Skkn Một số giải pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động trải nghiệm

 


- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động trải nghiệm”

- Lĩnh vực áp dụng: Đề tài có khả năng áp dụng vào quá trình dạy trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động trải nghiệm trong trường mầm non tại các thời điểm trong ngày của trẻ và có tính khả thi.Có thể áp dụng các giải pháp này trong quá trình dạy trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm và giúp trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động trải nghiệm trong trường mầm non trên phạm vi toàn tỉnh.

- Mô tả sáng kiến:

+ Về nội dung của sáng kiến:

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ mầm non từ 06 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi. Vì vậy, giáo dục mầm non trong những năm qua đã không ngừng thay đổi về Chương trình để đáp ứng được với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, của xã hội và đặc biệt là đáp ứng với sự phát triển nói chung của giáo dục trong thời đại mới. Nền tri thức khoa học tiến bộ yêu cầu giáo dục cũng phải thay đổi theo để đáp ứng được với xu thế phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật hiện đại. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển Giáo dục và Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”.

Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay đã đổi mới cả về nội dung và phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Chính quan điểm này yêu mỗi giáo viên phải không ngừng đổi mới trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo từng lứa tuổi, và trong việc tổ chức đa dạng hóa các hình thức giáo dục xuất phát từ các tiêu chí giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giúp cho trẻ tham gia chủ động, tích cực vào các hoạt động để nhận thức và trải nghiệm những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà trẻ đã có hoặc chưa có trong cuộc sống. Qua đó trẻ được tìm tòi khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan, bằng sự cảm nhận của tư duy của ngôn ngữ và đặc biệt là thông qua quá trình trải nghiệm tích cực của chính bản thân trẻ.

Việc tạo cơ hội cho trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được tham gia tích cực vào hoạt động trải nghiệm trong trường mầm non là việc làm vô cùng cần thiết. Qua đó giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức trong cuộc sống gần gũi với trẻ và ở xung quanh trẻ, về những mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, những ngành nghề trong xã hội, những kiến thức khoa học đơn giản về con người, về động vật, thực vật, và thế giới tự nhiên....

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Như vậy, hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là hoạt động không thể thiếu trong quá trình tổ chức cho trẻ 5 – 6 tuổi lĩnh hội những nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đây là một nhiệm vụ đối với giáo viên mầm non dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, và nhiệm vụ này cần được thực hiện một cách tổng thể đầy đủ, thường xuyên nhằm tạo mọi cơ hội cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi được thực hành, trải nghiệm ở trong các hoạt động của trẻ.

Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi tác giả phụ trách đã nhận thấy có những bất cập khi trẻ tham gia vào hoạt dộng trải nghiệm đó là: trẻ chưa thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm của lớp, kiến thức và kỹ năng trải nghiệm của trẻ chưa cao vì vậy trẻ vẫn còn thụ động, còn lúng túng khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm của lớp, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm cần yếu tố thực hành, hoạt động trải nghiệm mang tính tập thể, và hoạt động trải nghiệm mang tính khoa học. Đây chính là những nguyên nhân đã ảnh hưởng đến chất lượng các hoạt động trải nghiệm mà tác giả tổ chức cho trẻ, và đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng tích cực của trẻ khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, những hoạt động trải nghiệm mà tác giả tổ chức cho trẻ còn chưa thực sự phát huy được vai trò chủ động của trẻ.

Từ thực tế tác giả đã nêu trên và để thực hiện một cách đồng bộ các hoạt động trải nghiệm và có hiệu quả nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động trải nghiệm, tác giả đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động trải nghiệm”. Tác giảxin trình bày các giải pháp như sau:

* Giải pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở, cung cấp đồ dùng dùng đồ chơi theo chủ đề phong phú và có đầy đủ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hoạt động tích cực.

