Skkn Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 thực hiện đúng các kỹ năng ca hát

 


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 thực hiện đúng các kỹ năng ca hát

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

     I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

     Âm nhạc là môn nghệ thuật có những đặc trưng riêng. Âm nhạc là một trong các loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng âm thanh có sức biểu cảm phong phú. Âm nhạc là nghệ thuật thời gian.

     Khác với các loại hình nghệ thuật, Âm nhạc không mang ý nghĩa cụ thể rõ ràng như từ ngữ trong nghệ thuật văn chương và cũng không tái hiện thế giới khách quan bằng những hình ảnh cụ thể như những bức tranh hội hoạ. Đặc trưng diễn tả của âm nhạc mang tính trừu tượng và khái quát cao.

     Dạy Âm nhạc trong trường Tiểu học không nhằm đào tạo các em học sinh trở thành những người hoạt động Âm nhạc mang tính chuyên nghiệp, mà chủ yếu là giáo dục văn hoá Âm nhạc. Tuy nhiên, quá trình phát triển con người cũng đều phải có điểm xuất phát làm nền tảng vững chắc cho tương lai sau này.

    Tác phẩm âm nhạc đến với người nghe tạo được những cảm nhận sâu sắc hay nông cạn hời hợt phụ thuộc vào trình độ của người thưởng thức. Năng lực cảm thụ sẽ dần dần được nâng cao trong quá trình phát triển trình độ âm nhạc và sở thích. Khả năng thưởng thức dần trở nên tinh tế và nhạy bén hơn.

     Đó cũng là mục tiêu giảng dạy Âm nhạc trong các nhà trường Tiểu học nói riêng và mục tiêu giáo dục học sinh toàn diện nói chung của Thủ đô Hà Nội và đất nước ta trong thời đại ngày nay.

     Trước sự phát triển của xã hội đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi hệ thống Giáo dục - Đào tạo phải xác định lại mục tiêu, thiết kế lại nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy học. Môn Âm nhạc chương trình Tiểu học có những thay đổi, đó là: Phát huy tính tích cực của học sinh, sở trường của học sinh hình thành năng lực trong học tập và trong đời sống.

     Trải qua thời gian công tác, tìm hiểu tôi nhận thấy ở các trường Tiểu học nói chung. Giáo viên giảng dạy phân môn Âm nhạc khi lên lớp chỉ dập khuôn máy móc truyền thụ kiến thức tới học sinh. Học sinh tiếp thu bài học một cách máy móc thụ động, làm cho giờ học nghèo nàn đơn điệu, chất lượng không cao.

     Với chuyên môn của người giáo viên dạy môn Âm nhạc cùng với năng khiếu về âm nhạc và thái độ học hỏi tích luỹ kinh nghiệm nghề nghiệp, xin cùng trao đổi với đồng nghiệp góp phần tạo tiếng nói vào mục tiêu giảng dạy Âm nhạc ở trường Tiểu học nói riêng và sự nghiệp giáo dục học sinh toàn diện của ngành Giáo dục và đào tạo Thủ đô nói chung. Do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 thực hiện đúng các kỹ năng ca hát”  để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói chung và đối với học sinh lớp 2 nói riêng.

     II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:

     1. Mục tiêu:

     Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần  nâng cao chất lượng môn âm nhạc lớp 2, giúp các em có kỹ năng ca hát tốt, biết gõ đệm thành thạo, tự tin biểu diễn cũng như yêu thích học âm nhạc.

     2. Nhiệm vụ:

     Tìm hiểu mục đích yêu cầu của việc dạy học môn âm nhạc lớp 2 ở trường tiểu học, đặc điểm nhận thức cũng như năng khiếu của học sinh lớp 2.

     Tìm hiểu các kỹ năng giúp học sinh học tốt âm nhạc ở lớp 2.

     Tìm hiểu thực trạng việc dạy âm nhạc lớp 2 ở trường tiểu học.

     Đề xuất một số giải pháp giúp học sinh có kỹ năng tốt khi học hát.

     III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Học sinh lớp 2.

- Giáo viên giảng dạy môn âm nhạc lớp 2.

- Các giải pháp giúp học sinh lớp 2 thực hiện tốt các kỹ năng ca hát.

     IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

     Để thực hiện nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Tìm hiểu thực trạng dạy Âm nhạc trong nhà trường và ở một số trường Tiểu học trong Quận. Trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp giảng dạy đồng thời thăm lớp dự giờ để nắm bắt thực tế.

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sách tham khảo, các tài liệu, giáo trình phương pháp dạy âm nhạc.

