A-
Đặt Vấn Đề
I – LỜI MỞ ĐẦU
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Ở nhà trường THCS mục tiêu của môn học âm nhạc là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giản về nghệ thuật âm nhạc, nhằm phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của HS, tạo nên một trình độ văn hoá âm nhạc nhất định góp phần đào tạo có chất lượng những người lao động phát triển toàn diện.
Với học sinh THCS môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho HS nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho HS theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam. Tuy nhiên âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và học môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo dục văn hoá âm nhạc cho HS nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản các kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc.
Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ cho HS, bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh. Từ mục tiêu giáo dục và những lí do chung của môn học âm nhạc nói trên, bản thân tôi nhận thấy đó là một hướng đi và là một phương pháp giáo dục đúng đắn mang tính đặc thù của việc giáo dục cái hay cái đẹp, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách toàn diện của con người mới: Đức- Trí- Thể - Mĩ. Trong nghệ thuật, nhất là âm nhạc, sự sáng tạo của mỗi cá nhân đóng vai trò cực kì quan trọng. Sáng tạo có nhiều mức độ, có thể phát triển từ những ý tưởng đã có, có thể là thay đổi hệ thống nguyên tắc. Học sinh THCS đang trong thời kì phát triển nhanh về thể chất, tâm sinh lí, giai đoạn này các em có nhiều suy nghĩ và ước mơ về cuộc sống. Trong quá trình học âm nhạc, đây là giai đoạn rất thích hợp để phát huy sự sáng tạo của HS.
Ba mức độ biểu hiện của học tập tích cực là bắt chước - tìm tòi- sáng tạo. Sẽ thiệt thòi cho các em và nghệ thuật âm nhạc, nếu giáo viên không tạo điều kiện để HS học tập, rèn luyện và thể hiện sự sáng tạo của mình. Dạy âm nhạc để phát huy tính sáng tạo có nhiều mức độ, từ dễ đến khó, từ sáng tạo ở mức độ thấp đến cao. Môn âm nhạc ở THCS gồm 4 nội dung là: Học hát, tập đọc nhạc, nhạc lí và âm nhạc thường thức. Vậy, phải dạy như thế nào để phát huy được tính sáng tạo của HS.
1.Nhiệm vụ nghiên cứu.
Hệ thống lại một số phương pháp giảng dạy lí thuyết và cách trình bày hoàn chỉnh một bài tập đọc nhạc và một bài hát ở các khối 6 – 7 – 8 – 9 trong chương trình âm nhạc THCS, sưu tầm thêm một số phương pháp khác nhau mà học sinh, có thể dễ dàng vận dụng được.
Truyền tải được toàn bộ vấn đề đã nghiên cứu đến với đối tượng HS. Học sinh phải lĩnh hội hết tất cả và vận dụng phát huy một cách chủ động, sáng tạo, biết được cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc.
2- Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc các tài liệu có liên quan về môn âm nhạc ở THCS.
- Dựa vào chủ yếu các SGK từ lớp 6 đến lớp 9 hiện nay.
- Trắc nghiệm đề tài trên tổng số học sinh khối 6 - 7 - 8 - 9 của học sinh trường THCS Cao Bá Quát.
3- Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối 6 - 7 - 8 - 9 trường THCS Cao Bá Quát.
4- Phạm vi nghiên cứu
- Những tài liệu liên quan đến âm nhạc.
- Bộ sách giáo khoa môn âm nhạc THCS hiện nay.
- Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004-2007) môn âm nhạc.
II – THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Thực trạng.
a. Về phía nhà trường.
Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học. Song thực tế hiện nay cho thấy rằng bộ môn này chưa được quan tâm đầy đủ và nghiêm túc của các cấp các ngành.
Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc ở THCS thiếu thốn và nghèo nàn, nhà trường chưa có phòng dạy âm nhạc riêng. Nhạc cụ, băng, đĩa nhạc kém chất lượng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc còn thiếu nhiều… tuy đã được nghiên cứu và sản xuất nhưng chưa đủ đáp ứng cho dạy – học âm nhạc, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm ĐDDH. trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có những trang thiết bị hiện đại (video, đài đĩa, máy chiếu hắt…) để phục vụ cho việc dạy và học.
b. Về phía học sinh.
Đối với HS trường THCS Cao Bá Quát mặc dù nằm trên địa bàn thị xã nhưng đa phần các em là con em nông thôn và lao động tự do nên các em ít được quan tâm đến việc học tập. Vì vậy với môn học âm nhạc cũng không ngoại lệ, HS ít được quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. Đa phần HS bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, môn phụ của xã hội nhà trường. Các em phải tập trung cho các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào sao nhãng việc học môn âm nhạc.
. Kết quả của thực trạng trên.
Từ thực trạng trên để việc học âm nhạc, đặc biệt là để phát huy tính sáng tạo của HS đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã đưa những phương pháp cơ bản về cách dạy và học âm nhạc đặc biệt là phương pháp dạy thực hành áp dụng cho HS từ lớp 6 đến lớp 9 và đa phần các em rất thích hoạt động sáng tạo. Các em hứng thú học âm nhạc hơn, thực hành tự tin hơn và có tiến bộ rõ rệt.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN.
Cũng như các môn học khác, môn học âm nhạc nhằm trang bị cho lớp trẻ một trình độ văn hoá âm nhạc trong một tổng thể của chương trình giáo dục toàn diện. Nội dung môn âm nhạc sẽ phải bao gồm một số kỹ năng tối thiểu về ca hát, những vấn đề về lí thuyết âm nhạc sơ giản, hướng dẫn nghe nhạc, tìm hiểu âm nhạc giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ và yêu thích môn học này.
Quan niệm và cảm xúc của mỗi người trước cái đẹp luôn khác nhau, từ quan niệm đó nảy sinh nhiều ý tưởng và trường phái khác nhau trong nghệ thuật. Trong quá trình giảng dạy âm nhạc ở trường THCS, GV cần tạo mọi điều kiện để HS phát huy được những cảm xúc nghệ thuật, những sáng tạo trong học tập.
Muốn làm được điều đó HS cần có quá trình rèn luyện không chỉ ở môn âm nhạc. Sáng tạo giúp HS phát huy được những suy nghĩ tư tưởng và hành động của mình, nâng cao kết quả học tập và hình thành những năng lực riêng biệt của các em.
Trong học tập, so với bắt trước và tìm tòi sáng tạo là hình thức cao nhất thể hiện tính tích cực học tập của HS, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận của mình về môn học, về bài hát. HS có thể phản bác ý kiến của GV, của bạn bè, có thể trình bày những ý kiến, tư tưởng của mình. Đó là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo lớn hơn. GV cần tạo điều kiện để HS tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực.
1.Dạy hát phát huy tính sáng tạo của HS.
Học hát thực chất là quá trình bắt chước của HS để hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Sự bắt chước này gồm hoạt động nghe giáo viên hát mẫu, hoặc đánh đàn rồi tái hiện lại. Với sự bắt chước đó thì chưa thể coi là sáng tạo, vậy muốn có sự sáng tạo GV cần phải làm như thế nào?
Trong quá trình học hát, GV có thể yêu cầu HS hát và tự kiểm tra lẫn nhau, khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của từng em. Ngoài ra, GV khơi gợi để HS
nói lên cảm nhận của mình về bài hát, điều này bổ sung và làm giàu khả năng cảm thụ âm nhạc của các em.
*Ví dụ: GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát Nổi trống lên các bạn ơi? HS sẽ trả lời qua phần gợi mở của GV về nội dung bài hát nói lên điều gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát này bản thân em học tập được gì? (Quyền và nghĩa vụ của em ở trong đó) bởi cái hay cái đẹp của bài hát gắn liền với chính nội dung và hình thức của tác phẩm đó. Để thấy được cái hay cái đẹp đó các em phải có những kĩ năng và tri thức cần thiết khi nghe, cảm thụ, đánh giá hoặc tái tạo (nếu tham gia trình diễn).
