Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I. Thực trạng và nguyên nhân
1. Thực trạng
a. Mặt mạnh:
- Ở bậc Tiểu học hiện nay có 6 môn học cụ thể, nhưng môn Toán đóng vai trò quan trọng nhất. Nó là nền tảng cho việc học tốt môn Toán ở các lớp tiếp theo của bậc Tiểu học và Trung học sau này.
- Nhà trường bố trí sắp xếp thời gian biểu cho học sinh học tập. Trang bị thêm thiết bị dạy học cho giáo viên vào việc giảng dạy. Tổ chức cho giáo viên các buổi thao giảng, hội giảng và học tập chuyên đề để giáo viên học tập và giảng dạy đạt kết quả tốt hơn. Ngoài ra ban giám hiệu còn dự giờ thăm lớp để đóng góp ý kiến cho từng giáo viên.
- Giáo viên tự mình tìm tòi học hỏi thêm các bạn đồng nghiệp qua các buổi dự giờ, bồi dưỡng thường xuyên, sinh hoạt chuyên môn trong tổ, những vấn đề cần giải quyết để phục vụ trong quá trình giảng dạy.
- Bản thân thường xuyên nghe đài, báo chí và những thông tin trên mạng để hiểu biết thêm và sưu tầm những tranh ảnh có liên quan để phục vụ cho tiết dạy sinh động hơn, hấp dẫn hon, đạt hiệu quả tốt hơn.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi trong giờ học đem lại lợi ích thiết thực góp phần tạo không khí hào hứng tâm sinh lý của trẻ, thúc đẩy tính tích cực hoạt động sáng tạo, giờ học diễn ra nhẹ nhàng, giúp học sinh khắc sâu kiến thức và đạt hiệu quả khả quan.
- Học sinh tiểu học có trí thông minh, nhanh nhẹn, nhạy bén và giàu óc tưởng tượng phong phú, thích khám phá những cái mới, tò mò, học hỏi, năng động, sáng tạo,…
- Qua đó học sinh mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô, người lớn tự nhiên hơn.
- Học sinh được học ở lớp, bạn bè, thầy cô, học nhóm, thảo luận nhóm để giải nội dung bài tập,…
- Được phụ huynh quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ cũng như trang bị quạt, máy lạnh đồ dùng khác cho lớp, trường,…
- Trường còn tổ chức cho các lớp học 2 buổi/ ngày như: lớp 1, và lớp 2 ở điểm phụ nhằm giúp cho học sinh có điều kiện học tập tốt hơn, nắm được kiến thức chắc hơn khi học một buổi. Bên cạnh đó giúp cho các em có thời gian sinh hoạt ngoài giờ và gần gũi hơn khi giao tiếp, môi trường xung quanh,…
b. Hạn chế:
* Giáo viên:
- Cần học hỏi, rèn luyện nhiều hơn, nghiên cứu kỹ tài liệu. Chưa đổi mới phương pháp dạy học cho học sinh.
- Một bộ phận giáo viên còn dạy chay, áp đặt kiến thức cho học sinh nên các em chóng quên, tiết học không thu hút, không kích thích hoạt động học tập của học sinh dẫn đến hiệu quả thấp.
- Giáo viên đặt câu hỏi chưa chính xác, câu hỏi dài, khó hiểu.
- Tổ chức trò chơi cho các em còn lỏng lẻo, chưa khắc sâu vào nội dung bài
. - Tổ chức cho học sinh học nhóm chưa đồng đều.
* Học sinh:
Năm học 2017 – 2018 tôi được phân công dạy lớp 2. Lớp có 30/15 học sinh.. Cha mẹ các em đi làm nông, làm mướn đa phần gửi lại cho ông, bà chăm sóc nên việc hướng dẫn, nhắc nhở con em học tập chưa tốt, một số phụ huynh còn phó mặc cho nhà trường và giáo viên. Nên trong giờ học toán các em còn làm bài sai nhiều.
Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm như sau:
Tổng số học sinh | Điểm 9 - 10 | Tỉ lệ | Điểm 7 - 8 | Tỉ lệ | Điểm 5- 6 | Tỉ lệ | Điểm 1- 4 | Tỉ lệ |
30 /15 | 8 | 26.66 | 8 | 26.66 | 8 | 26.66 | 6 | 20.00 |
- Lớp học có 30 / 15 em. Trong đó có 6 em chưa hoàn thành môn học này tính theo tỷ lệ 20,00 %.
- Qua khảo sát trên cho thấy tỉ lệ học sinh có khả năng chưa hoàn thành môn học này chiếm tỉ lệ khá cao. Vì vậy tôi tìm hiểu xem nguyên nhân đâu mà các em bị hỏng kiến thức và tìm cách để giúp cho các em học tốt ở cuối năm học này.
2. Nguyên nhân:
Từ kết quả khảo sát biết được tỉ lệ học sinh có khả năng chưa hoàn thành môn học này chiếm tỉ lệ khá cao là do những nguyên nhân sau:
- Do các em có năng lực học tập còn khó khăn, không theo kịp chương trình dẫn đến chán học. Đặc biệt là từ khi toàn ngành thực hiện cuộc vận động
“Hai không” và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh “lấy điểm kiểm tra định kỳ để đánh giá” xếp loại.
- Phải theo hoặc phụ giúp gia đình làm ăn theo mùa vụ (coi trông nhà, không có ngưòi đưa đón đi học).
- Không có cha mẹ ở nhà để dạy bảo hay nhắc nhở các em học bài, làm bài.
- Công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường còn hạn chế, gia đình coi việc học của con em mình là nhiệm vụ của nhà trường, cũng một phần là do giáo viên còn thiếu kinh nghiệm (Không biết học sinh mình hỏng kiến thức chỗ nào để lấp).
II. Biện pháp/giải pháp thực hiện Giải pháp 1
1. Điều tra, phân loại đối tượng học sinh
Qua điều tra đầu năm, tôi phân loại những em còn gặp khó khăn về loại toán điển hình nào để tôi kịp thời kèm cặp các em.
Lớp tôi có 06 em là những em còn khó khăn trong giải toán. Các em thường sợ làm loại toán này. Các em không biết giải, hay trả lời sai, làm tính không đúng.
Trong các giờ lên lớp, tôi luôn động viên các em suy nghĩ tìm ra cách giải. Thường xuyên kiểm tra bài làm của học sinh trên lớp, Gọi học sinh lên bảng làm bài. Luôn động viên khích lệ học sinh để các em có hứng thú học tập, xoá đi ấn tượng sợ giải toán.
Về nhà: Tôi yêu cầu các em làm lại bài toán vừa giải ở lớp để các em nắm vững cách giải. Giáo viên cùng phụ huynh kết hợp chặt chẽ để hướng dẫn cho học sinh việc học ở nhà có hiệu quả. Học sinh gần nhà với nhau tôi phân vào một nhóm để các em học tập thuận lợi hơn. Những em học tốt hướng dẫn cho những em còn chậm. Một tuần tôi kiểm tra 2 lần.
2. Giảng bài mới kết hợp củng cố, vận dụng kiến thức đã học.
Giảng bài mới trong tiết học Toán hết sức quan trọng. Học sinh có vận dụng luyện tập giải Toán đúng hay sai là ở chỗ này. Do vậy, trong khi dạy, tôi luôn bảo đảm truyền thụ đủ nội dung kiến thức của bài học bằng cách chuẩn bị bài hết sức chu đáo, cẩn thận. Soạn bài trước vài ngày để có thêm thời gian nghiên cứu, hiểu kỹ yêu cầu nội dung của bài học.
Với cách thực hiện như thế, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng mà đầy đủ kiến thức, được củng cố kiến thức cũ có hệ thống, vận dụng giải Toán sẽ linh hoạt, không bị gò ép, phụ thuộc, tạo cho học sinh có thói quen chủ động tích cực trong giải Toán.
