Skkn Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) sớm thích nghi với môt trường lớp học tại trường mầm non

 


A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài:

Trẻ 3 tuổi có nhu cầu cần được giao tiếp với bạn bè cùng tuổi và phát triển các quan hệ giữa bé và cô, bé với bạn. Đến trường mầmnon bé học được nhiều điều mới như kỹ năng xã hội, kỹ năng quan hệ với bạn bè, cô giáo, hay kỹ năng học tập – đặc biệt là khả năng giao tiếp.

Khả năng giao tiếp là một trong những điều kiện cơ bản để lớn lên trẻ có thể tự tin khi tiếp xúc, va chạm với mọi người trong xã hội. Môi trường gia đình không còn đủ với trẻ, trẻ sẽ cảm thấy buồn chán nếu suốt ngày chỉ quanh quẩn bên ông bà, bố mẹ.Trong độ tuổi này, bé khám phá các sự việc xung quanh rất nhanh nên trường mầm non thật sự cần thiết với trẻ.

Giáo dục mầm non là giáo dục nền tảng có một vai trò quan trọng quyết định trong việc phát triển nhân cách của trẻ.Trẻ đến trường mầm non là giúp trẻ phát triển các mối liên hệ tâm lý, việc làm này còn quan trọng hơn là đối với phát triển kiến thức cho trẻ. “Trẻ em không thể tồn tại một mình” ở mỗi trẻ sinh ra đều có một nền tảng sinh học khác nhau, một tâm lý khác nhau, dẫn đến mỗi trẻ có môi trường an toàn, cảm giác an toàn “bên trong” thì trẻ mới khám phá thế giới tốt được. Do vậy chăm sóc giáo dục trẻ phải đáp ứng nhu cầu an toàn cho trẻ. Đây là yếu tố đầu tiên mà người giáo viên mầm non cần phải xác định và có kế hoạch tổ chức cho tốt ngay từ khi bước vào năm học.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Mặt khác trẻ 3 – 4 tuổi non nớt đang quen được bao bọc trong môi trường của gia đình.Các mối quan hệ của trẻ chủ yếu là những người thân trong gia đình.Trẻ vẫn còn lạ lẫm với thế giới xung quanh với nhiều quan hệ mới.Vì vậy, lần đầu đến lớp sẽ cảm thấy sợ sệt, lo sợ, tất cả trở nên hoàn toàn mới lạ. Môi trường mới, lớp mới, cô giáo mới, bạn bè mới. Thêm nữa trẻ bị đưa vào một không gian mới với các quy tắc phải thực hiện nếp ăn, ngủ, vệ sinh, sinh hoạt ở lớp, trẻ cảm thấy bị bất ngờ chưa thể thích nghi được ngay.Tôi đã từng chứng kiến có những cháu đi lớp hết học kỳ I vẫn chưa quen lớp học, hoặc có những cháu cứ đi học vài ba buổi là sốt.Mỗi năm đối tượng các cháu khác nhau và cách làm quen cũng khác nhau.

Ý thức được nhiệm vụ và vai trò đó, là người giáo viên giảng dạy ở khối mẫu giáo bé hầu hết các cháu trong lớp đều không đi học lớp nhà trẻ. Vì vậy, tôi luôn tìm tòi những phương pháp giúp trẻ sớm thích nghi với môi trường ở trường mầm non.Từ những lý do trên, năm học 2019 – 2020 tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) sớm thích nghi với môi trường lớp học tại trường mầm non”. 

II. Mục đích nghiên cứu:

Giúp trẻ sớm thích nghi với môi trường lớp học tại trường mầm non góp phần hình thành cho trẻ những tâm lý, những cơ sở ban đầu nhân cách năng lực làm người của trẻ. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang bước vào trường tiểu học có hiệu quả.

III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

1. Đối tượng:

Trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi)

2. Phạm vi nghiên cứu:

Lớp Mẫu giáo bé C1 – Trường Mầm non

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I.Cơ sở lý luận:

Ở lứa tuổi MGB (3 – 4 tuổi) thời gian đầu trẻ rất khó thích nghi với môi trường lớp học. Bởi ở lứa tuổi này trẻ còn nhỏ, sức đề kháng kém nên hay ốm. Tâm lý trẻ 3 tuổi chưa ổn định. Ở độ tuổi này trẻ thường quen gắn với cụm từ “khủng hoảng tuổi lên 3”. Trẻ có nhu cầu độc lập do phát triển ý thức bản ngã, ý thức nhưng năng lực còn hạn chế, cơ thể non nớt và đặc biệt  là người lớn thường cấm đoán nên nhu cầu của trẻ không được thỏa mãn. Có trẻ thì thích đến lớp vì nhiều đồ chơi mới, có trẻ sợ hoặc lo lắng khi gặp nhiều bạn mới, cô mới, sợ đi học...Những lý do trên dẫn đến hiện tượng trẻ chưa thích nghi với môi trường lớp học tại trường mầm non.

