A : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bác Hồ kính yêu đã từng nói“ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng,giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác dụng to lớn đến chất lượng ở các bậc học tiếp theo, chất lượng giáo dục mầm non cũng góp phần không nhỏ quyết định tới sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Mà giai đoạn chuyển tiếp được hiểu là một giai đoạn bắt đầu trước khi trẻ vào trường tiểu học và kết thúc khi đứa trẻ đã thích nghi hoàn toàn với môi trường học tập mới. Trong giai đoạn này trẻ em phải đối mặt với rất nhiều thay đổi đó là những thay đổi về tâm-sinh lý của chính bản thân trẻ, những thay đổi về môi trường và phương pháp dạy và học, vai trò của trẻ và sự mong đợi từ phía gia đình và nhà trường. Những sự thay đổi này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học. Nên việc chuyển sang trường tiểu học là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Vì vậy việc chuẩn bị tốt những kỹ năng cho trẻ 5-6 tuổi vào trường tiểu học sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Nếu không chuẩn bị tốt sẽ là một thiếu sót rất lớn, tạo một lỗ hổng lớn khó lấp và gây nhiều khó khăn, lúng túng khi trẻ bước vào trường tiểu học. Chính vì vậy mà việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào trường tiểu học phải được đặt ra một cách nghiêm túc và khoa học.
Vậy làm thế nào để trẻ mầm non 5-6 tuổi có đủ kiến thức, hành trang vững vàng giúp trẻ mạnh dạn, tự tin bước vào một môi trường mới không hụt hẫng về tâm lý cũng như những tố chất sẵn sàng vào trường Tiểu học. Đó là một quá trình tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ chút nào. Vì vậy, việc chuẩn bị các kỹ năng cho trẻ 5-6 tuổi vào trường Tiểu học là không thể thiếu chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng cho trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế vào trường Tiểu học”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục các kỹ năng cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp A1 trường mầm non Đại Kim để đề xuất các biện pháp giáo dục các kỹ năng cho trẻ 5 – 6 tuổi chuẩn bị vào trường Tiểu học.
III. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
1.Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ,lớp A1
2. Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng cho trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế vào trường Tiểu học.
3. Thời gian nghiên cứu : Bắt đầu từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I .CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời. Để vào trường Tiểu học, trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học – hay còn gọi là “độ chín muồi”. Vì thế một trong những yêu cầu quan trọng cần chuẩn bị để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học là: Chuẩn bị tổt các kỹ năng để trẻ đủ tự tin bước vào trường Tiểu học.
Khi chuyển tiếp giữa bậc học mầm non và bậc học tiểu học phải đảm bảo sự kế thừa, tính khoa học. Những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non cần phải được củng cố và mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị những thay đổi đột ngột khi chuyển từ hoạt động vui chơi ở trường mầm non sang hoạt động học tập ở trường tiểu học. Việc chuẩn bị tốt các kỹ năng cho trẻ ở bậc học Mầm non là yêu cầu quan trọng giúp trẻ thích ứng tốt với việc học tập ở bậc học tiểu học. Việc chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học được tiến hành thường xuyên và liên tục ở mọi lúc, mọi nơi và là nhiệm vụ của mọi lực lượng giáo dục: Gia đình, nhà trường, toàn xã hội.
Đặc biệt trường Mầm non cần chuẩn bị tốt mọi mặt, tạo cho trẻ tâm thế hứng thú thích vào trường Tiểu học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Là giáo viên đứng lớp 5 tuổi tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp kích thích cho trẻ nhận biết khám phá cái mới khơi dậy ở trẻ sự ham thích học tập, giúp trẻ nhận ra nhiệm vụ của bản thân mình trong các mối quan hệ xã hội tạo một tư thế sẵn sàng để khi trẻ bước vào trường tiểu học với sự tự tin hòa nhập với môi trường mới.
Vậy để chuẩn bị tốt cho trẻ vào trường tiểu học là chuẩn bị những gì?
Trước hết cần chuẩn bị tâm thế cho trẻ biết được 29 chữ cái, 10 chữ số, chuẩn bị tâm sinh lý cho trẻ thích ứng với cuộc sống, với những mối quan hệ rộng lớn hơn, và đặc biệt là hoạt động học tập.Vấn đề chuẩn bị cuộc sống ở trường tiểu học rất có ý nghĩa cho trẻ, cô giáo tạo ra môi trường sinh hoạt có nề nếp, có cách ứng xử tốt với mọi người, có lòng ham thích tìm tòi khám phá những cái mới, giúp trẻ làm quen với hoạt động trí óc, hình thành ở trẻ tính chủ định, phát triển tư duy là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, có vốn từ phong phú, sự định hướng trong không gian thời gian…. Các chuẩn mực hành vi đạo đức để trẻ bước vào lớp 1, đồng thời cần cho trẻ làm quen với các kỹ năng ở lớp 1 trẻ biết được môi trường trẻ học. Từ đó trẻ sẽ dễ dàng làm quen và chuẩn bị cho mình một hành trang tốt nhất để sẵn sàng bước vào lớp 1 một cách tự tin và mạnh dạn hơn.
III. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi :
- Luôn đựơc sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của BGH nhà trường. Nhà trường đã xây dựng lớp MGL A1 là lớp học hạnh phúc và luôn dự giờ, kiểm tra công tác lên lớp của giáo viên và khảo sát trẻ qua các chủ đề tháng.
- Trẻ được học qua các độ tuổi lớp dưới nên phần đa cũng đã nhận biết chữ cái và chữ số.