- Tham khảo các băng – Đĩa  hình do ngành giáo dục phát hành.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực trạng, nghiên cứu thực tế, thực nghiệm một số giờ dạy âm nhạc ở lớp 2.

     V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

     Đề tài được nghiên cứu và thực hiện từ tháng 9 năm 2018 đến nay.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

     I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

     1. Mục đích yêu cầu dạy học của phân môn Âm nhạc.

     Phân môn Âm nhạc nhằm giáo dục thẩm mỹ, giáo dục văn hoá Âm nhạc, cho nên cần đảm bảo:

- Làm cho học sinh yêu thích nghệ thuật Âm nhạc, cảm thụ được cái hay cái đẹp của âm thanh qua các bài hát mà các em được học trực tiếp.

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức âm nhạc cơ bản cần thiết, những kỹ năng hoạt động Âm nhạc ban đầu.

- Qua Âm nhạc góp phần giáo dục toàn diện, làm phong phú đời sống tình cảm của trẻ, góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh.

- Phát hiện bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước.

     2. Nội dung của môn âm nhạc lớp 2.

     Môn âm nhạc lớp 2 trong chương trình chính gồm có 8 bài hát và các bài hát đều có mục tiêu hầu như giống nhau. Để học hát được các bài hát đó các con cần phải có những kỹ năng cần thiết sau:

Ví dụ: Học bài hát CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG

Học sinh biết hát thuộc, đúng giai điệu lời ca của bài hát

Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách,nhịp và tiết tấu của bài hát.

Học sinh biết hát và vận động nhịp nhàng phụ họa biểu diễn cho bài hát.

- Qua bài học giáo dục các em biết yêu quý và bảo vệ động vật.

     II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

     1. Thực trạng chung của nhà trường

Thuận lợi:

Nhà trường được sự quan tâm của chính quyền địa phương, của hội phụ huynh học sinh.

- Được sự quan tâm ủng hộ của cấp ủy, chi bộ, ban giám hiệu nhà trường, luôn chỉ đạo sát sao hỗ trợ về tinh thần và cơ sở vật chất cho nhà trường.

- Giáo viên được đào tạo tốt về âm nhạc có tâm huyết yêu nghề, và có lòng kiên trì học hỏi để đáp ứng cho việc dạy và học môn âm nhạc trong bậc tiểu học.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

- Vì là môn học nghệ thuật sinh động  sáng tạo Học mà vui - vui mà học nên các em rất hứng thú học tập.

 * Khó khăn

Vì đời sống kinh tế của nhiều phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các con cũng như kiến thức âm nhạc cũng còn bị hạn chế. Một số em còn nghĩ rằng môn âm nhạc là môn học phụ nên chưa ý thức được tầm quan trọng của  môn học.

    2. Thực trạng

      Để nắm bắt được thực trạng Dạy - Học âm nhạc hiện nay, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát qua các tiết học âm nhạc của các lớp 2 tại trường

     * Kết quả điều tra khảo sát của 57 học sinh lớp 2A8.

Đầu năm học 2018-2019

 

Rất thích

 

Thích

 

Bình thường

 

Không thích

 

20 (35%)

 

12 (21%)

 

15 (27%)

 

1.     (17%)

 

- Qua kết quả khảo sát như trên, tôi nhận thấy với thực tế giảng dạy như vậy  chất lượng giáo dục phân môn âm nhạc trong trường tiểu học là chưa thể đạt yêu cầu.

- Qua quá trình điều tra khảo sát, với kết quả thu được như trên, tôi nhận thấy:   Nhìn chung, việc Dạy và Học âm nhạc đạt chất lượng chưa cao:

- Học sinh tiếp thu bài học một cách máy móc thụ động. Học sinh không có hứng thú tham gia học tập. Giờ học nghèo nàn đơn điệu,  không mang tính đặc trưng của môn Nghệ thuật  mà đơn điệu như một giờ sinh hoạt thực tế các tiết dạy đều đúng với phương pháp truyền thống,  nhưng các em chưa  hứng thú và phát huy tính tích cực trong giờ học âm nhạc, các con chưu thực hiện đúng kỹ năng cơ bản của cách hát, cách gõ đệm cũng như nghe nhạc để vận động theo nhạc.  

     III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 THỰC HIỆN ĐÚNG  CÁC KỸ NĂNG CA HÁT.

     1. Các phương pháp giảng dạy Âm nhạc

     1.1 Nguyên tắc phát triển tai nghe: Giáo dục âm nhạc là làm cho tai nghe nhạc của học sinh mỗi ngày một nhạy bén hơn. Do vậy, phải bằng sự thức tỉnh  tai chứ không phải bằng việc thuyết trình một mớ lý thuyết rườm rà, nặng nề, khô cứng.