II. Cơ sở thực tiễn:

1. Đặc điểm tình hình:

- Trường có 19 lớp học, trong đó có 4 lớp mẫu giáo bé.

- Được sự phân công của Ban giám hiệu năm nay tôi dạy lớp MGB C1. Lớp có 3 cô chủ nhiệm, các cô đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn sư phạm mầm non.

- Lớp có 55 học sinh.

2. Thuận lợi:

- Về trường, lớp: Trường được công nhận “Trường tiến tiến”, trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao, động viên khích lệ giáo viên sáng tạo trong bài giảng dạy, tạo điều kiện để giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Lớp học thoáng mát, sạch sẽ, gọn gàng được trang trí đầy đủ các góc chơi theo hướng gợi mở cho trẻ.

- Về giáo viên: Các giáo viên khối mẫu giáo bé có nhiều kinh nghiệm, trẻ nhiệt tình năng động trong công việc, tự trau dồi kiến thức để nâng cao năng lực chuyên môn. Bản thân tôi là một giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ và thích sáng tạo. Tôi luôn có tinh thần trách nhiệm, luôn có ý thức hăng hái học hỏi, nâng cao trình độ qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Sách, báo, internet...

- Về học sinh: Trẻ lứa tuổi này hứng thú khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh mình; thích được hoạt động, trải nghiệm trong các hoạt động.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

- Về phụ huynh: Phụ huynh quan tâm ủng hộ cho lớp trong mọi hoạt động.

3. Khó khăn:

- Về trường, lớp: Sân trường không được rộng rãi, đồ chơi ngoài trời chưa được phong phú về chủng loại.

- Về giáo viên: Năng lực chuyên môn trong đội ngũ giáo viên không đồng đều. Một bộ phận giáo viên khi tổ chức các giờ hoạt động còn mang tính áp đặt,  chưa chú trọng vào tâm lý trẻ, chưa tạo nhiều cơ hội để phát huy tính tích cực chủ động ở trẻ.

- Về học sinh: Nhiều cháu mới chưa qua lớp nhà trẻ còn rụt rè chưa hòa nhập với trẻ cũ, còn hay khóc chưa chú ý nghe cô, chưa có thói quen nề nếp, trẻ chưa say mê, hào hứng đi học đặc biệt là đầu năm. Các cháu còn nhỏ, sức đề kháng kém, chưa biết tự chăm sóc nên mỗi khi thời tiết thay đổi hay bị ho – sốt dẫn đến phải nghỉ học nên hiệu quả rèn nề nếp còn thấp.

- Về phụ huynh: Một số phụ huynh quá nuông chiều con hay bao bọc và làm hộ con nhiều chưa phối hợp tốt với giáo viên.

4. Khảo sát thực trạng:

Qua khảo sát đầu năm học, tôi nhận thấy kết quả như sau:

STT

Tiêu chí khảo sát

Mức độ đạt được

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

1

Xây dựng môi trường thân thiện thu hút trẻ

 

X

 

 

2

Tạo môi trường giao tiếp an toàn cho trẻ

 

X

 

 

3

Trẻ tích cực tham gia các hoạt động

 

 

 

X

 

4

Sự phối hợp của giáo viên với phụ huynh

 

X

 

 

III. Các biện pháp:

1. Biện pháp 1:Xây dựng môi trường thân thiện thu hút sự chú ý của trẻ.

* Môi trường trong lớp học:

          Môi trường học tập rất quan trọng, làm thế nào để trẻ hứng thú thích đi học, đến lớp không muốn về là vấn đề mà lớp mẫu giáo bé nào cũng hướng tới. Vì thế không chỉ dạy dỗ các con những kỹ năng cơ bản mà tôi còn cố gắng nắm bắt những đặc điểm tâm lý của trẻ để đưa ra phương pháp giáo dục đúng đắn và luôn tạo môi trường  lớp học đẹp gần gũi phù hợp với lứa tuổi để khi trẻ tham gia chơi trẻ không nhớ tới gia đình và bố mẹ.

