học sinh tự tin tham gia vào cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Các em đã lập nhóm để xây dựng mô hình trồng trọt tại nhà bằng cách tận dụng khoảng đất trống phía sau nhà và những phế liệu bị hư hoặc bỏ của gia đình hoặc mô hình trồng rau mầm sạch trong nhà; vừa phục vụ nguồn thức ăn sạch cho bản thân, gia đình vừa mang lại kinh tế. Đây cũng là cơ sở thúc đẩy cho cho đề án nghiên cứu khởi nghiệp cho học sinh.
Hình 9. Mô hình trồng rau sạch do học sinh tự thiết kế
Hình 10. Mô hình trồng rau mầm sạch trong nhà
3.5. Những bài học rút ra
- Đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chúng ta phải tiến hành thường xuyên, kết hợp với theo dõi, kiểm tra, động viên, nhắc nhở.
- Do trình độ của học sinh không đồng đều, ý thức của mỗi em cũng khác nhau nên không thể một sớm một chiều các em thay đổi được. Do vậy, trong từng tiết dạy tùy nội dung bài mà giáo viên lồng ghép giáo dục kĩ năng sống sao cho phù hợp, tránh tình trạng ôm đồm lo xoáy vào giáo dục kĩ năng sống mà quên đi truyền thụ nội dung chính của bài học.
3.6 Tài liệu đính kèm (không)
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/