Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều kèm đáp án giới thiệu sau đây giúp các em học sinh tham khảo, chuẩn bị tốt cho kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt sắp tới. Đề cương được biên soạn theo chương trình sách giáo khoa để các em học sinh hệ thống lại kiến thức, vận dụng luyện giải các dạng bài tập thật nhuần nhuyễn.


Đề cương ôn tập học kì II môn Tiếng Việt lớp 2

A. ĐỌC – HIỂU

Đề 1: Đọc thầm bài Bồ câu tung cánh (TV2 tập 2 tr 6).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.

Câu 1: Bồ câu được con người đưa về nuôi từ khi nào?

a) Từ cách đây năm nghìn năm.

b) Từ cách đây hai trăn năm.

c) Từ cách đây mười năm.

Câu 2: Chim bồ câu ấp trứng, nuôi con mới nở như thế nào?

a. Bồ câu mẹ ấp trứng, nuôi con bằng mồi.

b. Bồ câu bố mẹ thay phiên nhau ấp trứng. Khi chim non mới ra đời, bố mẹ không mớm mồ mà mớm sữa trong diều cho con.

c. Bồ câu bố ấp trứng, cho chim non mới ra đời ăn lá cây non.

Câu 3: Vì sao người ta dùng bồ câu để đưa thư ?

a) Vì bồ câu rất thông minh, bay xa đến đâu cũng nhớ đường về.

b) Vì bồ câu có khả năng bay cao, không bỏ nhiệm vụ

c) Vì bồ câu trung thành, tận tụy, bay không biết mệt

Đề 2: Đọc thầm bài Chim Sơn Ca và Bông cúc trắng (TV2 tập 2 tr 49).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.

Câu 1: Đoạn 1 giới thiệu những nhân vật nào của câu chuyện.

a. Đám cỏ dại, cây hoa cúc trắng

b. Chim sơn ca, bông cúc trắng

c. Hai cậu bé.

Câu 2: Vì sao tiếng hót của chim sơn ca trở nên buồn thảm?

a. Vì chim sơn ca phải xa bạn.

b. Vì chim sơn ca bị thương.

c. Vì chim sơn ca đã bị nhốt trong lồng.

Câu 3: Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện gì đau lòng?

a) Sơn ca lìa đời, bông cúc tắm nắng mặt trời.

b) Sơn ca lìa đời, bông cúc cũng héo lả đi vì thương sót.

c) Sơn ca bị cầm tù, cúc bị cắt đi.

Câu 4: Qua câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng, em hiểu điều gì?

a. Các loài chim đều bị nhốt trong lồng, bông hoa bị cắt đi.

b. Bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp

c. Biết được thế giới thiên nhiên thật đẹp

Đề 3: Đọc thầm bài Chiếc rễ đa tròn (TV2 tập 2 tr 33).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.

Câu 1: Khi thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bắc hồ nói gì với chú cần vụ?

a. Cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp.

b. Xới đất, vùi chiếc rễ xuống.

c. Buộc nó tựa vào hai cái cọc.

Câu 2: Về sau, chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa như thế nào?

a. Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con thân thẳng.

b. Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng lá tròn.

c. Chiếc rễ đa trở thành một cây đa có vòm lá xum xuê.

Câu 3: Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác Thích chơi trò chơi gì bên cây đa ấy?

a. Thích chơi trò trốn tìm

b. Thích chơi trò bán đồ hàng dưới gốc cây đa

c. Thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy.

Đề 4: Đọc thầm bài Chim rừng Tây Nguyên (TV2 tập 2 tr 42).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.

Câu 1: Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của mặt hồ Y-rơ-pao?

a. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít.

b. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ.

c. Mặt nước hồ Y-rơ-pao chao mình rung động, trong xanh,xanh thêm, rộng ra mênh mông.

Câu 2: Quanh hồ nước Y-rơ-pao có những loài chim nào?

a. Chim sâu, chim vành khuyên và nhiều loài chim khác

b. Chim đại bàng, chim thiên nga, chim kơ púc và nhiều loại chim khác.

c. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ, chim chào mào.

Câu 3: Những từ ngữ “mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt”, “mỏ thanh mảnh”, “hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo” được dùng miêu tả loài chim nào?

a) Chim đại bàng

b) Chim kơ púc.

c) Chim sáo.

Đề 5: Đọc thầm bài Động vật “bế” con thế nào? (TV2 tập 2 tr 59).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.

Câu 1: Những con vật nào có cách tha con giống như cách tha mồi ?

a. Mèo, hổ, báo, sư tử

b. Chó, heo, trâu, khỉ

c. Gấu, mèo, heo

Câu 2: Những con vật nào “cõng” hoặc “địu” con bằng lưng, bằng chiếc túi da ở bụng?

a. Chuột túi, gấu túi, thiên nga

b. Vịt, gà, ngan

c. Chó, mèo, gà

Câu 3: Những con vật nhỏ nào không được tha, “địu” hay “cõng” mà phải tự đi theo mẹ?

a. Thiên nga, mèo, gấu túi

b. Ngựa con, hươu con, voi con, tê giác con

c. Mèo con, gấu con, thiên nga

Đề 6: Đọc thầm bài Mùa nước nổi (TV2 tập 2 tr 92).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.

Câu 1: Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào?

a. Vùng đồng bằng sông Hồng

b. Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

c. Vùng đồng bằng sông Hương

Câu 2: Vì sao người ta gọi đó là mùa nước nổi ?

a. Vì nước dâng lên hiền hòa.

b. Vì nước lũ đổ về dữ dội.

c. Vì mưa dầm dề.

Câu 3: Trong câu: “Rằm tháng bảy nước nhảy lên bờ” rằm tháng bảy là thời gian nào?

a. Ngày 1 tháng 7 âm lịch

b. Ngày 15 tháng 7 âm lịch

c. Ngày 30 tháng 7 âm lịch

Đề 7: Đọc thầm bài Rơm tháng mười (TV2 tập 2 tr 102 ).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.

Câu 1: Tác giả bài đọc viết về kỉ niệm gì?

a. Những con đường rơm.

b. Chiếc lều bằng rơm.

c. Những mùa gặt tuổi thơ.

Câu 2: Câu văn tả vẻ đẹp của nắng tháng Mười?

a. Nhớ cái nắng hanh tháng Mười trong như hổ phách.

b. Những con đường làng đầy rơm vàng óng.

c. Bầu trời xanh.

Câu 3: Trẻ con trong làng chơi những trò chơi gì trên những con đường sân, ngõ đầy rơm?

a. Nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất.

b. Ăn, ngủ cả đêm trên những con đường làng đầy rơm.

c. Trẻ con không thích chơi với rơm

Đề 8: Đọc thầm bài Con Rồng cháu Tiên (TV2 tập 2 tr 115 ).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.

Câu 1. Ở miền Lạc Việt có một vị thần tên là?

a. Lạc Long Quân

b. Thánh Gióng

c. Thạch Sanh

Câu 2: Bà Âu Cơ sinh con kì lạ như thế nào?

a. Bà sinh ra một người con lớn nhanh như thổi.

b. Bà sinh ra hàng chục người con lơn nhanh như thổi.

c. Bà sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con lớn nhanh như thổi.

Câu 3: Vị Vua đầu tiên lập ra nước ta là ai ?

a. Hùng Vương

b. Lê Hoàn

c. Nguyễn Huệ

Câu 4: Theo truyện này thì người Việt Nam ta là con cháu của ai?

a. con cháu của Rồng Tiên.

b. Con cháu của vua.

c. Con cháu anh hùng.

Previous Post Next Post