Học xong bài hát, HS cần thể hiện sự sáng tạo trong việc trình bày và biểu diễn bài hát. Với bài hát cụ thể GV thường hướng dẫn HS trình bày bài hát theo gợi ý của mình, như hát mấy lần, cách kết thúc ra sao. Tuy nhiên, GV có thể đề nghị HS tìm những cách trình bày khác, sau đó nên khuyến khích, đánh giá kết quả việc làm của các em.
*Ví dụ: Khi học bài Mái trường mến yêu GV đưa ra yêu cầu: Tự chọn nhóm 4-5 HS và biểu diễn bài hát có động tác phụ hoạ. HS sẽ có những cơ hội sau đây để phát huy sự sáng tạo:
- HS tự chọn nhóm có giọng hát thích hợp về âm vực để trình bày bài hát: GV không nên áp đặt các em vào từng nhóm, để các em tự chọn sẽ làm HS phấn khởi, vui thích khi được làm việc trong nhóm phù hợp về sở thích, về âm vực, chất giọng…
- HS tự chọn cách trình bày bài: các em có thể trình bày bài Mái trường mến yêu một hoặc hai lần, mỗi câu hát sẽ do em nào đảm nhiệm hay cả nhóm cùng hát. Bài hát gồm hai đoạn, GV cũng có thể gợi ý, các em hát đoạn 2 trước, đoạn một sau cũng được. Ngoài ra, HS có thể chọn để sử dụng các cách hát như lĩnh xướng, hoà giọng, đối đáp… Như vậy hình thức trình bày bài hát của mỗi nhóm sẽ rất đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo.
-
HS tự chọn động tác phụ hoạ cho bài hát: HS có thể nghĩ ra động tác phù hợp với nội dung bài hát và tập trình bày cho đều, đẹp (hát kết hợp vận động hoặc múa, hát kết hợp một vài động tác diễn xuất).
- Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, GV cần tạo điều kiện về thời gian cho HS chuẩn bị. Thông thường GV thông báo trước một tuần để HS chọn nhóm và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát.
Với những bài hát khác, GV vẫn có thể vận dụng các kĩ năng dạy học trên. Đương nhiên, HS càng quen cách làm, khả năng kết hợp theo nhóm và tư duy sáng tạo của các em càng phát triển.
2. Dạy TĐN phát huy tính sáng tạo của HS.
Trong cách dạy hát nói trên sự sáng tạo của HS thể hiện qua cách làm việc của nhóm 4-5 em. Trong nội dung TĐN, mỗi em lại có điều kiện thể hiện sự sáng tạo của riêng mình. Giống như học hát, TĐN cũng như mảnh đất để phát triển tư duy sáng tạo của HS.
Khi dạy TĐN, GV yêu cầu HS tập viết lời mới cho bài TĐN đây là hoạt động phát huy nhiều sự sáng tạo của các em. Trong quá trình ôn tập hoặc củng cố bài TĐN, GV có thể yêu cầu HS tập viết lời hát mới với chủ đề tự chọn phù hợp với lứa tuổi HS. Các em sẽ viết những lời hát rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Với nhiều HS đã quen viết lời hát, GV sẽ ngạc nhiên với khả năng sáng tạo của các em. Với HS chưa từng tập viết lời hát, GV nên tiến hành hướng dẫn cách làm gồm những hoạt động sau:
- Hướng dẫn HS đọc thuần thục giai điệu của bản nhạc.
- Gợi ý cách trọn dấu thanh (dấu huyền, sắc, nặng, ngã, hoặc không dấu thanh) cho từng câu hát, để sau khi viết lời có thể dễ dàng hát lời khớp với giai điệu.
- Giới thiệu một số lời ca do HS (có thể ở lớp khác) viết để các em tham khảo.
