a. Đặt vấn đề:
Việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ không phải là một vấn đề đơn giản, nó đòi hỏimỗi người chúng ta thực sự phải biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ một cách khoa học. Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục một đứa trẻ đã là khó vậy mà ở trường mầm non lại phải chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục mấy trăm đứa trẻ cho nên công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực và quan trọng. tạo sự thống nhất và liên kết giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp cách thức tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ ở trường cũng như ở gia đình. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến những kiến thức khoa học về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm giúp trẻ có sự phát triển toàn diện về vật chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẫm mỹ, ngôn ngữ và giao tiếp ứng xử góp phần thực hiện mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ mà ngành giáo dục đã đề ra cũng như việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
Gia đình là ngôi trường đầu tiên trẻ được tiếp xúc học hỏi và là nơi để lại dấu ấn lâu nhất của con người. Người thầy đầu tiên của trẻ là người mẹ nên mẹ rất quan trọng đối với trẻ, việc giáo dục không chỉ đơn thuần là nuôi con đầy đủ về chất mà chủ yếu giúp con trở nên hữu ích , là người con hiếu thảo trong gia đình, là người công dân tốt cho xã hội và đất nước.
Nhận thức rõ về tầm quan trong của sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường nên nhiều năm qua bản thân tôi luôn chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa nhà trường và cha mẹ trẻ ở trường mầm non. Mối quan hệ này được xây dựng mật thiết theo kế hoạch, biện pháp cụ thể gắn chặt với các hoạt động chuyên môn, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở nhà trường.
b. Nội dung:
*Thực trạng của vấn đề:
Đặc điểm tình hình:
- Có hơn 10% trẻ ở trong lớp có cân nặng cao hơn tuổi, hơn 5% trẻ bị suy dinh dưỡng có nhiều trẻ nhìn ốm yếu lại có một số trẻ có nguy cơ tăng cân cao.
- Gần 50% trẻ ở lớp chưa qua lớp mầm nên chưa biết các hoạt động ở trường.
- Phần lớn phụ huynh trong lớp đều làm nghề nông.
- Nhiều trẻ chưa học qua lớp mầm.
Thuận lợi:
- Trường có đầy đủ cơ sở vật chất phương tiện công nghệ, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy.
- Ban giám hiệu luôn chỉ đạo giúp đỡ giáo viên về chuyên môn.
- Bản thân đã được tham dự các tiết chuyên đề, thao giảng, dự giờ các tiết dạy có phụ huynh tham gia do trường tổ chức.
- Được tạo điều kiện học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn: Học đại học mầm non.
- Bản thân được tham gia lớp học bồi dưỡng thường xuyên do sở tổ chức có modun nói về tầm quan trọng của sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường.
- Tôi rất thích tìm tòi khám phá về những gì liên quan đến trẻ mầm non, đặc biệt là sự hợp tác giữa nhà trường và gia đình.
- Lớp tôi phụ trách đa số các cháu là học sinh củ.
- Phụ huynh nhiệt tình tham gia vào các công việc của lớp và luôn quan tâm đến việc chăm sóc, nuôi dạy con cái.
Khó khăn:
- Lớp có nhiều cháu hiếu động, tinh nghịch.
- Lớp có nhiều cháu ăm chậm, có cháu hay nôn ối, có cháu béo phì, có cháu suy dinh dưỡng.
- Cha mẹ cháu đa số là nông dân, bản chất của công việc bận rộn.
- Đặc diểm tâm lý các cháu dễ nhớ nhưng lại mau quên.
- Bản thân có con nhỏ, nhà xa nên chưa có nhiều thời gian đến thăm từng nhà của các cháu ở lớp.
2. Các phương pháp thực hiện đề tài:
a. Lên kế hoạch phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục và chăm sóc trẻ.
- Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch hợp tác với phụ huynh trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc yêu cầu phụ huynh tham gia vào kế hoạch hoạt động của mình không chỉ mang tính chất thông báo mà quan trọng hơn là coi cha mẹ trẻ như một “kênh” thông tin hữu hiệu để giúp nhà trường có thêm những ý tưởng hay cách làm mới trong các hoạt động của mình. Việc phát huy được trí tuệ, sức mạnh tổng hợp của cha mẹ trẻ chính là một trong những yếu tố để nhà trường phát triển bền vững.
