Skkn Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn sinh học 8

 


I.       TÊN ĐỀ TÀI:

“ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA BỘ MÔN SINH HỌC 8”.

      II.    ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong bối cảnh hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủđộng sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập, nhằm phù hợp với xu thế thời đại. Đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học là yêu cầu, là chủ trương của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp giáo dục, đã và đang được thực hiện trên quy mô toàn quốc, được đội ngũ cán bộ giáo viên tích cực hưởng ứng. Từ nhiều năm nay các nước trên thế giới đã đưa môn học giáo dục kĩ năng sống vào chương trình học ở bậc tiểu học. Tại Việt Nam, những năm gần đây cũng xuất hiện loại hình giáo dục này song chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Chương trình đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục được coi là lấy học sinh làm trung tâm nhưng cũng chưa đáp ứng được những vấn đề liên quan đến kĩ năng sống. Trong nội dung chương trình sinh học ở bậc THCS, đã trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và tương đối hoàn chỉnh về cấu tạo và hoạt động của cơ thể sống thông qua các đại diện vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật, động vật và con người, hiện tượng di truyền và biến dị, mối quan bệ giữa sinh vật và môi trường….Riêng đối với chương trình sinh học 8, học sinh nghiên cứu về chính bản thân mình, khám phá những điều bí ẩn của cơ thể. Một con người có sức khỏe tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. “ Một tinh thần minh mẫn nằm trong một cơ thể tráng kiện”. Từ đó trí tuệ mới được mở mang có cơ hội chiếm lĩnh khoa học và đào tạo một đội ngũ tương lai có một trí tuệ và sức khỏe vững vàng.

          Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua chương trình sinh học 8 là một điều hết sức quan trọng và cần thiết đặc biệt là kĩ năng liên quan đến sức khỏe, trí tuệ tinh thần, tình cảm. Vì vậy, tôi lồng ghép chương trình giáo dục kĩ  năng sống vào trong giảng dạy sinh học 8.

Với  mong muốn giúp học sinh tích cực và chủ động trong việc tiếp thu chủ đề này, từ đó các em có thể tự giải đáp những tò mò, thắc mắc của bản thân đồng thời có những hành trang cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân, tôi đã mạnh dạn thực hiện tìm hiểu, thu thập thông tin, một số phương pháp dạy học lồng ghép nhằm khai thác có hiệu quả nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số bài ở sách giáo khoa sinh 8.

 Thế kỷ 21 với vô số các thay đổi của xã hội chúng ta phải đương đầu với những đòi hỏi của thời đại trong đó trong đó giáo dục kĩ năng sống sẽ là một nội dung học phải được lồng ghép vào các môn học.

Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Những biến đổi về tâm sinh lý ảnh hưởng mạnh đến lối sống, nếp sinh hoạt, quan hệ xã hội và sự phát triển nhân cách.Tuy nhiên, đây cũng là những vấn đề chưa được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Phim ảnh, báo chí, những nếp sống, hoạt động không lành mạnh, ăn chơi, ma túy... làm cho các em dễ bị lôi cuốn, bị sa ngã.

 Đặc biệt, xuất hiện những vụ gây gỗ, đánh nhau cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá,uống rượu, tiêm chích ma túy,  … Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống. Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống như cha mẹ li hôn, bạo lực gia đình, gia đình phá sản, kết quả học tập kém, … Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuốc sống.

Vậy nên, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 8, thông qua giảng dạy bộ môn sinh hoc lớp 8 để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh . Bởi vì đây là lứa tuổi giao thời giữa thiếu niên và thanh niên , do vậy các em có nhiều chuyển biến về nhận thức. Trong thực tế cho thấy đa số các em có ý thức tốt , nhưng bên cạnh đó vẫn có những em nhận thức sự  việc còn thiên về cảm tính, bắt chước, chưa có sự chọn lọc nhưng các em lại không nhận thức được điều đó. Trong những trường hợp như vậy giáo viên và phụ huynh cần có biện pháp giúp đỡ, chỉ bảo , giáo dục cho các em để các em nhận thức được sự việc, sự tác hại của những việc làm, từ đó các em có ý thức cao hơn trong mọi hành vi, việc làm của mình đối với bản thân mình.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