- Mục tiêu của giải pháp:

Xây dựng môi trường lớp học cho trẻ hoạt động là một khâu quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đây là một biện pháp không thể thiếu để tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm tích cực, việc xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở, cung cấp đồ dùng dùng đồ chơi theo chủ đề phong phú và có đầy đủ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hoạt động tích cực là cách để mỗi giáo viên tạo cho trẻ một không gian hoạt động vui chơi một cách thoải mái, hồn nhiên và chủ động qua đó sẽ phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động trải nghiệm ở môi trường trong lớp học.

- Nội dung và cách thực hiện giải pháp:

+ Bước 1: Tạo các góc hoạt động trong lớp học theo hướng mở.

Việc tạo các góc hoạt động trong lớp học theo hướng mở là bước đầu tiên để xây dựng môi trường lớp học cho trẻ hoạt động trải nghiệm. Trong bước này tác giả đã bố trí các góc học mở theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, và sắp xếp các góc một cách hợp lý để trẻ thuận lợi trong hoạt động. Góc chơi ồn ào tác giả sẽ bố trí gần nhau và góc chơi tĩnh tác giả bố trí gần nhau để trong quá trình trẻ trải nghiệm sẽ không ảnh hướng đến chất lượng vai chơi của trẻ khác ở những góc chơi khác.

 + Bước 2: Chuẩn bị đa dạng đồ chơi đồ và các nguyên vật liệu mở tại các góc chơi.

Đây là bước vô cùng quan trọng vì chỉ có các đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng mới gợi mở cho trẻ sự tò mò và thích khám phá của trẻ trong các góc chơi, qua đó cho trẻ khám phá và trải nghiệm qua đồ chơi để phát huy tối đa tính tích cực và hứng thú của trẻ trong hoạt động trải nghiệm.

Trong bước này tác giả chủ động làm những đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có, hay từ các nguyên vật liệu phế thải dễ kiếm, dễ tìm để làm ra những đồ chơi tại góc như: các loại hộp tôi làm để tạo thành các hình khối cho trẻ ở góc học tập, và cung cấp cho trẻ các loại hột hạt, que gỗ, thanh đè lưỡi, len, giây chun, bảng gỗ, bảng viết phấn, các loại hình phẳng, số đếm, ....,ở góc nấu ăn tác giả có thể làm các món ăn cho trẻ từ các nguyên vật liệu mở để trẻ trải nghiệm làm người nấu ăn như quấn bánh đa nem, rán bánh, ốp trứng, luộc rau...Ở góc gia đình tác giả có thể chuẩn bị búp bê, quần áo, chậu tắm để cho trẻ tắm ch búp bê, mặc và thay quần áo cho búp bê....tất cả đều là những đồ chơi tự tạo mà trẻ cũng có thể cùng cô giáo sáng tạo ra. Đây cũng chính là quá trình trẻ hoạt động tích cực để trẻ có thể tự do sáng tạo đồ chơi theo ý tưởng của mình để tạo ra các đồ chơi từ các  nguyên liệu mà cô giáo cung cấp.

Từ những đồ dùng đồ chơi đó tôi có thể làm và chuẩn bị theo từng chủ đề cho phù hợp với nội dung trải nghiệm ở từng góc chơi và qua đó bố trí đồ chơi tại góc chơi không bị chồng chéo và không bị nhàm chán đối với trẻ, có như vậy mới kích thích trẻ tích cực hoạt động trải nghiệm ở các góc chơi trong lớp học.

+ Bước 3: Xắp xếp đồ chơi đa dạng phù hợp với chủ đề kết hợp với các nguyên vật liệu mở tại các góc chơi.

Sau khi đã sắp xếp các góc chơi một cách hợp lý, cung cấp và làm đồ dùng đồ chơi và các nguyên vật liệu mở thì việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi và các nguyên vật liệu mở tại các góc chơi là một khâu tiếp theo trong việc tôi tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Đây là bước cuối cùng để tạo cho trẻ có góc chơi hoàn hảo nhất giúp trẻ hoạt động trải nghiệm một cách tích cực hứng thú và say mê trong hoạt động.

Việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi một cách đẹp mắt, có đủ đồ chơi và đồ dùng kết hợp với nguyên vật liệu mở ở các góc chơi sẽ là động lực thúc đẩy trẻ vào hoạt động trải nghiệm qua các góc chơi, trải nghiệm qua đồ chơi, trải nghiệm qua các  nguyên vật liệu mở để từ đó tính tích cực của trẻ sẽ được phát huy rất nhiều trong quá trình hoạt động trải nghiệm tại góc chơi.

Tác giả cũng xây dựng những tiêu chí khi sắp xếp đồ chơi tại góc của lớp mình khác với trước đó là những đồ chơi đã cũ tác giả để cùng với những đồ chơi mới và cùng trên một giá đựng, như vậy trẻ sẽ không kén chọn đồ chơi mà cũng không thắc mắc hay chán với những đồ chơi cũ. Những nguyên vật liệu mở thì để tập chung ở đầy đủ các góc và góc nào trẻ cũng được trải nghiệm với nguyên vật liệu mở. Có như vậy trẻ mới tạo cho trẻ sự tò mò khám phá và trải nghiệm với các  nguyên vật liệu mở mà không bị nhàm chán khi chơi ở bất kỳ góc chơi nào và tích cực chủ động hơn trong hoạt động trải nghiệm ở các góc chơi mà trẻ thích.

Qua các bước trên tác giả nhận thấy quá trình xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở, cung cấp đồ dùng dùng đồ chơi theo chủ đề phong phú và có đầy đủ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hoạt động tích cực là một biện pháp không thể thiếu trong hoạt động tổng thể của trẻ mầm non và đặc biệt là hoạt động trải nghiệm và đây cũng chính là nội dung mà mỗi giáo viên phải phát huy tối đa khả năng và sở trường của mình để tạo cho trẻ một môi trường hoạt động trải nghiệm phong phú đa dạng để trẻ tích cực tham gia không nhàm chán và vẫn có hiệu quả để hình thành những kỹ năng chơi cho trẻ.

- Điều kiện để áp dụng giải pháp:

Giáo viên phải năm vững nội dung và quan điểm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, các tiêu chí và nguyên tắc sắp xếp góc chơi trong lớp lớp đồ chơi tại các góc chơi, nắm rõ các nguyên vật liệu mở phù hợp với nội dung chơi tại góc.

Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục của lớp mình phụ trách để huy động sự ủng hộ của phụ huynh trong việc tái sử dụng và quyên góp các nguyên vật liệu phế thải an toàn cho lớp học để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trong các góc chơi, và trong hoạt động dạy trẻ sáng tạo đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở tại góc chơi.

* Giải pháp 2: Lựa chọn và tổ chức các nội dung trải nghiệm phù hợp với các hoạt động trong ngày của trẻ tạo nên sự tích cực cho trẻ trong hoạt động trải nghiệm.

Sau khi các bước về xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở, cung cấp đồ dùng dùng đồ chơi theo chủ đề phong phú và có đầy đủ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hoạt động tích cực đã được chuẩn bị đầy đủ để cho trẻ hoạt động trải nghiệm ở các góc, thì lựa chọn các các nội dung trải nghiệm phù hợp với các hoạt động trong ngày cho trẻ tham gia để không có sự nhàm chán trong hoạt động trải nghiệm là một biện pháp mà tác giả đã lựa chọn và áp dụng.

- Mục tiêu của giải pháp:

Tác giả muốn đem đến cho trẻ những nội dung trải nghiệm khác ngoài trải nghiệm trong hoạt động góc, qua đó cung cấp nội dung trải nghiệm mới lạ sẽ làm cho trẻ tích cực hơn trong hoạt động. Cái mới lạ sẽ đem lại sự tò mò thích khám phá ở trẻ và như vậy trẻ sẽ chủ động tích cực tham gia vào hoạt động trải nghiệm một cách trọn vẹn mà không cần sự tác động của giáo viên.

