[ĐỊA LÍ 12] - Câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12 bài 17: Lao động và việc làm có đáp án

   

Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm môn địa lí lớp 12 có đáp án. Tài liệu gồm 48 câu.

Trắc nghiệm địa lí tự nhiên lớp 12 có đáp án (Đáp án nằm ở cuối trang)

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 BÀI 17:

TRẮC NGHIỆM BÀI 17 - LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

Câu 1:  Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực nhà nước sang các khu vực khác vì

A. tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

B. khu vực Nhà nước sản xuất không có hiệu quả.

C. kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.

D. nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

Câu 2:  Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao dộng ở nước ta, hướng nào sau đây đạt hiệu quả cao nhất?

A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động

B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản

C. Phát triển kinh tế, chú ý thích đáng ngành dịch vụ

D. Đẩy mạng xuất khẩu lao động

Câu 3:  Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì

A. tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn.

B. có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.

C. có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.

D. số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới.

Câu 4:  Năng suất lao động ở nước ta hiện nay thuộc nhóm thấp nhất thế giới, nguyên nhân là

A. Trình độ khoa học kĩ thuật và chất lượng lao động thấp

B. Phân bố lao động trong phạm vi cả nước còn bất hợp lí

C. Phân công lao động xã hội theo ngành còn chậm chuyển biến

D. Trình độ đô thị hóa thấp

Câu 5:  Chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là

A. Nguồn lao động chưa thật sự cần cù, chịu khó

B. Tính sáng tạo của lao động chưa thực sự cao

C. Người lao động phần lớn còn thiếu kinh nghiệm

D. Công tác đào tạo lao động chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội

Câu 6:  Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ

A. việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

B. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.

C. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

D. tăng cường giáo dục hướng nghiệp, đa dạng các loại hình đào tạo.

Câu 7:  Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta là

A. Đẩy mạnh công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

B. Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ

C. Phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước

D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Câu 8:  Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn ngày càng tăng là do:

A. Thực hiện tốt chính sách dân số                         B. Phân bố lại dân cư và lao động

C. Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn               D. Phát triển các ngành dịch vụ

Câu 9:  Biểu hiện nào không chứng tỏ việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay?

A. Mỗi năm nước ta phải giải quyết hơn 1 triệu việc làm mới

B. Tỉ lệ thấp nghiệp ở thành thị là 5,3% ( năm 2005)

C. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3% ( năm 2005)

D. Lao động phân bố chênh lệch giữa nông thôn và thành thị

Câu 10:  Trong cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, thành phần chiếm tỉ trọng cao nhất là

A. Có chứng chỉ sơ cấp                                           B. Trung cấp chuyên nghiệp

C. Cao đẳng, địa học, trên đại học                          D. Chưa qua đào tạo

Câu 11:  Việc tập trung lao động trình độ cao ở các thành phố lớn gây khó khăn gì?

A. Việc bố trí, sắp xếp việc làm.

B. Phát triển các ngành đòi hỏi kĩ thuật cao.

C. Thiếu lao động có trình độ ở miền núi, trung du.

D. Thiếu lao động tay chân cho các ngành cần nhiều lao động.

Câu 12:  Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta là

A. Trình độ chuyên môn, kĩ thuật chưa cao            B. Thể lực chưa thật tốt

C. Còn thiếu kĩ năng làm việc                                 D. thiếu bền bỉ, dẻo dai.

Câu 13: Nhận định nào chưa chính xác về chất lượng nguồn lao động nước ta?

A. Cần cù, sáng tạo.

B. Chất lượng nguồn lao động cao.

C. Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

D. Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Câu 14:  Nhận định nào chưa chính xác của nguồn lao động nước ta hiện nay?