     1.2 Nguyên tắc trực quan: Trong lý luận dạy học, nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc quan trọng thì đối với giảng dạy Âm nhạc lại càng hết sức cần thiết và phải được coi trọng . Nếu người thầy chỉ dùng lời nói  mà không có những dẫn chứng minh hoạ cụ thể bằng âm thanh ( qua giọng hát, tiếng đàn, băng máy, hình ảnh) thì học sinh khó lòng tiếp thu được Âm nhạc. Cái trừu tượng của âm thanh như độ cao, độ dài cần được minh hoạ bằng nhiều thủ pháp, biện pháp trực quan sinh động.

      1.3 Nguyên tắc thực hành: Quá trình học sinh tiếp thu Âm nhạc cần phải có thời gian thực hành thoả đáng: Thực hành ca hát, thực hành nghe nhạc và phân tích. Phải xem thực hành là trọng tâm trong các giờ dạy học Âm nhạc. Chỉ có thể qua thực hành các kỹ năng Âm nhạc  ( dù đơn giản) mới được hình thành.

     1.4 Nguyên tắc sáng tạo: Bản thân Âm nhạc là nghệ thuật của nhiều lần sáng tạo. Từ sáng tác đến biểu diễn, người nghe và các phương tiện kỹ thuật cho nên giảng dạy Âm nhạc phải biết tôn trọng những cá tính sáng tạo và biết khơi gợi, phát huy sáng tạo của học sinh.

     2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

     2.1. Biện pháp 1:  Phương pháp dạy học bằng Trực quan.

     2.1.1. Mục tiêu:

     Học tập - Bồi dướng và ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy Âm nhạc sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Dạy học bằng giáo án điện tử giúp học sinh vừa được Nghe - vừa được Nhìn. Phương pháp dạy học trực quan giúp cho các em có hứng thú học tập cao, khả năng tiếp thu bài học nhanh, ấn tượng và khắc sâu kiến thức bài học, kết hợp các phương tiện Nghe - Nhìn sẽ trực tiếp tác động vào thích giác, thị giác những âm thanh - hình ảnh sinh động chuẩn mực, chính xác có tác động rất mạnh mẽ đến sự kích thích hứng thú, thức tỉnh tiềm năng nghệ thuật trong các em đồng thời tạo được những cảm xúc thẩm mĩ tốt cho học sinh.

     2.1.2. Cách tiến hành:

     Để có thể thực hiện được giải pháp này, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học tập, tự bồi dưỡng để tiếp cận và nâng cao trình độ Công nghệ thông tin, ứng dụng vào giảng dạy Âm nhạc.

     Việc đưa CNTT vào trong giảng dạy vào môn âm đã giúp cho việc giảng dạy của giáo viên sinh động, trực quan hơn, để lại ấn tượng, thu hút sự tập trung, từ đó tạo bước đệm để nâng dần khả năng suy nghĩ của học sinh, tạo sự tương tác có hiệu quả hơn giữa giáo viên, học sinh với bài giảng. Mặc khác, việc đưa CNTT vào giảng dạy môn âm nhạc còn giúp giáo viên chủ động hơn trong bài giảng của mình.

Ví dụ:

Học bài hát: Xòe hoa

Dân ca Thái

- Giáo viên cho học sinh nghe hát mẫu thì các con sẽ được nghe và nhìn hình ảnh sẽ giúp các con sẽ nhanh thuộc được giao điệu lời ca và tiết tấu của bài nhanh hơn. Qua bài giảng điện tử giáo viên có thể cho các con được xem các hình ảnh nơi sinh sống của các đồng bào dân tộc trên các vùng miền hay những bài có nội dung nghe nhạc thiếu nhi cùng những bài kể chuyện âm nhạc ghép âm thanh tạo nên sự hấp dẫn và các con sẽ thích học hơn.

- Khi học hát giáo viên dạy hát  từng câu lên máy chiếu thì khi nhìn hướng dẫn của giáo viên các con sẽ rễ phát hiện được cao độ, trường độ của câu hát đó ra sao hát ngân nghỉ như thế nào, dần dần các con sẽ nhớ những hình ảnh và các ký hiệu âm nhạc đó và việc học hát sẽ rễ dàng hơn.

Tóm lại, CNTT trong dạy và học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đưa việc học tập trở nên gần gũi, nhẹ nhàng và có hiệu quả đối với giáo viên và học sinh.