 Với biện pháp vừa truyền thụ tri thức, vừa giáo dục cho học sinh có ý thức đối với bản thân, để hình thành nhân cách, ý thức cho học sinh, để các em trở thành một con người vừa có tri thức vừa có đạo đức.  Chính vì thế khi các em bước chân vào ghế nhà trường ngoài việc truyền thụ kiến thức các thầy cô giáo cần phải dạy các em những cái hay, cái đẹp cái tốt trong cuộc sống. Đối với bộ môn sinh học trong trường trung học cơ sở góp phần cho học sinh có được những kiến thức cơ bản và cung cấp những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Đặc biệt giúp các em có được  khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp tốt.

Xuất phát từ thực tế đó, bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra một ý kiến, rút ra được trong suốt quá trình dạy học sinh học 8 là:

“LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH     THÔNG QUA BỘ MÔN SINH HỌC 8”.

III. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Dựa vào 3 cơ sở sau:

            a. Mục tiêu giáo dục:

 Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu này đã được nêu trong các nghị quyết và luật giáo dục đó là giáo dục con người thành nhân trước khi thành tài.

            b.Mục tiêu dạy học bộ môn:  

Môn học cơ thể người và vệ sinh là môn học nghiên cứu về cấu tạo, chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể con người và sự thống nhất của cơ thể, trong quá trình học các em nắm được cấu tạo và chức năng của các cơ quan chính trong cơ thể của mình và học sinh cũng có thể giải thích được những thắc mắc của bản thân.

Giáo dục trí dục, kỹ năng và thái độ sống, trong đó kỹ năng và thái độ bao hàm giáo dục kỹ năng sống mà chúng ta nghiên cứu trong đề tài này.

            c.Nguyên lí giáo dục:

Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

1. Thực trạng của vấn đề:

          Giáo dục kĩ năng sống đây là một trong nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

          Là yêu cầu, là xu hướng của xã hội hiện đại trong thế giới đang toàn cầu hóa như hiện nay.

          Bên cạnh đó khả năng đáp ứng của bộ môn sinh học đặc biệt sinh học 8 đối với đề tài này là rất lớn, tin tưởng đội ngũ giáo viên của chúng ta có thể tiếp cận và thực hiện được.

          Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kĩ năng sống ở nước ta còn hạn chế. Các trường THCS nói chung còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kĩ năng ứng xử trong các mối quan hệ ( với con người, với môi trường thiên nhiên,….). Hơn nữa, giáo viên bộ môn với 45 phút còn phải lo chuyển tải đầy đủ các nội dung bài dạy. Trong thời gian qua nhiệm vụ này được xem là của giáo viên chủ nhiệm. Trong khi đó giáo viên chủ nhiệm cả tuần cũng chỉ có một tiết sinh hoạt lớp. Thầy cô giáo chủ nhiệm được giao phụ trách học sinh nhưng không có thời gian nắm tình hình của từng em.

          Nhiều ý kiến cho rằng  đó là một khiếm khuyết rất lớn trong giáo dục và đào tạo học sinh. Chúng ta mới chỉ nghiêng về đào tạo mà coi nhẹ phần giáo dục toàn diện cho học sinh.

          Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề : “Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn sinh học 8”.

          2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:

Qua khảo sát học sinh lớp 8, cụ thể là học sinh lớp 8/2, 8/4, 8/5 trường THCS Lý Thường Kiệt tôi thấy:

Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến kĩ năng sống còn rất mơ hồ, các em chưa hề mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó.

 Hầu hết các em học sinh khi được hỏi đều cho rằng cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về kĩ năng sống  ngay trong giai đoạn THCS.

 

Lớp

Sĩ số

Điểm dưới 5

Điểm 5-6

Điểm 7-8

Điểm 9-10

SL

TL

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

8/2

38

20

52,7%

13

34,2%

5

13,1%

0

0

8/4

32

18

56,2%

10

31,3%

4

12,5%

0

0

8/5

38

25

63,3%

9

23,6%

5

13,1%

0

0

 

Từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn lồng ghép “ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA BỘ MÔN SINH HỌC 8”.