Năm nào cũng vậy sau kỳ nghỉ hè chuẩn bị năm học mới đây là giai đoạn khó khăn đối với trẻ lần đầu đến lớp nói chung và trẻ 3 tuổi lớp tôi nói riêng. Bởi vì, trẻ thay đổi môi trường mới từ gia đình đến với trường mầm non. Trẻ không được môi trường quen thuộc bên cạnh ông bà bố mẹ mà trẻ bước sang một môi trường mới .Trẻ sẽ thấy trống vắng, bất an, thiếu hụt về tình cảm. Để trẻ đỡ hụt hững cô giáo cần phải gần gũi trẻ, tạo tình cảm thân thiện, tạo được lòng tin với trẻ. Mặt khác không gian môi trường lớp học cũng là yếu tố quan trọng. Trẻ sẽ an tâm hơn dễ hòa nhập hơn khi môi trường lớp học ấm cúng, bắt mắt, hài hòa thu hút trẻ. Do đó, trong những ngày đầu chuẩn bị vào năm học tôi quan tâm nhiều đến việc trang trí - sắp xếp lại phòng lớp cho phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ: Như trang trí các góc cho thật đẹp, bắt mắt và phù hợp với lứa tuổi.

Ảnh minh họa 1: Trẻ chơi ở góc nấu ăn

     Ảnh minh họa 2: Trẻ chơi ở góc xây dựng

Ảnh minh họa 3: Trẻ chơi ở góc bán hàng

        (Phụ lục)

Lựa chọn những hình ảnh gần gũi, quen thuộc đối với trẻ 3 tuổi như: củ quả, các con vật..để trang trí các góc. Để tránh nhàm chán cho trẻ tôi luôn trang trí lớp học thay đổi phù hợp theo chủ đề. Ngoài ra các góc tôi cũng trang trí, làm thêm đồ dùng sáng tạo cho phù hợp với chủ đề để thu hút trẻ tham gia hoạt động góc một cách hứng thú.

Trong những ngày đầu chuẩn bị đón trẻ đến trường tôi đã nghĩ lớp của bé phải có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi thật phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ.Trong lớp chuẩn bị nhiều thứ đồ dùng đồ chơi phải đẹp màu sắc hấp dẫn để thu hút chú ý của trẻ. Tận dụng những nguyên vật liệu phế thải: vải vụn, bìa, vỏ sữa...tôi làm thêm một số đồ chơi tự tạo. Trẻ yêu và thích đến lớp mỗi ngày.Các góc chơi đặt nhiều đồ chơi để tránh việc tranh giành đồ chơi.

 * Môi trường thiên nhiên ngoài lớp học:

Môi trường thiên nhiên ngoài lớp học có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc giúp trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh, các sự vật hiện tượng tự nhiên thông qua hoạt  động ngoài trời do cô tổ chức. Nó còn là một sân chơi thiên nhiên ban tặng. Ngoài việc xây dựng môi trường lớp học xanh – sạch – đẹp – an toàn – thân thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Tôi còn tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non để trẻ sớm thích nghi và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. 

Ảnh minh họa 4: Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời

        (Phụ lục)

Kết quả:  Nhờ tạo môi trường không gian lớp học hài hòa mà các cháu nhanh chóng thích ứng với môi trường mới. Trẻ hào hứng hơn khi đến lớp.Trong 3 – 4 tuần đầu ngắn ngủi nhưng đa số trẻ đã không khóc nữa chỉ còn 2 bạn vẫn khóc khi đến lớp.

Qua những đợt thăm lớp dự giờ, lớp được Ban giám hiệu đánh giá là lớp học thân thiện, trang trí phù hợp và được xếp loại lớp tốt.Trẻ biết gọi tên, nói được đặc điểm một số loại cây, đồ chơi ngoài trời.

Trẻ mạnh dạn, hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời và các trò chơi mà cô tổ chức.

2.Biện pháp 2: Cô giáo gần gũi tạo tâm lý an tâm, tạo niềm tin cho trẻ trong những ngày đầu đến lớp.Thực hiện khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.