     2.2 Biện pháp 2: Trang bị cho học sinh kỹ năng ca hát phổ thông

     2.2.1. Mục tiêu:

- Giúp học sinh hát thuộc, đúng giai điệu lời ca, biết phát âm gọn gàng, rõ ràng, tròn vành rõ chữ. Hát diễn cảm

- Giúp học sinh biết đứng đúng tư thế hát: Đứng hoặc ngồi hát thoải mái, lưng thẳng, vai không so lại, thở nhẹ nhàng.

- Biết lấy hơi dài, ngắn, nông, sâu, cho từng câu hát khác nhau.

- Biết hát hoà giọng trong đồng ca, thống nhất hơi thở ở các chỗ có dấu hiệu chỉ huy của giáo viên.

- Biết giữ giọng, không hát quá to, tránh hát trước gió lạnh, chỗ không khí ẩm ướt, tránh bắt chước cách hát của người lớn.

- Học sinh biết hát kết hợp các dụng cụ gõ đệm theo bài hát.     

     2.2.2. Cách tiến hành:

     Tìm hiểu kỹ nội dung bài dạy, Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện giảng dạy cần thiết phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh ( Bản nhạc, băng Casset, nhạc cụ, bản đồ, tranh ảnh minh hoạ, bảng phụ, các thiết bị máy móc), trình chiếu bài giảng bằng phần mềm powerpoinl...

Ví dụ:

Học bài hát: CHIM CHÍCH BÔNG

- Giới thiệu bài hát: Bằng nhiều hình thức đơn giản , ngắn gọn xúc tích mà gây hứng thú trong suốt giờ học, ( Tranh ảnh, bản đồ, đố vui) giảng bằng phần mềm powerpoinl...

- Giáo viên đàn + hát mẫu ( Hoặc cho học sinh nghe băng nhạc, hoặc hát mẫu.

- Chia câu hát: Chia bài hát thành những câu ngắn để giáo viên dễ dạy và học sinh dễ nhớ, dễ thuộc. Việc chia câu hát còn có tác dụng hướng dẫn học sinh kỹ năng  biết lấy hơi cho nhịp  nhàng thuận tiện. Biết lấy hơi đúng chỗ giúp học sinh hát câu hát sau được rõ ràng, không bị đuối hơi. Lấy hơi là cách để học sinh điều hoà giọng hát, không đứt hơi khi hát cả bài.

- Hướng dẫn đọc lời ca: Giúp học sinh phát triển khả  năng tập đọc đúng lời ca   giúp các em hiểu kỹ hơn nội dung bài hát sẽ học.

- Giáo viên cho học sinh đọc theo tiết tấu lời ca sẽ làm cho việc học hát được thuận tiện, rèn luyện cảm giác về nhịp điệu, đồng thời tạo không khí vui học.

Dạy hát từng câu ngắn: Giáo viên cần kết hợp sử dụng nhạc cụ để dạy hát, giúp học sinh dễ cảm nhận được giai diệu của  câu hát. Sử dụng nhạc cụ khi dạy hát tạo không khí giờ học sôi nổi vui tươi, học sinh hào hứng luyện tập. Việc đàn giai điệu các câu hát giúp học sinh phát triển tai nghe nhạc.

Hát nối các câu hát: Giúp học sinh hệ thống dần dần toàn bộ lời ca của bài hát.

Tổ chức ôn luyện bài hát theo tổ/ nhóm/ cá nhân bằng các hình thức: Hát đồng thanh, hát nối tiếp. Giúp học sinh biết  lớp hoà giọng cùng hát với cả lớp thêm hài hòa để bài hát hay hơn.

- Trình bày bài hát hoàn chỉnh kết hợp vận động nhịp nhàng.

- Tập biểu diễn trước lớp. Giúp học sinh tự tin mạnh dạn trước tập thể

     2.3 Biện pháp 3: Sử dụng nhạc cụ trong dạy hát.

     2.3.1. Mục tiêu:

- Giúp học sinh phát triển tai nghe nhạc.

Biết ứng dụng các nhạc cụ vào các bài hát khác nhau

Học sinh gõ đệm thành thạo các dụng cụ gõ đệm.

     2.3.2. Cách tiến hành:

     Ở bậc tiểu học, giáo viên cần sử dụng nhạc cụ trong khi dạy hát kết hợp với các hoạt động là điều rất cần thiết. Sử dụng nhạc cụ (bao gồm cả nhạc cụ gõ) trong giảng dạy làm cho mỗi tiết học thêm sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh.           

     Học hát có nhạc cụ sẽ tạo không khí học tập vui tươi sôi nổi, học sinh hào hứng khi luyện tập. Việc đàn giai điệu các bài hát còn giúp học sinh phát triển tai nghe nhạc. Sử dụng nhạc cụ giúp giáo viên dạy hát không vất vả mà lại hiệu quả cao. Nhạc cụ còn là chỗ dựa, đồng thời còn nâng cánh cho tiếng hát hay hơn.