          V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

   A. Sự tất yếu phải có giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS.

Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cánh sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng thích hợp.

 Xã hội hiện đại luôn nảy sinh những vấn đề phức tạp và những vấn đề bất định với con người. Nếu con người không có năng lực để ứng phó vượt qua những thử thách đó và hành động theo cảm tính thì rất dễ rủi ro. Có thể hình tượng hóa vai trò của kĩ năng sống đối với con người như sau: Con người sống trong xã hội hiện đại muốn sang được bến bờ của thành công và hạnh phúc thì phải vượt qua một con sông chứa đựng đầy những rủi ro, nguy cơ, thách thức, ( như chết do AIDS, mang thai ngoài ý muốn, nghiện rượu và ma túy, bệnh lây nhiễm qua tình dục, chết vì bạo lực, vi phạm pháp luật, những thất bại trong học đường……).Khi đó kĩ năng sống như nhịp cầu giúp con người sang được bến bờ biên kia của lối sống tích cực và chất lượng cuộc sống.

Nếu con người có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo 50% của sự thành công, 50% còn lại là những kĩ năng cần cho cuộc sống mà ta gọi là kĩ năng sống.

B. Các giải pháp thực hiện:

 Học sinh THCS (12-16 tuổi) là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui chóng buồn.

Mâu thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội với ý thức “các em vẫn còn là trẻ con” trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, thầy cô đã nảy sinh những xung đột mà các em chưa được trang bị kĩ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết.

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phạm pháp ở thanh thiếu niên, đặc biệt ở độ tuổi THCS, ngày càng gia tăng đến mức độ đáng báo động trong xã hội.

10 kĩ năng cần thiết đối với học sinh THCS:

 Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Kĩ năng sống là năng lực của mỗi con người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức trong cuộc sống một cách có hiệu quả.

          Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu thách thức của cuộc sống. Đó cũng là yêu cầu của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện ở hành vi phù hợp và tích cực trong khi tương tác với người khác, với nền văn hóa xã hội và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất là về mặt thể chất, tinh thần,và xã hội. Kĩ năng sống là khả năng thể hiện thực thi năng lực tâm lý xã hội này.

          Qua nhiều năm dạy sinh học 8, tôi nhận thấy rằng để giáo dục các em học sinh phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ thì chỉ có cách giáo dục kĩ năng sống thông qua bộ môn. Để làm được điều đó tôi thực hiện các bước sau:

1. Phân loại kiến thức kĩ năng sống:

Chương trình sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống. Chia làm 3 nhóm:

          1.1  Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe.

          1.2 Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành.

          1.3 Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần.

            2. Phân loại các loại bài dạy trong chương trình sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống:

            2.1 Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe gồm các bài:      

2.2 Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành gồm các bài như:

 

   2.3 Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần gồm các bài như:

Tùy bài mà đưa vào cho phù hợp tránh gượng ép, miễn cưỡng.

 

 3. Vận dụng kĩ năng sống thông  qua bộ môn:

                   Để việc lồng ghép kĩ năng sống thông qua bộ môn sinh học 8 đạt hiệu quả cao, tránh gò bó, ôm đồm đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi GV cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy.  Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên giành 3 phút để dặn dò các em. Có dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt và như thế tiết học mới đạt hiệu quả cao.Và khâu chuẩn bị giáo án của GV cũng được đổi mới. GV phải đưa ra các câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế, gần gũi với các em thì mới giáo dục kĩ năng sống có kết quả cao.

              Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm học nhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài  về một vài kĩ năng sống. Cụ thể như:

              a. Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe:

              a 1. Giáo dục kĩ năng sống tư thế đứng thẳng:

              * Ví dụ 1:  Bài “Bộ xương”: Ngoài việc khai thác như sách giáo khoa tôi còn đặt các câu hỏi:

              Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không được để lâu? (để lâu bao khớp không tiết dịch nữa, sau này có chữa khỏi xương vẫn cử động khó khăn). Qua đây  ta giáo dục được cho học sinh khi bị sai khớp phải điều trị ngay, không được chần chừ vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại.

