Một số biện pháp giúp trẻ tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 4-5 tuổi
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do viết sáng kiến
Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng gia tăng, tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân là do điều kiện, hoàn cảnh cuộc sống của các bậc phụ huynh ít gần gũi con của mình, không có nhiều thời gian ở nhà nên trẻ em dễ bị rơi vào nguy cơ lạm dụng, xâm hại. Bên cạnh đó, các em ít được trang bị kiến thức về giới tính, các biện pháp phòng chống xâm hại thân thể để tự bảo vệ cho bản thân.
Trẻ em có thể bị xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau, các đối tượng lợi dụng sự tin tưởng hay sức ảnh hưởng của mình hoặc dùng “lòng tốt” (cho quà, bao ăn uống…) nhằm dụ dỗ, đe dọa để thực hiện hành vi xâm hại. Việc xâm hại có thể được thực hiện bởi hành vi bạo lực, ép buộc hoặc dùng những lời nói, tranh ảnh để gây kích thích cho trẻ em, một số vụ có sự đồng ý của trẻ (do chưa hiểu biết, chưa nhận thức được hậu quả và sự nguy hiểm của hành vi xâm hại). Mọi trẻ em trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục, không phân biệt trẻ em trai hay gái, gia đình nghèo hay gia đình khá giả đều có nguy cơ bị xâm hại. Trẻ em bị xâm hại tình dục thường cảm thấy sợ hãi, cộc tính, sống khép kín và bị ảnh hưởng về tâm lý.
Trẻ em là mầm non của đất nước, là niềm tự hào và niềm hy vọng của gia đình và xã hội. Cha mẹ, thầy cô và cả xã hội đều dành những gì tốt đẹp cho chúng với niềm mong mỏi là các em sẽ sớm trưởng thành, trở thành những có người hữu ích cho xã hội. Những người lớn chúng ta đang làm và cố gắng làm để điều đó sớm thành hiện thực. Tiếc thay, môi trường sống của các em không chỉ có sự yêu thương, đùm bọc, chở che mà còn có sự lợi dụng, xâm hại gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các em. Do vậy, trẻ em phải luôn luôn được sự che chở bảo vệ của người lớn mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta cũng cần phải đặt ra câu hỏi phải làm gì để bảo vệ các em và phải làm gì để các em biết tự bảo vệ mình?
Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ phòng chống xâm hại tình dục; dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non và qua thực tế của lớp; tôi đã mạnh dạn suy nghĩ, lên kế hoạch cung cấp những hiểu biết cơ bản và kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân thông qua các hoạt động. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 4-5 tuổi” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu của sáng kiến
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 4-5 tuổi” từ đó đưa ra một số hình thức, biện pháp giúp trẻ có hiểu biết về sự nguy hiểm của việc bị xâm hại, có kỹ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục và cách tự bảo vệ bản thân.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về giới tính, vùng nhạy cảm.
- Giúp trẻ tự tin, biết cách tự phòng tránh, tự bảo vệ mình và cách ứng phó với những tình huống bất trắc xảy ra khi gặp nguy hiểm.
- Hình thành một số kỹ năng phòng vệ, kêu gọi sự giúp đỡ, nói lên ý kiến khi bị đe dọa.
- Tuyên truyền với các bậc phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên để dạy kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.
- Đề ra những biện pháp hữu ích, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ.
3. Giới hạn của sáng kiến
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Một số biện pháp giúp trẻ phòng chống xâm hại tình dục.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi, lớp B1, năm học 2018-2019.
3.3 Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp khảo sát
...
Link tải file word đầy đủ: Tải xuống