* Ở bậc tiểu học, giáo viên dạy Âm nhạc cần khai thác triệt dể việc sử dụng nhạc cụ thông dụng như: Đàn phím điện tử ( Đàn oóc gan), đàn ghi ta, sáo và các loại nhạc cụ gõ (thanh phách, song loan, mõ, trống con...).

* Tìm hiểu một vài cách đệm nhạc cụ đơn giản khi hát. Có nhiều cách đệm rất phong phú, đa dạng. Tuỳ theo trình độ và năng khiếu của  giáo viên mà lựa chọn hình thức đệm cho học sinh học hát.

+  Đàn phím điện tử oóc gan: Đệm theo giai điệu bài hát giúp cho học sinh dễ nhớ, dễ thuộc giai điệu của bài hát. Chọn tiết điệu ghi sẵn của đàn để đệm cho học sinh hát.

+ Các loại nhạc cụ khác như Sáo - đệm theo giai điệu; Ghi ta - đệm theo tiết điệu.

+ Các loại nhạc cụ gõ: Thường dùng để gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca giúp học sinh nắm chắc nhịp, phách, tiết tấu của bài hát làm cho giờ học thêm vui tươi sinh động.

Các hình thức hoạt động theo bài hát.

Mỗi bài hát, học sinh đều được tham gia các hoạt động như:

 * Tập vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca bằng các nhạc cụ gõ ( Thanh phách, Song loan, Mõ, Trống...).

- Vỗ hoặc gõ theo phách là vỗ hoặc gõ đều đặn theo phách mạnh, phách nhẹ của bài hát.

- Vỗ hoặc gõ theo nhịp là vỗ hoặc gõ vào phách mạnh ( Trọng âm).

- Vỗ hoặc gõ theo tiết tấu là vỗ hoặc gõ đệm mỗi chữ trong lời ca một tiếng.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Ví dụ: Học bài hát

CỘC CÁCH TÙNG CHENG

Bài hát này sẽ kết hợp tất cả 5 nhạc cụ cùng một lúc giáo viên đàn ocgan còn lại học sinh nhóm sẽ gõ đệm nhạc cụ Sênh tiền cho câu hát “sênh kêu nghe tiếng vui nhất cách cách cách, cách cách cách”, nhóm 2 tiếp tục Thanh la “ thanh la kêu tiếng rất vang cheng cheng cheng cheng cheng cheng” nhóm 3 mõ, nhóm 4 trống. Cứ như vậy lần lượt học sinh sẽ thực hiên gõ các nhạc cụ nối tiếp nhau trong bài hát tạo nên một không khí sôi nổi trong giờ học. Qua đó các con hình thành các kỹ năng nghe nhạc và gõ đệm  một cách thành thạo tạo nên niềm vui trong học tập và đạt được kết quả tốt nhất. Qua phần gõ đệm rèn cho học sinh kỹ năng nghe để gõ được đúng các trọng âm của các ô nhịp để các em có thể hát đúng nhạc hơn kể cả khi không có thiết bị điện tử bật hát cùng.

     2.4 Biện pháp 4: Trang bị kỹ năng  vận động theo bài hát

     2.4.1. Mục tiêu:

- Giúp học sinh biết được những động tác múa nhằm tăng tính biểu hiện, tính thẩm mỹ, sự cảm thụ nhạy bén với các loại tiết tấu, đồng thời nắm vững kỹ năng khi thực hiện động tác múa. Các con biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất của nhạc thay đổi các bước chuyển động theo điệu nhạc từ tốc độ nhịp nhàng chuyển sang tốc độ nhanh hơn hay thực hiện các bước nhảy.

- Giúp các con vui tươi, hồn nhiên, hoạt bát, mạnh dạn và tự tin khi đứng trước đám đông.

- Qua các bài hát múa vận động theo nhạc giúp các em hình thành phát triển nhân cách toàn diện.

     2.4.2. Cách tiến hành

Để hát và vận động phụ họa cho bài hát nhịp nhàng thì người giáo viên phải hướng dẫn từng động tác cụ thể bằng tay, chân, người cũng như ánh mất thực hiện như thế nào qua từng câu hát, những chỗ nhạc ngân, nghỉ nối tiếp hài hòa hợp lý.

Ví dụ:

Hát và vận động theo nhạc bài hát: CHÚ ẾCH CON

   Bài hát được chia làm 8 câu hát:

- Phần nhạc dạo đầu: Giáo viên hướng dẫn cách đứng.