              * Ví dụ 2: Bài “Cấu tạo và tính chất của xương”: Một số câu hỏi cần đặt ra để lồng ghép kĩ năng sống liên quan đến sức khỏe.

              -Thức ăn có liên quan gì đến sự phát triển của xương?

              -Vì sao trẻ em Việt Namthường mắc bệnh còi xương?

              -Đi, ngồi không đúng tư thế gây ra hậu quả gì?

              Như vậy thông qua các câu hỏi trên sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnh thành đáp án đúng ta sẽ giáo dục cho học sinh một số kĩ năng như: ăn đủ chất đặc biệt thức ăn giàu canxi; ngồi học đúng tư thế, lao động, thể dục thể thao vừa sức, thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng.

              a 2. Kĩ năng về phòng tránh một số bệnh tật thông thường:

              * Ví dụ : Bài “Vệ sinh mắt”:

              -Tại sao không đọc sách nơi thiếu ánh sáng hay đang đi tàu xe?

              - Nguyên nhân dẫn đến cận thị?

              -Để không bị cận thị em cần phải làm gì?

              Qua câu hỏi này giáo dục cho học sinh ngồi học đúng tư thế, đảm bảo khoảng cách giữa mắt và sách, khi xem ti vi không ngồi gần; không đam mê trò chơi điện tử, phải đọc sách nơi có ánh sáng; ....

              - Nêu các cách phòng tránh bệnh đau mắt hột mà em biết? Từ đó giáo dục cho các em không dụi tay bẩn vào mắt, không dùng chung khăn mặt, không tắm sông, thường xuyên rửa mặt bằng nước muối pha loãng, ....

              a. 3 . Kĩ năng về sức khỏe sinh sản:

              * Ví dụ 1:  Bài “Tuyến sinh dục

Hoạt động 1: Tìm hiểu về chức năng của hoocmon sinh dục nam đôi với tuổi dậy thì ở các em trai

Có 2 hoạt động nhỏ:

+ Tìm hiểu về vai trò của tinh hoàn ở phần này giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát hình vẽ, sơ đồ trao đổi nhóm để hoàn thành phần điền từ. (GV dùng tranh màu phóng to giới thiệu cho HS vị trí của các tế bào kẽ, chức năng của tế bào kẽ, sau khi hoạt động GV cho đại diện HS nhóm báo cáo phần điền từ đồng thời chỉ trên tranh vẽ vị trí của các tế bào kẽ, sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết là cơ sở để các em học bài 59 dễ hơn)

Kết luận: Vai trò nội tiết của tinh hoàn là tiết hoocmôn phụ sinh dục nam: TESTÔSTÊRÔN: Tìm hiểu vai trò của hoocmôn do tế bào kẽ tiết ra để thực hiện tốt phần này GV cho các em HS nam chuân bị trước ở nhà phiếu học tập ( bảng 58.1).

      GV thu lại đề phát hiện một số em phát triển không bình thường để kịp thời có lời khuyên thích hợp cho các em.

      Hoạt động 2: Cách tiến hành như hoạt động 1 song GV đặc biệt chú ý giới thiệu kỹ hình 58.3 ( buồng trứng, ống dẫn trứng, phễu dẫn trứng, trứng và các nang trứng gốc, sự phát triển của trứng, trứng chín và rụng trứng sự hình thành thể vàng, vai trò của thể vàng) đây là cơ sở để các em học tốt bài 62. Đặc biệt GV cần lưu ý các em gái trong việc vệ sinh cơ quan sinh dục.

-Vai trò nội tiết của buồng trứng là tiết hoocmôn phụ sinh dục nữ: ƠSTRÔNGEN

Sau hai hoạt động GV cần lưu ý cho HS: trong các dấu hiệu biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì , thì dấu hiệu quan trọng nhất là xuất tinh lần đầu ở các em nam và sự hành kinh lần đầu ở nữ. Đây là dấu hiệu có khả năng sinh sản, song các em chưa thể sinh sản được. Vì sao? Gv giải thích rõ cho các em vì sao ở tuổi các em chưa sinh sản được. Đồng thời qua đó giáo dục các em cần có lối sống trong sáng, lành mạnh, trong quan hệ bạn bè, trong phim ảnh, vui chơi....

