TÍCH HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC – LỐI SỐNG HỌC SINH QUA ĐOẠN TRÍCH HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA, TRUYỆN NGẮN NGƯỜI TRONGBAO VÀ ĐOẠN TRÍCH HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Tích hợp giáo dục là một phương pháp giáo dục đã được bộ lựa chọn và đưa vào để áp dụng với một số môn học trong chương trình THPT như: Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý… trong đó có Ngữ văn, thực hiện tích hợp giáo dục môi trường, tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, tích hợp kĩ năng sống có hiệu quả. Từ đó bản thân tôi nghĩ ra phương pháp tích hợp giáo dục đạo đức - lối sống học sinh qua một số tác phẩm văn học.
Hơn nữa ở lứa tuổi học sinh THPT hiện nay, nếu đem so sánh với mười năm trước có lẽ mọi người đều nhận thấy rằng dường như có một số học sinh có nhiều biểu hiện chưa tích cực: Cụ thể như thiếu tôn trọng với giáo viên, thiếu lễ độ với người lớn, hoặc có những hành vi sai trái như đánh nhau, hút chích… vì vậy mà bản thân tôi rất trăn trở trong quá trình giảng dạy. Luôn nghĩ không biết làm cách nào để tác động tích cực đến nhận thức của học sinh. Bao năm trôi qua mỗi năm tôi đều chú trọng đến việc này. Tôi luôn đặt câu hỏi cho bản thân người dạy: Dạy tác phẩm này phải đạt được mục đích gì? Sau khi học tác phẩm các em tiếp thu được điều gì? Các em rút ra được bài học gì, cho bản thân? …Chính vì vậy tôi đã nghĩ ra phương pháp giáo dục tích hợp để áp dụng vào quá trình giảng dạy.
Với mong ước hoàn thành vai trò người thầy. Bản thân muốn chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc giảng dạy môn Ngữ văn nói chung, Ngữ văn THPT nói riêng bằng đề tài “TÍCH HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC – LỐI SỐNG HỌC SINH QUA ĐOẠN TRÍCH HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA, TRUYỆN NGẮN NGƯỜI TRONG BAO VÀ ĐOẠN TRÍCH HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT”.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN THỰC TIỄN.
1. Cơ sở khoa học
Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Nên cần phải có một phương pháp mới để giáo dục con người, trú trọng hơn nữa về việc hướng con người hình thành và bồi dưỡng nhân cách và phẩm chất. Để thực hiện được nhiệm vụ “trồng người” người giáo viên phải làm sao tác động tích cực vào học sinh qua các tác phẩm văn học.
Hơn nữa, học sinh phổ thông là đối tượng phù hợp để nhận thức đúng đắn về những tư tưởng đạo đức – lối sống được rút ra từ tác phẩm. Nên cần phải có một chút thời gian riêng để giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về nội dung (vấn đề) mà mình khai thác. Từ đó các em rút ra cho bàn thân mình một bài học tích cực. Có làm được như vậy thì văn học mới trở thành nhân học và người thầy mới có thể hoàn tất vai trò “trồng người”.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong thực tế giáo viên đã hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn học sinh cảm nhận giá trị của các văn bản đã học và đã giáo dục nhận thức các em qua các tác phẩm ấy. Thế nhưng đối với trường THPT Trần Phú vẫn có một số học sinh không hứng thú tham gia vào các hoạt động trong tiết học nên đã ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả của người dạy. Vậy làm thế nào để tác động mạnh mẽ đến những đối tượng học sinh như thế. Từ đó mà người thầy cần phải trú trọng vào vấn đề giáo dục nhận thức cho các em.
Thời kì phát triển, xã hội mở rộng giao lưu với quốc tế, làm cho lối sống học sinh cũng chạy theo thời đại. Các em bị ảnh hưởng nhiều từ văn hóa nước ngoài vì vậy mà nhận thức của các em có phần lệch lạc so với quan niệm truyền thống của dân tộc. Trước thực trạng đó giáo viên cần phải khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc giáo dục đạo đức – lối sống cho các em. Cũng vì thế mà cần có một kế hoạch thích hợp trong phương pháp giảng dạy.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/