- Nội dung và cách thực hiện giải pháp:

+ Bước 1: Xây dựng kế hoạch trải nghiệm cùng với hoạt động trong ngày của trẻ

Đây là một bước quan trọng trước khi cho trẻ trải nghiệm vì chỉ xây dựng được nội dung trải nghiệm phù hợp thì mới tổ chức cho trẻ các hoạt động trải nghiệm phong phú và mới lạ. Đây cũng chính là bước khởi nguồn cho sự thể hiện trẻ có được tham gia vào hoạt động trải nghiệm hay không và hoạt động trải nghiệm có thực sự tích cực ở trẻ hay không. Vì vậy, xác định cho trẻ một hoạt động trải nghiệm như thế nào là phù hợp, như thế nào là hay thì yêu cầu người giáo viên phải lựa chọn nội dung mang tính mới và không lặp lại.

Để thực hiện bước này tác giả đã chủ động xây dựng nội dung hoạt động trong ngày ở kế hoạch giáo dục cụ thể trong tuần cùng với các hoạt động học và hoạt động vui chơi ở trẻ và các hoạt động ăn ngủ và vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, lao động nhẹ nhàng cùng cô giáo và các bạn, hay có thể hoạt động trải nghiệm là giúp giáo viên những công việc nhỏ phù hợp với khả năng của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Ví dụ:

+ Đối với hoạt động học tác giả có thể lồng ghép hoạt động trải nghiệm phù hợp với nội dung bài học (Như qua bài dạy trẻ khám phá khoa học với đề tài “ bé tìm hiểu sự nẩy mầm của hạt” thì sau bài học này tác giả đã lồng ghép hoạt động trải nghiệm đó là cho trẻ trải nghiệm công việc gieo hạt rau, hạt ngô, hạt đỗ, hạt lạc... vào thùng xốp, vào hộp nhựa)

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

 + Đối với hoạt động vui chơi ngoài trời thì có thể tạo cho trẻ hoạt động trải nghiệm với thiên nhiên, với đất đá cát sỏi và với các hoạt động trải nghiệm lao động nhặt lá cây khô, nhặt rác trên sân trường, nhổ cỏ vườn rau, tưới nước cho cây, lúc này các hoạt động trải nghiệm cũng phải phù hợp với thời tiết ký hâu trong ngày để dạy trẻ một cách tự nhiên và tạo sự tích cực hứng thú ở trẻ.

+ Đối với hoạt động ăn ngủ vệ sinh; Cho trẻ trải nghiệm kê dọn bàn ghế, lau bàn sau khi ăn, phơi khăn cùng cô qua đó trẻ được trải nghiệm những công việc nhỏ hàng ngày để giúp cô giáo vệ sinh lớp học. Chính từ những hoạt động trải nghiệm này mà tác gải đã đem đến cho ter sự tích cực của mình qua đó trẻ đón nhận những lời khen ngợi của giáo viên, những lời động viên để giúp trẻ hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Bước 2: Tổ chức các nội dung trải nghiệm lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ.

Việc tổ chức các nội dung trải nghiệm lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ sẽ tạo mọi cơ hội cho trẻ được trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Đây là bước vô cùng quan trọng vì chỉ có việc tổ chức cho trẻ hoạt động trải nghiệm càng nhiều thì mới kích thích tính ham học hỏi, tính tò mò và ham hiểu biết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được trỗi dậy và có như vậy sự tích cực của trẻ sẽ ngày càng phát huy thông qua các hoạt động trải nghiệm.