- Bản thân giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi nhiều năm tôi đã học hỏi từ bạn bè và đồng nghiêp, được dự chuyên đề, tham khảo tài liệu chuyên đề, giáo dục mầm non và được chủ nhiệm lớp 5 tuổi nên có kinh nghiệm thực tế.
- Cháu đi học chuyên cần đạt tỉ lệ 95%. Tích cực sôi nổi khi tham gia các hoạt động.
- Phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, có ý thức trong việc phối kết hợp với giáo viên trong mọi hoạt động.
2. Khó khăn
- Nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ trong lớp còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong giao tiếp.
- Phụ huynh đa số mong trẻ viết được, đọc được để phụ huynh an tâm vì luôn nghĩ đọc được, viết tốt thì mới vào lớp 1 học tốt được.
- Một số cháu chưa được sự quan tâm của gia đình vì cho rằng bậc học mầm non là không quan trọng nên cho cháu nghỉ học rất tùy tiện mặc dù giáo viên chủ nhiệm và nhà trường đã có nhiều biện pháp để huy động trẻ đến trường.
3.Thực trạng
- Để biết được chính xác được những kỹ năng của trẻ ngay từ đầu năm tôi đã làm khảo sát lớp tôi chủ nhiệm gồm 39 cháu như sau :
Kỹ năng | Kỹ Năng Học tập | KN kiểm soát bản thân | KN Giao tiếp và hòa nhập | KN Giải quyết vấn đề | Các kỹ năng khác |
Tốt | 10 (26%) | 6 (15%) | 11 (28%) | 9 (23%) | 11 (28%) |
Khá | 15 (38%) | 20 (51%) | 19 (49%) | 12 (31%) | 18 (45%) |
T Bình | 10 ( 26%) | 10 (26%) | 7 (18%) | 14 (36%) | 10 (26%) |
Yếu | 4 (10%) | 3(8%) | 2 (5%) | 4 (10%) | 1 (2%) |
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Việc giáo dục kỹ năng cho trẻ 5-6 tuổi vào trường Tiểu học giúp trẻ có kiến thức phổ thông để bước vào trường Tiểu học không chỉ yêu cầu trẻ nhận biết thành thạo 29 chữ cái, đếm thành thạo trong phạm vi 10 mà quan trọng hơn cả là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Chuẩn bị các kỹ năng cho trẻ vào trường Tiểu học cần hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
1. Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu
* Mục đích :
Giúp bản thân nâng cao nhận thức về tổ chức các hoạt động nhằm hình thành các kỹ năng cho trẻ MGL vào trường Tiểu học. Qua đó tích cực, chủ động trong việc tổ chức các hoạt động dạy học nhằm hình thành các kỹ năng cho trẻ MGL. Việc nâng cao nhận thức cho bản thân trong tổ chức hoạt động CSGD trẻ sẽ góp phần quan trọng hình thành các kỹ năng cho trẻ MGL. Có thể thấy rằng từ suy nghĩ sẽ dẫn đến hành động, do đó nếu nhận thức “đúng” và “thông” thì vấn đề “vận hành” sẽ đúng đắn. Bên cạnh đó, khi bản thân nhận thức được đúng đắn thì sẽ trang bị cho mình những kinh nghiệm về chuyên môn, chủ động, sáng tạo trong hoạt động dạy học. Điều này ngoài việc cung cấp cho trẻ những tri thức quan trọng thì còn hình thành được cho trẻ những kỹ năng cần thiết khi vào trường Tiểu học.
*Nội dung:
- Nghiên cứu tài liệu: Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, lập kế hoạch và thiết kế các hoạt động giáo dục trong trường mầm non lứa tuổi 5-6 tuổi.
-Kiến tâp: Tham gia các lớp kiến tập do trường, phòng giáo dục tổ chức.
- Đọc sách: Giáo dục một kỹ năng sống cơ bản cho học sinh tiểu học ( Kỹ năng tự lập, Kỹ năng tự phụ vụ, kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thích nghi…)
- Tìm hiểu trên internet: Những kỹ năng cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi vào trường tiểu học.
*Cách thực hiện
Để bản thân mạnh về chuyên môn, vững về nhận thức phải làm tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tôi đã:
-Đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Sách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường tiểu học,....
-Tham gia các đợt kiến tập và các chuyên đề do nhà trường, PGD tổ chức.
-Tham gia các hội thi giáo do nhà trường và câp quận tổ chức như : “Hội thi giáo viên giỏi”.
- tham khảo tài liệu trên sách báo, tạp chí mầm non.
- Xem các chương trình truyền hình về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trên các kênh truyền hình như VTV7.
- Tìm hiểu chương trình, nội dung dạy học ở các lớp đầu tiểu học ( lớp 1) để biết trẻ sẽ học gì và học như thế nào, những nội dung nào trẻ cũng được học ở tiểu học để có thể lồng ghép trong quá trình dạy học ở mầm non, giúp trẻ có đủ tâm thế khi vào trường Tiểu học.
*Kết quả
Bản thân đã nắm được các kỹ năng cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi vào trường tiểu học từ đó tôi có thể xây dựng kế hoạch lồng ghép các kỹ năng đó vào các hoạt trong ngày để dạy trẻ một cách linh hoạt hiệu quả.
2.Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch
* Mục đích
Sắp xếp các hoạt động một cách khoa hoc, nội dung không chồng chéo, đảm bảo mức độ từ đễ đến khó.