-
Theo dõi và góp ý cách viết cho một số em.
- Lựa chọn lời hát hay do HS sáng tác và trình bày trước lớp để khuyến khích sự sáng tạo của các em.
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
3. Dạy nhạc lí để phát huy tính sáng tạo.
Dạy nhạc lí, GV có thể khuyến khích sự sáng tạo của HS thông qua những bài tập sau:
* Sáng tạo hình tiết tấu:
Mục tiêu là HS viết được hình tiết tấu dựa vào những nốt nhạc cho trước. Tương tự như cho những chữ cái để tập ghép vần, đáp án sẽ có rất nhiều dạng khác nhau.
+ Bài tập 1: Hãy dùng một nốt trắng, 4 nốt đen, 8 nốt móc đơn để viết 5 ô nhịp 2/4.
Từ những nốt nhạc trên, HS có thể viết rất nhiều loại ô nhịp khác nhau, các em chưa cần kẻ khuông nhạc, GV có thể hướng dẫn thông qua một số ví dụ:
cc│♪♪c│♪♪c│♪♪♪♪│c│
♪♪♪♪│cc│♪♪♪♪│cc│c│
c│cc│♪♪♪♪│♪♪♪♪│cc│
* Sáng tạo các đoạn nhạc:
+ Bài tập 2: Hãy dùng một nốt trắng, 4 nốt đen, 8 nốt móc đơn để viết 5 ô nhịp 2/4, cao độ đều viết ở nốt Mi.
Bài tập này, HS phải kẻ khuông nhạc, có thể các em phát triển từ bài tập một và cao độ đều viết bằng nốt Mi.
So với bài tập 2, bài tập này HS có thể viết cao độ với các nốt bất kì và như vậy, sự khác biệt trong từng bài tập của HS sẽ mở rộng hơn.
Từ 3 bài tập trên, GV có thể ra bài tập sau:
So với bài tập số 3, khi thực hiện bài này, sự sáng tạo của HS được phát huy cao hơn, không còn ràng buộc bởi trường độ như các bài trước, các em sẽ có rất nhiều phương án làm bài của mình.
Dấu lặng đen, lặng đơn, dấu nối, dấu luyến, dấu chấm dôi.
Bài này thể hiện sự sáng tạo cao hơn, ngoài việc viết đúng và đủ các nốt như ở các bài tập trên, HS phải hiểu tác dụng các kí hiệu âm nhạc và viết chúng một cách hợp lí.
GV nên cho HS thực hiện các bài tập từ dễ đến khó, các em dần hiểu được cách làm và sẽ có hứng thú khi tự mình thu hái kết quả. Để bài tập tương đối dễ nghe, GV có thể hướng dẫn: Nên viết các nốt nhạc liền bậc hoặc gần nhau về cao độ, dùng các quãng thuận. Kết bài nên ở nốt La hoặc Đô.
Nếu GV có khả năng đàn những giai điệu do HS sáng tác, nên chọn một vài bài đàn cho các em nghe. Sau khi quen thuộc với dạng bài tập này, các em sẽ có thể viết được giai điệu hay hơn.
4.Dạy Âm nhạc thường thức phát huy tính sáng tạo của HS.
Khi dạy âm nhạc thường thức, GV có thể khuyến khích sự sáng tạo của HS thông qua các bài tập sau:
* Sáng tạo khi làm tài liệu học tập:
Bài tập này thể hiện sự sáng tạo và lòng say mê học tập của HS, có thể yêu cầu:
- HS tự làmg nhạc cụ gõ đơn giản, ví dụ: Thanh phách, hay những nhạc cụ tạo ra âm thanh (chai nhựa đựng viên bi, hòn sỏi, hạt đậu…)
- Làm album âm nhạc theo nhóm 4-5 HS: HS tìm hiểu và giới thiệu về sự ngiệp và cuộc đời của nhạc sĩ Việt Nam hoặc nhạc sĩ nổi tiếng thế giới thông qua bài viết, tranh ảnh, bản nhạc và những câu chuyện về họ. Để album âm nhạc có nhiều dữ liệu, GV nên cho HS chuẩn bị trong thời gian tương đối dài (khoảng 2-3 tuần).
