[ĐỊA LÍ 12] - Câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có đáp án

 


Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm môn địa lí lớp 12 có đáp án. Tài liệu gồm 63 câu.

Trắc nghiệm địa lí tự nhiên lớp 12 có đáp án.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 BÀI 14:

SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Câu 1:  Tổng diện tích đất tròng rừng của nước ta, chiếm tỉ lệ lớn nhất là

A. Rừng giàu                                                           B. Rừng nghèo và rừng phục hồi

C. Rừng trồng chưa khai thác được                        D. Đất trống, đồi núi trọc

Câu 2:  Thời gian khô hạn kéo dài từ 4 đến 5 tháng tập trung ở

A. Ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

B. Ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp của Tây Nguyên.

C. Ở thung lũng khuất gió thuộc tỉnh Sơn La (Tây Bắc).

D. Ở Mường Xén (Nghệ An).

Câu 3:  Loại rừng cần phải bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tồn các loài:

A. rừng giàu                                                             B. rừng phòng hộ

C. rừng đặc dụng                                                     D. rừng sản xuất

Câu 4:  Loại rừng cần phải bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tồn các loài:

A. rừng giàu                                                             B. rừng phòng hộ

C. rừng đặc dụng                                                     D. rừng sản xuất

Câu 5:  sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây

A. Suy giảm về số lượng loài

B. Suy giảm thể trạng của các cá thể trong loài

C. Suy giảm về hệ sinh thái

D. Suy giảm về nguồn gen quý hiểm

Câu 6:  Khu vực có diện tích rừng che phủ thấp nhất nước ta hiện nay là

A. Tây Bắc                                                               B. Đông Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.                                                      D. Tây Nguyên.

Câu 7:  Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì

A. nạn phá rừng vẫn gia tăng.

B. việc trồng rừng không bù đắp được việc rừng bị phá hoại.

C. chất lượng rừng chưa thể phục hồi.

D. cháy rừng những năm gần đây xảy ra trên qui mô lớn.

Câu 8:  Đất bị ô nhiễm là vấn đề cần chú ý đặc biệt trong việc quản lí sử dụng đất nông nghiệp của vùng:

A. đồng bằng sông Hồng

B.   đồng bằng Duyên hải miền Trung

C. Đông Nam Bộ

D. đồng bằng Sông Cửu Long

Câu 9:  Một trong những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ là:

A. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

B. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích rừng và chất lượng

C. Trồng rừng trên đất trống, đòi núi trọc

D. Duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng

Câu 10:  Để tránh làm nghèo các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cần:

A. quản lí và kiểm soát các chất thải độc hại vào môi trường.

B. bảo vệ nguồn nước sạch chống nhiễm bẩn.

C. quản lí chặt chẽ việc khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên sinh vật.

D.   quy hoạch và sử dụng hợp lý tự nhiên các ở vùng cửa sông, ven biển.

Câu 11:  Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 12 thứ tự các vườn quốc gia từ Bắc xuống Nam là

A. Ba Bể, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên.           B. Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên, Ba Bể.

C. Bạch Mã, Cát Tiên, Cúc Phương, Ba Bể.           D. Cát Tiên, Cúc Phương, Bạch Mã, Ba Bể.

Câu 12:  Một trong những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng sản xuất là

A. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

B. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có

C. Trồng rừng trên đất trống, đòi núi trọc

D. Duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng

Câu 13:  Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta hiện nay là :

A. Cấm không được khai thác và xuất khẩu gỗ.

B. Nhập khẩu gỗ từ các nước để chế biến.

C. Giao đất giao rừng cho nông dân.

D. Trồng mới 5 triệu ha rừng cho đến năm 2010.

Câu 14:  Loại rừng có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ đất của cả vùng đồng bằng là

A. rừng phòng hộ ven biển.

B. rừng nhân tạo.

C. rừng ngập mặn.

D. rừng đầu nguồn.

Câu 15:  Vùng tập trung nhiều diện tích rừng đầu nguồn và cũng là vùng có tài nguyên rừng bị suy giảm nhiều nhất ở nước ta

A. Đông Bắc.                   B. Tây Nguyên.               C. Tây Bắc.                     D. Đông Nam Bộ.

Câu 16:  Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại đất phải cải tạo ở nước ta hiện nay là :