- Với các hoạt động giáo dục trẻ trong chương trình giáo dục mầm non mới nhà trường thông báo trước thời gian, kế hoạch nội dung tổ chức, các hoạt động để cha mẹ trẻ có thể chủ động tham gia thực hiện các nội dung giáo dục trẻ phù hợp với chương trình cụ thể như: Bắt đầu với một chủ đề dạy trẻ, nhà trường xây dựng kế hoạch, lộ trình, thời gian cụ thể thực hiện hoạt động phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong chủ đề: Ví dụ như: Với chủ đề “nghề nghiệp”nhà trường mong muốn cha mẹ trò chuyện với con cái về công việc của cha mẹ đang làm ý nghĩa của công việc đó và trẻ biết làm công việc gì để cha mẹ thấy vui. Tuần kết thúc chủ đề nhà trường tổ chức cho trẻ được tiếp xúc với công việc của nghề nông và trẻ thấy được sự vất vả khi làm ra sản phẩm.
- Cha mẹ trẻ luôn là thành phần không thể thiếu trong công tác nuôi dưỡng trẻ. Vì vậy việc phối hợp với cha mẹ trẻ là vô cùng cần thiết, việc cho cha mẹ trẻ nắm bắt kịp thời các kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc trẻ như thời gian ăn của trẻ tại trường, các thực phẩm cung cấp cho trẻ ăn phụ huynh cũng cần nắm, công tác khám sức khỏe ở trưởng phụ huynh cũng cần phải biết vấn đề công khai thu chi, lên khẩu phần ăn cho trẻ nhà trường cũng có thông báo với phụ huynh. Với việc công khai rõ ràng như vậy đã tạo cho phụ huynh sự yên tâm, tin tưởng, hoàn toàn khi gởi con đến trường.
b. Tổ chức họp phụ huynh.
- Một năm 3 lần tổ chức họp phụ huynh, đầu năm, giữa học kỳ và cuối năm. Việc tổ chức họp phụ huynh nhằm giúp cho gia đình nắm bắt được tình hình học tập, kết quả thể lực của trẻ khi ở trường đồng thời trong các buổi họp phụ huynh giữa nhà trường và gia đình có được sự trao đổi cần thiết. Trong các cuộc họp có những vấn đề cần có sự thống nhất giữa toàn thể phụ huynh. Ví dụ như cuộc họp đầu năm học nhà trường thông báo đến phụ huynh dự kiến các khoản thu chi của trẻ cần có sự đóng góp của phụ huynh để nhà trường tham khảo và đưa ra quyết định, rồi trong buổi họp này các giáo viên còn triển khai các nội quy trường lớp, rồi các hoạt động của trẻ khi ở trường. Cuộc họp giữa năm thì giáo viên thông báo với phụ huynh về các kết quả của trẻ như trong công tác giáo dục các cháu đã nắm bắt được gì và bị hỏng ở chỗ nào, còn với vấn đề thể lực trẻ nào bình thường trẻ nào suy dinh dưỡng rồi những bé béo phì, rồi năng khiếu của từng trẻ… Từ đó mà giữa nhà trường và phụ huynh có các biện pháp phối hợp tốt để giúp các cháu phát triển tốt hơn
- Trong các cuộc họp này giáo viên cũng có thể trao đổi với phụ huynh về những khó khăn của trường, lớp cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của phụ huynh. Được sự ủng hộ của phụ huynh thì các khó khăn sẽ được giải quyết.
c. Lên các nội dung tuyên truyền với phụ huynh hàng tháng.
- Các nội dung tuyên truyền cần căn cứ vào các yếu tố liên quan như:
+ Tình hình hiểu biết về nuôi con của cha mẹ.
+ Tình hình sức khỏe của trẻ có những vấn đề nào cần can thiệp.
+ Tình hình sức khỏe của trẻ có thể phát sinh theo thời tiết, khí hậu, môi trường cần nhắc nhở để phòng bệnh và xử lý kịp thời.
+ Dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn béo phì dư cân và tuyên truyền về chế độ ăn ở trường hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Các nội dung tuyên truyền cần có thêm các vấn đề liên quan đến chủ đề đang giảng dạy.