Ở lớp hai: Các em được ôn lại các dạng toán lớp 1 và luyện thêm các dạng toán này với các số trong phạm vi 100, giúp các em hiểu mối quan hệ giữa các đối tượng với các dữ kiện đơn giản của bài toán. Từ đó hình thành tư duy
học toán cho học sinh, giúp các em phân tích, tổng hợp, giải được các dạng toán nhanh, chính xác. Bước đầu có kỹ năng trình bày bài toán.
Vai trò của người thầy rất quan trọng. Lời phát biểu của các em dù đúng hay sai, tôi cũng phải có lời động viên hợp lý. Nếu học sinh phát biểu sai, hoặc chưa đúng, tôi động viên "gần đúng rồi, em cần suy nghĩ thêm nữa, thì sẽ đúng hơn ..." giúp các em cố gắng suy nghĩ làm bằng được, chứ không nên nói "sai rồi, không đúng ..." làm mất hứng của học sinh, ức chế học sinh tự ti, chán học.
Bước này là bước quan trọng giúp học sinh không sợ giải toán, thích thi nhau làm để khẳng định mình, từ đó có kỹ năng giải toán vững chắc với lời giải thông thường .
Ví dụ 1 bài 3 trang 63: Mảnh vải màu xanh dài 34dm, mảnh vải màu tím ngắn hơn mảnh vải màu xanh 15dm. Hỏi mảnh vải màu tím dài bao nhiêu đê-xi-mét?
Một số học sinh trình bày bài giải như sau:
Số dm mảnh vải màu tím dài là: 34 – 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
Hoặc:
Mảnh vải màu tím là: 34 – 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
Tôi liền đưa ra các bài học sinh giải lên bảng, chỉ ra từng chỗ sai cụ thể cho học sinh và để học sinh so sánh đối chiếu các bài với nhau: bài trình bày sai
- bài trình bày đúng để học sinh thấy được chỗ sai của mình.
Bài giải được trình bày như sau:
Độ dài mảnh vải màu tím là: 34 – 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
Hoặc:
Mảnh vải màu tím dài là: 34 – 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
Thường khi giải bài toán có lời văn với các số đo độ dài, học sinh thường viết cả tên đơn vị cùng với số đo hoặc viết tắt tên đơn vị đo ở câu lời giải.
Đối với bài toán có lời văn mà có số đo độ dài, tôi phải hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải cho đúng từ, câu trả lời đến các phép tính.
Ví dụ 2: Thùng thứ nhất đựng 25 lít dầu. Thùng thứ hai đựng 30 lít dầu.
Hỏi thùng nào đựng nhiều dầu hơn và nhiều hơn bao nhiêu lít ?
Có học sinh giải như sau :
Số lít dầu thùng đựng nhiều hơn là : 30 - 25 = 5 (lít)
Đáp số : 5 lít Tôi hỏi: Ta cần tìm điều gì ?
Học sinh trả lời: Thùng nào đựng nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu lít? Tôi lại hỏi tiếp: Câu trả lời này đã nói rõ điều đó chưa? Còn thiếu ý nào?
Lúc này học sinh sẽ nhận ra trong câu trả lời này chưa nêu được thùng nào đựng nhiều hơn và phải bổ sung và chữa vào bài giải là:
Thùng thứ hai đựng nhiều hơn và nhiều hơn là: 30 - 25 = 5 (l)
Đáp số : 5 lít.
Bên cạnh việc cung cấp đủ trọng tâm bài học, rèn cách luyện tập thành thạo, tôi còn luôn quan tâm tới việc mở rộng, nâng cao kiến thức từ chính những bài tập trong SGK, vở bài tập toán.
Giải pháp 2
3. Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải.
Hợp lý về lời giải, về phép tính, cách ghi tên đơn vị và ghi đáp số để hoàn thiện bài toán.