*Nội dung:
- Dựa vào 107 mục tiêu giáo dục trẻ 5-6 tuổi với 5 lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. Để tôi xây dụng các kỹ năng cho trẻ.
- Xác định nội dung và hoạt động giáo dục để xây dựng từng kỹ năng cụ thể đưa vào các hoạt động của từng chủ để tháng.
- Dựa vào phương pháp dạy và học của hai cấp học khác nhau:
Trường Mầm non | Trường Tiểu học |
Hoạt động chơi là chủ đạo. Học thông qua chơi, trẻ luôn được di chuyển trong quá trình hoạt động. Sử dụng nhiều phương pháp/hình thức trong quá trình dạy học, đặc biệt chú ý đến | Hoạt động học là chủ đạo. Học có chủ đích. Trẻ ngồi nghiêm túc trong suốt giờ học. Quá trình dạy học tập trung vào vào phương pháp của từng bộ môn |
Tiếp thu kiến thức có hệ thống nhưng có sự linh hoạt (học từ dễ đến khó). | Tiếp thu kiến thức theo cấu trúc chặt chẽ |
Học qua các tình huống và bối cảnh thực tế và theo chương trình. | Nhìn chung, sách giáó khoa và chương trình được thống nhất trên |
Thời gian học - chơi xen kẽ theo chế độ sinh hoạt của từng độ tuổi | Thời gian ở trường chủ yếu là học và tiết học dài hơn ở mầm non |
Điều chỉnh phù hợp với nhu cầu đứa trẻ trong bối cảnh cụ thể | Học sinh phải tự điều chỉnh để thích nghi và phù hợp với yêu cầu của giáo viên và nội dung bài học. |
Sử dụng đồ vật/sự vật, hiện tượng cụ thể để dạy trẻ về các khái niệm. | Chuyển dần từ sử dụng đồ vật/sự vật, hiện tượng sang sử dụng biểu tượng, sơ đồ (chuyển dần từ tư duy trực quan sang tư duy trừu tượng) |
Học dựa trên hoạt động. Trẻ có thể lựa chọn cách giải quyết của mình. | Trẻ phải tập trung vào nhiệm vụ được giao, kết quả là quan trọng |
Chú trọng vào quá trình | Chú trọng vào cả kết quảbvà quá trình |
Chú trọng vào việc hiểu nghĩa và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh | Chú trọng việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác |
*Cách thực hiện
- Phân nhóm các kỹ năng theo thứ tự từ dễ đến khó.
- Lựa chọn các kỹ năng vào các hoạt động phù hợp với chủ đề phù hợp với mục tiêu giáo dục trẻ 5-6 tuôi, lồng ghép tích hợp các kỹ năng dạy trẻ vào các hoạt động trong ngày của trẻ.
- Lựa chọn các kỹ năng đinh phù hợp với đặc điểm của trẻ.
+Kỹ năng học tập
+Kỹ năng kiểm soát bản thân
+Kỹ năng giáo tiếp và hòa nhập
+Kỹ năng giải quyết vấn đề
+ Các kỹ năng khác: Kỹ năng ăn uống ở trường, Ngủ ở trường, Kỹ năng vệ sinh tự phục vụ, kỹ năng sử dụng nhà vệ sinh công cộng, kỹ năng sinh hoạt với đồng phục.
*Kết quả
Tôi đã lập ra được kể hoạch đưa vào các tháng cụ thể để rèn các kỹ năng chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào trường tiểu học như sau:
Kỹ năng học tập | 1. Làm quen với bút chì, cách lấy cất vở ,tư thế ngồi | Tháng 9 |
2. Tập trung lắng nghe | Tháng 10 | |
3. Giữ trật tự và cách xin phát biểu ý kiến | Tháng 11 | |
1. Làm quen đọc viết, làm quen 29 chữ cái tiếng việt, 10 chữ số. | Tháng9,10,11,12,1,2,3,4,5 | |
5. Hoạt động nhóm, tập thể, | Tháng 1 | |
6. Trao đổi chia sẻ | Tháng 2 | |
7. Lập kế hoạch | Tháng 3,4 | |
8. Sắp xếp góc học tập | Tháng 4 | |
9. Kiểm tra đồ dùng cá nhân | Tháng 5 | |
10. Làm quen và sử dụng đồ dùng lớp 1 | Tháng 5 | |
Kỹ năng kiểm soát bản thân | 1. Nhân diện cảm xúc | Tháng 9,10 |
2. Giữ bình tĩnh | Tháng 11,12 | |
3. Kiểm soát cơn giận | Tháng 1,2, | |
2. Kiểm soát nhu cầu | Tháng 3 | |
3. Kiên nhẫn | Tháng 4,5 | |
Kỹ năng giao tiếp và hòa nhập | 1. Nói đầy đủ câu | Tháng 9 |
2. Giới thiệu bản thân | Tháng 10 | |
3. Nói cảm ơn ,xin lỗi đúng lúc | Tháng 11,12 | |
4. Ứng xử phù hợp với hoàn cảnh | Tháng 1,2 | |
5. Thích nghi với môi trường | Tháng 3,4,5 | |
Kỹ năng giải quyết vấn đề | 1. Thiết lập mục tiêu | Tháng 9, 10, |
2. Tìm kiếm sự hỗ trợ | Tháng 11, | |
3. Gặp bạn xấu | Tháng 12 | |
| 4. Giải quyết nhu cầu bản thân | Tháng 1 |
5.Giải quyết bất thường xảy ra với mình và bạn | Tháng 2,3 | |
6.Ứng phó khi gặp nguy | Tháng 4,5 | |
Các kỹ năng khác | 1.Ăn uống ở trường | Tháng 9,10, |
2.Ngủ ở trường | Tháng 11,12 | |
3.Kỹ năng vệ sinh tự phục vụ | Tháng 12,1,2,3 | |
4.Sử dụng nhà vệ sinh công cộng | Tháng 4 | |
5.Sinh Hoạt với đồng phục | Tháng 5 |
3.Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện theo kế hoạch.