A. Có chất lượng ngày càng nâng cao.

B. Trình độ chuyên môn kĩ thuật còn mỏng.

C. Lao động có trình độ tập trung ở các thành phố lớn.

D. Chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

Câu 15:  Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi theo hướng:

A.  Lao động ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng

B. Lao động ở khu vực kinh tế Nhà nước tăng nhanh

C.   Lao động ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh

D. Câu B và C đúng

Câu 16:  Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng

A. Tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ.

B. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, giảm khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực dịch vụ

C. Giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ, tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực công nghiệp – xây dựng

D. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ

Câu 17:  Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng:

A. Lao động thành thị tăng                                      B. Lao động nông thôn tăng

C. Lao động thành thị giảm                                     D. Lao động nông thôn không tăng

Câu 18:  Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông – lâm nghiệp là do

A. Các ngành này có năng suất lao động thấp hơn nền cần nhiều lao động

B. Sản xuất nông- lâm nghiệp ít gặp rủi ro nên thu hút nhiều người lao động

C. Các ngành này có thu nhập cao nên thu hút nhiiều lao động

D. Đây là các ngành có cơ cấu đa dạng nên thu hút nhiều lao động

Câu 19:  Đặc điểm nào không phải là ưu điểm của nguồn lao động nước ta?

A. Dồi dào, tăng khá nhanh.              B. Khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật.

C. Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất.D. Tỉ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật còn ít.

Câu 20:  Khu vực có tỉ trọng giảm liên tục trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta là

A. thuỷ sản.                                                              B. công nghiệp.

C. xây dựng.                                                            D. nông, lâm nghiệp.

Câu 21:  Lao động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước có xu hướng tăng về tỉ trọng là do

A. luật đầu tư thông thoáng.

B. cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt.

C. sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước.

D. nhà nước đầu tư phát triển mạnh vào các vùng nông nghiệp hàng hóa.

Câu 22:  Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao là

A. Sản xuất nông nghiệp mang tính màu vụ, hoạt động phi nông nghiệp còn hạn chế

B. Tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn thấp

C. Lực lượng lao động tập trung quá đông ở khu vực nông thôn

D. Đầu tư khoa học kĩ thuật làm tăng năng suất lao động

Câu 23:  Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. Tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

B. Tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước

C. Giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

D. Giảm tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước

Câu 24:  Cho bảng số liệu:

Thành phần kinh tế

2005

2007

2010

2013

Nhà nước

11,6

11,0

10,4

10,2

Ngoài nhà nước

85,8

85,5

86,1

86,4

Có vốn đầu tư nước ngoài

2,6

3,5

3,5

3,4

Nhận xét nào không đúng với bảng số liệu trên ?

A. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi.

B. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có tỉ trọng lớn nhất.

C. Thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng tăng.

D. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng nhỏ nhất.

Câu 25:  Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta là

A. Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn

B. Phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước

C. Xuất khẩu lao động

D. Chuyển một số nhà máy từ thành thị về nông thôn

Câu 26:  Nguồn lao động nước ta dồi dào cho thấy

A. Số người trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động lớn

B. Số người đang làm việc trong ngành kinh tế lớn

C. Số người trẻ đang chuẩn bị tham gia làm việc trong các ngành kinh tế lớn.

D. Số trẻ em chưa đến tuổi lao động lớn

Câu 27:  Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế đang có sự thay đổi theo xu hướng

A. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài nhà nước.

B. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.

C. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp – xây dựng.

D. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 28:  Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên, chủ yếu do

A. Các thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế

B. Học hỏi quá trình tăng cường xuất khẩu lao động

C. Đời sống vật chất của người lao động tăng

D. Xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập quốc

Câu 29:  Mỗi năm nguồn lao động nước ta tăng thêm

A. Khoảng 1 triệu lao động                                     B. Khoảng 2 triệu lao động

C. Khoảng 3 triệu lao động                                     D. Khoảng 4 triệu lao động

Câu 30:  Quỹ thời gian lao động chưa tận dụng triệt để là tình trạng khá phổ biến hiện nay ở các xí nghiệp

A. tư nhân.                                                               B. quốc doanh.

C. liên doanh.                                                          D. có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 31:  Việc tập trung lao động quá đông ở đồng bằng đã ảnh hưởng

A. tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở đồng bằng rất lớn.

B. gây cản trở cho việc bố trí, sắp xếp, giải quyết việc làm.

C. tạo thuận lợi cho việc phát triển các ngành có kĩ thuật cao.

D. giảm bớt tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở miền núi.

Câu 32:  Mặt hạn chế của việc sử dụng lao động của nước ta hiện nay là:

A. Năng suất lao động vẫn còn thấp

B. Phân công lao động chậm chuyển biến

C. Quỹ thời gian chưa được tận dụng triệt để

D. Tất cả đều đúng

Câu 33:  Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào là cấp bách để nâng cao lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay?

A. Tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm

B. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động

C. Nâng cao thể trạng người lao động

D. Bố trí lại nguồn lao động cho hợp lí

Câu 34:  Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế (2005), lao động chiếm tỉ trọng lớn nhất thuộc về:

A. Kinh tế Nhà nước

B. Kinh tế ngoài Nhà nước

C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

D. Câu A và C đúng

Câu 35:  Cơ cấu lao động phan theo thành thị, nông thôn ở nước ta có đặc điểm

A. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn thấp hơn thành thị

B. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị

C. Tỉ trọng lao động ở hai khu vực tương đương nhau

D. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn tăng, ở khu vực thành thị giảm

Câu 36:  Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu do

A. năng suất lao động nâng cao.

B. chuyển dịch hợp lí cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ.

C. tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật và quá trình đổi mới.

D. số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.

Câu 37:  Hạn chế nào không đúng của nguồn lao động nước ta?

A. Có trình độ cao còn ít.                                        B. Thiếu tác phong công nghiệp.

C. Năng suất lao động chưa cao.                             D. Phân bố hợp lí giữa các vùng.

Câu 38:  Thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc laoij thấp trên thế giới là do

A. Phần lớn lao động sống ở nông thôn                  B. Người lao động thiếu cần cù, sáng tạo

C. Năng suất lao động thấp                                     D. Độ tuổi trung bình của người lao động cao

Câu 39:  Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta thay đổi, chủ yếu do

A. Kết quả của quá trình đô thị hóa

B. Két quả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

C. Có sự phân bộ lại dân cư và lao động giữa các vùng trong cả nước

D. Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế

Câu 40:  Sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta hiện nay phù hợp với:

A. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

B. Quá trình đô thị hóa

C. Xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường

D. Câu B và C đúng

Câu 41:  Khu vực chiếm tỉ trọng thấp nhưng lại tăng rất nhanh trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta là

A. tư nhân.                                                               B. cá nhân.

C. nhà nước.                                                            D. có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 42:  Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì lực lượng lao động trong các khu vực kinh tế ở nước ta sẽ chuyển dịch theo hướng

A. giảm dần tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ.

B. tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư.

C. tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng.

D. tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Câu 43:  Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?

A. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh

B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều

C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên

D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo

Câu 44:  Phương hướng giải quyết việc làm đối với khu vực thành thị là

A. mở các trường dạy nghề, xuất khẩu lao động.

B. xây dựng nhiều nhà máy với quy mô nhỏ, cần nhiều lao động phổ thông.

C. xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ quy mô nhỏ, cần nhiều lao động.

D. xây dựng nhiều nhà máy lớn với quy trình công nghệ tiên tiến, cần nhiều lao động.

Câu 45:  Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt ở nước ta (số liệu 2005):

A. Tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%          B. Tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%

C. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị 5,3%   D. Tất cả đều đúng

Câu 46:  Cho bảng số liệu:
Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2005 – 2013    ( Đơn vị: % )

Thành phần kinh tế

2005

2007

2010

2013

Nhà nước

11,6

11,0

10,4

10,2

Ngoài nhà nước

85,8

85,5

86,1

86,4

Có vốn đầu tư nước ngoài

2,6

3,5

3,5

3,4

Nhận xét nào không đúng với bảng số liệu trên ?

A. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi.

B. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có tỉ trọng lớn nhất.

C. Thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng tăng.

D. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng nhỏ nhất.

Câu 47:  Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm nguồn lao động của nước ta?

A. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.

B. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.

C. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu.

D. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.

Câu 48: Đây không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn

A. đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương.

B. thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.

C. phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân.

D. coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển nền kinh tế hàng hoá.

ĐÁP ÁN 

1

C

11

C

21

B

31

A

41

D

2

C

12

A

22

A

32

D

42

D

3

A

13

B

23

C

33

B

43

D

4

A

14

D

24

C

34

B

44

C

5

D

15

C

25

A

35

B

45

D

6

D

16

D

26

A

36

C

46

C

7

B

17

A

27

B

37

D

47

D

8

C

18

A

28

A

38

C

48

C

9

D

19

D

29

A

39

B

 

 

10

D

20

D

30

B

40

A

 

 

 

 

Previous Post Next Post