Skkn Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán chuyển động đều cho học sinh lớp 5

 


1. Lời giới thiệu

  Toán học là môn khoa học cơ bản, có vai trò quan trọng không chỉ trong nhà trường mà còn trong đời sống của con người. Dạy và học toán nói chung và

với đối tượng học sinh tiểu học nói riêng yêu cầu phải sử dụng linh hoạt và hợp lí các phương pháp dạy học từ truyền thống đến hiện đại. Việc phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh sẽ nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Nhận thức được điều đó, tập thể giáo viên trường Tiểu học Chấn Hưng chúng tôi luôn luôn tìm tòi, vận dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học mới một cách phù hợp ở tất cả các bộ môn trong đó có môn Toán.

Link tải skkn tại đây: https://www.dvtuan.com/2022/03/bien-phap-ren-ki-nang-giai-toan-chuyen-dong-deu-lop-5.html

Nhiệm vụ giảng dạy môn Toán trong nhà trường là trang bị cho học sinh những kiến thức nền tảng, cơ bản nhất. Để học sinh học tập một cách chủ động, linh hoạt; và sáng tạo, biết vận dụng kiến thức lí thuyết sách vở vào thực tiễn thì giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học linh hoạt để kích thích sự tò mò, ham khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Qua nhiều năm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh lớp 5 – lớp cuối bậc Tiểu học, tôi nhận thấy việc giúp học sinh hiểu và vận dụng kiến thức một cách hiệu quả của các môn học nói chung và môn Toán nói riêng  là vấn đề không đơn giản với mỗi giáo viên. Học toán đòi hỏi ở mỗi học sinh sự huy động tư duy vào chiếm lĩnh kiến thức vào việc giải toán và hình thành các kĩ năng học toán. Thực tế giảng dạy cho thấy, những em có khả năng nhận thức tốt thì say mê học tập. Những em yếu kém thì lười học, sợ học và chán học môn toán nên dẫn đến kết quả học tập hạn chế. Chương trình môn Toán 5 có nội dung được sắp xếp thành các dạng toán điển hình như: Số thập phân – các phép tính với số thập phân; Số đo thời gian – toán chuyển động đều; ... Trong đó dạng toán về chuyển động đều là dạng toán tương đối khó và mới mẻ với học sinh, nhiều em gặp khó khăn khi học dạng toán này. Thực tế cho thấy, khả năng hiểu, nắm bắt nội dung và trình bày bài toán về chuyển động của học sinh còn nhiều hạn chế (ở nhiều mức độ khác nhau). Học sinh chỉ giải được các bài toán này khi các dữ kiện được cho một cách tường minh. Vì vậy học sinh thiếu đi sự tư duy lo-gic, vận dụng kiến thức một cách sáng tạo. Một phần nữa nhiều giáo viên chưa có phương pháp hướng dẫn cụ thể, chưa giúp học sinh hiểu bản chất và cách giải của bài toán.

Để góp phần nâng cao cao hiệu quả dạy và học môn toán lớp 5 nói chung và dạng toán chuyển động đều nói riêng, tôi đã đầu tư thời gian nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán chuyển động đều cho học sinh lớp 5”. Tôi muốn giúp học sinh biết tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động hết các kiến thức và khả năng sẵn có vào các tình huống khác nhau, trong điều kiện phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và ở chừng mực nào đó, phải biết suy nghĩ, vận dụng vào phân tích, tìm lời giải cho các bài toán có nội dung phát triển cao hơn. Để đạt được những mục tiêu đề ra của môn học, điều đầu tiên là mỗi giáo viên phải nắm chắc mục tiêu, nội dung kiến thức có thể khai thác trong từng bài học, phần nội dung. Một yếu tố nữa không kém phần quan trọng là giáo viên phải sử dụng những phương pháp dạy và học tích cực, tạo hứng thú cho học sinh trong học toán. Góp phần phát triển năng lực tư duy, phân tích tổng hợp các dạng bài nói chung và dạng toán chuyển động đều nói riêng.

2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán chuyển động đều cho học sinh lớp 5”

3. Tác giả sáng kiến:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

5.1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

- Sáng kiến có thể áp dụng để rèn kĩ năng giải các bài toán có nội dung liên quan đến dạng toán chuyển động đều cho học sinh khối lớp 5 trong nhà trường Tiểu học.

- Áp dụng bồi dưỡng học sinh năng khiếu, các câu lạc bộ toán học trong và ngoài nhà trường.

- Bồi dưỡng học sinh tham gia các sân chơi trí tuệ, các cuộc thi học sinh năng khiếu môn Toán.