A. Đất phèn.                                                            B. Đất mặn.

C. Đất xám bạc màu.                                               D. Đất than bùn, glây hoá.

Câu 17:  Trong những năm qua, tổng diện tích rừng nước ta đang tăng dần lên nhưng:

A. Diện tích rừng tự nhiên vẫn giảm                       B. Diện tích rừng trồng vẫn không tăng

C. Đọ che phủ rừng vẫn giảm                                  D. Tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái

Câu 18:  Tính đa dạng sinh học cao không thể hiện ở:

A. số lượng thành phần loài                                     B. các kiểu hệ sinh thái

C. nguồn gen quí hiếm                                            D. sự phân bố sinh vật.

Câu 19:  Diện tích rừng hiện nay có tăng, nhưng hiện tại phần lớn rừng ở nước ta là

A. rừng giàu.

B. rừng trung bình.

C. rừng nghèo.

D. rừng non mới phục hồi và rừng mới trồng.

Câu 20:  Giải pháp chống xói mòn trên đất dốc của vùng núi là

A. đẩy mạnh việc trồng cây lương thực

B. áp dụng tổng hợp các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm nghiệp.

C. phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình

D. đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại.

Câu 21:  Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ moi trường, theo quy hoạch chúng ta phải đảm bảo

A. Độ che phủ rừng cả nước là 20 – 30%, vùng núi thấp phải đạt 40 – 50%

B. Độ che phủ rừng cả nước là 30 – 40%, vùng núi thấp phải đạt 50 – 60%

C. Độ che phủ rừng cả nước là 40 – 45%, vùng núi thấp phải đạt 60 – 70%

D. Độ che phủ rừng cả nước là 45 – 50%, vùng núi thấp phải đạt 70 – 80%

Câu 22:  Cho bảng số liệu sau đây về diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng trong tổng diện tích rừng của nước ta qua hai năm (đơn vị %)

Năm

Tổng diện tích rừng trồng

DT rừng tự nhiên

DT rừng trồng

1983

100

94,4

5,6

2015

100

75,6

24,4

Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất theo bảng số liệu trên.

A. Biểu đồ cột                                                          B. đồ miền

C. Biểu đồ tròn                                                        D. Biểu đồ đường

Câu 23:  Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là:

A. Nông nghiệp thâm canh cao nên sử dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.

B. Hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí.

C. Giao thông vận tải đường thuỷ phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều.

D. Việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển.

Câu 24:  Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng đặc dụng là

A. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

B. Trồng rừng trên đất trống, đòi núi trọc

C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích rừng và chất lượng

D. Duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng

Câu 25:  Những vùng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô là :

A. Vùng núi đá vôi và vùng đất đỏ ba dan.

B. Vùng đất bạc màu ở trung du Bắc Bộ.

C. Vùng đất xám phù sa cổ ở Đông Nam Bộ.

D.  Vùng khuất gió ở tỉnh Sơn La và Mường Xén (Nghệ An).

Câu 26:  Để đảm bảo vai trò của rừng trong việc giữ cân bằng môi trường, hiện nay ở nước ta, thì độ che phủ rừng phải đạt.

A. 30 – 35%                                                             B. 35 – 40%

C. 45 – 50%                                                             D. 55 – 60%

Câu 27:  Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào :

A. Tháng 8 - 1991.                                                  B. Tháng 1 - 1994.

C. Tháng 12 - 2003.                                                D. Tháng 4 - 2007.

Câu 28:  Nhận định về biến động tài nguyên đất ở nước ta hiện nay là

A. diện tích đất hoang đồi trọc, diện tích đất suy thoái giảm mạnh.

B. diện tích đất hoang đồi trọc giảm mạnh, nhưng diện tích đất suy thoái vẫn còn lớn.

C. diện tích đất hoang đồi trọc tăng nhanh, diện tích đất suy thoái giảm mạnh.

D. diện tích đất hoang đồi trọc, diện tích đất suy thoái tăng nhanh.

Câu 29:  Nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường nông thôn Việt Nam ô nhiễm là

A. hoạt động của giao thông vận tải.

B. chất thải của các khu quần cư.

C. hoạt động của việc khai thác khoáng sản.

D. hoạt động của sản xuất nông nghiệp và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp.

Câu 30:  Biện pháp kĩ thuật canh tác kết hợp nông – lâm không được sử dụng ở miền đồi, núi