Tác giả đã sử dụng bước này để áp dụng vào quá trình tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm và trên thực tế cho thấy khi trẻ được cô giáo tổ chức hoạt động trải nghiệm  thì lúc này trẻ có thể chưa tích cực, nhưng có những lúc trẻ cũng tích cực ngay ở giây phút ban đầu. Như vậy điều đặt ra ở đây là gì, tức là giáo viên phải giao nhiệm vụ cho trẻ được suy ngẫm và được tự làm điều mà trẻ muốn khám phá mà không cần phương thức của giáo viên. Mà là tự trẻ sẽ làm và sẽ trao đổi với nhau để cùng nhau giải quyết vấn đề trong quá trình trải nghiệm, sau đó trẻ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng và thống nhất với kết quả đó là đúng, chính điều này đã tạo sự tích cực đến mức tối đa của trẻ vào hoạt động trải nghiệm. Và trẻ sẽ say mê để làm tốt công việc của trẻ mà không cần sự gợi ý của giáo viên. Tuy nhiên, để sự tích cực của trẻ đạt ở mức độ cao nhất thì giáo viên phải cho trẻ thuyết trình lại quá trình trẻ đã làm được để cho cô giáo và các bạn cùng lắng nghe quá trình trẻ tìm ra được kết quả. Chính điều này đã tạo cho trẻ niềm tin là mình sẽ làm được và làm tốt nếu như mình được trải nghiệm.

Ví dụ:  Đối với hoạt động học tác giả có thể lồng ghép hoạt động trải nghiệm phù hợp với nội dung bài học (Như qua bài dạy trẻ khám phá khoa học với đề tài “ bé tìm hiểu sự nẩy mầm của hạt” thì sau bài học này tác giả đã cho trẻ trải nghiệm công việc gieo hạt rau, hạt ngô, hạt đỗ, hạt lạc... vào thùng xốp, vào hộp nhựa sau đó cho trẻ theo dõi đánh dấu vào lịch hàng ngày của trẻ, có ghi tên của từng nhóm của từng loại hạt và chăm sóc tưới nước hàng ngày để đến lúc hạt nẩy mầm thành cây để xem quá trình nẩy mầm của hạt bắt đầu từ ngày nào, hạt nào nẩy mầm trước, hạt nào nẩy mầm sau và vì sao các loại hạt không nảy mầm cùng một thời điểm. Như vậy, từ bài học tác giả đã dẫn dắt trẻ cùng hoạt động trải nghiệm vô cùng thú vị mà trẻ rất tích cực tham gia và hàng ngày trẻ chủ động chăm sóc và chờ đợi ngày hạt nẩy mầm thành cây và ngoi lên khỏi mặt đất... )

Bước 3: Công nhận và khen ngợi động viên kết quả trải nghiệm của trẻ .

Để bước hai được thành công thì công việc cuối cùng mà tác giả lựa chọn đó là bước kết thúc và nhận xét kết quả trẻ đã đạt được trong hoạt động trải nghiệm. Sau mỗi một hoạt dộng trải nghiệm thì trẻ được động viên và khen ngợi tán thành những kết quả trẻ đã đạt được là vô cùng quan trọng. Đối với trẻ mầm non việc động viên khen ngợi đúng lúc đúng chỗ sẽ là động lực vô cùng quan trọng trong việc hình thành ở trẻ những hành vi và thói quen tốt đặc biệt là hình thành nhân cách tốt ở trẻ mầm non. Trẻ không chỉ là một chủ thể lĩnh hội kiến thức mà ở đây trẻ là chủ thể của hoạt động, là chủ thể của quá trình hoạt động và kết quả của hoạt động. Qua những động viên của giáo viên trẻ sẽ tích cực hơn rất nhiều trong các hoạt động trải nghiệm khác.

Để làm tốt bước này tác giả đã sử dụng những thời điểm mà trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm và động viên khen ngợi sẽ ngay sau khi trẻ hoàn thành hoạt động trải nghiệm, như thế trẻ sẽ được động viên khích lệ kịp thời, trẻ sẽ cảm thấy vui thích và muốn được tham gia để nhận lời khen của cô giáo cho sự cố gắng của mình.