5.2. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết

- Giúp học sinh có kĩ năng trong việc tìm hiểu, phân tích bài toán và phương pháp giải dạng toán một cách nhanh và chính xác.

- Học sinh biết nhận diện dạng toán, phân tích các dữ kiện đã có và yêu cầu tính của đề toán để tìm lời giải cho bài toán bài toán.

- Đề xuất một số nội dung và ý kiến để góp phần nâng cao chất lượng dạy – học dạng toán chuyển động đều trong môn Toán lớp 5.

- Góp phần nâng cao kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 5 nói chung và phần toán chuyển động nói riêng. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học, tránh trường hợp học sinh ngồi nhầm lớp.

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

Sáng kiến bắt đầu được áp dụng từ tháng 04 năm 2019

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

7.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn

7.1.1. Cơ sở lí luận:

Toán học luôn gắn liền với thực tế của cuộc sống con người từ xưa đến nay. Mục tiêu hàng đầu của dạy học toán là trang bị kiến thức, kĩ năng, phương pháp học tập khoa học và sáng tạo, góp phần quan trọng trong việc xây dựng khả năng tư duy cho học sinh nhất là với học sinh tiểu học. Dạy và học toán ở Tiểu học đòi hỏi vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với mục tiêu, nội dung và khả năng nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. Toán học mang tính trừu tượng, khái quát cao nhưng nhưng lại có một ý nghĩa vận dụng vào thực tiễn rất lớn. Các bài toán có nội dung chuyển động cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống con người cũng như trong nghiên cứu khoa học. Khi dạy học dạng toán chuyển động đều, giáo viên cần vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học, nắm được mối quan hệ giữa toán học và thực tế đời sống. Giúp học sinh có kĩ năng giải quyết các bài toán một cách hiệu quả.

7.1.2. Cơ sở thực tiễn:

          Để học sinh giải quyết được các bài toán có nội dung về chuyển động đều, giáo viên phải giúp các em nắm chắc các đại lượng vận tốc, quãng đường, thời gian và mối quan hệ giữa các đại lượng đó. Bản chất của bài toán là dựa vào các dữ kiện đã cho để tìm ra lời giải qua mối quan hệ của các đại lượng như:

                   v = s : t ;               s = v × t ;              t = s : v

          (Trong đó: s là kí hiệu của quãng đường; v là kí hiệu của vận tốc; t là kí hiệu của thời gian)

          Để phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học, giáo viên cần hình thành cho học sinh kĩ năng giải toán bằng phương pháp số học. Học sinh hiểu được nội dung bài toán, tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng (là phương pháp trực quan hiệu quả nhất) và tìm ra các bước giải cho bài toán.

Ví dụ cụ thể minh họa cho cơ sở thực tiễn: Một ô tô đi được quãng đường dài 170km hết 4 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?

          Để giải bài toán này giáo viên giúp học sinh tìm hiểu đề bài, gợi ý cho học sinh vẽ được sơ đồ đoạn thẳng minh họa và giải bài toán như sau:

          Phân tích: Ta coi quãng đường ôtô đi trong 4 giờ là một đoạn thẳng (ứng với 170 km), chia đoạn thẳng thành 4 phần bằng nhau. Như vậy độ dài của mỗi phần là quãng đường trung bình ôtô đi trong một giờ.

7.2. Về nội dung sáng kiến

7.2.1. Thực trạng dạy và học dạng toán chuyển động đều ở lớp 5

7.2.1.1. Thực trạng

           Trong chương trình toán lớp 5, nội dung về toán chuyển động đều được đánh giá là khá phức tạp. Khi giảng dạy, chúng tôi luôn thực hiện nghiêm túc và đầy đủ nội dung đồng thời tìm tòi thêm các nội dung các bài luyện tập giúp học sinh củng cố nắm vững kiến thức. Để nắm được kết quả dạy và học dạng toán chuyển động đều ở trường mình, khi các em học về dạng toán này tôi đã tiến hành dự giờ thăm lớp, đồng thời cho các em làm một bài kiểm tra ngắn gồm 3 bài tập về dạng toán này. Đề kiểm tra được thiết kế đảm bảo nội dung trong chương trình sách giáo khoa, các bài được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó.

Bài 1: Một chiếc ca nô đi với vận tốc trung bình là 15,2 km/giờ. Tính quãng đường đi được của ca nô đó trong 3 giờ. (BT1 – trang 141, SGK Toán 5).