* Mục đích
- Hiện thực hóa kế hoạch đã lập ra.
- Trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để trẻ tự tin vững bước vào trường Tiểu học.
*Nội dung:
- Xây dựng các hoạt động cụ thể cho từng kỹ năng, các hoạt động đảm bảo có tính hệ thống có sự linh hoạt (học từ dễ đến khó). Lồng ghép khéo léo các kỹ năng vào các hoạt động hằng ngày của trẻ.
- Lựa chọn các hoạt động phù hợp với nhu cầu, nhận thức của trẻ.
*Cách thực hiện
* Kỹ năng học tập
Giáo dục hình thành kỹ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn nhằm thúc đẩy phát triển toàn diện cá nhân. Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung dạy học để xác định hình thức dạy học cho phù hợp. Trong trường mầm non, dạy học có thể có nhiều hình thức khác nhau: hình thức lớp – bài, tổ chức trò chơi, tham quan, đi dạo, lao động.... Các hình thức tổ chức dạy học là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp giữa GV và trẻ. Khác với nhà trường phổ thông, hình thức dạy học trong trường mầm non được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi. Trong tiết học, giáo viên tổ chức và truyền thụ kiến thức theo chương trình và giải thích thông qua hoạt động thực tiễn của trẻ, rèn luyện hình thành các tri thức, kĩ năng cho trẻ. Sự phát triển của trẻ còn non nớt nên tiết học trong trường mầm non được xem xét một cách cẩn trọng. Mỗi nội dung và chủ đề tháng được giáo viên hướng dẫn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Ngay trong hoạt động chơi cũng có thể đưa vào nhiều nội dung học tập phong phú. Như vậy, hoạt động của trẻ được hòa lẫn trong các nội dung chơi đầy hứng thú. Qua đó, kích thích được tư duy và sự tập trung của trẻ. Tôi đã xây dựng các hoạt động tương ứng với các kỹ năng học tập cho trẻ :
Nội Dung | Hoạt động |
1. Làm quen với bút chì, cách lấy cất vở ,tư thế ngồi Cách lấy cất vở Cách cầm bút Tư thế ngồi | - Rèn kỹ năng trong HĐH, +HĐ TH: Vẽ đồ dùng bé thích. - Trong HĐ góc: +Tô theo nét chấm mờ chữ cái o,ô,ơ. Nối theo căp ... +Tập viết ký hiệu của bé + Sao chép tên trẻ + Đọc sách : Những câu hỏi vì sao. + Truyện: Bạn mới =>Lấy túi bài đúng ký hiệu Mở khuy túi cleabarg, Một tay gữ túi và một tay khéo léo lấy vở ra dùng Để vở ngay ngắn trước mặt để làm. Khi làm bài xong cất vở vào túi , phải chú ý để phần gáy vở xuống phía dưới + Cầm bút rất quan trọng. Cầm bút bằng 3 ngón tay (Ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa). Ngón cái và ngón trỏ giữ chặt hai bên thân bút, ngón giữ để ở dưới đỡ bút. + Tư thế ngồi viết phải thoải mái, hai chân chạm đất. Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm, đầu hơi cúi. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi. Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. |
2. Tập trung lắng nghe | - Lồng ghép vào HĐH: Trẻ biết tâp trung trong các hoạt động học để đạt được mục tiêu bài học, + HĐÂN: Dạy hát: Con chin vành khuyên. Nghe hát nắm tay thân thiết, TC đi theo tiếng nhạc. + HĐLQVH: Truyện Giác mơ kỳ lạ, Thơ Chia bánh. + HĐTH: Vẽ khu nhà của bé, vẽ người thân trong gia đình, Gấp túi xách … - HĐGóc: + Góc học tập: Làm tranh thơ chữ to, làm sách về đồ dùng trong gia đình. + Góc xây dựng: Xây khu phố nhà bé. - Giờ hoạt động chiều + Thảo luận về khu phố nhà bé. + Phân loại đồ dùng trong gia đình. + Thơ mắt để làm gì… |
3. Giữ trật tự và cách xin phát biểu ý kiến | - Lồng ghép vào các giờ HĐH: + LQVH :Thơ chia bánh. (Cô đọc mẫu trẻ giữ trật tự, lắng nghe khi cô đặt câu hỏi, trẻ phải giơ tay phát biểu được cô gọi mới đứng lên trả lời bài …) - Hoạt động chiều: Trò chuyện về nội quy lớp học , |
4. Làm quen đọc viết, làm quen 29 chữ cái tiếng việt, 10 chữ số | - Thông qua HĐH: + HĐLQCC: LQ 29 chữ cái, (nhận biết, phân biệt, tô, đồ, tạo ra các chữ cái bằng các cách khác nhau…) + HĐLQVT: Số lượng, số thứ tự, tách gộp trong phạn vi10… (được chia vào các tuần trong tháng ) - HĐG: + Góc sách truyện: Kể chuyện sáng tạo. Kể chuyện theo tranh, đoc sách theo chủ đề… + Góc chữ cái: tô chữ, đồ chữ, sao chép tên, tìm chữ còn thiếu trong từ, nối chữ, gạch chân chữ cái… |