Qua ba bước trên tác giả nhận thấy nội dung và tổ chức cho trẻ trải nghiệm để mang lại sự tích cực trong hoạt động cho trẻ là việc làm cần thiết, nó không chỉ đem lại những niềm vui ở người giáo viên mà thành công hơn nữa là đem lại ở trẻ sự hứng thú, say mê và tích cực thực sự trong hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non. Đây là bước quan trọng để dần hình thành ở trẻ tính tự chủ, tự lập, chủ động, tích cực trọng mọi hoạt động của lớp mà trẻ muốn tham gia vào để giúp trẻ trải nghiệm và lĩnh hội những kỹ năng sống, những kiến thức khoa học phù hợp với nhận thức của lứa tuổi mầm non.

- Điều kiện để áp dụng giải pháp:

+ Giáo viên phải lựa chọn nội dung cho trẻ hoạt động trải nghiệm sát thực, biết tận dụng những tời điểm trong thực tế cho trẻ trải nghiệm, không ôm đồm quá vào hoạt động trại nghiệm ở một thời điểm nhất định.

+ Phải linh hoạt trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, nếu thấy trẻ tích cực trong hoạt động trải nghiệm nào đó thì giáo viên phải cung cấp nguyên vật liệu và đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động tích cực.

+ Tận dụng các thời điểm và tuyên dương khen gợi trẻ kịp thời trong hoạt động có thể mang lại cho trẻ phần thưởng khi trẻ hoàn thành tốt hoạt động của nhóm hay của các nhân.

* Giải pháp 3: Lựa chọn và đa dạng các hình thức tổ chức để giúp trẻ tích cực hơn trong hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non.

- Mục tiêu của giải pháp:

Mỗi một hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động trải nghiệm sẽ tác động một cách trực tiếp đến kết quả mà trẻ trải nghiệm. Có thể sẽ giúp cho tính tích cực của trẻ tăng lên nhưng cũng có thể làm giảm đi sự hứng thú và tích cực của trẻ trong hoạt động. Vì thế, mỗi một hình thức giáo viên tổ chức cho trẻ trải nghiệm sẽ là một căn cứ để trẻ học tập và trải nghiệm những gì và phát huy những gì thông qua hoạt động đó. Trẻ không chỉ học tập và vui chơi mà thông qua đó trẻ đã lĩnh hội những kiến thức cơ bản trong cuộc sống, những kỹ năng sống cần thiết và những thái độ ứng xử phù hợp trong giáo tiếp hàng ngày.

- Nội dung và cách thực hiện giải pháp:

Việc lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là việc làm cần thiết vì mỗi một hoạt động trải nghiệm giáo viên cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Đó là hình thức hoạt động phải phù hợp với nội dung hoạt động và phương pháp hoạt động.

+ Khi tổ chức cho trẻ trải nghiệm ở nội dung gì thì tác giả đã sử dụng những hình thức cho trẻ trải nghiệm phù hợp để tạo cho trẻ sự tích cực khi tham gia các hoạt động trải nghiệm. Những hình thức phù hợp sẽ giúp trẻ không chỉ chủ động trong hoạt động cá nhân mà còn tích cực trong cả hoạt động theo nhóm nhỏ và nhóm lớn.

+ Đối với hoạt động trải nghiệm lao động yêu cầu giáo viên phải lựa chọn hình thức tổ chức cho cả lớp cùng hoạt động trải nghiệm và lúc này cần giao nhiệm vụ cho từng cá nhân trẻ, như vậy trẻ phải tự mình tích cực tham gia để trẻ nào cũng hoàn thành công việc mà cô giáo phân công. Qua đó tích chủ động và tích cực của trẻ sẽ được tăng lên.

