Skkn Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid 19 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non

  


Giáo dục mầm non là một mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta. Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện cho trẻ nhiều cơ may thắng lợi trên con đường tri thức cũng như trong cuộc sống.

Để tạo ra những con người phát triển toàn diện, đáp ứng các nhu cầu xã hội đề ra, một trong những yếu tố cần thiết đó là phải có một sức khoẻ tốt. Nếu không có một sức khoẻ tốt, một thể lực tốt thì sẽ ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong học tập và làm việc…

Như chúng ta đã biết có sức khoẻ là có tất cả, mọi hoạt động của trẻ được tham gia có tốt hay không, đều nhờ đến yếu tố sức khỏe. Chính vì vậy  giáo dục thể chất giúp trẻ phát triển khỏe mạnh là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến lĩnh vực giáo dục khác như: lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phất triển thẩm mĩ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội…Muốn vậy giáo viên cần xây dựng một môi trường an toàn, lành mạnh và đặc biệt chú trọng đến sức khỏe của trẻ như: an toàn phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh dịch bệnh, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Trẻ trong độ tuổi mầm non còn nhỏ nên sức đề kháng rất yếu, rất dễ mắc bệnh đặc biệt với những bệnh dễ lây qua đường hô hấp và các bệnh khác như bệnh sởi, ho gà, bệnh tay - chân - miệng... Vì vậy, tiêm phòng và sử dụng thuốc  điều trị là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh tât.

Đặc biệt trong tình hình hiện nay ở Việt Nam và các nước trên toàn thế giới đã xuất hiện một căn bệnh lây truyền mới qua đường hô hấp vô cùng nguy hiểm với cái tên Covid – 19 (hay là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona). Đây là một căn bệnh lay lan qua đường hô hấp mà trên thế giớ nói chung và Việt nam nói riêng chưa có thuốc phòng và điều trị đặc hiệu.

          Virus Corona (nCoV, Covid-19) là một loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp, có sự lây lan từ người sang người. Ví dụ: Lây qua đường hô hấp như: hắt hơi, ho, khạc nhổ, sổ mũi…Covid - 19 gây sốt và có thể làm tổn thương đường hô hấp. Nó là một căn bệnh lây lan nhanh và diễn biến hết sức phức tạp. Trường hợp nhẹ thì sốt, ho, khó thở. Trường hợp  nặng, gây viêm phổi và nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong.

          Trước tình hình dịch bệnh tất cả các cấp, các ngành từ Trung Ương đến địa phương đề ra nhiều phương án, công văn chỉ thị về cách phòng chống dịch bệnh COVID – 19. Toàn Đảng, toàn dân đã đang thực hiện và áp dụng chỉ thị một cách có hiệu quả. Ví dụ: sau ba tháng chống dịch hiện nay Việt Nam chúng ta cơ bản đã đẩy lùi và khống chế được dịch bệnh như: Ngày 27 tháng 04 năm 2020, có 270 người nhiễm bệnh, trong đó có 45 người đang điều trị và 225 người đã khỏi bệnh. Mặc dù dịch bệnh đã hạn chế và được đẩy lùi rất tốt xong nguy cơ vẫn còn tiềm ẩn do người dân còn lơ là chủ quan. Người lớn thì đã biết cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe để chống chọi với các loại bệnh dịch nhưng với trẻ nhỏ thì chưa biết cách phòng chống dịch bệnh cho bản thân. Ví dụ: Trẻ nhỏ còn chưa biết che miệng khi ho, hắt hơi, chưa thường xuyên rưa tay bằng xà phòng và còn cho tay lên mắt mũi miệng…Chính  vì vậy bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục đối tượng là trẻ mầm non 5 tuổi, tôi nhận thấy việc làm của trẻ như vậy là vô cùng nguy hiểm, trẻ cần được hướng dẫn và rèn luyện thường xuyên các kỹ năng phòng chống dịch bệnh. Chính vì điều đó mà bản thân tôi  đã nhận thấy việc giúp trẻ có những kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid – 19 là cấp thiết và quan trọng. Cho nên tôi đã suy nghĩ tìm tòi để tìm ra một số phương pháp giúp trẻ rèn kỹ năng phòng chống dịch bệnh. Điều đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non” nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào trong công tác phòng chống dịch bệnh của nhà trường đạt kết quả tốt hơn nữa.

Link tải file word đầy đủ (có hình ảnh): Tải xuống

Previous Post Next Post