GV: Giải thích một số thắc mắc của HS cũng như một số hiện tượng thực tế: Pêđê là do rối loạn hoạt động nội tiết (các tế bào kẽ không tiết hoocmon Testostêrôn hoặc tiết qua ít đối với các em nam, hoặc nang trứng không tiết ra hoocmôn  Ơstrrôgen hoặc quá ít với các em nữ), các đặc tính sinh dục phụ có thể thay đổi do hoocmon phụ sinh dục song cơ quan sinh dục là yếu tố quyết định giới tính không thể thay đổi.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

              Như vậy trong quá trình dạy GV cố thể lồng ghép một số câu hỏi:

              - Nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam, nữ ?

              -Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý?

              * Ví dụ 2:  Bài “Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai

              - Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm ngoài ý muốn của tuổi vị thành niên? Phải làm gì để điều đó không xảy ra?

              - Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lý đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì? Làm thế nào để tránh được ?

              Thông qua các câu hỏi trên giáo dục các em học sinh biết mình cần phải làm gì khi còn là học sinh. Sống vô tư, hồn nhiên, tập trung vào học tập, không đua đòi, bồng bột, nhất thời hồ đồ để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra.

              a. 4 Tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy:

              - Nêu tác hại của khói thuốc lá?

              Và để lớp học sinh động hơn giáo viên đố vui:  Hút thuốc lá có 3 cái lợi: không sợ ăn trộm, không sợ chó cắn, không sợ chết già. Em nào giải thích được?

Sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung:

Hút thuốc lá nhiều bị viêm phổi ho nên ban đêm ăn trộm nghe ho tưởng còn thức nên không vào nhà lấy trộm. Viêm phổi             Lao phổi         ung thư phổi người gầy yếu nên đi phải chống gậy, gặp chó xông vào lấy gậy tự vệ nên không sợ chó cắn. Và tất nhiên ung thư phổi thì sẽ chết trẻ đâu còn để già mới chết.

              Qua câu đối vui đó giáo viên giáo dục học sinh thấy được tác hại của việc hút thuốc lá. Từ đó, em sẽ không hút thuốc lá và vận động, tuyên truyền người thân, bạn bè không hút thuốc lá.

               Để tăng hiệu quả của việc giáo dục, giáo viên cho học sinh đọc trang báo giáo viên sưu tầm để học sinh hiểu sâu hơn về tác hại của việc hút thuốc lá:

                   

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe

                       a. 5 Kĩ năng phòng ngừa tai nạn cho trẻ:

              * Ví dụ : “Thực hành hô hấp nhân tạo”:

              -Trước khi hô hấp cho người bị chết đuối, điện giật, ta cần phải làm gì?

              -Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt, phương pháp ép lồng ngực? Qua đó giáo dục cho học sinh kĩ năng gặp người chết đuối phải xốc nước rồi mới hô hấp. Trường hợp điện giật phải cắt cầu giao điện. Qua từng phương pháp hô hấp học sinh nắm được các kĩ năng hô hấp nhân tạo.

               Để tăng tính giáo dục giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về tai nạn chết đuối có thể xẩy ra khi các em tắm sông và tham gia giao thông đường thủy không đúng qui định:

 

          Các em tắm sông và tham gia giao thông đường thủy không đúng qui định.

             

              a. 6 Kĩ năng liên quan đến môi trường sống:

              * Ví dụ 1:  Bài “Vệ sinh hô hấp”.

              - Trồng cây xanh có lợi gì trong việc làm sạch bầu khí quyển xung quanh ta?                    

                Giáo dục học sinh trồng cây xanh.

Hoạt động trồng cây xanh bảo vệ môi trường

              * Ví dụ 2: Bài: “Vệ sinh da”.

              -Để bảo vệ da ta cần phải làm gì?