Làm thế nào cho trẻ nhanh chóng hòa nhập thích nghi với trường với lớp để trẻ thích đi học đó là điều cha mẹ và cô giáo cần làm. Sự thay đổi môi trường từ gia đình đến nhà trường, từ chỗ thân thuộc đến nơi mới lạ sẽ làm nhiều bé cảm thấy bất an. Đa số các bé đều khóc, thậm chí có những trẻ còn ốm và hay tỏ vẻ thất thần. Vì vậy việc kết hợp với phụ huynh là rất cần thiết vì khi tiếp xúc với phụ huynh cô giáo có thể tìm hiểu được mọi thông tin cá nhân, sở thích, đặc điểm tâm lý trẻ.Từ đó, cô giáo sẽ làm quen trẻ nhanh hơn, trẻ cũng rất yên tâm khi tiếp xúc với các cô trong những ngày đầu đến trường.

*Thực trạng cũ:

Ngày 1/8 nhập học, khi phụ huynh bế trẻ mới vào lớp cho cô, các cô chỉ hỏi tên trẻ và đón trẻ vào lớp cho trẻ chơi với các bạn hoặc đặt trẻ ngồi vào ghế. Trước đó phụ huynh chưa cho con làm quen với các cô, đối với trẻ các cô là người xa lạ.

Các giáo viên đều nhiệt tình đón nhận trẻ mới nhưng chưa thể tìm hiểu hết các thông tin cần thiết của trẻ mới, chưa trò chuyện làm quen trẻ trước, do đó đã tạo một khoảng cách xa lạ giữa cô và trẻ, hôm sau trẻ không thích đi học hoặc khóc khi bố mẹ bắt đi học. Chính vì vậy, trong năm học này tôi mạnh dạn đổi giải pháp sau:

* Đổi mới cách nhận trẻ mới trong năm học:

Vào đầu năm học, tôi tìm hiểu các thông tin cá nhân, đặc điểm tâm lý của các trẻ được nhận vào tôi đã xin phép Ban giám hiệu cho tôi được gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh mới để biết thêm thông tin về trẻ, sau đó tôi đã lập kế hoạch cụ thể để tìm hiểu về các thông tin liên quan đến trẻ.

Kế hoạch cụ thể như sau:

- Sau khi tuyển sinh tôi xin phép nhà trường tổ chức buổi họp phụ huynh với trẻ mới trước ngày đầu trẻ đến lớp. Trong buổi họp tôi tuyên truyền cho các phụ huynh những tác dụng của việc cho con đi lớp, sau đó tôi phổ biến các hoạt động trong một ngày của trẻ tại lớp học, các thực đơn trẻ ăn ở trường để phụ huynh về cho con làm quen dần với các loại thức ăn mới. Sau đó là cách phòng chống các loại dịch bệnh để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ.

+ Phụ huynh cần biết việc đưa trẻ đến trường là để giúp trẻ biết tự lập dần dần và biết chơi với bạn hòa thuận, phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, vận động.

+ Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi đi học để gây thiện cảm đối với trường mầm non: giới thiệu trẻ ở trường có nhiều bạn, nhiều đồ chơi, cô giáo rất yêu thương trẻ

+ Tôi đã nhờ phụ huynh giải thích cho trẻ hiểu khi trẻ đi học thì ông bà cha mẹ làm gì và trẻ chỉ ở trường ban ngày, chiều bố mẹ lại đón về để trẻ yên tâm là mình không bị bỏ rơi.

-  Khi trẻ sắp đi học, tôi đề nghị phụ huynh cho trẻ tới trường trước 2 đến 3 lần, để trẻ làm quen với trường học như quan sát môi trường mới, nhìn các trẻ khác chơi đùa, làm quen với cô giáo dạy trẻ sau này...

- Tôi đã tuyên truyền cho phụ huynh cần phải tìm hiểu chế độ ăn uống và lịch sinh hoạt hằng ngày ở nhà trường để tập cho trẻ làm quen dần và chuẩn bị sức khỏe cho trẻ thật tốt trước khi đi học.

- Một điều cần lưu ý mà tôi nhắc phụ huynh là dành thời gian đưa đón con đi học trong những ngày đầu, để trấn an trẻ. Không đón trẻ về muộn hơn những trẻ khác, vì sẽ tạo cho trẻ tâm lý bị cha mẹ bỏ rơi và từ đó trẻ sợ đi học.

- Đặc biệt là tránh thái độ hù dọa khi đưa trẻ đến trường như: nếu con không ngoan bị cô giáo đánh hoặc Con hư sẽ đưa con đến trường hay mách cô giáo”… Vì điều này sẽ vô tình tạo cho trẻ ý thức Cô giáo rất dữđi học là bị phạt phải xa cách gia đình, từ đó trẻ sợ cô giáo và không thích đi học.