Bài 2: Một chiếc xe máy đi qua một chiếc cầu dài 1520m hết 2 phút. Tính vận tốc của chiếc xe máy đó với đơn vị đo là km/giờ. (BT2 – trang 144, SGK Toán 5).

Bài 3: Một xe máy đi từ A lúc 7 giờ 35 phút với vận tốc 36 km/giờ. Đến 10 giờ 5 phút một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 54 km/giờ. Hỏi ô tô đó đuổi kịp xe máy vào lúc mấy giờ ? (BT3 – trang 146, SGK Toán 5).

          Sau khi tổng hợp số liệu, kết quả thu được ở các lớp như sau:

Bài toán

Tóm tắt chính xác

Giải chính xác

Lớp

Lớp

5A

5B

5C

5A

5B

5C

Bài 1

86%

80.5%

82%

86%

78.5%

80%

Bài 2

77.5%

70.5%

68%

75%

67%

63%

Bài 3

52%

37.6%

30%

45.5%

32%

24.5%

Qua kết quả thu được tôi nhận thấy trình độ nhận thức của các lớp không chênh lệch nhiều nhưng so với yêu cầu về kĩ năng giải toán thì còn rất thấp. Qua phân tích kết quả thu được, tôi thấy có một số nguyên nhân nổi bật sau :

* Về học sinh:

Các em chưa thực sự nắm chắc kiến thức về dạng toán chuyển động, còn tình trạng các em chưa đọc kĩ, chưa hiểu hết nội dung và yêu cầu đề bài. Một số em hiểu nhưng tóm tắt bài toán chưa tốt, việc tìm ra các dữ kiện của bài toán rất khó khăn. Các em còn nhầm lẫn mối quan hệ giữa các đại lượng như quãng đường, vận tốc, thời gian, chưa thành thạo trong việc đổi các đơn vị đo trong bài toán.

* Về giáo viên:

          Giáo viên còn chưa thay đổi được thói quen giảng giải nhiều làm cho các em mất đi tính sáng tạo, tiếp thu bài một cách thụ động và giải toán một cách máy móc theo bài mẫu hay cách giải mẫu của thầy cô.

Hơn nữa, các hình thức tổ chức dạy học còn nghèo nàn, chủ yếu là giáo viên giảng mẫu – học sinh làm theo mẫu. Giáo viên chưa thực sự là người tổ chức hướng dẫn để học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức (như thảo luận nhóm, trao đổi cặp, liên hệ thực tế,...). Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiếp thu kiến thức mới của các em, học sinh không hiểu bản chất của bài toán cũng như tìm ra các phương pháp giải tối ưu nhất cho bài toán.

7.2.1.2. Nguyên nhân:

          Thực tế cho thấy, việc dạy và học dạng toán chuyển động đều ở khối lớp 5 trường tôi còn nhiều bất cập. Giáo viên chưa nhận thức hết được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đổi mới các phương pháp dạy học, chưa nắm được hết mặt mạnh, mặt hạn chế của từng phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học. Giáo viên chưa nghiên cứu sâu bài dạy, còn lệ thuộc vào sách hướng dẫn (SGK, SGV), thiếu sự vận dụng sáng tạo trong mỗi bài học. Giáo viên còn tham kiến thức, chưa xác định được trọng tâm bài dạy, hay kéo dài thời gian dẫn đến tâm lí học sinh không hứng thú trong giờ học. Việc lựa chọn nội dung dạy học, sắp xếp hợp lí nội dung kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ làm theo mẫu đến vận dụng vào thực tế còn nhiều hạn chế. Do đây là một dạng toán tương đối khó với học sinh, có nhiều mối quan hệ và thuật ngữ toán học trừu tượng nên học sinh gặp nhiều khó khăn, chất lượng đạt được chưa đáp ứng với yêu cầu đề ra.

7.2.2. Một số biện pháp thực hiện:

7.2.2.1. Mục đích:

          - Giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của nội dung toán chuyển động đều trong chương trình toán 5. Biết lựa chọn một cách phù hợp và sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiệu quả, lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học hợp lí phù hợp với đặc điểm học sinh của  mình.

          - Giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ và phù hợp với khă năng. Tránh những sai sót trong phân tích đề và giải toán, có sự vận dụng sáng tạo nội dung kiến thức trong học tập và cuộc sống.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

7.2.2.2. Phương pháp:

Dạng toán chuyển động đều ở lớp 5 thục chất là dng bài toán vcác số đo đại lượng. Các bài toán liên quan đến 3 đại lượng cơ bản là quãng đường (s), vn tc (v) và thi gian (t).