              Giáo dục học sinh vệ sinh thân thể: tắm rửa, thay quần áo. Vệ sinh trường lớp, nhà ở, môi trường xung quanh, bảo vệ cây xanh.

              b. Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành

              b.1 Kĩ năng xây dựng nhân cách:

              * Ví dụ: Bài “Vệ sinh hệ thần kinh”:

              Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành bảng 54.3 SGK

Chất kích thích

Tên chất

Tác hại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

              - Nêu tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy?

              - Nêu những biểu hiện về cử chỉ và hành động của những người nghiện rượu, thuốc lá, ma túy?

              - Thông qua đó giáo viên giáo dục học sinh sống có nhân cách: không bê tha, chửi thề, nói tục, trộm cắp, gây gỗ đánh nhau, ....

              b.2 Kĩ năng xây dựng thói quen đúng giờ:

              * Ví dụ:  Bài “Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện”:

              - Em hãy cho ví dụ về một số phản xạ có điều kiện?

              - Nêu sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện?

              -Điều đó có ý nghĩa gì?

              - Sau khi học sinh cho ví dụ giáo viên điều chỉnh bổ sung từ đó cho các em thói quen:                    - Đi ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ.

                             - Đi học đúng giờ.

                             - Có thời gian biểu học tập.

                             - Ăn đúng giờ, điều độ.

                             - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp

              b.3 Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trả lời, kĩ năng giới thiệu bản thân, kĩ năng diễn đạt ý kiến lắng nghe:

              * Ví dụ:   - Nhà em ở đâu? (Phú Đông)

                             - Em thích học môn gì nhất ? ((Toán)

                             - Bộ xương người chia làm mấy phần ? (Ba)

              Qua đó ta thấy rằng kĩ năng này học sinh còn hạn chế rất nhiều. Nhiều em đứng lên phát biểu xây dựng bài nhưng không lặp lại câu hỏi, nội dung diễn đạt không rõ ràng, không thu hút người nghe. Kĩ năng này tôi luôn rèn luyện các em trong suốt quá trình dạy học trong bộ môn sinh 8 nói riêng và  tất cả các khối lớp nói chung.

              b.4 Kĩ năng ứng xử có văn hóa:

              Ở địa bàn nông thôn do thói quen nên các em thường xưng hô với bạn bè (mi - tau); với cha mẹ (ông - tui; bà - tui); với cô thầy (bà cô; ông thầy). Trong từng tiết dạy giáo viên luôn để ý cách trả lời hay những lúc nói chuyện của học sinh trong giờ học, ra chơi mà uốn nắn kịp thời. Giáo viên luôn để ý đến cách ăn mặc, tác phong, cử chỉ của từng em mà giáo dục. Bởi lẽ giáo viên không chỉ dạy chữ mà còn dạy người.

              b.5 Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng trong thực tế đời sống, học tập và sản xuất:

              * Ví dụ 1: Bài “Thân nhiệt”

              Vì sao khi mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc? Qua đó các em hiểu được cơ chế tự điều hòa thân nhiệt là trời lạnh da nổi gai ốc để giữ nhiệt, trời nóng mặt đỏ bừng vì thoát nhiệt.

              * Ví dụ 2: Bài “Vệ sinh tuần hoàn”

              -Tại sao khi bước vào phòng thi tim em đập mạnh?       

              -Để hạn chế điều đó em cần phải làm gì?

              Sau khi giải thích xong, giáo viên giáo dục học sinh phải học bài thật tốt thì khi thi mới đạt kết quả cao.

              * Ví dụ 3:  Bài” Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu”

              -Tại sao khi mùa lạnh ta thường đi tiểu nhiều?

              -Vì sao ta không nên nhịn tiểu lâu?

              Qua đó giúp học sinh giải thích được hiện tượng thực tế và giáo dục các em đi tiểu đúng lúc để tránh sỏi thận

              b.6 Kĩ năng thực hành thông qua bộ môn: 

Môn sinh học là môn học thực nghiệm, trực quan. Trong các tiết thực hành giáo viên phải dạy chính xác, khoa học, không xén chương trình để thông qua bộ môn này rèn cho học sinh kĩ năng thực hành, quan sát.

              c. Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần :

              Trong cuộc sống ai cũng muốn mình khỏe mạnh, hạnh phúc nhưng không ai cũng có được điều đó. Bệnh tật, tai nạn luôn rình rập hoặc do thiếu hiểu biết hay một chút nông nổi đã mắc phải căn bệnh quái ác. Thông qua chương trình sinh học 8 giáo dục các em biết cách bảo vệ mình và quan tâm, giúp đỡ mọi người chẳng may rơi vào các hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật hay lầm lỡ. Giáo dục các em không phân biệt đối xử, xa lánh những nạn nhân HIV, AIDS. Hãy gần gũi, thông cảm chia sẽ để nạn nhân này sống có ích trong những ngày còn lại của đời mình.