Những album âm nhạc có giá trị, GV nên chọn để trưng bày trong phòng học âm nhạc khai thác sử dụng trên lớp. HS thấy việc mình làm có ích, điều đó sẽ khuyến khích tinh thần tìm hiểu và ý thức học tập của các em.
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu
Môn học âm nhạc ở trường THCS mỗi tuần chỉ có một tiết, nhưng các em được làm quen với: Học hát, TĐN, nhạc lí, âm nhạc thường thức là một tác động lớn vào thế giới tinh thần của các em. Với những phương pháp dạy trên, trong những năm qua đối với việc học âm nhạc ở trường THCS Cao Bá Quát, tôi thấy kết quả chất lượng được nâng lên rõ rệt, các em đã biết trình bày hoàn chỉnh một bài hát (hát kết hợp vận động nhẹ, biểu diễn) biết cảm nhận về nội dung bài hát. Biết đọc một bài TĐN có kết hợp gõ phách, gõ nhịp và sáng tác lời ca, sáng tạo tiết tấu…Bởi được hướng dẫn tận tình gợi mở và gần gũi luyện tập của GV, kết hợp giữa nhạc cụ, bảng phụ, đài, băng nhạc và làm mẫu chính xác của GV đã động viên cổ vũ các em kịp thời bằng những con điểm tốt. Nhắc nhở các em sau khi học bài mới thì các em phải có sự ôn luyện ở nhà để ghi nhớ và khắc sâu kiến thức, do đó trong giờ học rất sôi nổi và thoải mái, các em thi đua nhau trả lời câu hỏi của GV đưa ra, tự giác xung phong lên trình bày bài trước lớp. Do đó chất lượng học tập của các em hàng năm được nâng lên rõ rệt:
Khối | Năm học | Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém |
8 | 2005 – 2006 | 68% | 25% | 7% | 0 | 0 |
2006-2007 | 72% | 24% | 4% | 0 | 0 | |
KHI 2007 - 2008 | 79,86% | 20% | 0.14% | 0 | 0 |
Từ kết quả học tập trên đã đem lại cho các em lòng tự tin, sự hứng thú say mê trong học tập, tình cảm cô trò luôn gần gũi gắn bó. Việc học tốt trong giờ học chính khoá đã giúp cô trò chúng tôi thành công trong hoạt động ngoại khoá.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về Một vài suy nghĩ dạy âm nhạc để phát huy tính sáng tạo của học sinh THCS. Tôi rất mong được sự góp ý trao đổi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp cũng như của những người yêu thích môn âm nhạc, để đưa ra được những phương pháp tối ưu nhất nhằm giúp HS có hứng thú và ham mê học âm nhạc, từ đó giáo dục óc thẩm mĩ cho các em, giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp có tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
2. Kiến nghị, đề xuất
Để thực hiện đào tạo các em HS trở thành những người phát triển toàn diện về: Đức - Trí - Thể - Mĩ… ngoài việc người thầy phải có năng lực thực sự ra thì việc khách quan, ngoại cảnh, khuôn viên, môi trường là những điều tác động lớn đến các em.
Do đó để tạo điều kiện cho việc dạy – học của thầy trò thuận lợi, bản thân tôi là người đứng lớp dạy bộ môn âm nhạc cần kiến nghị một số vấn đề sau:
- Phải có phòng học chức năng riêng (trong đó có những trang thiết bị dạy học để sẵn như đàn Organ, bảng phụ, đài catsette, đầu video, màn hình và máy chiếu…) để mà nâng cao chất lượng dạy học tạo điều kiện tối đa cho HS phát triển tính sáng tạo trong môn học và đạt kết quả cao trong học tập.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/