5. Hoạt động nhóm, tập thể | - Lồng ghép vào giờ HĐ học: + Khám phá về môi trường sống của cây. + LQVT: Dạy trẻ xem đúng giờ trên đồng hồ. - Giờ HĐG: Góc phân vai, góc học tập - Giờ HĐ chiều : + Chơi TC: Hoa tìm lá, lá tìm hoa, trồng cây, chọn củ quả, cây nào quả đấy… |
6. Trao đổi chia sẻ | - Lồng ghép vào HĐH: + Khám về tết nguyên đán, lễ hội mùa xuân. + Nhận ra QTSX, sao chép lại và tiếp tục sắp xếp. - HĐ góc: + Góc phân vai: Nấu ăn (bếp ăn gia đình)BTLNT( làm nen cuấn), bán hàng (cửa hàng tạp hóa) bác sĩ (phòng khám đa khoa) + Góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh, chợ hoa ngày tết. - Hđ chiều + Hoạt động thảo luận về các loại hoa, quả, các lễ hội mùa xuân. |
4. Lập kế hoạch | Thực hiện dự án: Làm các con vật từ phế liệu, làm mô hình hệ mặt trời |
8. Sắp xếp góc học tập | - Giờ hoạt động chiều: + Xem video góc học tập của bé. + Thực hành sắp xếp góc học tập. |
9. Kiểm tra đồ dùng cá nhân | - HĐH: KPđồ dùng của học sinh lớp 1. - HĐC: Xem video các đồ dùng cần thiết ở trường Tiểu học |
10. Làm quen và sử dụng đồ dùng lớp 1 | - Lồng ghép vào giờ HĐH: HĐKP: Đồ dùng lớp 1 của bé - Giờ HĐG: Vẽ đồ dùng của trường tiểu học. - Giờ HĐ chiều: Thảo luận về các đồ dùng của trường tiểu học. |
*Kỹ năng kiểm soát bản thân
Người lớn thường làm ngơ trước những hành vi mất kiểm soát của trẻ con và thường cho rằng vì bé, còn nhỏ lên có hành vi như thế. Và cho rằng khi lớn lên con sẽ tự động biết kiểm soát tính khí của bản thân. Tuy nhiên trên thực tế không phải như thế, nếu không dạy trẻ cách kiểm soát bản thân sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách của trẻ trong các quá trình trưởng thành của bản thân trẻ. Nên tôi đã lồng ghép các kỹ năng dạy trẻ kiểm soát bản thân vào trong các hoạt động cụ thể như sau:
1. Nhận diện cảm xúc | - Các hoạt động trong ngày. (Tận dụng các tình huống) + Khi bạn không chơi với mình. + Khi không được làm điều mình muốn … - HĐC: Tập đóng kịch: Bạn mới, giấc mơ kỳ lạ… |
2. Giữ bình tĩnh | - Các hoạt động trong ngày. (Tận dụng tình huống) + Tranh chỗ ngồi, tranh đồ chơi…) - HĐC: Trò chuyện cách giữ bình tĩnh và xử lý các tình huống bất ngờ. |
3. Kiểm soát cơn giận | - HĐC: Trò chuyện cách làm mình nguôi giận. + Đọc sách giận giữ có nên không? (Tác hại đối với sức khỏe khi giận dữ) |
4. Kiểm soát nhu cầu | - Hoạt động ăn: Ăn uống lịch sự không tranh giành đồ ăn với bạn, ăn đúng xuất … - HĐ góc: Góc lắp ráp. (Lấy đồ chơi đủ, biết chia sẻ với bạn) |
5. Kiên nhẫn | - HĐ ăn, ngủ, vệ sinh: Xếp hàng chờ đến lượt. - HĐC: Trải nghiệm: Hoa đổi màu. (Chờ đợi để nhận kết quả, chờ đợi để có gấp hai) |
| |
* Kỹ năng giao tiếp và hòa nhập
Kỹ năng giao tiếp và hòa nhập của trẻ 5- 6 tuổi thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ là sự vận dụng các tri thức, kinh nghiệm của trẻ để thực hiện có hiệu quả quá trình tiếp xúc, biết sống gần gũi, biết quan tâm, chia sẻ, và có ý thức tham gia vào các hoạt chung, hoạt động tập thể và điều đó được thể hiện qua các nội dung và hoạt động sau:
1. Nói đầy đủ câu | - Các HĐ trong ngày: - HĐLQVH : Thơ tình bạn, chia bánh. - HĐKP: Tôi học lớp A1, đôi bàn tay… |
2. Giới thiệu bản thân | - HĐH: + HĐKP: Gia đình của bé - HĐC: + TC: Kể đủ 3 đặc diểm. + TC: Lăn bóng, tung bóng kể về mình (Sở thích, tính cách…) |
3. Nói cảm ơn, xin lỗi đúng lúc | - Các HĐ trong ngày - HĐC: Xem video: Thói quen xin lỗi , chuyện kể của những chú cừu. |
4. Ứng xử phù hợp với hoàn cảnh | - Các hoạt động trong ngày : - Làm thiệp tặng bạn nhân ngày sinh nhật ... - Xem video kỹ năng sống: Ứng xử với mọi người. - Xem hoạt cảnh: Phù hợp hay không phù hợp. (Cô xây dựng hoạt cảnh cho trẻ đóng vai) |
5. Thích nghi với môi trường | - HĐC : + Làm bài tập giấy: Chọn trang phục phù hợp với thời tiết. Món ăn nào không tốt cho sức khỏe, nơi nào an toàn, nơi nào nguy hiểm … + Trò chuyện, xem video: Nếu chúng ta đến sống ở một môi trường mới chúng ta sẽ làm gì? |
* kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn để là một trong kỹ năng cần thiết trong học tập, làm việc và cuộc sống. Hằng ngày phải đối mặt với rất nhiều vấn đề xảy ra đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có công thức chung để giải quyết mọi vấn đề. Để đương đầu với những thử thách với sự thay đổi môi trường mà trẻ sắp phải trải qua cần trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết, để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Tôi đã lựa chọn một số kỹ năng để đưa và các hoạt động cụ thể:
1. Thiết lập mục tiêu | - HĐC : Nêu gương bé ngoan |
2. Tìm kiếm sự hỗ trợ | - Xem vieo: khi bé bị lạc, ở nhà một mình , khi gặp cháy, gặp người lạ tiếp cận… |
3. Gặp bạn xấu | - Xem video: Khi bạn lấy đồ dùng của mình, Bạn bắt nạt trong giờ chơi. - Tchuyện: Con sẽ làm gì khi gặp bạn xấu ( bắt nạt, lấy đồ của mình …) + con sẽ làm gì khi tiếp xúc với lời nói chưa hay, hành động chưa đẹp của bạn. |
4. Giải quyết nhu cầu bản thân | - Các hoạt động trong ngày. |
5. Giải quyết bất thường xảy ra với mình và bạn | - Trò chuyện, xem video: Làm gì khi có chuyện bất thường xảy ra với mình, với bạn. (Bị đau, bị sốt, bị chảy máu…) |
6. Ứng phó khi gặp nguy hiểm | - Trò chuyện, xem video: Không đi theo hay nhận quà của người lạ, ứng phó khi gặp người xấu, cách thoát thân khi bị giàn cảnh bắt cóc ngoài đường, bị xâm hại … |
* Các kỹ năng khác
Còn rất nhiều các kỹ năng mà trẻ cần phải được giáo dục kỹ khi bước sang một môi trường mới: Ăn, ngủ, vệ sinh ... và tôi cũng đã lựa chọn ra những hoạt động cụ thể để giáo dục trẻ như sau:
1. Ăn uống ở trường | HĐ ăn: Mời ăn, không nói chuyện, nhai mím miệng, không làm rơi vãi, không để thừa thức ăn … |
2. Ngủ ở trường | HĐ ngủ: Ngủ ngoan không nói chuyện gây mất trật tự ảnh hưởng đến các bạn … |
3. Kỹ năng vệ sinh tự phục vụ | HĐ hằng ngày: Rửa tay, tự lau mặt, đánh răng, Tự thay quần áo, đi về sinh đúng nơi quy định, biết dội nước, giật nước cho sạch… |
4. Sử dụng nhà vệ sinh công cộng | HĐC: + Trò chuyện: Xác định nhà vệ sinh cho đúng, sử dụng nhà vệ sinh đúng cách, văn minh, sạch sẽ không ảnh hưởng đến các bạn khác... + xem video: Bé dùng nhà vệ sinh công cộng đúng cách ... |
5. Sinh Hoạt với đồng phục | - HĐH + Khám phá: Đồng phụ học sinh lớp 1. +Trò chuyện nên hay không nên mặc đồng phục, cách giữ gìn đông phục. |
*Kết quả
- Xây dựng được bản kế hoạch phù hợp với mục tiêu giáo dục, Điều kiện thực tế, và đặc điểm nhận thức của trẻ. Lồng ghép các kỹ năng vào tất cả các hoạt động trong ngày để dạy trẻ. Và cho tới thời điểm hiện tại trẻ lớp MGLA1 của tôi trẻ đã có những kỹ năng cần thiết và sẵn sàng tự tin chuẩn bị tốt tâm thế để vào trường Tiểu học.
4.Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh
* Mục đích
Phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục để phụ huynh hiểu rõ hơn về việc không nên dạy trước chương trình lớp 1 ở độ tuổi mẫu giáo lớn.Việc phối kết hợp với cha mẹ sẽ tạo nên nguồn lực vật chất, tinh thần góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
*Nội dung:
- Bằng hình thức tuyên truyền
Thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm
Nhóm Zalo lớp
Trao đổi trực tiếp
Phát tờ rơi
*Cách thực hiện
Vào đầu năm học nhà trường tổ chức họp phụ huynh tôi đã tuyên truyền cho phụ huynh về chương trình học của trẻ .
Tuyên truyền hướng dẫn cho phụ huynh một số kiến thức khoa học về chăm sóc giáo dục trẻ và chuẩn bị một số kỷ năng cho trẻ vào lớp 1.
- Phụ huyh cho trẻ học đúng độ tuổi;
- Phụ huynh tạo điều kiện, khuyến khích con đi học đầy đủ, đúng giờ và tập cho con có một số thói quen :
+ Đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định vào buổi sáng;
+ Khuyến khích con tự mặc quần áo, soạn sách vở, kiểm tra xem trẻ đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập hay chưa.
-Có góc học tập hoặc dành không gian học tập cho trẻ.
