Skkn một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

 




Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội cho đồng bào dân tộc ít người. Chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc nói chung, dân tộc Ê-đê ở Đắk Lắk nói riêng đã có nhiều tiến bộ, góp phần tích cực vào sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế địa phương. Tuy vậy, trình độ dân trí của đồng bào còn thấp, cộng với đời sống kinh tế còn gặp khó khăn nên hạn chế đến việc chăm lo học hành cho con em. Dân tộc thiểu số như Ê đê, Gia rai, Mnông,… chiếm gần 50% dân số của xã Dray Sáp.

Đặc biệt trường Tiểu học Tình Thương, học sinh dân tộc thiểu sốchiếm 97 %, nhiều nhất là dân tộc Ê đê. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy cácem gặp không ít khó khăn khi phải học tập và tiếp nhận sự giáo dục bằng tiếngViệt. Hầu hết các em còn rất hạn chế về ngôn ngữ như : Nói chưa chuẩn, chưađúng về một số hoặc nhiều tiếng, từ tiếng Việt tuỳ theo khu vực khác nhau của xã.Hằng ngày chủ yếu các em giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ và chỉ giao tiếpbằng tiếng Việt trong các tiết học.

Mặt khác do bản tính rụt rè, ít nói chuyện, ít giao tiếp với người khác, đặc biệt là người Kinh nên khả năng tiếp thu vốn từ tiếng Việt rất hạn chế. Chính vì vậy mà đại bộ phận học sinh trong giao tiếp cũng như trong học tập có khi hiểu nhưng lại diễn đạt sai dẫn đến hiểu sai nghĩa. Xuất phát từ những thực trạng yếu kém ở trên của việc học tiếng Việt đối với học sinh dân tộc thiểu số. Là giáo viên đã công tác và giảng dạy tại trường Tiểu học Tình Thương, tôi băn khoăn làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài:“Một số biện pháp rèn kĩ năng đọcđúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4”.

Mục tiêu nghiên cứu: Rèn kĩ năng đọc đúng: phụ âm đầu, vần và đặc biệt là các dấu thanh để giúp học sinh hiểu đúng nội dung văn bản, giúp các em phát triển tư duy ngôn ngữ một cách logic; kích thích hứng thú học tập, bồi dưỡng tâm hồn và thực hiện mục đích giáo dục cho các em học sinh dân tộc lớp 4.
  1. Phần lớn học sinh dân tộc học tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai. Phụ huynh là người đồng bào dân tộc hầu như không có tác động gì đến việc học đọc của các em vì nhiều lí do: bản thân họ sử dụng tiếng Việt còn chưa chính xác, phát âm sai lỗi nhiều, quan niệm chăm sóc và giáo dục con cái của họ cũng hạn chế. 
  2. Kĩ năng đọc hiểu của các em còn yếu, đọc chỉ mang tính phát âm mà thôi
  3. Một số học sinh ý thức vươn lên trong học tập vẫn còn chưa cao.
  4. Phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thật sự chưa phù hợp như tập tụckết hôn cận huyết, ma chay…..
  5. Kỹ năng nghe - hiểu, kỹ năng viết của học sinh nhìn chung là chậm, khả năng hiểu và xác định nghĩa của từ tiếng Việt còn yếu nên dùng sai từ trong khi nói và viết. 
  6. Do ảnh hưởng thói quen nói tiếng mẹ đẻ, khả năng nhận diện con chữ chậm. Dẫn đến khả năng đọc của các em chậm, việc đọc liền mạch từ, câu gặp rất nhiều khó khăn. 
  7. Khả năng đọc biểu cảm còn hạn chế. 
  8. Khả năng tiếp nhận thông tin, tư duy để xử lý, tái tạo nội dung thông tincủa học sinh còn chậm.
Link tải bản word đầy đủ: Tải xuống
Previous Post Next Post