+ Đối với hoạt động trải nghiệm mang liên kết tập thể và cần hoàn thiện trong một tổ, nhóm nhất định thì giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức theo nhóm nhỏ, hoặc nhóm lớn và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm để hoàn thiện công việc của nhóm mình trong một khoảng thời gian nhất định, giúp cho hoạt động trải nghiệm có tính cạnh tranh giữa các nhóm và giữa các tổ với nhau và yêu cầu trẻ phải tích cực tư duy và suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết nhanh nhất có thể và hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình, từ đó giáo viên đã tạo cho trẻ sự tích cực, chủ động và trao đổi với nhau, hợp tác, chia sẻ với nhau trong hoạt động để hướng tới thành quả chung khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm của nhóm.

- Ngoài hình thức tổ chức theo nhóm, theo cá nhân và cả lớp thì việc áp dụng đa dạng các hình thức tổ chức khác cho trẻ hoạt động trải nghiệm cũng góp phần không nhỏ trong việc phát huy tính tích cực và độc lập suy nghĩ, phán đoàn và cảm nhận của trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm. Chẳng hạn như tác giả cúng đã lựa chọn các hình thức trải nghiệm thực tế sau đó đưa ra luôn cảm nhận của mình (Ví dụ: tác giả yêu cầu trẻ đi trên con đường sỏi quậy, đi trên con đường trải bông, đi trên con đường trải thảm cỏ và hỏi trẻ luôn cảm nhận của trẻ khi đi trên từng con đường đó trẻ sẽ cảm nhận như thế nào và cảm nhận của bàn chân, con đường nào tạo cảm giác êm chân, ấm chân, lạnh chân, gai chân, ...)

+ Tăng cường hình thức trải nghiệm cho trẻ thông quan hình thức giải quyết các tình huống trải nghiệm trong thực tế cuộc sống xung quanh trẻ, tham quan, hoạt động vui chơi dã ngoại ở khu vực ngoài trường trong điều kiện cho phép của ban giám hiệu và trong các ngày Lễ lớn trong năm (Ví dụ: Thăm quan trải nghiệm cách đồng lúa, công việc của các bác nông dân, trải nghiệm hoạt động của các phương tiện giao thông trên đường phố, hoạt động tham qua n trải nghiệm những ngôi nhà cao tầng, ... )và lúc này trẻ phải vận dụng các kiến thức đã biết trẻ nói lên cảm nhận và suy nghĩ của mình, và như vậy trẻ sẽ học tập được những kỹ năng mới, những kiến thức mới khi ở trong không gian trường học trẻ sẽ không có điều kiện để tiếp xúc thực tế, để nhận định và để phán đoán những tình huống có thể xảy ra trong đời sống xung quanh trẻ mà vẫn có thể tích cực vào hoạt động một cách chủ động và tích cực.

Như vậy việc sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức cho trẻ các hoạt động trải nghiệm sẽ góp phần không nhỏ đến sự tích cực của trẻ trong hoạt động và qua đó trẻ sẽ hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non.

- Điều kiện để áp dụng giải pháp:

+ Giáo viên phải xác định rõ hình thức nào phù hợp với mỗi nội dung trải nghiệm, tránh sự nhầm lẫn giữ hình thức trải nghiệm theo lớp, hay hình thức tổ chức trải nghiệm theo nhóm, theo các nhân.

+ Khi lựa chọn hình thức trải nghiệm ngoại khóa, tham quan các khu vực khác ở gần trường mầm non theo hình thức đi bộ thì giáo viên phải chuẩn bị trước các điều kiện về sức khỏe cho trẻ, an toàn cho trẻ, nước uống, cho trẻ và cả những nơi giáo viên cho trẻ đến để giúp trẻ không nhàm chán khi được đi trải nghiệm ngoài trường.

+ Linh hoạt thay đổi hình thức nếu thấy trẻ chưa tích cực và chưa muốn tham gia hoạt động trải nghiệm.