- Không phân biệt đối xử giữa con trai, con gái
- Sự quan tâm và tham gia của cha mẹ cùng con vào những hoạt động hỗ trợ họctập như hát, đọc sách, kể chuyện và chơi trò chơi…
- Sẵn sàng lắng nghe con chia sẻ về những việc xảy ra ở trường học (có những trẻ rất thích kể lại cho bố mẹ nghe mọi hoạt động của trường nhưng một số trẻ khác lại không thích như vậy. Nếu con không muốn bố mẹ cũng không nên ép
con phải kể lại những hoạt động của con ở trường.
+ Phụ huynh cần tạo cho trẻ thói quen tự lập bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện trọn vẹn một vài công việc đơn giản, tự tạo một thời gian biểu học tâp vui chơi và yêu cầu con thực hiện nghiêm túc thời gian biểu đó. (VD: Lấy tăm cho ông bà, bố mẹ mỗi khi ăn cơm xong, hay gấp quần áo của mình cho vào đúng chỗ, thu dọn gọn gàng đồ chơi sau khi chơi xong, mỗi buổi tối dành 20 phút cùng con tâp tô, vẽ,…)
+ Hướng dẫn phụ huynh sưu tầm sách, chọn sách phù hợp với lứa tuổi của trẻ và hướng dẫn trẻ các kỹ năng học cần thiết tại nhà.
+ Phụ huynh có thể dẫn trẻ vào thăm trường tiểu học …
Thường xuyên cập nhật chương trình học theo từng tháng, từng tuần trên nhóm zalo lớp để PH nắm được chương trình học của con. Cập nhật những hình ảnh, video học tập và vui chơi trên lớp của con để PH thấy được và yên tâm tin tưởng vào sự dạy dỗ và chăm sóc của các cô trên lớp.
Trao đổi trực tiếp, thường xuyên tình hình của trẻ trên lớp cho phụ huynh biết ở các giờ đón trả trẻ .
Mặt khác tôi còn tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng và giáo dục sức khoẻ cho trẻ để củng cố những điều trẻ đã học được ở trường và rèn luyện cho trẻ có thói quen tốt ở mọi lúc, mọi nơi.
*Kết quả
Khi kết hợp với CMHS cách tôi đã nhận được kết quả ngoài mong đợi là trẻ vui tươi, mạnh dạn, hồn nhiên, thích đi học. hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. Phụ huynh trở nên gần gũi, hay chia sẻ trao đổi với các cô, ủng hộ nhiệt tình trong các hoạt động của cô và trẻ tại lớp. Giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giáo
V. KẾT QUẢ CHUNG
Sau khi tiến hành các biện pháp trên. Bản thân tôi thấy
* Đối với học sinh: Các cháu lớp tôi ngày càng trở nên tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp và tham gia tích cực vào các hoạt động trong lớp. Vốn từ của trẻ ngày thêm phong phú và trẻ có thể tự giải quyết một số tình huống đơn giản, phát huy óc sáng tạo tưởng tượng của trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Kết quả khảo sát cuối năm của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi lớp tôi phụ trách cho tới thời điểm hiện tại đạt được như sau:
Kỹ năng | Kỹ Năng Học tập | KN kiểm soát bản thân | KN Giao tiếp và hòa nhập | KN Giải quyết vấn đề | Các kỹ năng khác |
Tốt | 20 (52%) | 25 (64%) | 30 (77%0 | 19(49%) | 25 (64%) |
Khá | 15 (38%) | 11 (28%) | 9 ( 23%) | 17 (43%) | 13 (33%) |
T Bình | 4 (10%) | 3 (8%) | | 3 (8%) | 1 (2%) |
Yếu | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Sau gần một năm học áp dụng các biện pháp vào quá trình giáo dục trẻ chúng tôi đã thu được một số kết quả rất khả quan:
* Đối với giáo viên: Luôn nhiệt tình, chịu khó học hỏi kinh nghiệm để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Giáo viên có thao tác sử dụng đồ dùng giảng dạy, sử dụng công nghệ thông tin linh hoạt, trình độ tin học nâng lên, thiết kế tốt các giáo án điện tử, sáng tạo lồng ghép các nội dung giáo dục cho trẻ phù hợp hấp dẫn.
- Tổ chức các hoạt động cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi đạt hiệu quả cao.
- Sưu tầm được tranh ảnh hấp dẫn có nội dung giáo dục, tranh ảnh theo chủ đề, sưu tầm các nguyên phế liệu để làm đồ dung đò chơi phục vụ cho việc giảng dạy của trẻ được tốt hơn.
- Xây dựng góc học tập của lớp, tạo môi trường thân thiện trong lớp học, bằng nhiều hoạt động vui chơi xen kẽ học tập tránh quá căng thẳng, áp lực về học tập quá nhiều.
- Xây dựng nề nếp học tập, giáo dục đạo đức cho trẻ bằng những bài học lễ giáo gần gũi.
- Giáo viên hạn chế tối đa việc đòi hỏi trẻ phải biết đọc, biết viết trước, hoặc đặt ra quá nhiều quy định buộc trẻ phải làm. Mà đã tạo cho trẻ niềm tin yêu nơi thầy cô “Cô giáo như mẹ hiền”.
* Đối với phụ huynh: Sau khi tôi thực hiện đề tài, tôi thấy phụ huynh đã quan tâm và phối hợp với giáo viên, nhà trường để chăm sóc, dạy cho con em mình. Sưu tầm được nhiều tranh ảnh, nguyên vật liệu cho lớp, cùng phối kết hợp để chăm sóc giáo dục trẻ. Phụ huynh và giáo viên trao đổi trên tinh thần xây dựng, thái độ đúng mực, tạo sự tin tưởng. Phụ huynh đã nắm bắt những nội quy, quy định của nhà trường rèn kỹ năng cho trẻ biết tự phục vụ, tự học, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để trẻ yên tâm khi đến trường, nhất là tạo cho trẻ cái nhìn “thân thiện về trường về lớp về các thầy cô” mà các em sắp tới sẽ tiếp xúc .