         Nội dung cac bài toán được đưara thường là: Cho biết một hay mt số các đại lượng trong một mi liên hệ nào đó với các đại lượng còn lại trong một chuyển động đều. Tìm các yếu tcòn li chưa biết. Vì vy, mục đích chính của nội dung dạy học nội dung toán chuyển động đều là giúp hc sinh phân tích dữ kiện đề bài kết hợp với kiến thức lí thuyết để tìm hiểu được mi quan hgiữa đại lượng đã biết và đại lượng chưa biết (cần tìm), chỉ ra và thc hin phép tính, trình bày li gii cho bài toán.

         Nhằm đạt được mục đích trên, giáo viên cần chú ý đến các nội dung sau:

         - Giúp học sinh biết giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau nhất có thể.

         - Lường trước những tồn tại, sai lầm và những khó khăn học sinh sẽ gặp phải khi học nội dung này.

        - Giúp học sinh nắm vững các khái niệm (lí thuyết), mối quan hệ giữa các đại lượng và thực hiện các bước giải bài toán một cách chính xác.

        - Rèn cho học sinh có năng khiếu toán học khả năng tổng hợp, nhận diện dạng toán.

        * Phần gii toán: Đây là bước quan trng mà giáo viên cần chú ý trước khi tiến hàng dạy học sinh. Khi tự mình giải toán trước khi dạy, giáo viên mi có thhình dung được nhng sai lầm mà học sinh thường dễ gặp phải. Hơn nữa giáo viên sẽ biết định hướng cho học sinh tìm nhiều hướng giải khác nhau cho bài toán. Giáo viên cần tìm những biện pháp khen ngợi, động viên nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh.

        * Dkiến trước khó khăn sai lầm mà hc sinh dễ gặp:

         Đây là một việc làmrất quan trọng trong quá trình giảng dy toán. Từ những dkiến đó, giáo viên sẽ tìm ra những lựa chon tốt nhất để đưa vào dạy học từng nội dung cụ thể.

         Với dạng toán chuyển động đều, học sinh lớp 5 có thể hay mắc phải những lỗi cơ bản như :

         - Tính toán sai

         - Viết sai các đơn vị đo (m/giờ, km/giờ, m/phút, ... )

         - Chưa phân biệt được gia khoảng thi gian và thời điểm

         - Sử dng nhầm công thc tính cho các đại lượng

         - Học sinh nhầm lẫn hoặc gặp khó khăn khi đưa bài toán chuyển động ngược chiu (hoc chuyển động cùng chiu) không cùng thời điểm xut phát vdng bài toán chuyển động ngược chiu (hoc chuyển động cùng chiu) cùng một thời điểm xut phát.

         - Các câu trả lời không phù hợp vi nội dung phép tính.

         * Hướng dẫn hc sinh thực hiện các bước gii bài toán.

         - Tchc cho hc sinh phân tích, nhận diện ni dung bài toán bng các bước cụ thể như :

         + Đọc đề bài bài toán.

         + Phân tích các dữ kiện (số liệu) của đề bài để biết bài toán cho biết gì ? Bài toán yêu cn phi tìm đại lượng nào?

         - Tìm cách gii bài toán bng các thao tác (bước tính) cụ thể:

         + Tóm tt đề bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng hoc bng li.

         + Dựa vào nội dung tóm tắt trình bỳ lại bài toán (hiểu đề bài)

         + Xây dựng các bước giải cho bài toán, thông thường xut phát tyêu cầu cần tìm của bài toán đi đến các yếu tố đã biết. Chỉ ra mi quan hgiữa các dữ kiện đã cho vi nội dung bài toán yêu cầu tìm và nêu được đúng phép tính thích hợp.

         - Tiến hành gii và trình bày li gii theo các bước:

         + Viết câu li gii

         + Viết phép tính tương ứng (nên tính cụ thể ra nháp trước khi trình bày)

         + Viết đáp số

         - Kim tra kết quả: kim tra các dữ liệu, kim tra nội dung các phép toán, kim tra câu li gii, đối chiếu đáp số cuối cùng với yêu cu bài toán.

         * Rèn kĩ năng khái quát hóa nội dung toán học:

         - Lập các bài toán tương tự với bài toán đã gii và giải các bài toán đó.

         - Lp bài toán theo tóm tắt đã cho (từ một tóm tắt bằng sơ đồ hoặc bằng chữ, học sinh nêu được một đề toán hoàn chỉnh).


Tải file word miễn phí đầy đủ: Tại đây hoặc Tại đây

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post