+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:

Trên đây tác giả đã trình bày một số giải pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động trải nghiệm. Các giải pháp này tác giả đã áp dụng trực tiếp vào lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi và có hiệu quả trong việc thực hiện cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm tại trường mầm non và trong lớp học tác giả phụ trách. Những giải pháp này có khả năng áp dụng một cách hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và phù hợp với chương trình giáo dục mầm non trong đó việc xây dựng các biện pháp giúp trẻ tham gia tích cực vào hoạt động trải nghiệm là một nhiệm vụ không thể thiếu trong hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm xuất phát từ trẻ, do trẻ và vì trẻ để nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.

Việc ứng dụng đề tài này của bản thân tác giả đã áp dụng có hiệu quả tại lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non nơi tác giả đang công tác đã mang lại hiêu quả thiết thực. Các lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong nhà trường đã có những trải nghiệm vô cùng phong phú và tích cực qua đó không chỉ mang lại cho trẻ những kiên thức mới mà còn phát huy ở trẻ những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của mình trong mọi hoạt động trải nghiệm. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy.Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động trải nghiệm, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luậtTrong tất cả các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non đóng vai trò xây dựng nội dung, kế hoạch và định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó.Như vậy, qua việc đó trẻ rất hứng thú và tham gia tích cực vào hoạt động trải nghiệm và từ đó kiến thức, kỹ năng và thái độ của trẻ về thế giới xung quanh sẽ được hình thành và phát triển một cách tự nhiên, nhẹ nhàng.

Các giải pháp trên còn có khả năng áp dụng cho những lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non trong huyện Bình Xuyên và trong phạm vi toàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:

+ Mang lại hiệu quả kinh tế: Sáng kiến kinh nghiệm tác áp dụng đã giúp nâng cao nâng hiệu quả kinh tế giúp giáo viên mẫu giáo 5 – 6 tuổi có thể tự mình xây dựng môi trường lớp học cho trẻ trải nghiệm thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo ra những đồ dùng, đồ chơi đơn giản mà lại dễ kiếm, dễ tìm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, hay những nguyên vật liệu từ phế thải tái tạo, hoặc những nguyên vật liệu có trong thiên nhiên. Và có thể huy động tối đa các nguồn lực từ phía phụ huynh học sinh để giáo viên có thể tuyên truyền đến các bậc phụ huynh đóng góp ủng hộ những nguyên vật liệu đó để giáo viên tự do sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm mà không cần tốn kém về kinh phí của nhà trường và của bản thân giáo viên.

 + Mang lại lợi ích xã hội: Việc áp dụng những biện pháp giúp trẻ tham gia tích cực vào hoạt động trải nghiệm là một biện pháp hiệu quả mang lại ý nghĩa trong hoạt động chuyên môn, nó không chỉ có ý nghĩa riêng cho cá nhân tác giả mà còn mang lại trong quá trình thực hiện chuyên đề của cả trường mầm non. Chỉ có những biện pháp tích cực và tối ưu mới mang lại hiệu quả trong chuyên môn để nâng cao công tác giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Nó không chỉ mang lại những lợi ích cho đội ngũ giáo viên mà quan trọng nhất đó là mang lại cho trẻ nhỏ những kiến thức, kỹ năng và thái độ để trẻ vững bước vào lớp một. Các hoạt động trải nghiệm bao giờ cũng mang lại cho trẻ niềm hứng thú, say mê và tích cực trong hoạt động. Từ sự tích cực ấy trẻ sẽ được học tập và vui chơi nhằm phát huy hết khả năng vốn có của trẻ và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.

- Các thông tin cần được bảo mật ; Không

d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;

- Môi trường trong và ngoài lớp học, khu trải nghiệm, vườn rau, vườn hoa của bé, khu chợ quê, khu vườn cổ tích, khu vui chơi phát triển thể chất, phòng chức năng hoạt động âm nhạc, tin học, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi.

đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);

- Sáng kiến có khả năng áp dụng có hiệu quả giúp trẻ 5 – 6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động trải nghiệm ở các trường mầm non trong địa bàn huyện Bình Xuyên và trong phạm vi toàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Nguồn: ST


Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post