Đối với một số cháu có cá tính đặc biệt, tôi phối hợp với các cô trong lớp kết hợp cùng đón trẻ. Trên thực tế trong cùng một lớp nhưng có những cháu lại chỉ theo một cô nhất định mà không theo các cô khác. Nên khi cháu đến lớp cô đó sẽ ra đón cháu.

Có những cháu khóc quá nhiều, cháu theo cô nhưng vẫn khóc. Đối với những cháu này tôi bế ra sân chơi kết hợp trò chuyện gọi tên trẻ, xưng tên cô. Qua những câu trò chuyện xưng tên cô giáo giúp trẻ nhớ tên cô và tạo tình cảm giữa cô và trẻ. Khi đón trẻ vào lớp, tôi cùng trẻ đi dạo quanh lớp gợi hỏi trẻ tên các đồ vật, đồ chơi này tên là gì? để trẻ trả lời. Nếu trẻ không trả lời được hoặc không thích trả lời tôi sẽ gợi ý để trẻ trả lời câu hỏi của cô.

Trong thời gian trẻ mới đến lớp, tôi thường chú ý đến đặc điểm, cá tính riêng của từng trẻ chiều theo những thói quen dù không đẹp của trẻ để trẻ cảm thấy an toàn ở môi trường mới này. Với một số trẻ có cá tính đặc biệt tôi trao đổi với phụ huynh để hiểu rõ cá tính riêng đặc thù chưa phù hợp với nề nếp ở trường mầm non sau đó dần đưa trẻ vào nề nếp.

Ví dụ 1: Trong giờ ngủ, những cháu rất khó ngủ tôi sẽ vỗ về cháu, khi thì kể chuyện, lúc hát ru, những làn điệu dân ca để ru bé ngủ. Xuất phát từ tình thương cử chỉ âu yếm, việc làm gần gũi tạo sự thân thiện cho trẻ nên trẻ thấy yên tâm khi ở bên cô.

Ngoài việc xây dựng môi trường phù hợp tôi còn tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới để trẻ sớm thích nghi và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động, các trò chơi dân gian.Thông qua các trò chơi này đòi hỏi trẻ có sự phối hợp cùng nhau, các trò chơi giúp trẻ hào hứng thích thú quên cả cảm giác nhớ cha mẹ, dần hòa mình cùng các bạn, cùng cô và thích nghi môi trường mới.

          Ngoài ra, tôi còn sưu tầm sáng tác các bài vè, bài đồng dao để áp dụng vào thực tiễn tại lớp tạo cho trẻ hứng thú. Nội dung các bài vè, bài đồng dao phù hợp với chủ đề trẻ đang được làm quen.

Kết quả: Trong một thời gian ngắn, các bé đã nhanh chóng thích nghi với chế độ sinh hoạt, nề nếp ở lớp.

Trò chơi dân gian giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.

3. Biện pháp 3: Kết hợp với tổ nuôi đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ tại trường mầm non.

Đối với trẻ 3 tuổi mới ra lớp bắt đầu làm quen với việc đến trường. Điều này có nghĩa là, trong cuộc sống hàng ngày của mình, trẻ buộc phải bắt đầu thích nghi với chế độ sinh hoạt và ăn uống ở trường. Ở lứa tuổi này bữa ăn hàng ngày của trẻ rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện và làm đà tốt cho sự tăng trưởng của thời kỳ tiếp theo.

Trẻ có hai bữa ăn trong một ngày ở trường mầm non, bao gồm một bữa chính và một bữa phụ. Điều này không những cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé hoạt động cả ngày mà còn giúp trẻ có sức đề kháng cao chống lại mọi dịch bệnh.

* Những khó khăn trong quá trình chăm sóc trẻ:

- Trẻ mới đến lớp còn lạ cô giáo nên trẻ khóc rất nhiều. Có những trẻ còn từ chối và chưa quen với sự chăm sóc của các cô điều đó dẫn đến cô giáo gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc và đảm bảo chế độ ăn của trẻ. Mặt khác mỗi trẻ đến lớp đều có những sở thích ăn uống khác nhau (Có trẻ ăn cơm, có trẻ còn đòi ăn cháo, có trẻ không ăn hành, ăn rau, có trẻ không ăn thịt, có trẻ còn chưa biết ăn caramen…). Mà thực đơn của nhà trường lại đa dạng phong phú các loại thực phẩm, trong đó có những món trẻ chưa được làm quen như món: Su su cà rốt xào thịt bò; Tôm, thịt rim ngũ sắc; Thịt gà thịt lợn om nấm…chính vì vậy việc đảm bảo chế độ ăn của trẻ là rất khó.