              * Ví dụ: Bài “HIV, AIDS, Đại dịch AIDS thảm họa của loài người”

              -Ta có nên kỳ thị phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV, AIDS hay không? Vì sao?

              Sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnh bổ sung và để tăng giáo dục, giáo viên cho học sinh đọc một lời tâm sự của nạn nhân AIDS.

 Qua đó giáo dục các em:            - Thông cảm với người bị HIV, AIDS

                                                - Không phân biệt đối xử với họ.

                                                - Biết chia sẽ với nạn nhân AIDS.

IV.            KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

              Nhờ giáo dục kĩ năng sống thông qua bộ môn mà học sinh nắm được những kĩ năng sống cơ bản. Trong từng tiết dạy nhờ giáo dục, uốn nắn, động viên, nhắc nhở mà các em tiến bộ rõ rệt về kĩ năng giao tiếp. Cách xưng hô với bạn bè có cải thiện, thân mật hơn. Mối quan hệ giữa thầy cô, bạn bè gần gũi hơn, thân thiết hơn.

              Kĩ năng nói của các em cũng tiến bộ rõ nét. Các em không còn trả lời nội dung mà không lặp lại câu hỏi. Nội dung câu trả lời đầy đủ ý nghĩa, kết cấu câu. Không còn nói những câu cụt, câu què, câu  không rõ nội dung. Các em đã biết cách sơ cấp cứu khi gặp tai nạn như sơ cứu cầm máu, sơ cứu xương cẳng tay bị gãy, hô hấp nhân tạo khi gặp nạn nhân chết đuối, điện giật. Đặc biệt các em biết cách phòng tránh một số bệnh tật thông thường như: bệnh cong vẹo cột sống, bệnh đau mắt hột, cận thị. Biết phòng các bệnh như: sỏi thận, viêm đường hô hấp, tim mạch.

              Hơn nữa, các em đã biết giải thích những hiện tượng xảy ra chính trên cơ thể mình như mặt đỏ bừng khi trời nắng, da tái ,nổi gai ốc khi trời lạnh, mùa mưa, lạnh hay đi tiểu nhiều, khi bước vào phòng thi tim đập mạnh. Các em đã biết giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp, nhà cửa. Các em biết được tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy để khỏi lâm vào các tệ nạn xã hội. Các em đã biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau khi gặp ốm đau như chép bài hộ bạn . Biết giúp đỡ, chia sẻ với những người bị nạn, tật nguyền như ủng hộ các bạn bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Không kì thị, xa lánh những người chẳng may bị bệnh HIV-AIDS. Các em đã biết được những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể ở độ tuổi dậy thì giúp các em không phải hốt hoảng lo sợ khi thấy mình có dấu hiệu thay đổi bất thường. Từ đó, các em biết cách rèn luyện thân thể, các em nữ biết cách giữ vệ sinh kinh nguyệt, phòng tránh các bệnh phụ khoa. Giúp các em nhận thức rõ về giới, từ đó tránh được các điều đáng tiếc xảy ra ở tuổi vị thành niên.     

              Đặc biệt chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt qua các lần kiểm tra cụ thể như:

Lớp

Sĩ số

Điểm dưới 5

Điểm 5-6

Điểm 7-8

Điểm 9-10

SL

TL

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

8/2

38

0

0

10

26,3%

20

52,7%

8

21%

8/4

32

0

0

10

31,2%

15

47%

7

21,8%

8/5

38

0

0

9

23,7%

20

52,6%

9

23,7%

 

Trong đề tài này tôi đã làm được một số việc sau:

-         Giáo viên nắm vững kiến thức kĩ năng sống cần lồng ghép trong sinh học 8

-         Phối hợp với đồng nghiệp, tổ chuyên môn triển khai sáng kiến trên vào thực tế để đem lại hiệu quả cao.

