Skkn dạy học theo mô hình “lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “dòng điện trong chất bán dẫn” vật lí 11

 


Sáng kiến kinh nghiệm vật lí THPT hay nhất, Sáng kiến kinh nghiệm vật lí THPT mới nhất, sáng kiến kinh nghiệm vật lí 10, sáng kiến kinh nghiệm vật lí 11, sáng kiến kinh nghiệm vật lí 12, dạy học chủ đề “dòng điện trong chất bán dẫn” vật lí 11, Skkn dạy học theo mô hình “lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “dòng điện trong chất bán dẫn” vật lí 11,...

Chúng ta đang sống trong thời đại mà cách mạng khoa học - kỹ thuật phát triển như vũ bão. Công nghệ thông tin và truyền thông thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực trong đó có giáo dục. Nhờ sự hỗ trợ của đó mà chất lượng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành. Giáo dục đã có thể thực hiện được  các tiêu chí  mới: học  mọi  nơi,  học mọi  lúc,  học  suốt đời,  dạy  cho mọi người ở mọi trình độ tiếp thu khác nhau.            

Năng lực tự học thuộc nhóm các năng lực cốt lõi cần phải hình thành cho người học ngay từ bậc học phổ thông. Làm thế nào để bồi dưỡng năng lực tự học (NLTH) trong thời đại công nghệ thông tin (CNTT) ? Với những phương tiện CNTT và truyền thông ngày càng hiện đại, người học dễ dàng truy cập thông tin đa lĩnh vực, đa chiều, thu thập xử lý thông tin như thế nào, vận dụng thông tin thu thập được ra sao để giải quyết các vấn đề học tập nhằm đạt mục tiêu học tập cá nhân, tiến đến xác lập được các kĩ năng tự học, làm hành trang tự học suốt đời? Đây là vấn đề mang tính thời sự cấp thiết của ngành giáo dục khi triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục sau năm 2015.            

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) các môn học thuộc chương trình giáo dục: tập trung dạy cách học và rèn luyện NLTH, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HS và điều kiện cụ thể của mỗi trường.             Theo tinh thần đó, Tôi đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng người học có thể học qua nhiều nguồn học liệu; hướng dẫn cho người học biết tự khai thác và ứng dụng CNTT vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ  tập trung  vào  việc chỉ  đạo  giáo viên  (GV) ứng dụng  CNTT trong giảng dạy, trong tiết giảng.             

Chủ đề dạy học “Dòng điện trong chất bán dẫn” là một chủ đề mà học sinh rất khó tiếp cận. Nếu người giáo viên tiến hành một tiết dạy truyền thống sẽ không hiệu quả, học sinh dễ nhàm chán. Chính vì lẽ đó, mô hình lớp học đảo ngược có thể hạn chế tối thiểu những nhược điểm nội tại đó. Trong lớp học đảo ngược, học sinh (HS) ứng dụng CNTT và truyền thông tự học ở nhà, truy tìm kiến thức, các nhóm học sẽ tương tác với nhau qua facebook... Giờ học ở lớp sẽ được GV tận dụng tối đa tổ chức cho HS vận dụng, thực hành kiến thức, thảo luận nhóm hoặc triển khai các dự án, giải quyết các vấn đề mở, giúp HS hiểu sâu hơn đồng thời bồi dưỡng cho HS các NLTH.  

Dựa trên các phân tích ở trên, tôi hi vọng  rằng việc vận dụng DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC” TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN”  VẬT LÍ 11 sẽ mang lại hiệu quả.

Sáng kiến kinh nghiệm này nghiên cứu các nội dung sau đây: 

- Lý thuyết về dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược 

- Phân tích đặc điểm, mục tiêu dạy học chủ đề “Dòng điện trong chất bán dẫn”

- Thực trạng tự học của học sinh và ứng dụng CNTT, truyền thông trong dạy tự học môn Vật lí ở trường THPT

- Giải pháp thực hiện

Link tải file đầy đủ: Tải xuống


Previous Post Next Post