  Đứng thẳng, chân đứng rộng bằng vai và nhún theo nhịp cụ thể sang phải hoặc sang trái cho đồng đều.

- Câu thứ 1: Kìa chú là chú ếch con có đôi là đôi mắt tròn.

  Động tác 1. Chân đứng rộng bằng vai, hai tay xòe đưu xuống và lên tai dứt khoát,nghiêng người sang trái phải theo nhịp của bài hát.

- Câu thứ 2: Chú ngồi học bài một mình bên hố bom kề vườn xoan.

Động tác 2. Tay trái để sau lưng, tay phải chỉ 1 ngón trỏ theo hướng trái, phải và nghiêng mình theo tay.

- Câu thứ 3: Bao nhiêu chú chim non cùng bao cô cá rô ron.

Động tác 3, Hai tay vỗ nhịp nhàng sang bên trái, phải kết hợp nhún chân và nghiêng người theo hướng tay vỗ.

- Câu thứ 4: Tung tăng chiếc vây son nhịp theo tiếng ếch vang rồn.

Động tác 4. Hai chân nhún lên xuống kết hợp hai tay đưa lên xuống và vẫy giống chim bay.

- Câu thứ 5, 6,7,8 múa và vận động lặp lại 4 câu trước.

 Với nhịp điệu vui tươi các con thể hiện sắc mặt vui vẻ các động tác dứt khoát và nghe nhạc chính xác để vận động nhịp nhàng.

    Để tạo được sự sáng tạo cho học sinh giáo viên giao cho các nhóm tập luyện hát kết hợp vận động theo nhạc theo các ý tưởng riêng. Các con có thể vận động  theo nhóm nhỏ, hoặc nhóm lớn tùy theo ý tưởng, sau đó giáo viên góp ý thêm vào những chỗ nối tiếp chưa hài hòa và chưa hợp lý để cho bài của các con hoàn chỉnh hơn.

    2.5  Biện pháp 5: Khích lệ học sinh tạo hứng thú trong giờ học

     2.5.1.Mục tiêu.

     Đây cũng là điểm mới của bậc Tiểu học. Đánh giá bằng nhận xét, bằng lời nói dựa vào những chứng cứ cụ thể được học sinh thể hiện trong tiết dạy Âm nhạc. Đánh giá học sinh phải căn cứ vào sự tiếp thu bài hát cùng với các hoạt động khác của học sinh với yêu cầu nhẹ nhàng, không quá nghiêm ngặt. Đánh giá thường xuyên các tiết dạy, đánh giá theo tổ, nhóm, cá nhân qua mỗi bài hát, mỗi hoạt động, mỗi trò chơi để động viên các em Học –Vui; Vui - Học.

     2.5.2. Cách tiến hành

     Ngoài việc đánh giá xếp loại học sinh có điểm đặc biệt. Vì đặc thù của môn Âm nhạc nên Giáo viên không chỉ dựa vào các hoạt động của học sinh trên lớp mà còn cả trong các giờ hoạt động ngoại  khoá, các phong trào văn hoá văn nghệ của nhà trường. Vì qua các hoạt động đó học sinh mới được thể hiện tài năng riêng của bản thân và thể hiện được các kiến thức học sinh nắm bắt được trong giờ học nhạc, giúp các em có thêm tự tin, mạnh dạn đứng trước tập thể không phải là lớp học mà là cả trường, nâng cánh cho các em những bước học tiếp theo.

     Đối với những em không có năng khiếu thường rụt rè, tự ti không dám đứng trước lớp hát hoặc biểu diễn thì tôi luôn hướng dẫn và giúp em những kỹ năng cơ bản để em có thể hiểu và thực hiện đươc. Chỉ cần em có một chút tiến bộ là tôi tuyên dương em để em sẽ cố gắng mạnh dạn tự tin hơn.

     2.6 Biện pháp 6: Tạo hứng thú trong giờ học qua trò chơi âm nhạc

     2.6.1. Mục tiêu.

     Tổ chức trò chơi âm nhạc là một trong những hoạt động tích cực giúp các em rất hứng thú khi học âm nhạc. Có rất nhiều hình thức để tổ chức các hoạt động Âm nhạc, tuy nhiên việc tổ chức trò chơi âm nhạc như ca hát, vận động, nghe, dưới dạng trò chơi là hình thức hấp dẫn và lôi cuốn các em thường được các em rất thích. Dù ở hình thức nào, trò chơi âm nhạc cũng tuân theo nguyên tắc: Âm nhạc quyết định nội dung và tính chất các hoạt động nhằm phát triển cảm giác nghe nhạy bén. Các con được thể hiện bản thân, hoạt động tích cực, sáng tạo. Việc tham gia chơi cùng nhau giúp các con có tinh thần tập thể, rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn. Trò chơi  là hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn, không chỉ rèn luyện kỹ năng âm nhạc, ghi nhớ tác phẩm...mà còn là hình thức thuận lợi để giáo dục trẻ tình đoàn kết, hiểu biết, quan tâm đến nhau, tự tin, mạnh dạn hơn.