A. làm ruộng bậc thang

B. đào hố vẫy cá

C. trồng cây theo băng

D. kinh nghiệm “ Đốt, phá, chọc, tỉa” của đồng bào vùng cao.

Câu 31:  Loại rừng có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ đất của cả vùng đồng bằng là

A. rừng phòng hộ ven biển.                                     B. rừng sản xuất.

C. rừng ngập mặn.                                                   D. rừng đầu nguồn.

Câu 32:  Quá trình mặn hóa đất đai vùng ven biển là vấn đề cần chú ý đặc biệt trong việc quản lí, sử dụng đất đai nông nghiệp của vùng:

A. đồng bằng sông Hồng

B. đồng bằng Duyên hải miền Trung

C.   Đông Nam Bộ

D. đồng bằng sông Cửu Long

Câu 33:  Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là :

A. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người.

B. Đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững.

C. Cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.

D. Phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Câu 34:  Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách :

A. Đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng.

B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.

C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.

D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm.

Câu 35:  cho bảng Diện tích rừng và độ che phủ  ở nước ta qua một số năm (đơn vị triệu ha)

Năm

Tổng diện tích

có rừng

Diện tích

rừng tự nhiên

Diện tích

rừng trồng

Độ che phủ  (%)

1943

14,3

14,3

0

43,0

1983

7,2

6,8

0,4

22,0

2005

12,7

10,2

2,5

38,0

2015

13,5

10,2

3,3

40,9

Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích rừng và độ che phủ  ở nước ta qua một số năm trên

A. Biểu đồ cột chồng

B. Biểu đồ cột ghép

C. Biểu đồ kết hợp cột chồng và đường

D. Biểu đồ đường

Câu 36:  Loại rừng cần phải đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng:

A. rừng sản xuất.                                                     B. rừng phòng hộ.

C. rừng giàu.                                                            D. rừng trung bình.

Câu 37:  Khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ thuộc

A. thành phố Hải Phòng.                    B. thành phố Hồ Chí Minh.

C. thành phố Cần Thơ.                      D. tỉnh Cà Mau.

Câu 38:  Vùng được gọi là “kho vàng xanh của nước ta”

A. Tây Bắc                                                               B. Bắc Trung Bộ

C. Đông Bắc                                                            D. Tây Nguyên.

Câu 39:  Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta là

A. chiến tranh tàn phá các khu rừng, các hệ sinh thái

B. ô nhiễm môi trường

C. săn bắt, buôn bán trái phép các động vật hoang dã

D. sự biến đổi thất thường của khí hậu Trái đất gây ra nhiều thiên tai.

Câu 40:  Biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng là

A. trồng rừng trên đất trống đồi trọc.

B. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.

C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.

D. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.

Câu 41:  Làm thu hẹp diện tích rừng, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen, chủ yếu là do

A. Cháy rừng và các thiên tai khác.           B. Các dịch bệnh

C. Sự khai thác bừa bãi và phá rừng.          D. Chiến tranh tàn phá

Câu 42:  Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở nước ta :

A. Chiến tranh (bom đạn, chất độc hóa học).

B. Khai thác không theo một chiến lược nhất định.

C. Công nghệ khai thác lạc hậu.

D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 43:  Loại đất cần phải cải tạo chiếm diện tích lớn nhất là

A. đất phèn                                                              B. đất mặn và cát biển

C. đất xám bạc màu                                                 D. đất glây, than bùn

Câu 44:  Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học :

A.  Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.

B. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

C. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.

D. Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.

Câu 45:  Đây là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng.

A. Gây trồng rừng trên đất trống đồi trọc.

B. Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.

C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.

D. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.

Câu 46:  Biện pháp quan trọng nhất nhằm bảo vệ rừng đặc dụng:

A. trồng cây gây rừng trên đất trống đồi trọc.

B. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.

C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.

D. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.

Câu 47:  Loại rừng cần có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống đồi trọc:

A. rừng nghèo.                                                         B. rừng phòng hộ.

C. rừng đặc dụng.                                                    D. rừng sản xuất.

Câu 48:  Biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng sản xuất.

A. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có

B. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng

C. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

D. giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân

Câu 49:  Tính đa dạng sinh học của sinh vật biểu hiện ở

A. số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và các nguồn gen quý.

B. số lượng thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý.

C. giàu thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý.

D. thành phần loài có tính đa dạng, chất lượng và nhiều kiểu gen quý.

Câu 50:  Khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ thuộc

A. Thành phố Hải Phòng.                                        B. Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.                                    D. Tỉnh Cà Mau.