- Thêm vào đó do chức năng của bộ máy tiêu hóa trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, gặp các thức ăn lạ trẻ hay nôn chớ dẫn đến không đảm bảo lượng dinh dưỡng hàng ngày kéo theo việc trẻ hay bị ốm.

* Các biện pháp giúp trẻ đảm bảo chế độ dinh dưỡng tại trường.

 - Trước tiên tôi tham mưu với Ban giám hiệu và tổ nuôi để thay đổi những thực đơn dễ ăn quen thuộc với trẻ. Trong những tuần đầu trẻ mới đến lớp nên cho trẻ ăn những món như: Thịt lợn, trứng chim cút kho tầu; Cá trắm, thịt lợn xốt cà chua…Tôi đề nghị với nhà trường phải chú trọng hơn nữa tới việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ. Đặc biệt là xây dựng thực đơn, tính khẩu phần dinh dưỡng cân đối phù hợp. 

- Trước giờ ăn, tôi tạo cho trẻ cảm giác thoải mái vui vẻ để trẻ không có tâm lý sợ giờ ăn. Bên cạnh đó, tôi sẽ giới thiệu tên các món ăn cũng như các chất dinh dưỡng có trong món ăn một cách hấp dẫn nhất.

- Trong các bữa ăn tại trường thì động viên trẻ ăn hết suất, chú ý những trẻ ăn kém, mới đi lớp, trẻ mới ốm dậy giáo dục trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Cho trẻ ăn đúng giờ tránh hiện tượng trẻ ngủ gật khi ăn.

Ví dụ 2: Trong giờ ăn, trẻ ở lứa tuổi này thường ăn cơm. Nhưng có những trẻ chỉ đòi ăn cháo và ăn được rất ít cơm. Cô giáo động viên khuyến kích, hướng dẫn trẻ tự xúc ăn. Ngoài ra còn kết hợp với phụ huynh cho trẻ uống bù thêm sữa vì những ngày này trẻ chưa thể thích nghi ngay với môi trường lớp học..

Nhưng dần dần các bé đã quen với cô giáo với lớp học. Tôi sẽ cho các bé thực hiện nề nếp ăn, ngủ, vệ sinh, cất đồ dùng – đồ chơi đúng nơi quy định dưới các hình thức vui chơi hoặc thông qua những câu chuyện do cô sưu tầm hoặc sáng tác.

Đặc biệt giáo viên không nên nôn nóng cố ép trẻ ăn nếu trẻ không muốn. Làm như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy giờ ăn là một cực hình và sẽ thành tật lười ăn. Tôi có thể chấp nhận cho trẻ ăn ít và uống sữa bù thêm, đồng thời dặn phụ huynh cho trẻ ăn tăng thêm khi ở nhà. Cho đến khi trẻ quen với lớp mới lúc đó sẽ là thời điểm động viên trẻ ăn hết xuất của mình. Vì vậy, các bậc phụ huynh rất vui và cảm thấy yên tâm hơn vì con mình được quan tâm chu đáo.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Kết quả:

- Qua một năm thực hiện trẻ lớp tôi tăng cân 100%.

- Trẻ trong lớp đã ăn được tất cả các món ăn ở trường, trẻ không còn bị nôn chớ và cũng rất hào hứng khi chuẩn bị đến giờ ăn.

- Phụ huynh cũng rất yên tâm khi ở trường các con được chăm sóc về dinh dưỡng một cách chu đáo và đầy đủ.

4. Biện pháp 4: Kết hợp với y tế chăm sóc sức khoẻ cho trẻ tại trường mầm non.

Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng kém hơn người lớn. Vì vậy, song song với việc củng cố sức khoẻ của hệ thống tiêu hoá, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng thì vấn đề cân đo, khám sức khoẻ cho trẻ theo định kỳ là bắt buộc trong trường mầm non.

