PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Tên đề tài:
“Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 – 5 tuổi”.
2. Lý do chọn đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Một tấm gương sáng ngời về đạo đức, phong cách, lối sống, tư tưởng của dân tộc Việt Nam và các nước trên thế giới. Người luôn sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam. Lúc sinh thời, Người đã dành tình cảm và lòng yêu thương vô hạn đặc biệt cho các em nhỏ, những mầm non tương lai của đất nước. Sự quan tâm, yêu thương đặc biệt của Người dành cho các em nhỏ còn bắt nguồn từ tận sâu trong đáy lòng, từ sự nhìn xa trông rộng: “Trẻ em như búp trên cành”, trẻ em như những mầm chồi non nớt, đang trong độ tuổi ăn, tuổi ngủ cần được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển cả thể chất và tâm hồn bằng tất cả lòng yêu thương nhất của con người. “Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”. Vì mai sau các em là chủ nhân tương lai của đất nước, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun trồng thế hệ mầm non của đất nước. Phải vun trồng cho các em có đạo đức, thói quen đoàn kết và tập thể, giúp cho các em phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức - trí - lao - thể - mỹ, dần hình thành nhân cách cho trẻ.
Đặc biệt lòng yêu thương là một trong những tình cảm quý báu không thể thiếu đối với tâm hồn trẻ thơ. Ngay từ khi mới lọt lòng mẹ, các em đã biết đến lòng yêu thương. Lòng yêu thương là chất men nuôi dưỡng tâm hồn cùng với sự phát triển của trẻ em đến hết cuộc đời. Khi thiếu hoặc không có lòng yêu thương, các em nhỏ sẽ trở nên buồn chán, không có niềm vui và sức mạnh, thậm chí còn trở nên thờ ơ, vô cảm với mọi người xung quanh, không có niềm tin vào cuộc sống, có những hành vi, hành động làm tổn thương và nguy hiểm đến những người xung quanh như bạn bè, các em bé, người thân, sống lệch lạc về chuẩn mực đạo đức gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội.
Mọi người trong chúng ta, với vai trò là ông bà, cha mẹ đều có mong muốn và hy vọng con cháu mình là người tốt; có đạo đức, có lòng yêu thương với mọi người; ngoan ngoãn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Một đứa trẻ khi được dành nhiều tình yêu thương ngay từ nhỏ, được học và biết cách thể hiện lòng yêu thương với mọi người, mọi vật xung quanh sẽ có nền tảng để trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai.
Việc giáo dục lòng yêu thương cho trẻ em cũng chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ; ý thức, tự tin, tự lực về bản thân, kính yêu Bác Hồ, lòng yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên cỏ cây, hoa lá, con vật; lòng kính trọng, yêu thương gần gũi, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, anh chị em, bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh; có kỹ năng xử lý các tình huống thường xảy ra hằng ngày bằng lòng yêu thương. Giúp trẻ phát triển năng lực nhận biết và bày tỏ những tình cảm, cảm xúc của mình; hiểu và đáp lại tình cảm, cảm xúc của người khác, nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp làm người khác vui vẻ, hạnh phúc.
Nhận thức sâu sắc vấn đề trên, bản thân tôi luôn trăn trở cần nâng cao khả năng giáo dục lòng yêu thương cho trẻ. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 – 5 tuổi”.
3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài:
- Thời gian nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 4 – 5 tuổi
- Phạm vi nghiên cứu: Lớp mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) ở trường mầm non nơi tôi đang công tác.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát hành vi ứng xử của trẻ để đánh giá thực trạng.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích nguyên nhân của những tồn tại để có biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp thực hành trải nghiệm: Dựa vào cách xử lý tình huống của trẻ để đánh giá.
+ Phương pháp trò chuyện, đàm thoại, dùng lời nói: Để hiểu được tâm sinh lý, tính cách, sự khác biệt của trẻ từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.
+ Phương pháp sử dụng toán thống kê: Sử dụng phương pháp để tính tỷ lệ % cháu đạt và chưa đạt theo các tiêu chí đánh giá.
...
Link tải file word đầy đủ: Tải xuống