Câu 51:  Việc bảo vệ tài nguyên rừng nước ta có ý nghĩa chủ yếu về:

A. giá trị kinh tế, cân bằng môi trường sinh thái .  B. giá trị sản xuất nông nghiệp.

C. giá trị sản xuất công nghiệp .               D. giá trị về dịch vụ du lịch.

Câu 52:  Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là :

A. tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.

B. dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.

C. tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.

D. chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh.

Câu 53:  Ba loại rừng nào được sự quản lí của nhà nước về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển, sử dụng?

A. Rừng giàu, rừng phòng hộ, rừng đặc trưng.   B. Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

C. Rừng đặc dụng, rừng sản xuất, rừng giàu.    D. Rừng sản xuất, rừng giàu, rừng phòng hộ.

Câu 54:  Nguyên tắc chung của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là:

A. đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người.

B. đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững.

C. cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.

D. phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Câu 55:  Diện tích đất nông nghiệp trung bình trên đầu người năm 2005  hơn (ha)

A. 0,1.             B. 0,2.            C. 0,3.                                 D. 0,4

Câu 56:  Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta hiện nay là :

A. cấm không được khai thác và xuất khẩu gỗ tròn.

B. nhập khẩu gỗ từ các nước để chế biến.

C. giao đất giao rừng cho nông dân.

D. nâng cao độ che phủ rừng.

Câu 57:  Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là :

A. Nông nghiệp thâm canh cao nên sử dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.

B. Hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí.

C. Giao thông vận tải đường thuỷ phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều.

D. Việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển.

Câu 58:  Biện pháp quan trọng nhất nhằm bảo vệ rừng đặc dụng:

A. trồng cây gây rừng trên đất trống đồi trọc.

B. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.

C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.

D. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.

Câu 59:  Để đảm bảo vai trò của rừng trong việc giữa vai trò cân bằng môi trường, hiện nay ở vùng núi có độ dốc nước ta, thì độ che phủ rừng phải đạt

A. 40 – 50%                                                             B. 50 – 60%

C. 60 – 70%                                                             D. 70 – 80%

Câu 60:  Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là :

A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.

B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.

C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.

D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh.

Câu 61:  Đối với nước ta, để bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái cần phải :

A. Duy trì diện tích rừng ít nhất là như hiện nay.

B. Nâng diện tích rừng lên khoảng 14 triệu ha.

C. Đạt độ che phủ rừng lên trên 50%.

D. Nâng độ che phủ lên từ 45% - 50%  ở vùng núi lên 60% - 70%.

Câu 62:  Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích rừng của nước ta qua một số năm.

(Đơn vị : triệu ha)

Năm

1943

1975

1983

1990

1999

2003

Tổng diện tích rừng

14,3

9,6

7,2

9,2

10,9

12,1

Rừng tự nhiên

14,3

9,5

6,8

8,4

9,4

10,0

Rừng trồng

0,0

0,1

0,4

0,8

1,5

2,1

          Nhận định đúng nhất là

A. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn.

B. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi.

C. Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.

D. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.

Câu 63:  Đối với nước ta, để bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái cần phải:

A. duy trì diện tích rừng ít nhất là như hiện nay.

B. nâng diện tích rừng lên khoảng 14 triệu ha.

C. đạt độ che phủ rừng lên trên 50%.

D. nâng độ che phủ lên từ 45% - 50% ở vùng núi lên 60% - 70%.

-----------------------------------------------

ĐÁP ÁN

 

1

B

11

A

21

D

31

D

41

C

51

A

61

D

2

B

12

D

22

C

32

D

42

B

52

B

62

C

3

C

13

C

23

B

33

B

43

A

53

B

63

D

4

C

14

A

24

A

34

D

44

B

54

B

 

 

5

B

15

C

25

A

35

C

45

B

55

A

 

 

6

B

16

A

26

C

36

A

46

B

56

C

 

 

7

C

17

D

27

B

37

B

47

B

57

B

 

 

8

A

18

D

28

B

38

D

48

B

58

B

 

 

9

C

19

D

29

D

39

D

49

A

59

D

 

 

10

D

20

B

30

D

40

D

50

B

60

B

 

 

 

Previous Post Next Post