-         Kịp thời nắm bắt mọi tâm tư nguyện vọng của học sinh, đáp ứng mọi thắc mắc của các em.       

              VII.  KẾT LUẬN  :

          Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn sinh học nói chung và sinh học 8 ở trường THCS Lý Thường Kiệt nói riêng và thực hiện tốt nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

              Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã rút ra được trong quá trình dạy môn sinh học 8. Đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chúng ta phải tiến hành thường xuyên, kết hợp với theo dõi, kiểm tra, động viên, nhắc nhở. Do trình độ của học sinh không đồng đều, ý thức của mỗi em cũng khác nhau nên không thể một sớm một chiều các em thay đổi được. Do vậy, trong từng tiết dạy tùy nội dung bài mà giáo viên lồng ghép giáo dục kĩ năng sống sao cho phù hợp. tránh tình trạng ôm đồm lo xoáy vào giáo dục kĩ năng sống mà quên đi truyền thụ nội dung chính của bài học.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chúng ta không có tham vọng thực hiện giáo dục tất cả các kĩ năng sống. ( Bởi ở môn sinh học chỉ lồng ghép, và chúng ta chưa có giáo trình riêng cho môn học này).

              Giáo viên giảng dạy thông qua bộ môn tìm biện pháp lồng ghép linh hoạt, nhẹ nhàng, hiệu quả nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mà không ảnh hưởng đến nội dung kiến thức của bài học. Do đặc trưng bộ môn nên việc thực hiện đề tài này mang tính khả thi. Sau  một kì thực hiện các em học sinh có chuyển biến rõ rệt từ thái độ chuyển thành hình vi, nếp sống có văn hóa.  

               Đây là một đề tài bản thân tôi đúc rút trong quá trình giảng daỵ bộ môn nhiều năm tuy còn chủ quan, chưa được trọn vẹn rất mong được các thầy cô và đồng nghiệp cùng chia sẻ đóng góp để việc giảng dạy sinh 8 đạt hiệu quả cao hơn, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của nghành giáo dục đã đề ra. Tôi xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp quí báu của thầy cô giáo và đồng nghiệp.

              VIII. ĐỀ NGHỊ:

              - Đối với Giáo viên: Để lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong bộ môn sinh học 8 một cách có hiệu quả cần có sự đồng thuận của các thầy cô giáo ở tất cả các bộ môn.    

              - Đối với phòng giáo dục: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề cấp Thành phố dạy minh họa chuyên đề kĩ năng sống cho học sinh.

                   IX. PHỤ LỤC:

TT

Nội dung

1

Câu hỏi sinh học cơ bản và nâng cao 8

2

Câu hỏi trong kiến thức và luyện kĩ năng sinh 8

3

Một số tranh ảnh liên quan trên mạng Internet

4

Sơ đồ tư duy

5

Chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS

             

              X. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

TT

Tài liệu tham khảo

Tên tác giả

Nhà xuất bản

Năm XB

1

Ôn kiến thức, luyện kĩ năng sinh 8

Đỗ Thu Hoài

Giáo dục

2008

2

Lí luận dạy học sinh học ( phần đại cương)

GS-TS:

Đinh Quang Báo

Bùi Văn Sâm

Nguyễn Hữu Bỗng

Đại học Huế

2009

3

Lí luận dạy học sinh học ( phần cụ thể)

GS-TS:

Đinh Quang Báo

Bùi Văn Sâm

Nguyễn Hữu Bỗng

Đại học Huế

2009

4

SGV sinh học lớp 8

Ng. Quang Vinh

Giáo dục và đào tạo

2004

5

SGK sinh học lớp 8

Ng. Quang Vinh

Giáo dục và đào tạo

2004

6

Chương trình phát triển giáo dục trung học.

Vụ giáo dục trung học

 

Giáo dục và đào tạo

2011

 Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post