- Chính vì thế ngay từ khi trẻ mới vào lớp tôi đã  kết hợp với y tế cân, đo vào biểu đồ và khám sức khỏe theo định kỳ cho trẻ, đặc biệt đối với trẻ béo phì và trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân theo dõi cân đo hàng tháng (Đo 3 tháng/1 lần, cân 1 tháng/1 lần)

- Cùng với nhân viên y tế tìm hiểu các bệnh truyền nhiêm bệnh dịch có khả năng lây lan cao như: chân tay miệng, đau mắt đỏ, thuỷ đậu, sôt vi rút, sốt phát ban…để có biện pháp phòng dịch cao nhất đảm bảo sức khoẻ cho trẻ.

- Luôn luôn cho trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi ăn uống để phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.

- Sau đó, tôi tìm hiểu xem những rối loạn tâm sinh lý và bệnh lý của các bé là gì khi mới đến lớp để biết cách điều chỉnh.

Kết quả:

 - Phụ huynh rất yên tâm khi gửi con tại lớp vì các cô luôn lắm bắt được tâm sinh lý trẻ và luôn có các biện pháp mới đối với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Phụ huynh luôn được cập nhất những thông tin hai chiều và được cung cấp thêm các biện pháp phòng dịch tốt nhất cho trẻ.

- 100% trẻ lớp tôi không bị nhiễm các dịch bệnh lớn. Trẻ tăng cân đều đặn phát triển mọi mặt mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp.

5. Biện pháp 5 :Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh

Muốn chăm sóc giáo dục trẻ tốt thì biện pháp vô cùng quan trọng là phải kết hợp với phụ huynh thống nhất thực hiện.Tránh tình trạng không thống nhất trong giáo dục “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”.Như chúng ta đã biết, mỗi trẻ muốn phát triển tốt trong môi trường giáo dục.Thì gia đình và nhà trường phải cùng kết hợp chặt chẽ.

Trẻ lớp tôi có cháu mới đi học lần đầu nhưng cũng có bé từ lớp tư thục chuyển vào. Đối với các cháu đã đi học, ngay từ ngày đầu nhận danh sách lớp tôi thường trao đổi ngay với cha mẹ của trẻ để nắm được thói quen đặc điểm sinh lý, sức khoẻ của trẻ để có biện pháp hợp lý.Do đặc điểm lớp tôi có nhiều cháu lần đầu tiên đến lớp vì vậy không chỉ các cháu bỡ ngỡ mà các bậc phụ huynh cũng rất lo lắng khi đưa con đến trường. Tôi chủ động lên kế hoạch trò chuyện và thống nhất với phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thế nào cho phù hợp:

- Trao đổi thông qua phụ huynh cách “Rèn luyện con ở nhà”

+ Phụ nữ Việt Nam có thói quen nuôi con rất tận tụy, bế ẵm con nhiều, thậm chí còn ngủ chung với con tới lớn và sẵn sàng làm hộ con mọi việc. Tình thương bao la của mẹ dẫn đến mặt trái là đứa bé bị phụ thuộc quá nhiều vào người lớn, khi phải xa mẹ là một cực hình. Và trẻ không thể hòa nhập với mọi người. Do vậy trước khi cho trẻ vào trường mầm non gia đình phải tách bé ra khỏi cha mẹ một cách từ từ để mẹ có thể chấp nhận việc thiếu mẹ trong thời gian vài tiếng đông hồ.

+ Gia đình tập cho bé ăn ngủ theo giờ giấc của lớp học để nhịp sinh học của bé không bị thay đổi đột ngột.

+ Gia đình tập cho bé ăn những thức ăn theo thực đơn của trường mầm non để trẻ không bị rối loạn tiêu hóa.

+ Gia đình cần tập cho bé có thói quen xúc ăn. Đồng thời cha mẹ cũng tập dần cho trẻ một số thói quen vệ sinh như: rửa mặt, rửa tay, xúc miệng...

+ Gia đình cho bé làm quen vơi trường lớp theo nguyên tắc dần từ ít đến nhiều.  Khi gửi trẻ trong những tuần đầu phụ huynh nên đón trẻ sớm.Tránh tình trạng trẻ cảm thấy mình bị bỏ rơi khi các bạn được người nhà đón. Bố mẹ cần bố trí thời gian để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn của những ngày đầu đi học.

+ Cha mẹ trò chuyện với trẻ để trẻ hiểu mình đã đến tuổi đi lớp. Đặc biệt là không đưa cô giáo ra hù dọa trẻ. Về nhà cha mẹ dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ về tên cô giáo, tên các bạn, các bài thơ, câu chuyện được nghe ở lớp...để trẻ nhanh chóng hòa nhập với trường mầm non.

