Skkn một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi học môn tự nhiên xã hội lớp 2

 



1- Lý do chọn đề tài:

1.1. Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của môn TNXH lớp 2:

Môn TNXH cung cấp một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về cơ

thể người. Học sinh biết cách giữ gìn vệ sinh cơ thể và phòng tránh một số bệnh

tật thông thường; biết một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội xung quanh. Đồng thời môn TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI bước đầu hình thành và phát triển ở hoc sinh những kĩ năng như: tự chăm sóc sức khoẻ bản thân, biết ứng xử và đưa ra nhưng quyết định hợp l. trong đời sống để phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn. Môn TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI giúp học sinh biết quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vạt, hiện tương đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Không những thế, môn TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI còn giúp học sinh hình thành và phát triển thái độ và hành vi như: Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Biết yêuthiên nhiên, yêu gia đình, yêu nhà trường, yêu quê hương đất nước.

Đối với học sinh lớp 2, sau khi học xong môn TNXH, học sinh biết sơ lược

về hoạt động cơ quan vận động và cơ quan tiêu hoá ở cơ thể người, phòng chống

cong vẹo cột sống; giữ vệ sinh ăn uống, cách phòng nhiễm giun. Ngoài ra học sính lớp 2 còn biết về công việc của các thành viên trong gia đình, nhà trường và một số nghề nghiệp trong xã hội, ở địa phương; biết giữ sạch nhà , trường học, giữ an toàn khi ở nhà, ở trường và khi đi đường. Học sinh biết cây cối và các con vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không; biết quan sát bầu trời ban ngày, ban đêm; có hiểu biết sơ lược về hình dạng và đặc điểm của Mặt trời.Mặt Trăng và các vì sao.

1.2. Đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học hiện nay:

Theo tinh thần đổi mới phương pháo dạy học, việc học tập của häc sinh

phải dựa trên các hoạt động học tập tích cực, chủ dộng và sáng tạo, hướng tới sự

phát triển năng lực cá nhân thay cho việc học "áp đặt" nhưng kiến thức sẵn có

bằng cách dạy học sinh tự học, tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức. kết hợp với sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học. Chính vì vậy, trong kinh nhiệm

này, tôi xin đề cập đến vÊn đề "PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC

SINH KHI HỌC MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 2"

1.3. Phù hợp với tâm sinh lÝ. học sinh lớp 2:

Đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sính lớp 2 tuy đã được làm quen

và củng cố thêm hiểu biết từ lớp 1 song trình độ nhận thức về TNXH còn nhiều

hạn chế. Các em nhận thức thế giới dưới dạng tổng thể, khả năng phân tích chưa

cao.Tư duy cụ thể còn chiếm ưu thế. VÌ vậy hoc sinh lớp 2 nhận thức thế giới

xung quanh thường dựa vào những đối tượng thực hặc những thay thế. Do đó,

nhưng kết luận mà hoc sinh rút ra chủ yếu dựa vào kình nghiệm sống và những

quan sát trực tiếp mà ít dựa trên luận chứng logic. Việc dạy học sinh lớp 2 đòi hỏi phải nắm chắc đặc điểm tâm lí này và lựa chọn, bổ sung những phương pháp dạy học sinh tích cự nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học nói chung, môn TNXH nói riêng trong các nhà trường.

2- Mục đích nghiên cứu đề tài:

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học theo hướng phát huy

tính tích cực, chủ dộng và sáng tạo của học sinh. Tăng cường hoạt động cá thể

phối hợp với hoc sinh tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện vận dụng kiên thøc vµo thực tiễn đời sống.

- Góp phần gay hứng thú học tập cho các em để các em có thể học tập tốt

được các môn học khác.

3- Đối tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt mônTNXH. Rèn luyện kĩ

năng giao tiếp, kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thợc tế cuộc sống.

4- Phương pháp nghiên cứu:

Ngoài việc học hỏi đồng nghiệp, tôi còn sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận.

- Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp thống kê

5- Tài liệu nghiên cứu:

- Sách giáo khoa TNXH lớp 1, 2, 3 - NXB Giáo dục.

- Sách phương pháp dạy học các môn TNXH - NXB Đại học sư phạm Hà

Nội

- Giáo trình Tâm lí Tiểu học - NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội

- Báo, tạp chí Giáo dục có liên quan

...

LInk tải file word đầy đủ: Tải xuống

Previous Post Next Post