Skkn một số biện pháp nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường mầm non (năm 2020)

 



Giáo dục luôn giữ một vai trò rất trọng yếu trong phát triển của quốc gia,biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lợi thế so sánh về nguồn lao động tri thức. Hầu hết các nước trên thế giới đều khẳng định đầu tư cho giáo dục đầu tư cho phát triển thậm chí còn nhìn nhận giáo dục là một ngành sản xuất đặc biệt. Đối với các nước đang phát triển thì giáo dục được coi là biện pháp ưu tiên để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách về công nghệ.

Do vậy , các nước đềuphải nổ lực tìm ra những chính sách phù hợp và hiệu quả nhằm xây dựng nền giáo dục của mình đáp ứng yêu cầu của thời đại, bắt kịp với tiến bộ của các quốc gia trên thế giới. Đảng và nhà nước ta xác định “Phát triển Giáo dục & Đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếutố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, thông qua việc đổi mới toàn diện Giáo dục & Đào tạo, đổi mới cơ cấu tổ  chức, nộidung, phương pháp dạy học theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, phát huy tính sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học, “phát triểnnguồn nhân lực, chấn hưng giáo dục Việt Nam, trong đó đội ngũ viên chức đóngvai trò then chốt quyết định chất lượng đào tạo”.

Trong giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên có vai trò quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục đào tạo. Họ là những người hưởng ứng các thay đổi trong nhà trường; là người xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường; người xây dựng, vun trồng và phát triển ăn hóa nhà trường; người tham gia huy động và sử dụng các nguồn lực của nhà trường. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục, đạo đức người giáo viên... đang đặt ra những vấn đề cần suy nghĩ. Trước tình hình như vậy Sở Giáo dục Đào tạo và công đoàn ngành Giáo dục Đào tạo HàNội dã ban hành Kế hoạch Liên tịch số 08/KHLT-SGDĐT-CĐN ngày 02 tháng 5 năm 2019 về triển khai kế hoạch " Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đứcnhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới". Việc triển khai và thực hiện Kế hoạch Liên tịch số 08/KHLT-SGDĐT-CĐNngày 02 tháng 5 năm 2019 là trọng trách của các cán bộ quản lý của nhà trường. Trong bối cảnh kinh tế thị trường, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, việc coi trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cô giáo mầm non được xem là một nội dung cơ bản nhằm đào tạo ra những g tác giáo dục trẻ như: Trẻ hư thì phải có biện pháp mạnh trẻ mới ngoan, nghe lời…

Ngày càng nhiều trên các trang báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, một bộ phận giáo viên tha hóa về đạo đức, nhân cách, thậm chí cô giáo đánh đập học sinh, dùng áp lực, xúc phạm đến nhân cách học sinh.... Giáo dục mầm non có đặc thù riêng, khác với các cấp học khác. Cô giáo, ngoài giờ học phải quan tâm chăm sóc học sinh trong các hoạt động chơi, ăn, ngủ, chăm sóc sức khỏe, theo dõi sự phát triển của trẻ. Trẻ mầm non coi cô giáolà tấm gương để học tập. Khi tấm gương ấy thực trong sáng, thì những tiêu cực sẽ hạn chế và sớm bị loại trừ. Chính vì vậy, chúng ta hãy nâng cao phẩm chất đạođức của nhà giáo theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi một cô giáo phảihiểu, thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Bác Hồ về giáo dục; mỗi người phải không ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình; sống có tấm lòng nhân ái, làm việc có trách nhiệm với chính mình và xã hội.

Như vậy, nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo là mộtnhiệm vụ to lớn, có ý nghĩa quan trọng và cũng là một vấn đề khó khăn, phức tạp nhưng có tính cấp bách. Xuất phát từ những lý do trên tôi xin lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáotrong trường mầm non ” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.

Đối tượng nghiên cứu:

Trong thời gian năm học 2019 - 2020, sáng kiến kinh nghiệm thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo của cán bộ, giáo viên trường mầm non hiện nay

- Làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra về năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo của cán bộ, giáo viên trường mầm non trong bối cảnh kinh tếthị trường ở Việt Nam.

- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đứcnhà giáo cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trường mầm non trong bối cảnh kinh tế thịtrường ở Việt Nam.

 Phạm vi nghiên cứu:

Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin được nghiên cứu các biệnpháp nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo cho cán bộ, giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay.

Link tải bản đầy đủ: Tải xuống

Previous Post Next Post