Bước này tuy đơn giản nhưng tương đối khó với học sinh. Đó là lời văn ngắn gọn, chính xác, đúng nội dung bài để trả lời (phép tính tìm gì?) theo thứ tự.
Lời giải: lời giải - phép tính - đáp số.
Cần lưu ý: Phép tính trong giải toán có lời văn không ghi tên đơn vị (danh số) đó là phép tính trên số nên đặt tên đơn vị trong vòng đơn để giải thích, mục đích thực hiện phép tính.
Ví dụ: Lớp 2A có 37 học sinh, trong đó có 18 học sinh nữ. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh nam?
Giáo viên phải đưa ra 1 số câu hỏi đàm thoại gợi ý học sinh gặp khó khăn trong học tập suy đoán, lựa chọn cách giải đúng.
Trước tiên phải hướng dẫn học sinh tóm tắt đầu bài.
Tóm tắt:
Lớp 2A có : 37 học sinh
Nữ : 18 học sinh
Nam : … học sinh?
Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn chính xác.
Giải
Số học sinh nam lớp 2A có là: 37 – 18 = 19 (học sinh) Đáp số : 19 học sinh nam.
4. Hướng dẫn học sinh cách đặt lời giải.
Bước này đối với học sinh còn khó khăn trong giải toán là tương đối khó. Song người giáo viên phải hướng dẫn gợi mở, giúp học sinh thể hiện được khả năng giải toán của mình là cần thiết.
Ví dụ: Lan cắt được 46 bông hoa, Hoa cắt ít hơn Lan 9 bông hoa. Hỏi Hoa cắt được bao nhiêu bông hoa?
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ bài toán. Tóm tắt bài toán bằng cách vẽ sơ đồ (nếu vẽ được) để tìm ra cách giải đúng, và nhiều cách khác.
Tóm tắt
Lan : 46 bông hoa
Hoa cắt ít hơn Lan : 9 bông hoa Hoa cắt : … bông hoa?
Giải cách 1
Hoa cắt được số bông hoa là: 46 – 9 = 37 ( bông hoa)
Đáp số: 37 bông hoa
Nhìn vào sơ đồ các em tìm lời giải khác
46 bông hoa
Có em sẽ giải như sau :
Giải cách 2
? bông hoa
9 bông hoa
Số bông hoa Hoa cắt được là: 46 – 9 = 37 ( bông hoa) Đáp số: 37 bông hoa
Thực ra hai lời giải này cùng là tìm số bông hoa của Hoa cắt. Dù các em có nhìn vào sơ đồ thì vẫn là tìm số bông hoa của Hoa cắt.
Các em phải chú ý tên đơn vị của mỗi phép tính. Từ đó học sinh tìm được cách giải toán triệt để bằng nhiều cách đặt lời giải khác nhau. Học sinh nắm chắc đề giải toán, hiểu kỹ đề, để tìm cách giải khác có lời văn chính xác, phát triển tư duy toàn diện.
5. Khắc phục một số nhằm lẫn trong việc giải toán.
Vì có những em nhiều khi cách giải đúng nhưng tính toán sai dẫn đến kết quả bài toán sai. Vậy tôi phải nhắc nhở học sinh khi làm bài phải tính toán chính xác, trình bày khoa học rõ ràng. Nếu là phép + - trong bảng học thuộc để vận dụng nhanh. Nếu là các phép + - ngoài bảng các em phải đặt tính cột dọc.
6. Kiểm tra vở học sinh kịp thời để uốn nắn, khắc sâu kiến thức, rèn kỹ năng giải toán.
Sau khi cung cấp kiến thức bài học, học sinh vận dụng giải quyết các bài tập trong "Vở, vở bài tập toán 2". Tôi đảm bảo 100 % học sinh trong lớp thực hành đúng, đủ các bài tập.