- Các hình thức tuyên truyền có thể thông qua bảng tin, tờ rơi, công tác truyên truyền trực tiếp của giáo viên.
d. Tổ chức các hoạt động ở trường cho phụ huynh tham dự.
- Trong trường mầm non các hoạt động chủ yếu của trẻ là ăn, ngủ, vui đùa và học tập. Thời gian học của trẻ không diễn ra quá lâu theo từng độ tuổi mà có thời gian học hợp lý. Việc phân bổ thời gian là dựa theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ theo từng độ tuổi. Vì vậy mà nhà trường có thể lên kế hoạch tổ chức cho phụ huynh tham dự theo thời gian hợp lý của năm học.
- Với đầu năm học nhà trường tổ chức cho phụ huynh tham gia vào giờ ăn và giờ ngủ của trẻ. Thông qua hoạt động này phụ huynh có thể nắm được cách thức cho trẻ ăn, ngủ ở trường mầm non, mà từ đó phụ huynh có thể yên tâm giao con em mình đến trường. vào các tháng 11,12 nhà trường có tổ chức các tiết dạy mẫu cho phụ huynh tham dự như tiết làm quen với toán, tạo hình,…với các hoạt động này phụ huynh biết được ở trương mẫu giáo các cháu cũng được học tập chứ không đơn giản như phụ huynh đã nghỉ học mẫu giáo chỉ là đến chơi các cô giáo chỉ có nhiệm vụ cho chơi mà không cần phải dạy cháu học. Trong tháng 11 trường có tổ chức thi văn nghệ mừng ngày nhà giáo thì phụ huynh cũng có thể tham gia để biết được nhà trường luôn dạy các cháu từ bé là phải biết “tôn sư trọng đạo”. Còn các tháng khác như tháng 3 thì có ngày quốc tế phụ nữ nhà trường tổ chức hội thi nuôi con khỏe dạy con ngoan mà thí sinh không ai khác chính là các bậc cha mẹ trẻ. Từ đó mà phụ huynh có kiến thức về nuôi dạy con khoa học là thế nào. Hoạt động này được nhà trường duy trì nhiều năm nay và nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của phụ huynh giúp cho nhà trường có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi dạy trẻ còn cha mẹ trẻ củng hiểu thêm những họat động của nhà trường của trẻ và thật sự yên tâm khi gửi con ở trường. Từ đó mà giữa phụ huynh và nhà trường càng có mối quan hệ tốt hơn.
- Đối với lứa tuổi mầm non vấn để phát hiện sớm sự phát triển không bình thường của trẻ rất quan trọng. Giáo viên và trường cần thường xuyên cung cấp hoặc giới thiệu cho các bậc cha mẹ trẻ biết các mốc phát triển bình thường của trẻ và những vấn đề cần lưu ý trong sự phát triển của trẻ để có thể can thiệp và phát hiện sớm.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
đ. Vận động cha mẹ trẻ tham gia xây dựng cơ sở vật chất.
- Một trong những vấn đề khó khăn ở trường mầm non đó là về cơ sở vật chất. Lúc đầu khi mới về trường cơ sở vật chất chẳng có gì cà, chỉ là dãy phòng có 4 lớp học không có văn phòng riêng cho quản lý. Cơ sở vô cùng thiếu thốn, không có một cái đồ chơi ngoài trời nào cả, các cháu chỉ được quanh quẩn trong lớp học. ngay cả đường vào trường nếu ai không để ý cũng chẳng biết đường vào trường. nhưng đến nay nhờ có sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan ban ngành các bậc cha mẹ trẻ thì đến nay trường cũng đảm bảo về cơ sở vật chất.vấn đề ở đây cần bàn đến đó là sự đóng góp của cha mẹ trẻ là vô cùng cần thiết. vì vậy mà nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động để cha mẹ trẻ cùng tham gia lao động vệ sinh trường lớp, ủng hộ cây xanh, ủng hộ các nguyên vật liệu, sách báo, cũ, làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Đóng góp xây dựng, cải tạo trường, lớp.
e. Các hình thức tuyên dương phụ huynh.
Đối với việc phụ huynh quan tâm nhiệt tình ủng hộ nhà trường thì cần có các hình thức tuyên dương nhằm tỏ lòng biết ơn của nhà trường đến phụ huynh trong công tác cùng nhà trường phát triển tốt cho các cháu. Có thể:
+ Tuyên dương trong các buổi họp phụ huynh.