 - Trao đổi với các bậc phụ huynh cách “Rèn luyện con ở trường”

+ Yêu cầu cha mẹ trẻ cung cấp các thông tin cá nhân, đặc điểm riêng của từng cháu từ cách ăn uống, ngủ, vệ sinh và các thói quen khác của bé ở nhà để giáo viên có cách chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp.

+ Yêu cầu phụ huynh cho con đi học đều nếu các cháu nghỉ nhiều thì nề nếp thói quen sẽ mai một và phải làm quen lại từ đầu. Trẻ đi học phải đúng giờ, cha mẹ và cô giáo phải là tấm gương cho trẻ học tập trong việc chào hỏi lễ phép và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.

+ Thống nhất với các bậc phụ huynh về chế độ ăn uống của trẻ ở lớp cũng như ở nhà để phối hợp chăm sóc trẻ cho phù hợp. Các bậc phụ huynh cung cấp cho giáo viên thói quen trẻ hay ăn – không ăn loại thực phẩm nào để giáo viên có kế hoạch ăn uống phù hợp với từng cá nhân trẻ.

+ Đề nghị các bậc phụ huynh tích cực ủng hộ giấy, lịch cũ và các đồ phế liệu để tạo thành các sản phẩm phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ.

Kết quả:Nhờ việc phối hợp chặt chẽ với phụ huynh như đã nói trên nên các con đã nhanh chóng thích nghi được với môi trường mới.

Phụ huynh đã đã phối hết hợp với giáo viên trong mọi hoạt động và nắm bắt tình hình cuả trẻ ở lớp để cùng chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất.

IV. Kết quả đạt được :

Qua một học kì áp dụng những biện pháp nêu trên lớp tôi đã đạt được kết quả cụ thể như sau :

STT

Tiêu chí khảo sát

Mức độ đạt được

Đầu năm

Hết học kì I

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

1

Xây dựng môi trường thân thiện thu hút trẻ

 

X

 

 

X

 

 

 

2

Tạo môi trường giao tiếp an toàn cho trẻ

 

X

 

 

X

 

 

 

3

Trẻ tích cực tham gia các hoạt động

 

 

X

 

 

X

 

 

4

Sự phối hợp của giáo viên với phụ huynh

 

X

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. Kết luận:

- “Việc giúp trẻ thích nghi với môi trường ở trường mầm non” là một cơ sở tốt để giúp trẻ hình thành nhân cách con người. Đối với trẻ thơ một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc giáo dục nhân cách trẻ là hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người qua đó trẻ biết thích nghi với môi trường lớp học biết thương yêu quan tâm tới cô giáo, bạn bè, luôn có thái độ chăm sóc và bảo vệ vệ sinh cá nhân cũng như các hoạt động ở trường mầm non.Trẻ mầm non không thể cảm nhận được những cái hay, cái đẹp  khi thiếu tác động của cô giáo và người lớn xung quanh. Bởi các cháu chưa có nề nếp thói quen tốt mà phải nhờ vào sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo và những người thân trong gia đình, cộng đồng và xã hội cùng chung tay giáo dục các cháu.

II. Khuyến nghị:

Việc giúp trẻ thích nghi với môi trường ở trường mầm non có hiệu quả bản thân tôi xin trình bày một số khuyến nghị và đề xuất như sau:

- Xây dựng môi trường lớp học: xanh – sạch – đẹp – an toàn – thân thiện.

-Giáo viên phải có tâm hồn cao đẹp, trái tim nhân hậu, yêu nghề mến trẻ, hiểu được tâm sinh lý và khả năng nhận biết của trẻ. Từ đó có những biện pháp giáo dục trẻ phù hợp với từng cháu, từng lứa tuổi.

- Phải biết cách xử lý tốt các tình huống sư phạm, luôn tìm cách tạo tiền đề cho trẻ để trẻ có cơ hội bộc lộ được thực hiện sở thích của mình.

- Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp.

- Cần có sự kết hợp chặt chẽ trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, thống nhất giữa giáo viên và phụ huynh trong phương pháp giáo dục trẻ.

Tôi rất mong nhà trường tạo điều kiện hơn nữa để giáo viên được học tập tham gia các lớp ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ “Thích nghi với môi trường ở trường mầm non”.

Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, mặc dù được sự quan tâm của các chị em đồng nghiệp nhưng không tránh được những thiếu sót. Tôi mong được Ban giám hiệu, các đồng nghiệp giúp đỡ và đóng góp ý kiến để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post