Khi học sinh đính bài làm của mình lên bảng tôi yêu cầu em đó trình bày lại bài làm của em sau đó cho học sinh còn lại nhận xét. Nếu học sinh làm được điều đó có nghĩa là cùng một lúc tôi đã củng cố cho học sinh đó và đồng thời chữa chung cho nhiều em khác. Với cách làm như vậy lỗi sai không bị kéo dài, mà học sinh có thói quen làm toán đúng, chủ động giải. Tôi cố gắng chữa triệt để những lỗi sai bằng cách:
+ Học sinh chữa lỗi sai nhỏ như: Tên đơn vị, kết quả ... vào ngay trong vở " Vở bài tập toán 2", lỗi lớn như sai cách giải, câu trả lời chưa rõ ý thì chữa ngay vào vở toán khác do lớp quy định. Sau đó tôi kiểm tra lại, nhận xét phần chữa bài của học sinh, học sinh phải tự làm bài đó một lần nữa để khắc sâu bài học. Có những học sinh chữa tới hai lần mới đúng cũng được tôi kiểm tra triệt để, cuối cùng phải chữa đúng mới thôi.
+ Tôi rất chú ý coi trọng tới việc chữa bài của học sinh. Khi học sinh chữa bài, tôi yêu cầu học sinh ngoài việc chữa đúng còn phải trình bày sạch đẹp, rõ ràng . Do đó mà học sinh chữa bài rất thận trọng, chính điều này giúp học sinh nhớ rất kỹ bài giải, lần sau gặp dạng toán khó học sinh cũng rất ít bị sai.
III. Hiệu quả và khả năng áp dụng
1. Hiệu quả
Vận dụng phương pháp tổ chức các hoạt động cho học sinh vào bài dạy ở lớp tôi, tôi thấy kết quả cao hơn so với trước. Học sinh rất hứng thú tự tin và tích cực học tập, học sinh biết tư duy một cách độc đáo, linh hoạt sáng tạo. Học sinh tập trung hơn, giờ học sinh động hơn. Từ đó hiệu quả cuối năm học được nâng cao hơn rõ rệt qua bảng số liệu sau:
Kết quả cụ thể cuối năm:
Tổng số học sinh | Điểm 9 - 10 | Tỉ lệ | Điểm 7 - 8 | Tỉ lệ | Điểm 5- 6 | Tỉ lệ | Điểm 1- 4 | Tỉ lệ |
30 /15 | 10 | 33.33 | 9 | 30.00 | 11 | 36.66 | | |
Kết quả khảo sát đầu năm:
Tổng số học sinh | Điểm 9 - 10 | Tỉ lệ | Điểm 7 - 8 | Tỉ lệ | Điểm 5- 6 | Tỉ lệ | Điểm 1- 4 | Tỉ lệ |
30 /15 | 8 | 26.66 | 8 | 26.66 | 8 | 26.66 | 6 | 20.00 |
*Đối với giáo viên:
Để thực hiện dạy một tiết Toán 2 có kết quả, đặc biệt là dạy các bài giải toán có lời văn thì điều cần thiết phải sử dụng các biện pháp, giải pháp nêu trên để học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo vào việc khai thác mọi tiềm năng trí tuệ của học sinh. Qua thực tế giảng dạy cho thấy sử dụng các biện pháp, giải pháp nêu trên trong dạy học toán có lời văn theo tôi là có hiệu quả, chất lượng của học sinh cao hơn, học sinh giải toán dễ dàng hơn. Bởi vì đây là các biện pháp, giải pháp tích cực, là một yêu cầu cần thiết, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của các em.
*Đối với học sinh:
- Giúp học sinh hứng thú và tự tin hơn trong học và hành. Qua giờ học giải toán có lời văn, ngoài những kiến thức cơ bản học sinh còn được khuyến khích và rèn cách diễn đạt, cách suy nghĩ linh hoạt, góp phần phát triển ngôn ngữ và trình độ tư duy của học sinh qua môn toán lớp 2.
2. Khả năng áp dụng
- Qua một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 ở trên, giáo viên không chỉ sẽ áp dụng được ở lớp 2 mà còn áp dụng được ở tất cả các lớp ở bậc tiểu học trong trường và trong huyện.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/