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Muốn trẻ bước trường Tiểu học một cách tự tin thì ngay ở bậc học mầm non mà đặc biệt là trẻ 5 tuổi cần chuẩn bị tốt với một số biên pháp sau:
Bản thân không ngừng học tập, tham khảo tài liệu để nắm được phương pháp giảng dạy các môn học, luôn tự học hỏi và rèn luyện bản thân, thực sự yêu nghề, mến trẻ, có kiến thức chuyên môn, rèn luyện năng lực sư phạm, có nghệ thuật tổ chức tiết học, luôn linh hoạt, sáng tạo tìm ra cái mới để áp dụng vào quá trình dạy trẻ.
Muốn trẻ hứng thú, phấn khởi khi lên trường Tiểu học thì giáo viên cần giáo dục các kỹ năng cần thiết cho trẻ, khuyến khich trẻ khi trẻ làm những việc tốt và động viên trẻ khi trẻ làm chưa xong. Tạo những tình huống mới lạ để trẻ khám phá.
Chuẩn bị một số các kiến thức sơ đẳng “ Tiền khoa học” cho trẻ qua đó hình thành cho trẻ tư duy, trí tưởng tượng, óc sáng tạo, cơ sở của tư duy ngôn ngữ lô gíc.. để trẻ lĩnh hội các kiến thức, làm quen với các hoạt động trí tuệ.
Cần dạy trẻ biết định hướng vào môi trường xung quanh nhằm giúp trẻ có những hiểu biết sơ đẳng về thế giới gần gũi xung quanh trẻ, trẻ lĩnh hội được những kiến thức tiền khoa học tạo tiền đề cho việc tiếp thu những kiến thức khoa học sau này ở trường phổ thông. Giúp trẻ mở rộng các mối quan hệ xã hội xung quanh để trẻ nhận ra vị trí của mình trong các mối quan hệ ấy, đồng thời trẻ học cách ứng xử phù hợp, thực hiện dạy và học đối với chương trình mới cần đảm bảo phát triển cho trẻ về thể chất, phát triển về nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẫm mĩ đó là tiền đề cho con người phát triển tốt hơn .
- Thông qua môn môi trường xung quanh cho trẻ tham quan trường Tiểu học sẽ giúp trẻ có tâm lý tốt để bước vào trường Tiểu học.
- Phối hợp với phụ huynh để cùng với phụ huynh giáo dục trẻ thực hiện tốt yêu cầu cần đạt của giáo viên đặt ra. Sự đồng tình kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh tạo cho trẻ môi trường học tập tốt hơn .
- Luyện khả năng chú ý có chủ định, biết tập trung lắng nghe yêu cầu của cô. Hình thành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trẻ thực hiện tốt được đều này thì trẻ tự tin hơn khi trẻ bước vào trường Tiểu học.
- Dạy cho trẻ theo đúng yêu cầu của độ tuổi phù hợp với điều kiện và tình hình địa phương, không dạy trước chương trình tiểu học. Vì nếu làm không tốt sẽ gây hỏng kiến thức và đi ngược lại sự phát triển của trẻ
- Vì vậy việc chuẩn bị cho trẻ vào trường Tiểu học đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu được ở cấp học mầm non giáo viên cần tạo cho trẻ một môi trường hoạt động thích hợp, phù hợp nội dung lứa tuổi, trẻ có một tư thế tâm lí sẵn sàng khi bước vào môi trường hoạt động mới với những nhiệm vụ mới và trách nhiệm của một học sinh tiểu học .
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
- Xây dựng kế hoạch và bám sát kế hoạch ngày từ đầu năm học. Cần học hỏi hơn nữa kinh nghiệm và trau dồi kiến thức.
- Cần phải nắm bắt tâm lí của trẻ để có thể tổ chức các hoạt động phù hợp.
- Phải phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp một cách khéo léo khi thực hiện các hoạt động nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ.
- Phải Phát huy hết tác dụng của đồ dùng dạy học. Tận dụng các nguyên vật liệu, phế liệu sẳn có ở điạ phương để làm đồ dùng cho trẻ. Bản thân không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Xây dựng góc học tập của lớp, tạo môi trường thân thiện trong lớp học, bằng nhiều hoạt động vui chơi xen kẻ học tập tránh quá căng thẳng áp lực về học tập
- Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp học theo hướng mở. Tạo sân chơi cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trên tiết học và trong tất cả các hoạt động. - Tiếp thu tốt sự chỉ đạo của ngành, của ban giám hiệu nhà trường cùng với sự góp ý của chị em đồng nghiệp.
- Tích cực tự học, tự rèn nâng cao nghiệp vụ, trao dồi phẩm chất đạo đức, tác phong sư phạm. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ bé của tôi về đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng cho trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị vào trường Tiểu học”.
III. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỂ XUẤT
Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tôi xin đề nghị nhà trường, phòng GD đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị để trẻ có môi trường hoạt động trong và ngoài lớp thực sự là thế giới riêng của trẻ. Nhà trường, Phòng giáo dục tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia nghe những sáng kiến kinh nghiệm hay từ đó có thể rút ra được những kinh nghiệm để vận dụng trong quá trình giảng dạy.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/