     2.6.2 Cách tiến hành

     Lựa chọn và xây dựng 1 số trò chơi âm nhạc theo chủ đề:

    Tổ chức trò chơi Âm  nhạc. Giáo viên cần:

Làm chủ cuộc chơi và bản thân: Bản thân quản trò phải làm chủ được mình, phải tự tin, tự nhiên. Nắm được trò chơi, trình tự luật chơi, cách điều khiển, đặc biệt phải làm chủ cuộc chơi, không bị chi phối bởi tập thể, không gian chơi, Phương tiện chơi.

Khẩu khí dứt khoát, rõ ràng, cứng rắn, đủ âm lượng, lôi cuốn, thu hút được học sinh: Thành công của trò chơi phụ thuộc vào quản trò đem lại. Biết biến hóa lời nói, tạo không khí vui vẻ, them chút hóm hỉnh trong việc hóm hỉnh trong việc điều khiển trò chơi.

Cử chỉ, hành động: Người quản trò phải có cử chỉ hành động, nét mặt hài hước để thực hiện thao tác của trò chơi. Đặc biệt phải có cử chỉ thân thiện, hòa nhập với học sinh.

Cùng tham gia: Ở những trò chơi quản trò có thể tham gia cùng chơi tạo không khí vui vẻ hào hứng, sôi nổi, đặt biệt trong phần phạt của trò chơi. Quản trò cùng chịu phạt tạo bàu không khí vui vẻ.

Chuẩn bị một số trò chơi: Đây là vốn của quản trò làm sao cho đối tượng chơi hiểu rằng mình không bao giờ hết vốn. Coi người quản trò như một ngân hàng trò chơi.

Dừng lại đúng lúc: Khi người chơi (học sinh) vui đến một mức độ nào đó gọi là cao trào trong hoạt động vui chơi, lúc này nên dừng lại. Như vậy luôn tạo cảm giác thèm cho nguời chơi, cũng là để dành cho tiết học âm nhạc lần sau. Là điều kiện để triển khai các hoạt động âm nhạc lần sau.

- Hứa hẹn: Sau khi kết thúc buổi học giáo viên nên hứa hẹn buổi học sau để thu hút các con học sinh trong tiết học âm nhạc. Động viên tất cả học sinh tham gia trò chơi một cách vui vẻ, chủ động và hiệu quả.

Ví dụ 1: Trò chơi HÁT TO HÁT NHỎ.

Tạo không khí vui vẻ, nắm chắc nhịp điệu của bài hát.

Nội dung:

Quản trò chia cả lớp làm hai đội (2 loa).

- Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:

+ Tay quản trò xòe, tập thể chơi hát to.

+ Tay quản trò từ từ nắm lại, người chơi hát nhỏ dần dần.

+ Tay quản trò nắm, người chơi không hát (hát thầm).

Cách chơi:

Quản trò quy định mỗi đội chơi theo một tay của mình (đội 1 tay trái, đội 2 tay phải hoặc ngược lại).

- Quản trò bắt nhịp cho tập thể chơi một bài hát tập thể, người chơi hát to.

- Sau đó quản trò dùng hai tay điều khiển hai đội, hát to nhỏ là theo tay quản trò.

- Quản trò có thể nắm một hoặc 2 tay, người chơi phải theo tay của quản trò mà hát hoặc không hát.

Luật chơi:

- Người chơi hát to nhỏ, theo tay điều khiển của quản trò.

- Quản trò nắm tay lại, người chơi phải hát thầm.

- Khi quản trò mở tay (xòe tay) người chơi phải hát đúng đoạn (tiếp theo phần nhẩm).

Qua các trò chơi được giáo viên  tổ chức góp phần cho tiết học được ý nghĩa hơn góp phần giáo dục các con về nhân cách, sự phát triển toàn diện cũng như  rèn luyện kỹ năng âm nhạc, ghi nhớ tác phẩm...mà còn là hình thức thuận lợi để giáo dục trẻ tình đoàn kết, hiểu biết, quan tâm đến nhau, tự tin, mạnh dạn hơn.

3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và tiến hành ứng dụng các biện pháp nêu trên, tôi đã thu được một số kết quả khả quan như sau:

Học sinh lớp 2A8:

- Hứng thú học tập Âm nhạc, say mê tập trung học bài. Tiếp thu bài học nhanh, sâu. Thực hành chuẩn kiến thức. Mạnh dạn tự tin trong học tập ở tất cả các môn học khác và trong cuộc sống hàng ngày.