+ Tuyên dương ở bảng tin của lớp.( dán hình ảnh hoạt động mà phụ huynh đã giúp trường lớp, viết tên phụ huynh)
+ Quay lại các đoạn clip có sữ hỗ trợ của phụ huynh mở cho tr3 xem vào các ngày hội trường tổ chức.
+ Làm bảng vàng tuyên dương phụ huynh.
3. Những kết quả đạt được, những kinh nghiệm rút ra:
a. Những kết quả đạt được:
- Trường khang trang, đảm bảo cơ sở vật chất.
- Chất lượng trẻ được nâng cao.
- Lớp có mái che cho trẻ ăn cơm.
- Với việc hợp tác tốt với phụ huynh giúp nhà trường có nhiều thuận lợi công tác phát triển nhà trường.
- Giữa gia đình và nhà trường có mối quan hệ cỡi mở.
- 100% trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.
- 100% trẻ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp.
- 100% trẻ có thể lực tốt. Trẻ khỏe mạnh và tăng cân đều.
- Trẻ được chăm sóc trong môi trường an toàn lành mạnh.
- Các chỉ tiêu trong năm học đều đạt: Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, dư cân béo phì, không xảy ra tai nạn thương tích, không dịch bệnh.
b. Những kinh nghiệm rút ra:
- Tạo mối quan hệ cỡi mỡ giữa phụ huynh và giáo viên.
- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về thực tế của trẻ.
- Kịp thời có biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ sao cho hiệu quả. - Giáo viên cần nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết của cô giáo mầm non.
- Luôn tìm tòi, suy nghĩ để có hình thức và nội dung tuyên truyền phù hơp với các bậc phụ huynh.
c. Khả năng ứng dụng sự phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường.
- Tôi có thể tìm được các hình ảnh, làm được các đoạn clip có phụ huynh đóng góp ngày công lao động.
- Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho trường mầm non.
- Trẻ học được các kỹ năng sống cần thiết.
- Có khả năng phối hợp tốt với phụ huynh.
c. Kết luận:
1. Kết quả của việc ứng dụng đề tài:
- Phụ huynh lớp tôi luôn nhiệt tình.
- Bản thân tôi trong quá trình thực hiện tôi thấy mình được nâng cao hơn về chuyên môn, phương pháp, đặc biệt là hình thức dạy trẻ linh hoạt, tự tin và sáng tạo hơn.
- Việc phối hợp tốt với phụ huynh trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đã giúp tôi tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho việc làm đồ dùng vì giáo viên mầm non hiện nay lượng công việc rất nhiều, vì vậy chúng ta phải tìm biện pháp, phương pháp để giảm bớt thời gian và lượng công việc, nhưng hiệu quả giáo dục luôn được đảm bảo.
2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu:
- Việc phối hợp tốt với phụ huynh trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là rất cần thiết đối với trẻ nó giúp trẻ mạnh dạn tự tin và làm cho trẻ nhận thức sâu sắc hơn về thế giới xung quanh, quan trọng hơn trẻ học hỏi được nhiều kỹ năng sống cho bản thân.
- Việc phối hợp tốt với phụ huynh trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là rất cần thiết và bổ ích nó sẽ giúp cho giáo viên rất nhiều trong việc giảng dạy đem lại hiệu quả cao trong việc tiếp thu kiến thức của phụ huynh và làm giảm bớt thời gian của chúng ta trong việc làm đồ dùng ngoài ra những tư liệu ấy còn được sử dụng lâu dài và nhân rộng.
3. Những kiến nghị, đề xuất:
* Đối với nhà trường:
- Tạo điều kiện cho giáo viên học tâp nâng cao trình độ, nên có lớp tập huấn cho tất cả giáo viên về việc phối hợp với phụ huynh chia sẽ những kinh nghiệm của mình.
- Trang bị thêm máy vi tính cho các lớp có nối mạng. Tổ chức các tiết dạy mẫu có phụ huynh tham gia nhiều hơn.
- Tạo điều kiện cho phụ huynh biết được các hoạt động ở trường của trẻ.
* Đối với phòng giáo dục:
- Tổ chức chuyên đề các nội dung có phụ huynh tham dự cho giáo viên học hỏi.
- Trang bị thêm cơ sở vật chất cho trường.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/