- Làm cho học sinh yêu thích nghệ thuật Âm nhạc, cảm thụ được cái hay cái đẹp của âm thanh qua các bài hát mà các em được học trực tiếp.

- Lĩnh hội được những kiến thức âm nhạc cơ bản, cần thiết, những kỹ năng hoạt động Âm nhạc tối thiểu, ban đầu.

- Âm nhạc đã góp phần giúp các em phát triển toàn diện , làm động lực thúc đẩy học tốt các môn học khác, đời sống tình cảm phong phú hơn, góp phần hoàn thiện nhân cách.

- Nhiều hạt nhân văn nghệ được phát hiện và bồi dưỡng phục vụ cho các hoạt động Văn hoá - Văn nghệ của nhà trường.

- Một số kết quả cụ thể:

Kết quả điều tra khảo sát môn âm nhạc của 57 học sinh lớp 2A8 (tháng 3/2019).

Đã dạy thực nghiệm (tháng 3/2019)

 

Rất thích

 

Thích

 

Bình thường

 

Không thích

 

32 (56%)

 

22 (38%)

 

3 (6%)

 

0 (%)

 

 

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

     Dạy học Âm nhạc ở trường Tiểu học nói chung và Một số biện pháp giúp  học sinh lớp 2 thực hiện đúng các kỹ năng ca hát” nói riêng - là một khoa học Sư phạm. Để giảng dạy tốt phân môn này trong trường Tiểu học, người giáo viên cần phải:

- Có chuyên môn âm nhạc tối thiểu, vững vàng và còn phải nắm vững phương pháp dạy học một cách sáng tạo. Không ngừng  học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tạo mối quan hệ gần gũi ,hợp tác giữa thầy và trò. Trong diều kiện hiện nay giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ chương trình giảng dạy ngay từ đầu để quán triệt toàn bộ nội dung của bậc học hoặc từng lớp.

- Tăng cường việc dự giờ thăm lớp để rút kinh nhiệm, học hỏi đồng nghiệp.

Người giáo viên cần đặc biệt trú trọng các yếu tố về Phương tiện dạy học.

Để các em yêu thích và phát huy tính tích cực giờ học  Âm nhạc ở trường Tiểu học là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên cần đặc biệt coi trọng các hoạt động kết hợp với hát như: Vận động phụ hoạ, Gõ đệm, Trò chơi âm nhạc. Học sinh sẽ được hấp dẫn lôi cuốn vào các hoạt động làm cho giờ học Âm nhạc thêm vui tươi, sinh động. Qua đó học sinh lĩnh hội được những kiến thức thuộc về văn hoá âm nhạc một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc. đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài dạy trước khi lên lớp, thực hiện được các hoạt động trong giờ học một cách nhịp nhàng, giúp học sinh tiếp thu bài chủ động, sáng tạo, có hiệu quả.

 - Ngoài ra, giáo viên cần hình thành cho học sinh thói quen mạnh dạn tự tin, ý thức tự giác học tập rèn luyện thường xuyên một số kỹ năng Hát – Biểu diễn vận động phụ hoạ. Đó là những kỹ năng cần thiết cho sự phát triển thẩm mĩ – văn hoá âm nhạc của học sinh.

Ngày nay, nhu cầu học của học sinh ngày một phát triển mạnh, vì vậy giáo viên phải không  ngừng nâng cao trình độ và giảng dạy thông qua việc tự bồi dưỡng - nghiên cứu tài liệu giáo dục và học tập kinh nghiệm nhằm không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Đảm bảo tính chính xác, tính sư phạm và tính thực tiễn. Từ đó tạo nên sự chuyển biến tích cực trong việc giảng dạy phân môn Âm nhạc nói riêng và trong môi trường giáo dục Tiểu học nói chung.      

     Khuyến nghị:

     Để giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm,rất mong  phòng GD cũng như nhà trường tạo điều kiện cho tôi được tham dự các lớp tập huấn về nâng cao và đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc ở Tiểu học như dự các tiết chuyên đề Âm nhạc cấp Quận để tôi học hỏi thêm về kĩ năng truyền thụ và phương pháp dạy học nhằm nâng cao tay nghề. Cũng như trong các tiết hội giảng thi giáo viên giỏi cấp trường rất mong được sự quan tâm và góp ý tận tình của ban giám hiệu và các đồng nghiệp rút kinh nghiệm cho tôi để tôi có được bài giảng hoàn chỉnh hơn./.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post